Văn bản pháp luật: Quyết định 128/1999/QĐ-BTC

Trần Văn Tá
Toàn quốc
Công báo số 47/1999;
Quyết định 128/1999/QĐ-BTC
Quyết định
09/11/1999
25/10/1999

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí, số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên và bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với các phuơng tiện đánh bắt hải sản xa bờ

Thứ trưởng
1.999
Bộ Tài chính

Toàn văn

QuYếT ĐịNH số 128/1999/QĐ'BTC ngày 25/lO/1999 về việc ban hành Quy tắc,Biểu phí, sốtiền bo hiểm tai nạnthuyềnviênvàbohiểmmọi

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí, số tiền bảo hiểmtai nạn thuyền viên

và bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với các phuơng tiệnđánh bắt hải sản xa bờ

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinhdoanh bảo hiểm và Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ về việc sửađổi, bổ sung một số điều quy địnhtại Nghị định số 100/CP ngày 18/12/199;

Căn cứ Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15l09l1998 của Chính phủ vềđảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển;

Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Thủy sản tại Công văn số 1541/TS-TCKTngày 29/5/1999 về việc tham gia vào quy tắc bảo hiểm rủi ro và Công văn số2142/TS-TCKT ngày 28/7/1999 về việc góp ý biểu phí và giá trị bảo hiểm;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chứctài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này:

Quytắc, Biểu phí, số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên trên phương tiện nghề cá;

Quytắc bảo hiểm và biểu phí bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với phương tiện đánhbắt hải sản xa bờ.

Điều 2.Trường hợp tỷ lệ bồi thường bình quân 3 năm trước đó nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) 60%thì doanh nghiệp bảo hiểm được phép giảm (hoặc tăng) phí bảo hiểm nhưng tối đakhông vượt quá 15% mức phí bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4.Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Chánh Văn phòng BộTài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giámsát việc thi hành Quyết định này./. 

QUY TẮC

bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với các phương tiệnđánh bắt hải sản xa bờ

hoạt động trong vùng biển Việt Nam

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:

Doanhnghiệp bảo hiểm, chủ tàu, thuyền có phương tiện khai thác được cấp giấy phépđánh bắt xa bờ có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc thân tàu đối vớicác phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.

Phạmvi bảo hiểm là thân tàu, thuyền (bao gồm: vỏ, máy tàu, các trang thiết bị hànghải, máy móc thiết bị dùng để khai thác hải sản).

Điều 2.Hợp đồng bảo hiểm:

Giấychứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu cầu của người thamgia bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảohiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 3.Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm và gia hạn hợp đồng bảo hiểm:

1. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểmbắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

Doanhnghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bản hiểm khi người tham gia bảo hiểm đãđóng phí bảo hiểm đủ và đúng hạn theo quy định (trừ khi có thỏa thuận hợp lệkhác). Ngoài ra, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tự động chấm dứt ngay sau khiphát sinh một trong những trường hợp sau:

a)Thay đổi cơ quan đăng kiểm của tàu, thuyền mà không thông báo cho doanh nghiệpbảo hiểm biết bằng văn bản.

b)Tàu, thuyền bị đình chỉ hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của tàu, thuyền bịthu hồi hay hết hạn.

c)Tàu, thuyền được chuyển chủ (trừ khi chủ tàu có thông báo trước bằng văn bản vàđược doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận).

d)Giấy chứng nhận đủ khả năng hoạt động và cấp của tàu, thuyền mất hiệu lực hayhết thời hạn.

Riêngđối với những trường hợp giấy phép hoạt độngvà các giấy tờ đăng kiểm của tàu,thuyền hết thời hạn trong lúc tàu, thuyền còn đang ở ngoài biển thì việc chấm dứthiệu lực bảo hiểm được hoãn lại cho đến khi tàu, thuyền đến cảng đầu tiên, nếuhành trình của tàu bị kéo dài một cách hợp lý và đã thông báo trước cho doanhnghiệp bảo hiểm.

2. Gia hạn hợp đồng bảo hiểm: Khi giấy chứng nhận bảo hiểm đã hết hạn mà tàu, thuyềncòn đang ở ngoài khơi hoặc đang gặp nguy hiểm hay ghé vào một nơi nào đó đểlánh nạn thì tàu, thuyền vẫn có thể được tiếp tục được bảo hiểm cho đến khi vềneo cột an toàn tại cảng, nếu doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời nhận được thôngbáo xin gia hạn hợp đồng bảo hiểm và phí bảo hiểm nộp thêm theo yêu cầu củadoanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 4.Trách nhiệm bảo hiểm:

Doanhnghiệp bảo hiểm có trách nhìệm bồì thường:

1.Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu, thuyền được bảohiểm là hậu quả do những nguyên nhân trực tiếp sau gây ra:

a)Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước.

b)Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu,phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng.

c)Cháy nổ ngay trên tàu, thuyền hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu,thuyền.

d)Vứt bỏ tài sản khỏi tàu, thuyền trong trường hợp cần thiết và hợp lý.

e)Mất tích.

f)Động đất, sụt lở, núi lửa phun.

g)Bão tố, sóng thần, gió lốc, mưa đá hay sét đánh.

h)Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển sản phẩm thủy sản, hàng hóa, nguyênnhiên vật liệu khi tàu đang neo đậu tại bến, cảng hoặc trong khi tàu thuyềnđang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xưởng.

i)Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiệnkiểm tra giám định bình thường không thể phát hiện được.

k)Sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc của người sửa chữavới điều kiện người sửa chữa không phải là người tham gia bảo hiểm.

2.Những chi phí cần thiết và hợp lý trong việc:

a)Hạn chế tổn thất, trợ giúp hay cứu hộ; chi phí tố tụng đã được doanh nghiệp bảohiểm chấp nhận trước.

b)Kiểm tra, giám định hư hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm;

c)Đóng góp chi phí tổn thất chung.

d)Kiểm tra đáy tàu thuyền sau khi mắc cạn kể cả trong trường hợp không phát hiệnđược tổn thất.

3.Mở rộng phạm vi bảo hiểm:

Doanhnghiệp bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường tổn thất đối với tàu, thuyền đượcbảo hiểm xảy ra trong trường hợp:

a)Lai kéo và trợ giúp tàu, thuyền khác khi gặp nạn. Những hư hỏng mất mát và tổnthất vật chất xảy ra trong thời gian này chỉ thuộc trách nhiệm bảo hiểm phầnchi phí sửa chữa mà người tham gia bảo hiểm không thu hồi được đầy đủ do phía đượccứu giúp thực sự không đủ khả năng hoàn trả.

b)Tàu, thuyền được bảo hiểm đâm va với tàu, thuyền cùng chủ hoặc cùng quyền quảnlý hoặc được những tàu, thuyền như vậy cứu hộ.

Điều 5.Loại trừ bảo hiểm:

A.Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất đối vớithân tàu, thuyền được bảo hiểm trong trường hợp sau:

1.Tàu, thuyền không đủ khả năng hoạt động, không có giấy phép hoạt động hoặc hoạtđộng ngoài phạm vi quy định.

2.Hành động cố ý của người tham gia bảo hiểm hoặc người thừa hành như: người đạilý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ.

3.Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành hoặc hoạt động kinh doanh tráiphép.

4.Vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn giao thông vận tải, như:

-Thuyền, máy trưởng không có bằng đúng quy định.

-Thuyền viên đang trong ca trực say rượu, bia, ma túy hoặc các chất kích thích tươngtự khác.

-Tàu, thuyền không có đầy đủ tín hiệu theo quy định khi đang hoạt động hoặc neonghỉ.

-Tàu, thuyền đi vào luồng hay vùng nước bị cấm.

5.Do vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của tàu, thuyền quá cũ kỹ hay bị hao mòn tựnhiên vượt quá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6.Tàu, thuyền bị mắc cạn bởi ảnh hưởng của thủy triều hoặc con nước lên xuốngtrong lúc đang neo đậu.

7.Tàu, thuyền neo đậu tại bến, cảng hay bất kỳ vùng nước nào mà không được neo,cột chắc chắn hoặc thuyền viên bỏ trực.

B.Doanhnghiệp bảo hiểm không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm đối vớinhững chi phí có liên quan sau đây, dù những chi phí đó do những rủi ro đượcbảo hiểm gây ra:

1.Chi phí liên quan đến sự chậm trễ hành trình của tàu, thuyền được bảo hiểm, sảnphẩm hải sản, hoặc hàng hóa bị giảm giá trị, mất thị trường hoặc chi phí liênquan đến hoạt động kinh doanh của tàu thuyền được bảo hiểm.

2.Mọi chi phí liên quan về:

a)Cạo hà, sơn lườn, hoặc đáy tàu, thuyền (không bao gồm chi phí làm sạch bề mặtvà sơn phần tôn thay thế thuộc trách nhiệm bảo hiểm).

b)Lương và các khoản phụ cấp lương hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn, trừ trường hợptổn thất chung.

c)Đưa tàu, thuyền đến nơi sửa chữa trừ trường hợp việc đưa tàu, thuyền đến nơisửa chữa là theo yêu cầu bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm.

d)Công tác phí, các chi phí có liên quan của người tham gia bảo hiểm hoặc của ngườiđược người tham gia bảo hiểm ủy quyền bỏ ra để thu thập hồ sơ khiếu nại hay giảiquyết sự cố, trừ những chi phí đã được bảo hiểm theo mục 2 Điều 4 trên đây.

e)Tiền cước vận chuyển hoặc tiền cho thuê tàu.

CDoanh nghiệp bảohiểm không nhận bảo hiểm (trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản) và khôngchịu trách nhiệm bồi thường mọi hư hỏng, mất mát và tổn thất hoặc những chi phíphát sinh do:

1.Rủi ro chiến tranh hoặc những rủi ro tương tự chiến tranh.

2.Bị cướp, bị bắt giữ tàu, thuyền tại bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì.

3.Tàu, thuyền được trưng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự.

4.Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị.

5.Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào.

6.Rủi ro nguyên tử.

Điều 6.Phí bảo hiểm và thời hạn nộp phí bảo hiểm:

1.Phí bảo hiểm:

Doanhnghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bảo hiểmtheo biểu phí bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC ngày 25tháng 10 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trườnghợp người tham gia bảo hiểm yêu cầu mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các rủi ro phụkhác thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể tính thêm phụ phí tương ứng với rủi robảo hiểm đó.

2.Thời hạn nộp phí bảo hiểm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trườnghợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực và phí bảo hiểm chưa đến ký nộp mà tàu,thuyền bị tổn thất toàn bộ thì người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp toànbộ số phí bảo hiểm còn lại cho doanh nghiệp bảo hiểm trong vòng 15 (mười lăm)ngày kể từ ngày người tham gia bảo hiểm gửi thông báo tàu thuyền bị tổn thấttoàn bộ cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 7.Hoàn phí bảo hiểm:

Trườnghợp người tham gia bảo hiểm yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản vàthông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 07 (bảy) ngày, doanh nghiệp bảohiểm có trách nhiệm hoàn lại 80% số phí bảo hiểm đã nộp tương ứng với thời hạnhủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm đangcó hiệu lực đã xảy ra trường hợp bảo hiểm liên quan đến tàu thuyền có yêu cầuhủy bỏ bảo hiểm thì phí bảo hiểm sẽ không được hoàn lại. Việc hoàn phí đượcthực hiện ngay sau khi hợp đồng bảo hiểm được hủy bỏ.

Trườnghợp tàu, thuyền ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc đỗ tại cảng hay địa điểm antoàn được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận với thời gian 30 ngày liên tục trởlên, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hoàn lại 50% số phí bảo hiểm đã nộpcho thời gian tàu, thuyền ngừng hoạt động khi kết thúc năm bảo hiểm. Nếu tàu,thuyền bị tổn thất toàn bộ, phí bảo hiểm cho thời gian tàu, thuyền ngừng hoạtđộng không được hoàn lại.

Điều 8. Tráchnhiệm của người tham gia bảo hiểm:

1.Khi yêu cầu bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm kê khai đầy đủ vàtrung thực những nội dung trong giấy yêu cầu bảo hiểm và gửi cho doanh nghiệpbảo hiểm 03 (ba) ngày trước ngày hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực.

2.Khi tai nạn xảy ra, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm:

2.l.Kịp thời áp đụng mọi biện pháp cần thiết nhằm cứu giúp, bảo vệ người, phươngtiện và tài sản để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.

2.2.Trình báo ngaycho chính quyền địa phương nơi gần nhất để lập biên bản theo quyđịnh và kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc đại diện của doanhnghiệp bảo hiểm tại nơi gần nhất biết.

2.3.Thực hiện đầy đủ những thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền khiếu nại và chuyểnquyền đòi bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.

2.4.Giúp giám định viên doanh nghiệp bảo hiểm làm tốt nhiệm vụ giám định và giảiquyết nhanh chóng hậu quả tai nạn.

Nếungười tham gia bảo hiểm không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trênthì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thườngtương ứng với thiệt hại do lỗi của người tham gia bảo hiểm gây ra trừ trườnghợp người tham gia bảo hiểm có lý do chính đáng khiến không thể thực hiện đượccác trách nhiệm trên.

Điều 9.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm:

1.Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm:

-Cungcấp cho người tham gia bảo hiểm Quy tắc, Biểu phí liên quan tới bảo hiểmthân tàu, thuyền.

-Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chủ tàu, thuyền tham gia bảo hiểm.

2.Khi hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xétvà giải quyết bồi thường trong thời hạn giải quyết bồi thường quy định tại điểm3 Điều 17 dưới đây.

Điều 10.Bảo hiểm trùng:

Trườnghợp bảo hiểm trùng cho cùng một tàu, thuyền, người tham gia bảo hiểm phải thôngbáo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết tên những doanh nghiệp bảo hiểm trùngkhác và số tiền bảo hiểm theo từng hợp đồng bảo hiểm đã giao kết đó, trừ khihợp đồng bảo hiểm có quy định khác.

Trongtrường hợp bảo hiểm trùng, trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm được xácđịnh theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm và tổng sốtiền bảo hiểm của tất cả những doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp bảohiểm chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị bảo hiểm. Người tham gia bảohiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 11.Bồi thường bảo hiểm trên và dưới giá trị:

1.Bảo hiểm trên giá trị là việc người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cao hơn giáthị trường tính bằng tiền hay chi phí thay thế của tài sản được bảo hiểm, tạithời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Trongtrường hợp bảo hiểm trên giá trị do hành vi lừa dối hoặc cố ý khai báo khôngtrung thực của người được bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệpbảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có)và người được bảo hiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp cho phầngiá trị vượt quá.

Trongtrường hợp bảo hiểm trên giá trị do lỗi vô ý của người được bảo hiểm, giới hạntrách nhiệm được xác định là giá trị thực tế của đối tượng được bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm không có quyền đòi lại số phí bảo hiểm đã nộp cho phần giá trị vượtquá

2.Bảo hiểm dưới giá trị là trường hợp bảo hiểm trong đó, số tiền bảo hiểm thấphơn giá trị bảo hiểm.

Trongtrường hợp bảo hiểm dưới giá trị, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệmđối với các tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo tỷ lệ giữa số tiền bảohiểm và giá trị bảo hiểm.

Điều 12.Tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền:

1.Tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền quy đinh trong Quy tắc này bao gồm cả tổnthất toàn bộ thực tế và ước tính:

a)Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất khi tàu, thuyền bị hủy hoại hoàn toànkhông thể phục hồi được hoặc tàu, thuyền bị mất tích quá thời gian 03 (ba)tháng không nhận được tin tức.

b)Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất khi tàu, thuyền bị hư hỏng mà xét thấykhông thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ, hoặc toàn bộ chi phí sửa chữa phục hồi,chi phí trục vớt cứu hộ và các chi phí khác vượt quá giá trị bảo hiểm. Trườnghợp này nếu người tham gia bảo hiểm yêu cầu từ bỏ tàu phải làm giấy thông báotừ bỏ tàu, thuyền cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu việc từ bỏ không được chấpnhận, doanh nghiệp bảo hiểm giải quyết bồi thường phần tổn thất bộ phận thuộctrách nhiệm bảo hiểm.

2.Khi đã bồi thường tổn thất toàn bộ thân tàu, thuyền, doanh nghiệp bảo hiểm đượcquyền sở hữu, thu hồi và xử lý tàu, thuyền đó hoặc không đòi quyền và nghĩa vụđối với xác tàu theo luật định.

Điều 13.Tổn thất bộ phận thân tàu, thuyền:

1.Trong mọi trường hợp, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản, doanh nghiệp bảohiểm có trách nhiệm thanh toán bồi thường cho từng giá trị riêng biệt của bộphận sửa chữa hoặc thay thế. Sau khi bồi thường bộ phận thay thế, doanh nghiệpbảo hiểm có quyền sở hữu, thu hồi bộ phận đó.

2.Trong mọi trường hợp, nếu tàu, thuyền bị tổn thất bộ phận chưa được sửa chữa màtiếp đó lại xảy ra tổn thất toàn bộ trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệulực thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm giải quyết bồi thường tổn thấttoàn bộ.

Điều 14.Mức khấu trừ:

a)Tỷ lệ khấu trừ bằng 2% số tiền bồi thường, tối thiểu là 100.000 đồng/vụ.

b)Những khiếu nại tổn thất dưới mức khấu trừ nêu trên không thuộc trách nhiệm củadoanh nghiệp bảo hiểm.

c)Trường hợp xảy ra tổn thất thân, vỏ, máy móc, trang thiết bị của tàu, thuyền mànguyên nhân gây ra được quy một phần hoặc toàn bộ do sơ suất của thuyền trưởng,sỹ quan, thủy thủ thì ngoài mức khấu trừ ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểmdoanh nghiệp bảo hiểm có thể khấu trừ thêm 10% số tiền đã được chấp nhận bồi thường.

Điều14 này không áp dụng đối với tổn thất toàn bộ.

Điều 15.Giám định tổn thất:

Khinhận được thông báo về tổn thất và giấy yêu cầu giám định của người tham giabảo hiểm hoặc người đại diện của người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểmhoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành giám định tại chỗ vớisự chứng kiến của thuyền trưởng, những nhân chứng có liên quan và đại diện chủtàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và tổn thất.

Phígiám định do người yêu cầu giám định trả và được bồi hoàn khi giải quyết bồi thườngnếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Trườnghợp người tham gia bảo hiểm không thống nhất về kết quả giám định do doanhnghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền xác định, haibên sẽ thỏa thuận chọn người giám định độc lập thực hiện việc giám định.

Kếtluận của người giám định độc lập được coi là quyết định cuối cùng. Trường hợpkết luận của người giám định độc lập khác với kết luận của giám định viên bảohiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết luậncủa người giám định độc lập trùng với kết luận của giám định viên bảo hiểm, ngườitham gia bảo hiểm phải chịu chi phí giám định.

Điều 16.Hồ sơ bồi thường:

Hồsơ bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:

1.Thư khiếu nại bồi thường của người tham gia bảo hiểm.

2.Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3.Kháng nghị hàng hải, báo cáo tai nạn hoặc tổn thất có xác nhận của chính quyềnnơi xảy ra tai nạn hoặc bến đến đầu tiên (nếu tai nạn xảy ra khi tàu, thuyềnđang hành trình).

4.Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảohiểm ủy quyền hoặc biên bản giám định độc lập do các bên thỏa thuận.

5.Giấy chứng nhận mất tàu, thuyền của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp tàu,thuyền bị mất tích).

6.Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương hoặc công an lập (trường hợp tai nạnliên quan đến người, tàu thuyền và tài sản của người thứ ba).

7.Hóa đơn, chứng từ liên quan đến những chi phí đòi bồi thường.

8.Thư khiếu nại và toàn bộ tài liệu, chứng từ liên quan đến người thứ ba (nếucó).

9.Những chứng từ liên quan khác (trích sao nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật kýthời tiết, sổ hành trình, giấy phép di chuyển lực lượng khai thác thủy sản, cácgiấy tờ đăng kiểm, bằng cấp thuyền viên hay giấy tờ khác của tàu... tùy theotừng vụ việc cụ thể).

Saukhi người tham gia bảo hiểm nộp đầy đủ hồ sơ khiếu nại nói trên cho doanhnghiệp bảo hiểm, nếu trong vòng 30 (ba mươi) ngày tiếp theo doanh nghiệp bảohiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại đó được coi là đầy đủ và hợplệ.

Điều 17.Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường:

1.Thời hạn yêu cầu bồi thường của người tham gia bảo hiểm là 01 (một) năm kể từngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bấtkhả kháng.

2.Thời hạn khiếu nại tổn thất chung được quy định là 02 (hai) năm kể từ ngày xảyra tai nạn.

3.Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán bồi thường cho người tham giabảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngàynhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại hợp lệ của người tham gia bảo hiểm.

Chương III

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 18.Giải quyết tranh chấp:

Mọitranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nếu không được giải quyết bằngthương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra tòa án tại Việt Nam giảiquyết./.

BIỂU PHÍ

bảo hiểm mọi rủi ro thân tàu đối với các phương tiệnđánh bắt hải sản xa bờ

(ban hành theo Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC ngày25/10/1999

của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

Phí bảo hiểm (chưa cóthuế giá trị gia tăng) tính theo tỷ lệ % trên giá trị thân tàu, thuyền.

1. Tàu thuyền vỏ bằnggỗ hoặc xi măng lưới thép:

Từ 90cv đến 99cv:2,30%

Từ 100cv đến 124cv:1,90%

Từ 125cv đến 134cv:l,60%

Từ 135cv đến 224cv:1,40%

Từ 225cv đến 249cv:1,25%

Từ 250cv đến 399cv:1,15%

Từ 400cv đến 599cv:1,00%

Từ 600cv đến 999cv:0,80%

Từ 1000cv trở lên:0,57%.

2. Tàu thuyền vỏ bằngsắt, thép, hợp kim nhôm (Duyara) và nhựa tổng hợp (Compozit):

Từ 90cv đến 99cv:2,00%

Từ 100cv đến 124cv:l,70%

Từ 125cv đến 134cv:1,40%

Từ 135cv đến 224cv:l,20%

Từ 225cv đến 249cv:1,10%

Từ 250cv đến 399cv:1,00%

Từ 400cv đến 599cv:0,90%

Từ 600cv đến 999cv:0,70%

Từ 1000cv trở lên:0,50%.

3. Tỷ lệ phí bảo hiểmthu thêm theo tuổi tàu, thuyền:

Tàu dưới 5 tuổi: Khôngthu thêm

Từ 6 đến 8 tuổi: Thuthêm 0,30%

Từ 9 đến 11 tuổi: Thuthêm 0,60%

Từ 12 đến 14 tuổi: Thuthêm 1,00%

Từ 15 đến 17 tuổi: Thuthêm 2,00%

Trên 17 tuổi: Thỏathuận thêm nếu nhận bảo hiểm.

 

QUY TẮC

bảo hiểm tai nạn thuyền viên

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:

1. Doanh nghiệp bảohiểm, thuyền viên làm việc và sinh hoạt trên các phương tiện nghề cá có nghĩavụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc tai nạn thuyền viên.

2. Người tham gia bảohiểm bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, các thủy thủ, thợmáy, nhân viên phục vụ làm việc trên tàu, thuyền đánh bắt cá.

3. Phạm vi bảo hiểm:Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn bất ngờ xảy ra trong vùng biểncủa Việt Nam làm cho người tham gia bảo hiểm bị chết, thương tật thân thể hoặcmất tích.

Điều 2. Hợp đồng bảo hiểm:

Giấy chứng nhận bảohiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu cầu của người tham gia bảo hiểm làbằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảo hiểm và doanhnghiệp bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm tainạn thuyền viên có thể được ký dưới dạng tập thể của xí nghiệp, hợp tác xã đơnvị tàu thuyền hoặc cá nhân.

Điểu 3. Phí bảo hiểm và số tiền bảohiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểmvà người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm theo biểu phí và sốtiền bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10năm 1999.

Doanh nghiệp bảo hiểmcó thể thỏa thuận với người tham gia bảo hiểm để bảo hiểm theo biểu phí và sốtiền bảo hiểm cao hơn hoặc phạm vi rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo quy tắc bảohiểm, biểu phí, số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trình và được BộTài chính phê chuẩn.

Điều 4. Hiệu lực của hợp đồng bảohiểm:

Hiệu lực của hợp đồngbảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định tại giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanhnghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi người tham gia bảo hiểm đãđóng đủ phí bảo hiểm (trừ khi có thỏa thuận khác).

Điều 5. Hủy bỏ hợp đồng:

Trường hợp yêu cầu hủybỏ hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm thông báo bằng vănbản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 10 (mười) ngày. Doanh nghiệp bảo hiểmphải hoàn trả lại cho người tham gia bảo hiểm 90% số phí bảo hiểm của thời gianhủy bỏ. Trường hợp trong thời gian hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ratrường hợp bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm có yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảohiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm hoàn trả lại số phí bảohiểm đã nộp.

Điều 6. Trách nhiệm của người tham giabảo hiểm:

1. Khi yêu cầu bảohiểm, người tham gia bảo hiểm phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dungtrong giấy yêu cầu bảo hiểm.

2. Người tham gia bảohiểm phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy tắc an toàn lao động của đơn vịvà các yêu cầu về phòng hộ lao động khác.

3. Khi xảy ra tai nạn,người tham gia bảo hiểm hoặc người đại diện có thẩm quyền phải trình báo với cơquan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và thông báo ngay và cung cấp mọi tintức về tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm nơi gần nhất.

4. Trường hợp ngườitham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng không trung thực trong việc thực hiệncác điều quy định trong quy tắc này, doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối mộtphần hoặc toàn bộ mức chi trả tiền bảo hiểm tương ứng với thiệt hại do lỗi củangười tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng gây ra.

Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệpbảo hiểm:

1. Doanh nghiệp bảohiểm có trách nhiệm:

- Cungcấp cho thuyềnviên Quy tắc, Biểu phí và số tiền bảo hiểm liên quan tới bảo hiểm tai nạnthuyền viên;

- Hướng dẫn và tạođiều kiện thuận lợi để thuyền viên tham gia bảo hiểm.

2. Khi hồ sơ chi trảtiền bảo hiểm đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xét vàgiải quyết trong thời hạn giải quyết chi trả tiền bảo hiểm quy định tại điểm 1Điều 11 dưới đây.

 

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 8. Chi trả tiền bảo hiểm:

1. Trong phạm vi sốtiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có

trách nhiệm chi trảtiền bảo hiểm trong trường hợp người tham gia bảo hiểm bị tai nạn chết hoặc bịthương. Mức chi trả tiền bảo hiểm cao nhất trong trường hợp bị chết hoặc mấthoàn toàn khả năng lao động là số tiền bảo hiểm được ghi trong giấy chứng nhậnbảo hiểm.

2. Trường hợp ngườitham gia bảo hiểm bị thương tật do tai nạn, mức chi trả tiền bảo hiểm áp dụngtheo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật áp dụng trong các nghiệp vụ bảohiểm con người ban hành kèm theo Quyết định số 05/TC-BH ngày 02/1/1993 của Bộtrưởng Bộ Tài chính.

Tổng số các khoản chiphí quy định tại Điều 8 này trong bất kỳ trường hợp nào cũng không vượt quá sốtiền bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Trong trường hợp ngườitham gia bảo hiểm mất tích khi đang làm nhiệm vụ trên biển mà thuyền trưởng,chủ tàu đã áp dụng mọi biện pháp để tìm kiếm, cứu nạn nhưng không có kếtquả và có đầy đủ tài liệu chứng minh là đã mất tích thì mức chi trả tiền bảohiểm áp dụng như trường hợp chết. Nếu sau khi chi trả tiền bảo hiểm mà ngườitham gia bảo hiểm này còn sống thì người thụ hưởng đã nhận tiền bảo hiểm cótrách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền bảo hiểm đó cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Điều 9. Loại trừ bảo hiểm:

Doanh nghiệp bảo hiểmkhông chi trả tiền bảo hiểm những tai nạn do những nguyên nhân trực tiếp sauđây:

1. Hành động cố ý tựgâythương tích kể cả tự tử hay có ý định tự tử của người tham gia bảo hiểm dùtrong bất kỳ hoàn cảnh, trạng thái nào.

2. Tai nạn xảy ra dongười tham gia bảo hiểm bị ảnh hưởng bởi rượu, bia, ma túy và các chất kíchthích tương tự khác.

3. Do bị bệnh hoặcchết hoặc bị thương do bệnh tật gây ra.

4. Do hành vi phạmpháp của người tham gia bảo hiểm.

5. Do chiến tranh,đình công, bạo động.

Điều 10. Hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảohiểm:

Khi yêu cầu doanhnghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởngcó trách nhiệm gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm các chứng từ sau đây trong vòng 30(ba mươi) ngày kể từ ngày người tham gia bảo hiểm điều trị khỏi bệnh hoặc bịchết:

1. Giấy yêu cầu trảtiền bảo hiểm,

2. Giấy chứng nhận bảohiểm hoặc trích (bản sao) danh sách người tham gia bảo hiểm,

3. Biên bản tai nạn cóxác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người tham giabảo hiểm bị tai nạn,

4. Xác nhận điều trịcủa cơ quan y tế (giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ có liên quan đếnviệc điều trị tai nạn),

5. Giấy chứng tử vàgiấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp chết).

Trường hợp người thamgia bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận số tiền bảo hiểm, phải có giấy ủyquyền hợp pháp.

Điều 11. Thời hạn thanh toán và khiếunại chi trả tiền bảo hiểm:

1. Doanh nghiệp bảohiểm có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng trong vòng 15 (mườilăm) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ hợp lệ nói trên.

Trường hợp từ chối bồithường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho người tham gia bảo hiểm hoặcngười thụ hưởng biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn nói trên.

2. Thời hạn khiếu nạiviệc chi trả tiềnbảo hiểm của người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng là60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm hoặctừ chối chi trả tiền bảo hiểm. Quá thời hạn trên, mọi khiếu nại không còn giátrị.

 

Chương III

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 12. Giải quyết tranh chấp:

Mọi tranh chấp phátsinh từ hợp đồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa cácbên liên quan sẽ được đưa ra tòa án tại Việt Nam giải quyết./.

 

BIỂU PHÍ

và số tiền bảo hiểm tai nạn thuyền viên

(ban hành kèm theo Quyết địnhsố 128/1999/QĐ-BTCngày 25/10/1999

của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

1. Số tiền bảo hiểm là10 triệu đồng/người/vụ.

2. Phí bảo hiểm tínhmột năm là 28.000 đồng/ người./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6670&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận