Văn bản pháp luật: Quyết định 206/1999/QĐ-TTg

Phạm Gia Khiêm
Đồng Tháp An Giang Cà Mau Cần Thơ Kiên Giang Sóc Trăng Tiền Giang Trà Vinh Vĩnh Long
Công báo điện tử;
Quyết định 206/1999/QĐ-TTg
Quyết định
09/11/1999
25/10/1999

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005

Phó Thủ tướng
1.999
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đàotạo

khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giaiđoạn 2001 - 2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 1998 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộikhu vực đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số5485/VP, ngày 15 tháng 6 năm 1999 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáodục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 -2005,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông CửuLong đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên kế hoạch: Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồngbằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005.

2. Cơ quan quản lý kế hoạch: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Mục tiêu của kế hoạch:

Từnăm 1999 đến năm 2000 và trong giai đoạn 2001 - 2005 các mục tiêu phát triểngiáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long là:

1.Thu hút các cháu trong độ tuổi có nhu cầu vào nhà trẻ/mẫu giáo. Bảo đảm thu húttrẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo trước khi vào tiểu học đạt tỷ lệ 60-75% vào năm 2000và khoảng 80-95% vào năm 2005.

2.Năm 2000 tất cả các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt chuẩn phổ cập tiểuhọc và xoá mù chữ, chống tái mù chữ, trên cơ sở đó tiếp tục củng cố vững chắckết quả xóa mù chữ và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học.

3.Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện.

4.Phát triển mạnh các loại hình giáo dục nghề nghiệp. Phấn đấu nâng tỷ lệ laođộng đã qua đào tạo trong khu vực đạt 13 - 14,5% vào năm 2000, 20 - 25% vào năm2005. Năm 2000 mỗi tỉnh có ít nhất 1 trường đào tạo nghề, 30% số quận, huyện cótrung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục hướngnghiệp. Những tỉnh có đủ điều kiện thì thành lập Trường Trung học Y tế, TrườngTrung học Văn hóa - Thể dục thể thao.

5.Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng. Nâng sốsinh viên trên 1 vạn dân lên 40 vào năm 2000 và khoảng 60 - 70 vào năm 2005.

6.Củng cố mạng lưới trường, lớp. Từng bước xây dựng các trường theo tiêu chuẩnquốc gia. Cơ bản xoá việc học ca 3 vào năm 2001, xây dựng trường phổ thông kiêncố và bán kiên cố đạt tỷ lệ ít nhất 60% vào năm 2000, 80% vào năm 2005.

7.Giải quyết cơ bản nhu cầu giáo viên tiểu học vào năm 2002; giáo viên trung họccơ sở và trung học phổ thông vào năm 2005. Tăng quy mô đào tạo giáo viên choKhoa Sư phạm Đại học Cần Thơ, trường Sư phạm kỹ thuật và các trường sư phạm điạphương. Phấn đấu đến năm 2003 mỗi bộ môn của các trường sư phạm có ít nhất từ 1-3cán bộ có trình độ sau đại học. Nâng cao trình độ giáo viên ở các trường sưphạm, trường dạy nghề đạt trình độ chuẩn quốc gia vào năm 2005.

Điều 2. Tổchức thực hiện:

Giaocho các cơ quan sau đây xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện để đạtcác mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đếnnăm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005.

1.Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo khu vực đồng bằng sông CửuLong.

Căncứ mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nêu tại Điều 1 Quyết định này, Quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đếnnăm 2010, y ban nhân dân các tỉnh trongkhu vực đồng bằng sông Cửu Long xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạocủa tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2005.

BộGiáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với các địa phương, các cơ quan tuyêntruyền, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và các địa phương thườngxuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về vai trò,tác dụng của giáo dục và đào tạo trong các tầng lớp nhân dân ở các địa phươngvà huy động mọi lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục đào tạo.

2.Về thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ:

BộGiáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hỗ trợ về tài chính từ chương trình mục tiêu chocác tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang để chậm nhất là trong năm 2000 cáctỉnh này đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

3.Về đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp:

BộGiáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh trongvùng xây dựng đề án mạng lưới trường đại học, cao đẳng trong khu vực, trình Thủtướng Chính phủ trong quý IV năm 1999; chỉ đạo xây dựng đề án thành lập trườngĐại học An Giang, Trường Đại học dân lập Vĩnh Long, các trường cao đẳng cộngđồng ở Tiền Giang, Đồng Tháp.

BộGiáo dục và Đào tạo có kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các tỉnh thuộcđồng bằng sông Cửu Long; tăng biên chế cán bộ giảng dạy, cán bộ có trình độ sauđại học; đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho Đại học Cần Thơ, ưutiên Khoa Y và Khoa Sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo.

BộLao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh liênquan chỉ đạo thành lập mới trường đào tạo nghề ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng,Trà Vinh, Kiên Giang. Đối với các trường đào tạo nghề, trường trung học chuyênnghiệp hiện có, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉđạo mở rộng quy mô đào tạo, diện ngành nghề, chú trọng các nghề gắn với pháttriển kinh tế địa phương như nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt hải sản, chế biếnlương thực, thực phẩm, điện nông thôn, cơ khí nông nghiệp, đóng tàu, thuyềnđánh cá và vận tải, xây dựng, giao thông.

BộGiáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộixây dựng đề án phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo không chínhquy như trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm lao độnghướng nghiệp.

4.Về xây dựng cơ sở vật chất trường học:

y ban nhân dân các tỉnh trongkhu vực có trách nhiệm cấp đất xây dựng các trường học theo quy hoạch, chỉ đạothực hiện xã hội hoá giáo dục, đào tạo, động viên nhân dân đóng góp tiền của vàcông sức cho công tác xây dựng trường, sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước từcác chương trình mục tiêu, các chương trình vay vốn nước ngoài và các nguồnkhác trong cân đối ngân sách địa phương để xây dựng cơ sở vật chất cho trườnghọc. y ban nhân dân các tỉnh phảidành khoảng 30 - 40% nguồn thu được để lại cho địa phương theo quy định củaLuật Ngân sách Nhà nước (thuế sử dụng nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụngđất, thu về xổ số kiến thiết...) để đầu tư cho các công trình trường học, xóaca 3.

y ban nhân dân các tỉnh trongkhu vực xây dựng cơ chế, chính sách huy động sự đóng góp của nhân dân và cácnguồn vốn khác để đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đặc biệt là để nâng cấphệ thống trường, lớp ở địa phương.

5.Về vấn đề giáo viên và các trường sư phạm:

y ban nhân dân các tỉnh chỉ đạocác ngành tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất cho các Trường Sư phạm. Phối hợpvới Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sátđánh giá tình hình giáo viên, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, tăng cườngđội ngũ giáo viên cho các trường này đáp ứng nhu cầu đào tạo.

y ban nhân dân các tỉnh Cà Mau,Sóc Trăng, Trà Vinh tập trung đầu tư cho các trường Trung học Sư phạm của tỉnhđể sớm nâng cấp các trường này thành các trường Cao đẳng Sư phạm, đảm nhận côngtác đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở của địa phương.

BộGiáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện phương thức đào tạo tại địa phương một sốlớp cao học để nâng cao trình độ giáo viên của các trường sư phạm trong khu vựcđồng bằng sông Cửu Long. Có kế hoạch tổ chức và huy động các trường sư phạmtrong cả nước, đặc biệt là trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và trườngĐại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hỗ trợ các trường sư phạm của khu vực về đàotạo giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, giáo viên dạy nghề.

BanTổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơquan liên quan và y ban nhân dân các tỉnh có giảipháp tiếp tục sử dụng hợp lý giáo viên đến tuổi hưu nhưng còn năng lực làmviệc, sức khoẻ và tình nguyện tiếp tục làm việc.

6.Về đầu tư cho giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

BộKế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đàotạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong các chương trình - kế hoạch đầu tưtrọng điểm của Nhà nước về giáo dục đào tạo, các chương trình phát triển kinhtế - xã hội khác; xây dựng kế hoạch tăng dần tỷ lệ đầu tư cho giáo dục - đàotạo đồng bằng sông Cửu Long từ 18% (1998) lên 20% vào năm 2000 và khoảng 22%tổng ngân sách giáo dục đào tạo vào giai đoạn 2001 - 2005.

7.Về chính sách ưu đãi

BanTổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, yban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính và y ban nhân dân các tỉnh đề xuất chính sách ưu tiên đối với các đốitượng khó khăn trong khu vực.

Điều 3. GiaoBộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch này, định kỳbáo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện.

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 5.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh thuộckhu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=7234&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận