ubnd tỉnh QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ
Về Chức năng,
Nhiệm vụ, Quyền hạn và tổ chức bộ máy Chi cục Kiểm lâm
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.
Căn cứ Thông ttr số 07/TT ngày 08/8/1994 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định 39/CP của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm.
Xét đề nghị của Chi cục trưởng Kiểm lâm, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Chức năng, Nhiệm vụ, Quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm:
A. Chức năng:
Chi cục Kiểm lâm là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về rừng, quản lý và bảo vệ rừng ở địa phương theo Pháp luật Nhà nước, chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Cục Kiểm lâm.
B. Nhiệm vụ, Quyền hạn của Chi cục:
1. Tiếp nhận kết quả điều tra, thống kê phân định rừng do cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp công bố, thường xuyên theo dõi diễn biến về tình hình rừng, đất trồng rừng. Tham gia với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về những nội dung đặc điểm cần tiến hành điều tra tài nguyên rừng và đất rừng theo định kỳ và đột xuất.
2. Tham gia ý kiến với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, xây dựng và sử dụng tài nguyên rừng, ban hành các văn bản có liên quan đến việc quản lý phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.
3. Giúp UBND các cấp có thẩm quyền làm các thủ tục giao và thu hồi đất lâm nghiệp. Nghiên cứu và đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
4. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý bảo vệ phát triển và sử dụng rừng, đất trồng rừng và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức và quản lý, bảo vệ những khu rừng chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng.
6. Chỉ đạo xây dựng lực lượng, tổ chức thực hiện các biện pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, giúp UBND các huyện quy vùng sản xuất nương rẫy và hướng dẫn việc bảo vệ rừng trong sản xuất.
7. Tổ chức kiểm tra kiểm soát tại rừng để ngăn chặn chặt phá rừng, khai thác lạm dụng rừng. Bố trí viên chức kiểm lâm trực tiếp quản lý bảo vệ những khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có vị trí xung yếu.
8. Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát lâm sản lưu thông trên các trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ).
9. Tuyên truyền, vận động, giáo dục nhân dân quản lý, bảo vệ phát triển vốn rừng.
10. Tổ chức chỉ đạo việc trồng rừng (như làm từ trước đến nay) cho đến khi UBND tỉnh giao nhiệm vụ trồng rừng sang Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
11. Quản lý công tác tổ chức cán bộ, thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức viên chức theo phân cấp của UBND tỉnh, quản lý kinh phí, tài sản theo quy định của Nhà nước.
Điều 2: Tổ chức bộ máy của Chi cục gồm có:
- Chi cục trưởn g, các Chi cục phó.
- Phòng thanh tra pháp chế.
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng quản 1ý bảo vệ rừng.
- Đội kiểm lâm cơ động.
* Các đơn vị trực thuộc:
- 8 hạt kiểm lâm các huyện: Phong Châu, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tam Thanh, Sông Thao, Yên Lập.
- 2 hạt phúc kiểm lâm sản: Việt Trì, Phú Thọ.
- Ban quản lý rừng khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn.
- Các trạm kiểm lâm trực thuộc các Hạt và ban quản lý rừng cấm.
Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ quyết định thi hành.