QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc phê duyệt Đề án phát triển điều đến năm 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt Đề án phát triển điều đến năm 2010 với nội dung chủ yếu sau:
1.Phương hướng, mục tiêu:
Pháttriển điều nhằm khai thác lợi thế của cây điều có giá trị thực phẩm, lấy gỗ, dễtrồng, vốn đầu tư thấp, chịu được hạn, chịu được đất xấu và phù hợp với ngườinghèo, phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu với sản lượngtrên 100000 tấn hạt điều nhân/năm;
Pháttriển điều ở những vùng đất có điều kiện, ưutiên phát triển ởcác tỉnh duyên hảimiền Trung, vùng thấp ởcác tỉnh TâyNguyên; kết hợp cải tạo, thâm canh vườn điều hiện có với trồng mới;
Tăngthêm thu nhập, giải quyết việc làm (bao gồm lao động nông nghiệp và công nghiệpchế biến), nhất là đối với vùng nghèo, hộ nghèo.
2.Về giải pháp:
a)Định hướng quy hoạch vùng sản xuất: Trên cơ sở quỹ đất hiện có ở các địa phương, trước hết, ởcác tỉnh duyên hải miền Trung, vùng thấp các tỉnh Tây Nguyên, để quy hoạch đấttrồng điều theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng, phát huy khả năng trồngđiều ở những vùng phòng hộ đầu nguồn,ven biển.
Trồngmới kết hợp với cải tạo vườn điều hiện có bằng các giống có năng suất cao, chấtlượng tốt, từng bước hình thành vùng điều tập trung, thâm canh;
Trồngđiều vùng phòng hộ để lấy hạt kết hợp việc phòng hộ vùng đầu nguồn, ven biển vàbảo vệ môi trường sinh thái.
b)Thị trường: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường hiệncó Mỹ, Trung Quốc và tìm thị trường mới.
Trêncơ sở năng lực chế biến của các cơ sở chế biến, cân đối với sản lượng hạt điềuhiện có, nếu cần thiết thì nhập thêm hạt điều thô cho các cơ sở chế biến, nhằmsử dụng tối đa công suất nhà máy hiện có và giải quyết thêm việc làm. Bộ Thương mại tạo điều kiện thuậnlợi về thủ tục để các cơ sở nhập khẩu thuận lợi, phối hợp với Hiệp hội cây điềuViệt Nam thống nhất giá hạt điều thô nhập khẩu để không làm ảnh hướng đến lợiích của các doanh nghiệp và người trồng điều.
c)Về giống: cần phải có bộ giống tốt có năng suất cao phù hợp điều kiện sinh tháicác vùng, để thay thế giống năng suất thấp hiện nay theo hướng: Tuyển chọngiống tốt từ những cây hiện có và nhập khẩu những giống tốt để nhânnhanh giống cho trồng mới và cải tạo vườn điều năng suất thấp hiện nay. Phấnđấu hết năm 2000 trên toàn bộ diện tích điều cả nước đều được trồng bằng cácgiống đầu dòng tốt.
BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam,Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học nông, lâm nghiệp Tây Nguyênvà các cơ sở nghiên cứu khoa học có điều kiện xây dựng ở các vùng: Đông Nam Bộ, duyênhải miền Trung, Tây Nguyên, mỗi nơi có một vườn giống đầu dòng để cung cấp đủgiống đầu dòng cho các địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân lai ghép tạogiống tốt cung cấp cho nhu cầu của người trồng điều với giá cả hợp lý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đốinguồn vốn đầu tư cho các cơ sở sản xuất giống đầu dòng.
d)Về giá: Quy định giá mua điều hợp lý bảo đảm lợi ích của người trồng điều. GiaoChủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh cótrồng điều sau khi tham khảo ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ công bố giá muahạt điều thô tối thiểu ngay từ đầu vụ, để hướng dẫn các cơ sở chế biến mua hạtđiều thô.
đ)Về thuế: Bộ Tài chính nghiên cứu giải quyếtviệc miễn, giảm thuế đối với các cơ sở chế biến hạt điều người trồng điều, nhấtlà đối với vùng nghèo, có nhiều khó khăn, để khuyến khích phát triển điều.
e)Về đầu tư và tín dụng:
Đốivới điều được trồng ởvùng đất quy hoạchđể trồng rừng phòng hộ, được áp dụng chính sách hỗ trợ trồng rừng phòng hộ tạiQuyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ vềmục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5,0 triệuha rừng, mức hỗ trợ là 2,5 triệu đồng/ha lấy từ nguồn vốn trong kế hoạch trồngrừng phòng hộ hàng năm, phần vốn còn lại do người trồng điều tự đầu tư bằng vốnvay bình thường.
Huyđộng mọi nguồn vốn khác để phát triển điều bao gồm:
Vốnngân sách nhà nước đầu tư cho các công việc: nghiên cứu khoa học và công nghệ;tạo giống đầu dòng; khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây điều;
Vốntín dụng đầu tư theo kế hoạch: thực hiện đối với các dự án cải tạo đổi mới côngnghệ, thiết bị và đầu tư mới cho chế biến;
Vốntín dụng ngân hàng: bảo đảm vốn cho nhu cầu của người trồng điều;
Vốnthuộc Chương trình giải quyết việc làm, vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo.
g)Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế phát triển điều, nhất là mô hìnhkinh tế trang trại, đầu tư trồng và chế biến điều.
h)Khoa học công nghệ và môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn nghiên cứu thành lập bộ môn nghiên cứu điều thuộc các viện: Khoa học Nôngnghiệp Việt Nam, Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, Khoa học nông, lâm nghiệp TâyNguyên để nghiên cứu toàn diện về sinh lý, sinh hóa, phòng trừ sâu bệnh, kỹthuật canh tác, chế biến phục vụ tốt việc phát triển ngành điều; có kế hoạchđào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý, kể cả việc chọn cử đi đào tạo ở nước ngoài để có đội ngũ cán bộgiỏi về cây điều.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học, Công nghệ và Môitrường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có trồng điều, Thủ trưởng cáccơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.