Quyết định QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN
Về việc ban hành Quy định quản
lý giống nuôi thuỷ sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25/4/1989 và pháp lệnh thú y ngày 25/2/1993;
Căn cứ Nghị định 93-CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành pháp lệnh thú y và thông tư 02 ngày 25/4/1994 của Bộ thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 93-CP;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở thuỷ sản Nghệ An.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định quản lý giống nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 2: Bản Quy định này được áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân kể cả lực lượng vũ trang trong tỉnh, ngoài tỉnh hoạt động liên quan đến giống nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của UBND tỉnh trái với Quyết định nay đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở thuỷ sản, Công An tỉnh, Chỉ huy trưởng Quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh, Trưởng chi cục BVNL thuỷ sản, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố, thi xã, các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến hành nghề giống thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ GIỐNG NUÔI THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1303/1998/QĐ-UB ngày 22/12/1998/của UBND tỉnh Nghệ An
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Hoạt động nghề cá trong lĩnh vực giống nuôi thuỷ sản bao gồm: sản xuất, cho đẻ, ương nuôi, chế biến, dịch vụ thức ăn, phục cho ương nuôi, dịch vụ con giống (bao gồm: thu gom, vận chuyển,mua bán....) gọi chung là hành nghề giống thuỷ sản.
Điều 2: UBND tỉnh thống nhất quản lý giống nuôi thuỷ sản trên toàn phạm vi toàn tỉnh. Sở thuỷ sản có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chính sách, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật về lĩnh vực giống nuôi thuỷ sản, các vấn đề vệ sinh môi trường nhằm phát triển và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Điều 3: UBND tỉnh Nghệ An giao cho sở thuỷ sản (chi cục BVNL thuỷ sản) quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giống nuôi thuỷ sản bao gồm:
1. Sản xuất con giống
2. Lưu giữ nhân và cấp giống thuần chủng, các dòng có phẩm chất tốt.
3. Quản lý quỹ gen, giống nuôi trồng rong các vùng nước tự nhiên.
4. Tạo giống mới, khảo nghiệm, công nhận giống mới đưa vào sản xuất.
5. Di giống , nhập giống, xuất khẩu giống.
6. Kiểm tra, thamh tra Kiểm dịch giống, thu lệ phí xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4: Tất cả các tổ chức, cá nhân muốn ngành nghề giống nuôi thuỷ sản phải có đơn (theo phụ lục 1) và được sở thuỷ sản (chi cục BVNL thuỷ sản) cấp giấy phép hoạt động.
Điều 5: Tổ chức, cá nhân hành nghề giống nuôi thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:
1. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về: ao, hồ, nước, phương tiện hành nghề theo tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước đồng thời phải phù hợp với điều kiện vệ sinh và môi rường.
- Giống bố mẹ phải đúng quỹ gen và theo tiêu chuẩn mà Bộ thuỷ sản đã ban hành.
2. Phải qua các lớp đào tạo hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành.
3. Phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật và được UBND xã, phường, thi trấn đồng ý.
4. Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho động vật thuỷ sản theo quy định cuả pháp luật hiện hành.
Điều 6: Tổ chức, cá nhân khi đưa giống ra khỏi tỉnh phải báo cáo với sở thuỷ sản (Chi cục BVNL thuỷ sản). Sở thuỷ sản (chi cục BVNL thuỷ sản) có trách nhiệm kiểm tra, kiểm dịch từng chuyến hàng cụ thể và cáp các chứng chỉ:
Phiếu kiểm tra chất lượng con giống; giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thuỷ sản.
Điều 7: 1. Tổ chức, cá nhân khi đưa nguồn giống vật nuôi thuỷ sản vào địa bàn tỉnh Nghệ An phải báo cáo với sở Thủy sản Chi cục BVNLthuỷ sản và phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép hành nghề
b) Hợp đồng mua bán từng chuyến hàng cụ thể với Chi cục BVNL thuý sản.
c) Giấy kiểm dịch động vật thuý sản nơi xuất hàng.
2. Chi cục BVNL thuỷ sản có trách nhiệm xem xét các giấy tờ và kiểm tra từng chuyến hàng cụ thể .Trường hợp thấy có dấu hiệu động vật thuỷ sản bị nhiễm bệnh thì Chi cục BVNL thuỷ sản Nghệ An có quyền kiểm dịch và dùng các biện pháp xử lý. Mọi chi phí vật chất cho quá trình xử lý phía chủ hàng phải chịu trách nhiệm. Nghiêm cấm lưu hành động vật thuỷ sản khi chưa có giấy kiểm dịch động vật thuỷ sản của cơ quan chuyên nghành.
3. Tất cả giống thuỷ sản vừa mới nhập về phải đưa vào bể ương, ao nhỏ để thuần hoá, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật mới được đưa ra nuôi dưỡng.
- Riêng tôm giống phải thả lưu giữ từ 3 - 5 ngày thuần hoá, đạt được cỡ P15 trở lên báo với Chi cục BVNL thuỷ sản kiểm dịch mới được đem thả vào ao, đầm để nuôi.
Điều 8: Tổ chức ,cá nhân khi xuất khẩu ,nhập khẩu quá cảnh động vật thuỷ sản phải có giấy phép của Cục BVNL thuỷ sản thuộc Bộ thuỷ sản cho phép và phải báo cáo cho Sở thuỷ sản.
Điều 9: 1.Tất cả các giấy tờ liên quan đến mua, bán, kiểm dịch giống nuôi thuỷ sản phải trình Chi cục BVNL thuỷ sản trước 5 -7 ngày, Chi cục BVNL thuỷ sản có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời gian không quá 7 ngày.
2. Giấy đăng ký sản xuất và dịch vụ con giống có giá trị trong 12 tháng, hết thời hạn phải đăng ký kiểm tra lại, nếu đủ điều kiện thì cấp tiếp.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10: Tất cả các tổ chức ,cá nhân hành nghề nuôi thuỷ sản phải nộp lệ phí theo Thông tư 89/TT-LB ngày 27/11/1995 của Liên bộ Tài chính -Thuỷ sản quy định chế độ thu ,nộp và quản lý sử dụng ,lệ phí công tác BVNL thuỷ sản.
Điều 11: Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức ,cá nhân có thành tíchtrong hoạt động và hành nghề giống nuôi trồng thuỷ sản sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức cá nhân có hành vi, vi phạm các quy định về giống nuôi thuỷ sản, sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Điều 12:
1. Sở Thuỷ sản Nghệ An (Chi cục BVNL thuỷ sản) có trách nhiệm hướng dẫn thi hành việc thực hiện bản quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc, Sở Thuỷ sản tổng hợp ý kiến đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết, sử đổi bổ sung cho phù hợp.
PHỤ LỤC 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------
......, ngày..... tháng ...... năm 199....
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG
Kính gửi
:
SỞ THUỶ SẢN NGHỆ AN 1. Tên tôi là :................................................ ...........................
2. Sinh ngày:................................... ....................................... .
3. Địa chỉ thường trú: .................................... ........................
4. Nghề nghiệp:...................................
- Tên giống SXKD:....................................... ................................. ..
- Địa chỉ cơ sở sản xuất: ....................................................... ....... ...
- Quy mô diện tích đất, mặt nước:.............................................. ...
- Công suất, sản lượng, dự kiến đạt được trong năm:.................. ........
- Lực lượng lao động kỹ thuật: (Kỹ sư, T,cấp, CNKT)................. .............
- Trang thiết bị chủ yếu: Nguồn giống, điều kiện cấp thoát nước, phòng bệnh:..................................................................................................................................................................................................................... ......................
- Vốn cố dịnh, vốn lưu động:................................... .......................
(Kèm theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật công trình sản xuất )
Tôi xin cam đoan hoạt động sản xuất trong phạm vi được phép và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.
NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ghi rõ họ, tên)