QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Về việc ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sửdụng và đảm bảo an toàn giao thông Quốc lộ 51
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 2/12/1994;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu bộ máy Bộ GTVT;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về đảm bảotrật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
Để quản lý, khai thác tốt nhất và đảm bảo an toàn giao thông, antoàn công trình QL51;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng VụPháp chế vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý, khai thác, sử dụngvà bảo đảm an toàn giao thông Quốc lộ 51";
Điều 2:Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Cục Đường bộ Việt Namchịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này;
Điều 3:Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan cóliên quan khác thuộc Bộ, các Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Giao thôngcông chính Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.
QUY CHẾ QUẢN LÝ, KHAI THÁC - SỬ DỤNG
VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN QUỐC LỘ 51
(Ban hành kèm theo QĐ số 1254/1999/QĐ-BGTVT ngày27/5/1999
của Bộ trưởng Bộ GTVT)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác Quốc lộ 51 sau khi đườngđược cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn cơ bản của đường cấp 1 đồng bằng.
Điều 2:Phạm vi áp dụng.
Cáccơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị có liên quan, mọi đối tượng tham gia giaothông trên Quốc lộ 51 và nhân dân ven đường đều phải thực hiện nghiêm chỉnh Quychế này.
Điều 3:Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1."Làn xe" là phạm vi giới hạn giữa hai vạch sơn liền hoặc đứt khúc màphương tiện được phép đi theo hướng quy định. Đối với đường có hai làn xe cơgiới cho một chiều như Quốc lộ 51 thì làn xe cơ giới phía bên phaỉ theo hướngxe chạy là làn xe cơ giới số 1 (sau đây gọi là làn số 1), làn bên trái làn số 1là làn xe cơ giới số 2. "Làn thô sơ" là làn quy định dành cho xe thôsơ và người đi bộ. Làn thô sơ nằm bên phải làn số 1.
3.2."Giải phân cách giữa" là giải được lắp đặt bằng tấm bê tông đúc sẵn(con lượn) hoặc xây bệ trên có lớp phủ hoặc trồng cỏ để phân cách giữa haichiều đi và về.
3.3."Dải phân cách biên" là dải được làm bằng hàng rào tôn lươn sóng hoặckẻ bằng vạch sơn để phân chia giữa phần đường dành cho xe cơ giới và phần đườngdành cho xe thô sơ, người đi bộ.
3.4."Hành lang bảo vệ" là phạm vi quy định hai bên đường nhằm mục đíchgiữ gìn bền vững cho công trình, bảo vệ an toàn cho khai thác vận tải và khu dâncư tập trung dọc đường.
3.5."Mốc giải toả" là phạm vi đã đền bù phải giải phóng mặt bằng để thicông công trình.
3.6."Đường ngang" là đường có giao cắt với Quốc lộ 51.
3.7."Xe thô sơ" là các loại xe không có động cơ như: xe đạp, xe thồ, xesúc vật kéo, xe đạp lôi, xe ba gác, xe xích lô.
Chương II
KHAI THÁC SỬ DỤNG
Điều 4:Quy định sử dụng làn xe cơ giới.
4.1.Làn xe cơ giới chỉ dành cho các loại xe có động cơ hoạt động theo một chiều quyđịnh.
4.2.Các loại xe cơ giới chỉ được chạy trong làn xe quy định, không được để bánh xechạy đè lên vạch sơn kẻ dọc phân làn, trừ trường hợp vượt hoặc rẽ. Sau khi vượt,xe lại phải trở về làn xe quy định.
4.3.Làn xe số 1 dành cho các loại xe tải, xe ca, xe chở container, xe chuyên dùng,xe mô tô, xe máy, xe lam và các loại xe gắn động cơ có tốc độ chậm.
4.4.Làn xe số 2 chỉ dành cho xe con có tốc độ lớn hơn và để cho các loại xe khác vượtnhau khi có đủ điều kiện.
4.5.Khi xe cơ giới chạy trên đường bộ bị hư hỏng thì người điều khiển phương tiệnphải tìm cách đưa xe ngang vào sát mép đường đồng thời có tín hiệu dừng xe. Sauđó phải nhanh chóng đưa xe ra khỏi làn xe cơ giới để không ảnh hưởng đến lưuthông, trật tự an toàn giao thông.
Điều 5:Quy định sử dụng làn xe thô sơ
Cácloại xe thô sơ, người đi bộ và súc vật chỉ được đi vào làn xe thô sơ đã dànhriêng, phân cách với làn xe cơ giới bằng dải phân cách biên (rào tôn lượn sónghoặc vạch sơn).
Điều 6:Quy định sử dụng đường ngang
6.1.Dải phân cách giữa và hàng rào tôn lượn sóng trên đường đều có các điểm mở theoquy định để tạo thành lối rẽ ngang cho các loại xe cơ giới, thô sơ và người đibộ.
6.2.Xe cơ giới muốn quay đầu phải đến đúng vị trí quy định (có biển chỉ dẫn).
6.3.Người đi bộ và người chăn dắt súc vật khi sang đường phải đi đúng vạch sơngiành riêng và phải quan sát nếu bảo đảm an toàn mới được sang đường.
6.4.Khi Quốc lộ 51 có cầu vượt, đường hầm ngang qua đường thì các loại phương tiệnvà mọi người muốn qua đường phải đi theo cầu vượt, đường hầm đó.
Chương III
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Điều 7:Hệ thống báo hiệu đường bộ
7.1.Hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, cột KM... phải có đầy đủ trên đường. Đặc biệttại các điểm tập trung dân cư, khu công nghiệp, trường học... phải có biển báohiệu, các vạch sơn phân chia làn, sơn báo hiệu trên đường phải rõ ràng bằngchất liệu phản quang. Tại đỉnh các cột tiêu cần gắn tấm phản quang.
7.2.Tất cả mọi đối tượng tham gia giao thông Quốc lộ 51 đều phải tuân theo các quyđịnh về biển báo, biển chỉ dẫn và vạch sơn trên đường.
7.3.Người điều khiển các loại xe cơ giới phải chủ động giảm tốc độ khi nhận đượctín hiệu báo có các khu thị tứ, khu đông dân cư, các đường ngang...
Điều 8:Mọi người điều khiển phương tiện đi trên các đường nhánh Quốc lộ 51 đều phải nhườngquyền ưu tiên cho phương tiện đi trên quốc lộ 51 (trừ các phương tiện đượcquyền ưu tiên đã quy định). Người điều khiển phương tiện này phải dừng hẳn lạivà quan sát thấy bảo đảm an toàn, mới được hoà vào dòng phương tiện trên Quốclộ 51.
Điều 9:Quy định an toàn trên làn xe cơ giới và làn xe thô sơ
9.1.Người điều khiển các loại xe ca, xe buýt không được tự ý dừng đón, trả kháchtrên làn xe cơ giới. phải dừng, đỗ đúng nơi quy định ( có biển chỉ dẫn) ngoàilàn xe cơ giới.
9.2.Cấm các loại xe đi ngược chiều trên làn xe quy định. Cấm xe thô sơ đi vào lànxe cơ giới và ngược lại.
9.3.Trên làn xe thô sơ, nghiêm cấm dùng làm nơi để vật liệu xây dựng, bày hàngquán, họp chợ và các hành vi khác làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
9.4.Cấm thả rông châu, bò và súc vật khác trên đường. Khi súc vật muốn qua đườngphải có người chăn dắt và đi vào đúng nơi quy định.
9.5.Cấm phơi rơm rạ và bất cứ thứ gì trên đường, trên dải phân cách giữa và giảiphân cách biên.
9.6.Cấm lợi dụng giải phân cách giữa và biên, cọc tiêu, biển báo để làm nơi quảngcáo, trưng bày hàng hoá, che lấp hoặc làm mất mỹ quan các công trình bảo đảm antoàn giao thông.
9.7.Nghiêm cấm dùng mặt đường để đua xe trái phép, tập lái ô tô, xe đạp, xe máy.
Điều 10:Bảo vệ cầu đường, thiết bị bảo đảm an toàn giao thông và môi trường.
10.1.Nghiêm cấm bất cứ hành vi nào làm hư hỏng các công trình cầu đường và các thiếtbị an toàn giao thông trên đường. Nếu có hành vi trộm cắp, tự ý tháo dỡ, làm hưhỏng, giảm tuổi thọ, hạn chế tác dụng của các công trình cầu và đường và cácthiết bị an toàn giao thông sẽ bị sử lý theo quy định của pháp luật.
10.2.Nghiêm cấm việc tự ý phá dải phân cách giữa hoặc dải phân cách biên để làm lốiđi tuỳ tiện. Không được tự ý nhảy qua dải phân cách để sang đường. Nếu thấy vịtrí dải phân cách bố trí chưa hợp lý thì phải đề nghị với coq quan quản lý cầuđường có thẩm quyền để giải quyết việc đóng, mở.
10.3.Môi trường giao thông cần được giữ gìn, giảm bớt sự ô nhiễm. Nghiêm cấm lái xeô tô vận chuyển vật liệu, đất, đá, phế thải... để rơi vãi trên đường. Không đượcđể trâu bò, gia súc phóng uế trên đường. Nếu để xảy ra thì chủ phương tiện, ngườichăn dắt gia súc phải quét dọn ngay.
Điều 11:Hành lang bảo vệ Quốc lộ 51:
11.1.Phạm vi hànhlang bảo vệ đường bộ theo quy định tại Nghị định 203/HĐBT ngày21/12/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) được tính từ chân taluy đườngra mỗi bên là 20m.
11.2.Phạm vi hành lang đã giải toả đền bù có cắm mốc chỉ giới, tính từ chân mái đườngra mỗi bên 7m.
11.3.Hành lang bảo vệ đường bộ qua khu đo thị đã được cấp có thẩm quyền duyệt quyhoạch là vỉa hè đường phố.
11.4.Trong phạm vi hành lang bảo vệ Quốc lộ 51:
Cầnthực hiện điều lệ đã quy định trong Nghị định 203/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ).
11.5.Trong phạm vi hành lang đã giải toả đền bù (có cắm mốc chỉ giới 7m) tuyệt đốicấm mọi hành vi lấn chiếm dưới bất cứ hình thức nào. Mọi công trình ngầm khôngđược xây dựng trong khu vực này.
11.6.Trong phạm vi mốc giới giải toả (7m) đến mốc bảo vệ hành lang đường bộ (20m)cần thực hiện các điểm sau:
Cáccông trình đã xây dựng trước khi có Nghị định 203/HĐBT ban hành phải giữ nguyênhiện trạng, cấm cơi nới, phát triển thêm.
KhiNhà nước mở rộng đường thì các công trình phải được tháo dỡ để bàn giao mặtbằng và được đền bù theo quy định.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ
Điều 12:Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, các cấp chính quyền địa phương (xã,phường, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố) nơi có tuyến Quốc lộ 51 đi qua, tuỳtheo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát vàsử lý mọi tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế theo quy định của pháp luật.
Điều 13:Các đơn vị cầu đường trực tiếp quản lý Quốc lộ 51 có trách nhiệm:
13.1.Quản lý, bảo vệ tốt hệ thống cầu đường và các thiết bị an toàn giao thông đã đượcxây dựng, lắp đặt hoàn chỉnh. Phải dựa trên hồ sơ hoàn công đối chiếu với thựctế để quản lý.
13.2.Có lịch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các công trình, đặc biệt cầu, cống, pháthiện hư hỏng, mất mát để có biện pháp sửa chữa. Phải cập nhật trên sổ sách hoặctrên máy những lần kiểm tra này.
13.3.Phải thực hiện nghiêm túc chế độ sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.
13.4.Chế độ tuần đường phải được duy trì đều đặn, nhằm kịp thời phát hiện các hànhvi vi phạm quy chế. Phải có biện pháp đình chỉ ngày các hoạt động gây tổn hạiđến công trình, an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường trên Quốc lộ 51.
13.5.Kiểm tra chặt chẽ tất cả các xe quá khổ, quá tải thông qua các trạm cân tảitrọng xe. Nghiêm túc sử lý các xe vi phạm bằng biện pháp hạ tải, phạt tiền.
13.6.Thực hiện thu phí cầu đường tại các trạm thu phí theo quyết định của Nhà nước.Yêu cầu các trạm thu phí có biện pháp thích hợp, tạo thuận lợi cho người thamgia giao thông, tận thu, không bỏ sót. Kiên quyết sử lý các hiện tượng tiêu cựcphát sinh.
Việcthu phí không được gây ùn tắc giao thông.
13.7.Phối hợp với các cơ quan chức năng của hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng tàu trongviệc tuyên truyền, phổ biến giáo dục mọi người thực hiện các quy định của phápluật và quy chế về an toàn giao thông trên Quốc lộ 51.
Điều 14:Các đơn vị quản lý cầu đường phải phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phươngven Quốc lộ 51 để bảo vệ công trình giao thông và quản lý hành lang bảo vệ đườngbộ theo lãnh thổ. Cụ thể là:
14.1.Tuyên truyền, giáo dục nhân dân địa phương thực hiện quy chế nhằm sử dụng, khaithác Quốc lộ 51 có hiệu quả đồng thời đảm bảo an toàn giao thông cho mọi đối tượng,giảm tai nạn trên đường.
14.2.Quản lý tốt và sử lý các hiện tượng lấn chiếm trái phép, mua bán đất công đểlàm nhà ven Quốc lộ 51.
Điều 15:Các cơ quan quản lý cầu đường có trách nhiệm phối hợp với cảnh sát giao thônghai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng tàu là các lực lượng chính giữ gìn trật tự antoàn giao thông trên Quốc lộ 51 để thực hiện công việc sau:
15.1.Tuần tra, kiểm soát, phát hiện và sử lý các vi phạm luật lệ giao thông. Đặcbiệt hiện tượng xe đi ngược chiều quy định, xe chạy quá tốc độ quy định ở nhữngnơi cần giảm tốc độ, xe đỗ tuỳ tiện, xe thiếu thiết bị an toàn.
15.2.Có trách nhiệm chính giải quyết các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường,giải phóng nhanh hiện trường để ít ảnh hưởng đến lưu thông.
15.3.Cùng với thanh tra giao thông giải quyết các trường hợp ùn tắc giao thông trênđường, đặc biệt tại các khu công nghiệp lớn, trường học, nhà thờ, nơi tập trungđông người qua lại.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16:Tổ chức cá nhân có ý thức bảo vệ, có thành tích trong công tác quản lý, khaithác công trình giao thông trên Quốc lộ 51 được khen thưởng theo chế độ của Nhànước.
Điều 17:Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này thì bị xử lýtheo quy định tại các Nghị định 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995, Nghị định bổsung số 78/98/NĐ-CP ngày 26/9/1998 của Chính phủ. Trong trường hợp vi phạmnghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
(Phầnphụ lục kèm theo có trích một số vi phạm và mức sử phạt theo Nghị định 49/CP và78/CP).
PHỤ LỤC
Một số quy định về sử phạt hành chính
đối với những hành vi vi phạm thường xảy ra trên Quốclộ 51
(Trích trong NĐ 49/CP ngày 26/7/1995 và NĐ78/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998 của Chính phủ)
1. Xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
a)Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 20.000 đồng đối với người đi bộ không đi đúng phầnđường quy định hoặc không tuân thủ các tín hiệu giao thông.
b)Phạt 50.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đường để họp chợ, bày bán hàng hoá;để trâu, bò, ngựa hoặc gia súc khác chạy rông trên đường.
c)Phạt 100.000 đồng đối với hành vi phơi rơm rạ, nông sản, thực phẩm và các thứkhác trên đường bộ; ném gạch, đất đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào người, phươngtiện.
d)Phạt 500.000 đồng đối với hành vi để vật liệu xây dựng hoặc bất cứ vật gì kháctrên đường bộ gây cản trở an toàn giao thông; đặt, rải bàn chông hoặc các vậtnhọn khác trên đường giao thông; tự ý căng dây, đặt barie ngang đường gây cảntrở giao thông.
2. Xử lý người điều khiển mô tô, xe máy vi phạm:
a)Phạt 50.000 đồng đối với hành vi đi khônng đúng phần đường quy định hoặc đỗ,dừng xe ở lòng đường, những nơi cấm đỗ, cấm dừng.
b)Phạt tiền 100.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy vượt quá tốc độ quyđịnh, đi vào đường ngược chiều; không nhường đường cho xe ưu tiên hoặc xe khácđã có tín hiệu xin vượt theo quy định.
c)Phạt 1.000.000 đồng đối với hành vi lạng lách, đánh võng, đi xe bằng một bánhtrên đường giao thông.
3. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm:
a)Phạt 100.000 đồng đối với hành vi điều khiển các loại xe không đi đúng phần đườngquy định hoặc đỗ xe, dừng xe, tránh xe, vượt xe, lùi xe, quay đầu xe, rẽ phải,rẽ trái không đúng quy định.
b)Phạt tiền 300.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định;không nhường đường cho xe khác khi có hiệu xin vượt hoặc không nhường đường choxe đi trên đường chính; điều khiển xe chở đất, cát, vật liệu xây dựng hoặc cácloại hàng hoá khác không có dụng cụ che phủ.
c)Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn rồi chạy trốn nhưng chưađến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong giao thông:
Phạttiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Làmđổ dầu nhờn, bùn lầy trên mặt đường giao thông.
Ngườikéo xe, đẩy xe, mang vác để đất, cát, rác hoặc các chất phế thải khác rơi vãitrên đường giao thông.
Vứtxác súc vật, rác hoặc chất phế thải khác ra đường giao thông.
5. Xử phạt các hành vi làm hư hại môi trường giao thông:
a)Phạt tiền 100.000 đồng đối với hành vi be bờ, tát nước qua mặt đường giaothông.
b)Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý di chuyển mốc chỉ giới của đườnggiao thông.
c)Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Trộmcắp, làm hư hỏng cấu kiện, phụ kiện ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Khoan,đào đường giao thông trái phép hoặc làm hư hại, mất tác dụng hệ thống thoát nướccủa công trình giao thông hoặc tự ý mở đường có giải phân cách./.