Văn bản pháp luật: Quyết định 1529/1999/QĐ-BYT

Đỗ Nguyên Phương
Toàn quốc
Công báo số 33/1999;
Quyết định 1529/1999/QĐ-BYT
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
09/12/2011
25/05/1999

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành bản Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Y học cổ truyền thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ trưởng
1.999
Bộ Y tế

Toàn văn

QUVẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Về việc ban hành bản Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Y học cổ truyền thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy đinh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tê, Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 02/1998/ TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 của liên Bộ Y tế- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thưc hiện Nghị đ.ịnh số 01/1998/NĐ-CP ngày 03/1/1998 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tê,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bệnh viện Y học cổ truyền thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành, các quy đlnh trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền - Bộ : Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vl có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết đlnh này./.

 

QUV ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

(ban hành kèm theo Quyết định số 1529/1999/ QĐBYT ngày 25 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ y tế).

I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh) là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế, là tuyến khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền cao nhất của địa phương.

Bệnh viện Y học cổ truyền có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.

II. NHIỆM VỤ

1. Khám chữa bệnh: Tổ chức khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú (khuyến khích khám chữa bệnh ngoại trú), thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng các phương pháp y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại

2. Kế thừa và nghiên cừu khoa học:

2.1. Nghiên cứu, xác minh, đánh giá và kế thừa các bài thuốc cổ truyền, các cây, con làm thuốc, các phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền, góp phần làm phong phú và phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.

2.2. Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, xây dựng nền y học Việt Nam theo nguyên tắc: Khoa học, Dân tộc và Đại chúng.

3. Đào tạo cán bộ:

3.l. Bệnh viện Y học cổ truyền là cơ sở thực hành cho các trường đại học, trung học Y, Dược và Y học cổ truyền.

3.2. Tổ chức bồi dướng và đào tạo về y học cổ truyền cho cán bộ, công chức làm công tác y học cổ truyền và các cán bộ y tế khác.

4. Chỉ dạo tuyến:

4.1. Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật y học cổ truyền.

4.2. Có vườn thuốc nam mẫu tại Bệnh viện. Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng y học cổ truyền tại cộng đồng.

5. Phòng chống dịch: Dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, phôl hợp với các cơ sở y tế dự phòng và các trung tâm y tế tuyến huyện để phòng chống dịch bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

6. Tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

7. Tổ chức bào chế thuốc phiến và một số dạng thuốc cổ truyền thông dụng (cao, đơn, hoàn, tán, rượu,...) dùng trong Bệnh viện.

8. Quản lý kinh tế y tế. Quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác. Thực hiện thanh quyết toán đúng theo quy định của pháp luật.

9. Hợp tác quốc tế. Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về y học cổ truyền với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của Nhà nước.

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Tổ chức:

a) Lãnh đạo Bệnh viện; Giám đốc và 1-2 Phó Giám đốc giúp việc. Giám đốc là bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc bác sĩ đã được bổ túc về y học cổ truyền.

b) Các phòng chức năng:

- Bệnh viện dưới 200 giường nội trú: Phòng Kế hoạch tổng hợp - Y tá (điều dưởng), Phòng Hành chính - Tổ chức, - Phòng Tài chính - Kế toán.

- Bệnh viện trên 200 giường nội trú: Phòng Kế hoạch tổng hợp,

- Phòng Y tá (điều dưỡng),

- Phòng Hành chlnh - Tổ chức,

- Phòng Tài chính - Kế toán.

c) Các khoa: Tùy theo số lượng giường bệnh mà bố trí các khoa như sau:

- Khoa Khám bệnh (bao gồm cả bộ phận điều trị ngoại trú),

- Khoa Nội,

- Khoa Ngoại (bao gồm cả bộ phận hấp sấy, tiệt khuẩn tập trung của Bệnh viện),

- Khoa Phụ,

- Khoa Nhi,

- Khoa Châm cứu (bao gồm cả Châm cứu, Dưởng sinh, Phục hồi chức năng), Khoa Ngũ quan,

- Khoa Cận lâm sàng (bao gồm Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh...),

- Khoa Dược (bao gồm cả quầy thuốc cổ truyền), Khoa Dinh dưỡng.

d) Chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng: Thực hiện theo "Quy chế Bệnh viện" ban hành kèm theo Quyết định số 1895/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

e) Trang thiết bị, xét nghiệm và kỹ thuật, thủ thuật: Từng bước đầu tư trang thiết bị, triển khai các xét nghiệm và kỹ thuật, thủ thuật cơ bản theo danh mục phụ lục l, 2, 3 đính kèm.

2. Định mửc lao dộng: Theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

IV. KINH PHÍ

1. Kinh phí sự nghiệp y tế.

2. Viện phí, Bảo hiểm y tế.

3. Các Chương trình y tế quốc gia có mục tiêu

4. Các nguồn kinh phí khác.

V. MỐI QUAN HÊ

1. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh chlu sự quản ý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh chịu sự quản lý và chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế (các Vụ chức năng và các Viện đầu ngành y học cổ truyền).

3. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh có mối quan hệ phối hợp với Hội y học cổ truyền, Hội Châm cứu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác kế thừa và chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng y học cổ truyền tại cộng đồng.

4. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh có mối quan hệ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Y tế~ 5. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh có trách nhiệm quản lý và chl đạo về chuyên môn kỹ thuật y học cổ truyền đối với các cơ sở y học cổ truyền trên địa bàn (Khoa y học cổ truyền trong các Bệnh viện đa khoa, Khoa hoặc bộ phận y học cổ truyền tại Trung tâm y tế huyện, các Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm y tế cơ sở)./.

 

Phụ lục l

DANH MỤC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN

TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH

A. Kỹ thuật xét nghlệm huyết học cơ bản:

1. Số lượng hồng cầu.

2. Số lượng bạch cầu.

3. Công thức bạch cầu.

4. Tỷ lệ huyết sắc tố.

5. Thời gian máu chảy.

6. Thời gian máu đông.

7. Thể tích khối hồng cầu.

8. Tốc độ máu lắng.

9. Tế bào trong dịch sinh vật.

10. Huyết đồ.

B. Kỹ thuật xét nghiệm hóa sinh cơ bản:

1. Phản ứng Rivanta.

2. Dịch vị.

3. Bilirubin nước tiểu.

4. Urobilinogen nước tiểu.

5. Đường nước tiểu.

6. Hồng cầu trong nước tiểu.

7. Cholesteron máu toàn phần.

8. Protein máu toàn phần.

9. Ure máu.

10. Đường máu.

C. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh cơ bản:

1. Ký sinh trùng đường ruột.

2. Nhuộm soi tìm vi khuẩn.

3. Ký sinh trùng sốt rét.

4. Soi tươi tìm nấm.

- Ngoài ra, tùy vào từng bước phát triển, bệnh viện nào có điều kiện thì bổ sung thêm các xét nghiệm với kỹ thuật cao hơn cho phù hợp, không hạn chế ở danh mục này.

Phụ lục 2

DANH MỤC KỸ THUẬT, THỦ THUẬT CƠ BẢN

TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH

1. Kỹ thuật Châm.

2. Kỹ thuật Cứu.

3. Thủy châm.

4. Điện châm.

5. Nhĩ châm.

6. Châm tê trong phẫu thuật và các thủ thuật khác.

7. Laser châm.

8. Giác.

9. Xông hơi, xông khói thuốc cổ truyền phòng bệnh, chứa bệnh.

10. Điều trị trĩ hậu môn (Trĩ hạ).

11. Đắp, bó, bôi, đán thuốc, tắm hoặc ngâm nước thuốc cổ truyền để phòng và chữa bệnh.

12. Xoa bóp, bấm huyệt.

13. Tập luyện dưỡng sinh.

14. Nắn bó gãy xương kín chi bằng phương )háp y học cổ truyền.

Phụ lục 3

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CHUYÊN MÔN CƠ BẢN

TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH

1. Máy điện châm.

2. Máy xoa bóp.

3. Máy chẩn mạch.

4. Máy cân bằng âm dương.

5. Máy dò huyệt.

6. Máy Laser châm.

7. Thiết vị xông hơi, xông khói, tắm, ngâm nước thuốc cổ truyền.

8. ng giác.

9. Máy siêu âm.

10. Máy điện tim.

11. Máy X Quang.

12. Kính hiển vi điện, 2 thị kính.

13. Máy đếm tế bào huyết học.

14. Máy sinh hóa máu.

15. Máy sinh hóa nước tiểu.

16. Máy thái dược liệu.

17. Máy tán dược liệu.

18. Máy bào dược liệu.

19. Máy sao dược liệu.

20. Máy trộn dược liệu.

21. Máy bao viên.

22. Máy sát cốm.

23. Máy làm viên hoàn mền (quét tễ).

24. Hệ thống sắc thuốc thang.

25. Dụng cụ nấu cao.

26. Tủ sấy dược liệu.

* Ngoài ra, tùy vào từng bước phát triển, bệnh viện nào có điều kiện thì bổ sung thêm các trang thiết bị cho phù hợp, không hạn chế ở danh mục này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6426&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận