Văn bản pháp luật: Quyết định 122/QĐ-UB

Nguyễn Quý Đăng
Tỉnh Lào Cai
Tập văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh Lào Cai ban hành (Tập 3)
Quyết định 122/QĐ-UB
Quyết định
05/06/1997
05/06/1997

Tóm tắt nội dung

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1995 - 2010 tỉnh Lào Cai

Chủ tịch
1.997
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÀO CAI

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

giai đoạn 1995 - 2010 tỉnh Lào Cai

_______________________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;

Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phân cấp thẩm định phê duyệt quy hoạch tại văn bản sô 493/DPT ngày 06/9/1995;

Căn cứ vào văn bản thỏa thuận phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Lào Cai giai đoạn 1995 - 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (số 836/VCL ngày 13/02/1997),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 1995 - 2010 với những nội dung chủ yếu sau:

(Kèm theo bản tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ (1995 - 2010).

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng của tỉnh để phát triển toàn diện và bền vững kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế và tiến bộ xã hội, sớm khắc phục tình trạng kém phát triển, góp phần tích cực vào việc thực hiện chiên lược phát triển vùng kinh tế Đông bắc cũng như cả nước.

II. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

- Tạo dựng nền kinh tế nhiều thành phần với cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phát triển kinh tế hàng hóa bằng nhiều thành phần và kế thừa có chọn lọc để tạo ra các yếu tố bên trong có tính bền vững cao, từ đó mà tăng nhanh khả năng khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực (đặc biệt là nguồn lực nội sinh) nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Đẩy mạnh các lĩnh vực phát triển văn hóa, xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân các dân tộc, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển mới.

- Bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, giữa kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, giữa kinh tế với củng cố vững chắc an ninh và quốc phòng.

Theo hướng trên một số chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được như sau:

1. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm:

Giai đoạn 1996 - 2000: 10,5% đến 11,5%

Giai đoạn 2001 - 2010: 11,5% đến 13%

2. Cơ cấu kinh tế: Từ năm 2005 sẽ là Công nghiệp - Nông lâm nghiệp - Dịch vụ du lịch.

3. Huy động GDP vào ngân sách:

Giai đoạn 1996 - 2000: 17 - 18%;

Giai đoạn 2002 - 2010: 20%

4. Đến năm 2000:

Căn bản định canh định cư.

Căn bản xóa đói và mỗi năm giảm từ 2 - 3% hộ nghèo.

5. Phổ cập giáo dục tiêu học vào năm 2003:

Đến năm 2000 xóa mù chữ cho độ tuổi dưới 35, cán bộ chủ chốt xã, thôn.

6. Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia:

Đến năm 2000 căn bản phủ sóng phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh việc xây dựng các loại rừng, để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tỷ lệ tàn che đạt 35 - 40%.

III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

1. Về phát triển ngành Công nghiệp

- Mục tiêu: Ngành công nghiệp Lào Cai cần có nhịp độ tăng 20% trong giai đoạn 1995 - 2000 và 17,5% trong giai đoạn 2001 - 2010. Đến năm 2010 cơ cấu GDP nội bộ ngành công nghiệp sẽ là: Ngành khai thác và chế biến khoáng sản 65,6%, sản xuất vật liệu xây dựng 10,8%, chế biến nông sản, thực phẩm 12,1%, chế biến lâm sản 6,1% và các ngành công nghiệp khác 5,4%.

- Hướng phát triển: Tập trung vào những ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu, xây dựng nhanh, không có hại đến môi trường, cụ thể:

* Đẩy mạnh công tác thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản:

- Mở rộng việc khai thác, tuyển quặng Apatít;

- Mở rộng việc khai thác mỏ đồng Sinh Quyền;

- Tiến hành liên doanh khai thác mỏ sắt;

- Tích cực khai thác mỏ nhỏ: Từ nay đến năm 2000 dự định khai thác các mỏ như: Mỏ sắt Kíp Tước - Cam đưòng, mỏ sắt Bản Vược - Bát Xát; mỏ Gratít - Nậm Thi; mỏ vàng, đá quý - Bảo Yên và các mỏ khác như: Cao lanh (Sơn Mãn, Bản Phiệt, Ma Cha); Fenspát, thạch anh, Graphít... trong giai đoạn 2001 - 2010 các mỏ trên sẽ được mở rộng về quy mô. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục đầu tư, khảo sát chi tiết và khai thác thêm một số mỏ mới.

* Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm: Tập trung vào chế biến chè, đường mía, hoa quả, thức ăn gia súc.

+ Chế biến chè:

- Đầu tư xây dựng xí nghiệp chè Thân Thuộc.

­ Xây dựng mới xí nghiệp chè tại Nông trường Phong Hải, công suất 10 -12 nghìn tấn chè búp/năm.

- Xây dựng các xưởng sơ chế chè tại Than Uyên, Mường Khương, Bảo Yên công suất 1-2 nghìn tấn/xưởng.

Sau năm 2000 nâng cao công suất và trang bị chiều sâu cho các xí nghiệp, các xưởng trên với các công nghệ hiện đại và có thể chế biến được lượng chè gấp 3-4 lần so với giai đoạn trước, bảo đảm chất lượng cao để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Chế biến mía: Từ nay đến năm 2000 vẫn lấy chế biến thủ công là chính. Sau năm 2000 nếu có cơ hội tốt sẽ xây dựng nhà máy với công suất 1000 tấn cây/ngày.

+ Chế biến hoa quả: Xây dựng nhà máy chế biến hoa quả, công suất 7-8 nghìn tấn/năm tại thị xã Lào Cai.

+ Chế biến thức ăn gia súc: Xây dựng một xí nghiệp chế biến thức ăn cho lợn, gà tại Phố Lu - Bảo Thắng và một xí nghiệp tại Phố Ràng - Bảo Yên.

* Đẩy mạnh công nghiệp chế biến lâm sản: Chế biến gỗ thành các sản phẩm hoàn chỉnh, đáp ứng cho nhu cầu xây dựng, dân dụng và cho xuất khẩu.

Phát triển mây tre đan với mẫu mã hợp thị hiếu và có chất lượng cao. Xây dựng xí nghiệp sản xuất gỗ ván ép tại Bảo Yên.

* Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm xí nghiệp vật liệu xây dựng tại thị xã Lào Cai, xây dựng xí nghiệp đá ốp lát ở huyện Văn Bàn công suất 15-20 nghìn m2/năm và nhà máy xi măng công suất 60.000 tấn/năm. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng thông thường.

* Các ngành công nghiệp khác:

- Tiến hành sửa chữa, khai thác các trạm thủy điện hiện có, xây dựng các trạm thủy điện nhỏ, vừa và cực nhỏ phục vụ cho nhân dân vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển dệt thổ cẩm ở vùng cao, hàng may mặc tại thị xã, thị trấn.

- Xây dựng xí nghiệp cơ khí tại thị xã Lào Cai và các trạm dịch vụ cơ khí.

­- Xây dựng xưởng sửa chữa ô tô và lắp ráp xe ô tô loại nhỏ (8-12 chỗ ngồi) công suất 300 xe/năm.

* Từng bước hình thành các khu công nghiệp tập trung: Tạo nên các khu trung tâm phát triển, thu hút được nguồn nhân lực, nguồn vốn trong dân, thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Đó là công nghiệp Lào Cai - Cam Đường. Phố Lu - Tằng Loỏng, Sinh Quyền, Quý Sa và điểm công nghiệp Than Uyên.

2. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp:

- Mục tiêu: Ngành Nông nghiệp sẽ có nhịp tăng 6% trong giai đoạn 1995-2000 và trong giai đoạn 2001-2010 nhịp tăng nông nghiệp giảm xuống ở mức tăng 5%.

- Hướng phát triển:

* Thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp:

Theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với các vùng sinh thái đa dạng của tỉnh, tăng mạnh nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.

Trong ngành trồng trọt giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ trọng nhóm cây phi lương thực (cây ăn quả, cây công nghiệp...) từng bước xóa bỏ tình trạng độc canh cây lương thực, đa dạng hóa cây trồng, tăng thu nhập trên một diện tích canh tác.

* Hướng sử dụng đất nông nghiệp:

Đất khai hoang chủ yếu là đất đồi, độ dốc khá lớn (15-20%) trồng được cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu.

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất canh tác theo hướng giảm tỷ trọng đất cây lương thực từ 82,9% năm 1994 xuống còn 58,62% năm 2010, tỷ trọng đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả ... sẽ tăng từ 17,81% lên 41,38% vào các thời điểm tương ứng.

* Mức an toàn lương thực nội tỉnh:

- Đảm bảo đạt 80% (theo phương án chọn), chính là thâm canh, tăng năng suất. đầu tư giống mới... để tăng sản lượng.

- Ở vùng cao ngoài lúa, ngô coi trọng các loại cây có củ và các cây họ đậu ... để đảm bảo an toàn lương thực cao hơn.

* Tăng mạnh sản lượng cây trồng có giá trị hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến:

- Cây đậu tương: Tăng diện tích hiện nay từ 2.500 ha lên 5000 ha.

- Cây lạc: Dự định trồng khoảng 1.500 ha (tăng 3 lần so với 1994).

- Cây mía: Mở rộng diện tích trồng mía ở huyện Bảo Thắng, huvện Than Uyên, hình thành vùng nguyên liệu tập trung đủ điêu kiện để tổ chức chê biến công nghiệp.

- Cây chè: Mở rộng diện tích cây chè lên 5000 ha vào năm 2010, phân bố chủ yếu ở Than Uyên, Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, xây dựng và khai thác chè đặc sản ỏ độ cao trên 1000 m.

- Các cây ăn quả như: Mận, mơ, chuối, nhãn, vải, nho... sẽ được tăng nhanh diện tích tạo khối luống hàng hoa cho tỉnh và dần hình thành vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến hoa quả cho tương lai. Dự kiến năm 2010 sẽ trồng được 1.500 ha nho, 5000 ha mận, 700 ha chuối, 100 ha vải, nhãn.

* Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp và trọng điểm chuyên canh:

- Để đảm bảo phù hợp với các điều kiện sinh thái của cây trồng và thuận lợi cho đầu tư, chế biến sản phẩm, cần phải xây dựng các vùng sản xuất trọng điểm và các loại cây trồng: Lúa nước, ngô cao sản, chè, đậu tương, lạc, mía, cây ăn quả ôn đới, rau xanh sạch và hoa quả ôn đới, cà phê, chè.

- Xây dựng vùng sản xuất hoa, các loại phong lan... để có sản phẩm hàng hóa.

* Phát triển nhanh đàn gia súc:

- Tăng đàn lợn 3% năm, đến năm 2000 có 50-60% số con là giống lai.

- Tăng đàn bò 10% năm, cải tạo đàn bò địa phương, nhập các giống bò lai Hà Lan và bò lai Sinh phục vụ chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Từng bước phát triển đàn trâu, dê, ngựa và gia cầm với nhịp tăng 2-3% năm, phấn đấu có sản phẩm trâu hàng hóa.

- Tận dụng mặt nước để nuôi cá, phát triển đàn ong, phát triển nuôi đặc sản ở các huyện vùng thấp như: Bảo Yên, Bảo Thắng, Cam Dường... tạo mặt hàng đặc biệt cho thị trường Trung Quốc.

3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ:

- Mục tiêu: Tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ sản xuất vật chất.

- Hướng phát triển:

+ Đẩy mạnh và gắn hoạt động thương mại vối các ngành sản xuất vật chất. Khuyến khích các thành phần kinh tê cùng tham gia kinh doanh. Có chính sách ưu đãi với các hoạt động thương mại vùng cao, vùng sâu, vùng ven biên giới. Chú trọng xây dựng cụm dịch vụ thương mại xã hoặc liên xã.

+ Xây dụng khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

+ Phát triển mạnh dịch vụ du lịch, xây dựng 5 tuyến và các điểm du lịch : Thị xã Lào Cai, Sa Pa. Mường Khương, Bắc Hà, Cam Đường - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lào Cai đi Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc)... vối các loại hình du lịch: Nghỉ mát, du lịch sinh thái, leo núi, tham qua di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, du lịch chuyên đề.

+ Phát triển giao thông vận tải: Nâng cấp đuòng sắt Hà Nội - Lào Cai, nghiên cứu để xây dựng đường sắt Sinh Quyền - Lào Cai và Quý Sa - Bảo Hà để vận chuyển khoáng sản, nâng cấp quốc lộ 279. Làm các đường xương cá về các xã đảm bảo đến năm 2000 có đường cho xe cơ giới (ô tô, mô tô) về tất cả các xã.

+ Đề nghị Chính phủ cho nâng cấp đường 70 (Lào Cai - Nội Bài qua Hải Dương - Quảng Ninh - Đường này nối với Vân Nam - Trung Quốc, thành đường cao tốc xuyên Á.

+ Xây dựng các cảng sông ở thị xã Lào Cai - Bát Xát, Bảo Hà và chỉnh trị sông Hồng, thiết lập đường hàng không Lào Cai - Hà Nội, xây dựng sân bay Bãi Bằng (Cam Đường) năng lực vận chuyển  15-20 nghìn khách/năm. Cải tạo dòng sông Hồng, khai thác vận tải thủy trên sông Hồng.

Tăng cường khả năng cấp điện, phát triển mạng lưới điện quốc gia đảm bảo đến năm 1997 toàn bộ các huyện, thị có lưới điện Quốc gia.

+ Đảm bảo cấp đủ nước sạch cho các thị xã, thị trấn.

+ Nông thôn vùng cao cơ bản không còn thiếu nước.

4. Phát triển các vấn đề xã hội:

- Dân số, việc làm: Giảm tăng tự nhiên của dân số l%o/năm trong giai đoạn 1995-2000 và 0,6%o/năm trong giai đoạn 2001-2010. Xúc tiến đào tạo nhiều nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Phân bố lại dân cư, đảm bảo giải quyết việc làm cho nguôi lao động.

- Giáo dục - đào tạo: Phổ cập tiểu học vào năm 2003, xóa mù cho độ tuổi dưới 35 và cán bộ chủ chốt cấp thôn, bản, phường, xã vào năm 2000.

Xây dựng các trung tâm đào tạo, dạy nghề cho các huyện, thị xã cho tỉnh.

- Y tế: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc miền núi, vùng cao. Đảm bảo các biện pháp dự phòng, khống chế 2 bệnh đang lưu hành tại địa phương là sốt rét và bướu cổ, từng bưỏc thu hẹp phạm vi của 2 bệnh này.

- Văn hóa - thể thao: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao sâu rộng trong quần chúng. Khôi phục, nâng cao các lễ hội truyền thống. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp với từng khu vực.

- Công tác Định cư: Triển khai chương trình định canh định cư đến năm 2000 căn bản không còn du canh du cư.

Cần chú trọng:

+ Bố trí lại các điếm dân cư

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng cao.

+ Phát triển nghề rừng và cây công nghiệp vói chăn nuôi.

IV. HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ.

+ Hình thành các tuyến, trục kinh tế. Xây dựng trục kinh tế động lực của tỉnh nằm trong trục kinh tế sông Hồng của cả nước, thiết lập 3 tuyến phát triển kinh tế: Tuyến Dương Quỳ - Bảo Yên, tuyến Lào Cai - Sa Pa, tuyến Bắc Hà - Phố Lu, cùng với trục kinh tế động lực dọc sông Hồng tạo nên bộ khung phát triển kinh tế của tỉnh.

+ Phát triển mạng lưới đô thị: Nâng cấp xây dựng thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường, chuẩn bị điều kiện để trước năm 2010 hai thị xã này trở thành Thành phố Lào Cai, đủ mạnh trong tuyến hành lang biên giới phía bắc của Việt Nam.

+ Triển khai xây dựng các trung tâm cụm xã, đến 2005 căn bản các trung tâm này phải trở thành những tụ điểm có kinh tế-xã hội phát triển mạnh.

+ Xây dựng các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng nhanh khối lượng hàng hoa cho tỉnh.

V. PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GẮN VỐI AN NINH QUỐC PHÒNG:

Thiết lập hành lang biên giới bao gồm các xã, phường giáp biên giới Việt - Trung. Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc.

VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

Cần tập trung xây dựng:

- Chương trình phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.

- Chương trình phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Chương trình phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm.

- Chương trình tạo vốn rừng, tăng mật độ che phủ của rừng.

- Chương trình xóa đói giảm nghèo và định canh, định cư ở vùng cao.

- Chương trình phát triển dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu.

- Chương trình bảo vệ và phát triển động thực vật, bảo vệ môi trường.

- Chương trình nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

- Chương trình chống xuống cấp cơ sở hạ tầng xã hội và cụ thể hóa các chương trình Quốc gia về Y tế, dân số - KHHGĐ, giáo dục, văn hóa, thể thao, viễn thông.

- Chương trình đào tạo nguồn nhân lực.

- Chương trình xây dựng, quản lý biên giới hòa bình, hữu nghị có kinh tế phát triển.

Tất cả các chương trình phải được cụ thể hóa thành các dự án khả thi để làm căn cứ đầu tư, đặc biệt là có biên pháp tích cực trong việc kêu gọi đầu tư của nước ngoài và các tổ chức Quốc tế.

VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Phải có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện quy hoạch.

Cần hướng các giải pháp và những vẩn đề cơ bản sau:

1. Xây dựng các quy hoạch sản xuất, bố trí hợp lý điểm dân cư.

2. Đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

3. Huy động vốn.

4. Tìm hiểu và khai thác thị trường.

5. Đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ.

6. Đào tạo phát triển nguồn lực.

7. Tăng cường hiệu lực lãnh đạo các hệ thống chính trị.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các cấp, các ngành cần năng động, sáng tạo, chủ động đề xuất với tỉnh, với Chính phủ ban hành hoặc điều chỉnh theo thẩm quyền về cơ chế chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Điều 2. Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai là căn cứ cơ bản để xây dựng quy hoạch huyện, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; cùng như việc lập các dự án. Sau mỗi kỳ kế hoạch 5 năm cần tổng kết và có thể điều chỉnh, bổ sung để cho quy hoạch phù hợp với thực tiễn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định này.


Nguồn: vbpl.vn/laocai/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=28359&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận