Văn bản pháp luật: Quyết định 153/2003/QĐ-TTg

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 153/2003/QĐ-TTg
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
10/11/2010
30/07/2003

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Điều lệ trường đại học

Thủ tướng
2.003
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

Điều lệ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ

Về việc ban hành Điều lệ trườngđại học

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căncứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Xétđề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành "Điều lệ trườngđại học" kèm theo quyết định này.

Điều 2. Giao Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo hướng dẫn các trường đại học thực hiện Điều lệ. Trong quá trình thựchiện, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể trình Thủ tướng Chính phủ xemxét, bổ sung hoặc sửa đổi Điều lệ này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lựcthi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái vớiquyết định này đều được bãi bỏ.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

 

ĐIỀU LỆ TRƯỜNGĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

Những quy định chung

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Điều lệ này áp dụng cho các trường đại học quyđịnh tại Điều 38 Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 (dưới đây gọi tắt là Luật Giáodục).

Điều 2. Các loại hình trường và loại trường đạihọc

1. Các loại hình trường đại học bao gồm: cônglập, bán công, dân lập và tư thục, được quy định tại Điều 13 Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtGiáo dục (dưới đây gọi tắt là Nghị định 43).

2. Các loại trường đại học bao gồm: đại học, trườngđại học và học viện, được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 43.

3. Đại học Quốc gia được quy định tại Nghị địnhsố 07/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia.

4. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, nhu cầu đào tạo nhân lực và quy hoạch mạng lưới các trường đại học trongtừng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt danh mục các trường đại học trọng điểm của nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc đặt tên trường đại học

1. Tên của trường đại học bao gồm các cụm từ sauđây:

a) Cụm từ xác định loại trường: đại học, trườngđại học, học viện;

b) Cụm từ xác định loại hình trường nếu là báncông, dân lập hoặc tư thục.

c) Cụm từ xác định lĩnh vực, ngành nghề (nếu cầnthiết);

d) Tên riêng hoặc cụm từ xác định tên đại họcnếu trường là trường thành viên.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dịch têntrường đại học ra tiếng nước ngoài.

Điều 4. Quản lý nhà nước đối với các trường đạihọc

1. Trường đại học chịu sự quản lý nhà nước vềgiáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổcủa Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụsở.

2. Cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Giáo dục vàĐào tạo thực hiện quản lý nhà nước đối với các trường đại học trực thuộc theoquy định của Điều lệ này.

Điều 5. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trườngđại học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và phápluật, theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

2. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường đạihọc hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu,nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục phù hợp với tôn chỉ mụcđích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xác định.

Điều 6. Điều kiện thành lập trườngđại học

Trường đại học được xét thành lập khi có đủ cácđiều kiện quy định tại Điều 18 Nghị định 43.

Điều 7. Thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách,đình chỉ hoạt động và giải thể các trường đại học

1. Thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đìnhchỉ hoạt động và giải thể các trường đại học được quy định tại các Điều 19, 20,21 và 22 Nghị định 43.

2. Đề án thành lập các trường đại học được thựchiện theo 2 bước:

Bước 1: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận đề ántiền khả thi, đối chiếu với các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 18 Nghị định43 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương và cho phép lập đềán khả thi thành lập trường;

Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợpvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quantổ chức thẩm định đề án khả thi thành lập trường và các điều kiện được quy địnhtại khoản 3 Điều 18 và Điều 19 Nghị định 43, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định thành lập trường.

Điều 8. Quy chế tổ chức và hoạt động của trườngđại học

1. Quy chế về tổ chức và hoạt động của trườngđại học là văn bản cụ thể hoá Điều lệ trường đại học để áp dụng cho từng loạihình trường, một số trường hoặc một trường.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổchức và hoạt động của các loại trường, các loại hình trường đại học theo uỷquyền của Thủ tướng Chính phủ.

3. Các trường đại học xây dựng quy chế về tổchức và hoạt động của trường trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

Điều 9. Nhiệm vụ của trường đại học

1. Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạođức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độđào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạoviệc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trongquan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoahọc và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục vàcác quy định khác của pháp luật.

3. Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắcvăn hoá dân tộc.

4. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong nhữngngười học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường.

5. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xâydựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ,cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới.

6. Tuyển sinh và quản lý người học.

7. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức,cá nhân trong hoạt động giáo dục.

8. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên vàngười học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhucầu của xã hội.

9. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trangthiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 10. Quyền hạn và trách nhiệm của trường đạihọc

Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịutrách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ này về quy hoạch, kế hoạchphát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ,tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợpvới chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại họccủa nhà nước;

2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạchgiảng dạy, học tập đối với các ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơsở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinhtheo chỉ tiêu của nhà nước, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, inấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằmthực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáodục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nướcngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội;

4. Đăng ký tham gia tuyển chọn và thực hiệnnhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụngcó hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; ký kết, thực hiệnhợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoahọc và công nghệ góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệcủa đất nước;

5. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyểngiao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quảhoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội, quyềnvà lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệcủa nhà trường;

6. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổchức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiếnhành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh; sử dụng nguồnthu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sởvật chất của nhà trường, chi cho các hoạt động giáo dục và bổ sung nguồn tàichính cho nhà trường;

7. Được nhà nước giao đất; được thuê đất, vayvốn; được miễn, giảm thuế theo quy định của nhà nước;

8. Tổ chức bộ máy nhà trường; thành lập và giảithể các tổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệpcủa trường theo quy định của nhà nước;

9. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trongviệc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạtđộng tài chính;

10. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản vàcác cơ quan cấp trên về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.

Điều 11. Trách nhiệm dân sự của trường đại học

Trường đại học chịu trách nhiệm dân sự theo quyđịnh của pháp luật; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danhnghĩa và cơ sở vật chất của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quyđịnh của Điều lệ này.

Chương II

Hoạt động Giáo dục và đào tạo

Điều 12. Mục tiêu, tính chất và nguyên lý giáodục

Mục tiêu, tính chất và nguyên lý giáo dục của trườngđại học được quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Giáo dục.

Điều 13. Ngôn ngữ giảng dạy

Ngôn ngữ chính thức giảng dạy ở các trường đạihọc là tiếng Việt. Trong những chương trình hợp tác với nước ngoài, chươngtrình đào tạo ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài và một số ngành học khác đượcgiảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo.

Điều 14. Ngành nghề đào tạo

1. Trường đại học được mở các ngành đào tạo đạihọc và chuyên ngành đào tạo sau đại học đã có trong danh mục ngành đào tạo củanhà nước khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trường đại học kiến nghị với Bộ Giáo dục vàĐào tạo mở thí điểm các ngành đào tạo mới khi xã hội có nhu cầu về nhân lực.Việc mở thêm ngành mới được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Trường đại học thường xuyên điều tra dự báonhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội đối với từng ngành nghề của trường;trên cơ sở đó điều chỉnh quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phương thức đàotạo của trường.

Điều 15. Chương trình và giáotrình

1. Trường đại học tổ chức xây dựng chương trìnhđào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của trường trên cơsở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Trường đại học đào tạo theo các chương trìnhđặc biệt đối với những sinh viên xuất sắc, theo các chương trình bồi dưỡng, nângcao trình độ khoa học - công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ và các chương trìnhnâng cao kiến thức khác cho các đối tượng có nhu cầu học tập.

3. Trường đại học thường xuyên phát triển chươngtrình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện đểnhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước pháttriển về khoa học công nghệ, phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiếtthực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của từng ngành, lĩnh vực,vùng, địa phương nói riêng.

4. Trường đại học dựa trên chương trình đào tạocủa hệ chính quy, thiết kế các chương trình chuyển đổi và quy định về liênthông giữa các trình độ, hình thức tổ chức đào tạo và với các cơ sở đào tạokhác; áp dụng quy trình đào tạo linh hoạt; từng bước chuyển quy trình tổ chứcđào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ, thực hiện chế độ cho học và thi lấychứng chỉ theo từng học phần tạo thuận lợi cho người học tích luỹ kiến thức vàthực hiện bình đẳng về cơ hội học tập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho mọi tầnglớp nhân dân, đặc biệt là những người ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

5. Trường đại học tổ chức biên soạn, duyệt vàthẩm định các giáo trình theo chuyên ngành và các tài liệu giảng dạy, học tậpcủa trường; xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy - họcđáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp dạy - học, phát huytính tích cực, chủ động, năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học.

6. Trường đại học thường xuyên tổ chức đánh giácác chương trình đào tạo của các ngành học, môn học của nhà trường để có nhữngđiều chỉnh cần thiết.

Điều 16. Tuyển sinh

1. Trường đại học xây dựng kế hoạch tuyển sinhhàng năm theo chỉ tiêu của nhà nước trên cơ sở khảo sát nhu cầu nhân lực, hiệuquả đào tạo và năng lực cán bộ, cơ sở vật chất của nhà trường; kiến nghị với cơquan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và pháttriển quy mô của trường.

2. Trường đại học tổ chức tuyển sinh theoquy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 17. Kiểm tra, thi và đánhgiá

1. Trường đại học thực hiện việc đánh giá kếtquả học tập, rèn luyện tu dưỡng, tham gia các hoạt động xã hội của người học,việc giảng dạy của giảng viên.

2. Trường đại học được lựa chọn phương pháp, quytrình, xây dựng hệ thống kiểm tra, thi và đánh giá đảm bảo khách quan, chínhxác và phù hợp với phương thức đào tạo và hình thức học tập, xác định mức độtích luỹ của người học cả về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành ngành nghềvà khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

Điều 18. Văn bằng chứng chỉ vàchất lượng đào tạo

1. Trường đại học tổ chức công nhận, cấp chứngchỉ, cấp văn bằng tốt nghiệp cho những người được trường đào tạo khi có đủ cácđiều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trường đại học chịu trách nhiệm về chất lượngđào tạo và giá trị văn bằng chứng chỉ do trường cấp trên cơ sở xây dựng và pháttriển hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo.

3. Trường đại học có trách nhiệm thực hiện quytrình kiểm định chất lượng và công khai kết quả kiểm định chất lượng theo quyđịnh của các cơ quan có thẩm quyền.

Chương III

Hoạt động khoa học và côngnghệ

Điều 19. Nội dung hoạt động khoa học và côngnghệ của trường đại học

1. Nghiên cứu cơ bản, thực hiện các nhiệm vụkhoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của nhà nước và nghiên cứu khoa họcvề giáo dục.

2. Tham gia giải quyết những vấn đề khoa học vàcông nghệ do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nướcđặt ra; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịchvụ khoa học và công nghệ.

3. Tham gia tư vấn xây dựng chính sách và đềxuất các giải pháp thực hiện chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho các cấpquản lý nhà nước ở trung ương và địa phương; tham gia thẩm định về mặt khoa họcvà công nghệ các dự án, các công trình lớn; góp phần đưa các thành tựu khoa họcvà công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất, đời sống.

Điều 20. Tổ chức các hoạt động khoa học và côngnghệ

1. Trường đại học tổ chức thực hiện các nhiệm vụkhoa học - công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước hoặc do quỹ phát triển khoahọc và công nghệ tài trợ theo quy định của pháp luật.

2. Trường đại học xây dựng các viện, trung tâmnghiên cứu và phát triển, các cơ sở sản xuất thử nghiệm, các doanh nghiệp khoahọc và công nghệ có cán bộ cơ hữu và kiêm nhiệm để triển khai các hoạt độngkhoa học và công nghệ.

3. Trường đại học phối hợp với các tổ chức khoahọc và công nghệ, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụtổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ.

4. Trường đại học hợp tác khoa học và công nghệvới nước ngoài và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

5. Trường đại học tổ chức các hoạt động nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ của người học.

6. Trường đại học tổ chức các hội nghị khoa họcvà công nghệ, tham dự các giải thưởng khoa học và công nghệ trong nước và quốctế.

Điều 21. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học vàcông nghệ

1. Trường đại học tổ chức xây dựng định hướng, kếhoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn về hoạt động khoa học và công nghệ của trườngđể đưa vào kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ chung của cơ quan chủ quản.

2. Trường đại học chủ động đăng ký tham giatuyển chọn, đấu thầu, ký kết hợp đồng hoặc các hình thức khác theo quy định củapháp luật để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệcác cấp.

3. Trường đại học tự xác định các nhiệm vụ khoahọc và công nghệ cấp trường.

Điều 22. Thông tin và trang thiết bị khoa học

1. Trường đại học tổ chức, xây dựng, quản lý vàcung cấp các nguồn thông tin khoa học và công nghệ của trường, tham gia vào hệthống thông tin - thư viện chung của các trường đại học, thực thi quyền sở hữutrí tuệ theo quy định của pháp luật.

2. Trường đại học xuất bản và phát hành tập san,tạp chí, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình và các học liệu phục vụ chohoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của trường theo quy định của phápluật.

3. Trường đại học xây dựng và quản lý các dự ántăng cường trang thiết bị cho các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ củatrường, tham gia vào việc xây dựng và quản lý các dự án tăng cường trang thiếtbị, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

Chương IV

Nhà trường, gia đình và xãhội

Điều 23. Trách nhiệm và quan hệ của trường đạihọc đối với gia đình và xã hội

1. Trường đại học thông báo công khai về:

a) Chỉ tiêu, điều kiện, kế hoạch và phương thứctuyển sinh mới hàng năm, tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệpvà các quy định riêng của trường liên quan đến học tập, quyền và nghĩa vụ củangười học;

b) Điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, điềukiện phục vụ học tập, nghiên cứu và sinh hoạt của người học tại trường;

c) Số liệu thống kê hàng năm về người tốt nghiệpvà có được việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

2. Trường đại học có trang website riêng, thườngxuyên cập nhật các thông tin nêu ở khoản 1 Điều này và các thông tin khác về tổchức và hoạt động của trường.

3. Trường đại học chủ động phối hợp với các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để thực hiện mục tiêugiáo dục toàn diện cho người học, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường,gia đình và xã hội; thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường; xâydựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, khoa học.

4. Trường đại học thực hiện tốt chủ trương xãhội hoá sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện để xã hội có thể tham gia đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho nhà trường về quy hoạch phát triển, cơ cấungành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo; hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhậnngười tốt nghiệp; giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáodục lành mạnh.

5. Trường đại học có trách nhiệm phổ biến trongcộng đồng các tri thức khoa học, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ.

Điều 24. Quan hệ giữa trường đại học với các Bộ,ngành, địa phương và các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinhdoanh

1. Trường đại học có trách nhiệm chủ động phốihợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức khoa học và công nghệ, cáccơ sở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho người học tham quan, thựchành, thực tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; gắn việc giảng dạy, học tậpvới môi trường xã hội.

2. Trường đại học phối hợp với các Bộ, ngành,các địa phương, các doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu đào tạo, gắn đàotạo với việc làm và việc tuyển dụng người học đã tốt nghiệp; triển khai ứngdụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đờisống xã hội.

Điều 25. Quan hệ giữa trường đại học với các cơsở văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, cơ quan thông tin đại chúng

Trường đại học chủ động phối hợp với các cơ sởvăn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, các cơ quan thông tin đại chúng trongcác hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, tạo môi trường giáo dụclành mạnh; phát hiện và bồi dưỡng những người học có năng khiếu về hoạt độngnghệ thuật, thể dục thể thao; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phụcvụ hoạt động giao lưu văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao cho người học.

Điều 26. Quan hệ giữa trường đại học với chínhquyền địa phương

Trường đại học chủ động phối hợp với chính quyềnđịa phương nơi trường đặt trụ sở trong việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệvào sản xuất, đời sống xã hội và đào tạo nhân lực cho địa phương; bảo đảm trậttự, an ninh, cảnh quan môi trường học tập và an toàn của người học; ngăn chặnviệc sử dụng ma tuý và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

Chương V

Quan hệ quốc tế

Điều 27. Nhiệm vụ về quan hệ quốctế

1. Trường đại học chủ động thiết lập các mốiquan hệ hợp tác, ký các văn bản ghi nhớ, thoả thuận về đào tạo, khoa học vàcông nghệ với các trường đại học, các tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ nướcngoài; mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm theo cácquy định của nhà nước.

2. Trường đại học xây dựng các dự án có vốn đầutư nước ngoài trình cơ quan có thẩm quyền quyết định; huy động nguồn lực đểthực hiện tốt các thoả thuận, các dự án phù hợp với các quy định của nhà nước.

3. Trường đại học tổ chức thí điểm các chươngtrình đào tạo quốc tế trong khuôn khổ các dự án hợp tác với các trường đại họccó uy tín trên thế giới, trên cơ sở đó kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểmtra, công nhận là chương trình đào tạo chính thức của trường.

4. Trường đại học tổ chức hội nghị, hội thảoquốc tế theo các quy định của nhà nước và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Trường đại học tham gia các tổ chức quốc tếvề giáo dục, khoa học và công nghệ theo quy định của nhà nước.

Điều 28. Hợp tác về giáo dục với nướcngoài

1. Trường đại học hợp tác với các tổ chức cánhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy học tập vànghiên cứu khoa học.

2. Trường đại học khuyến khích và tạo điều kiệnđể giảng viên, cán bộ nhân viên ra nước ngoài học tập, giảng dạy, nghiên cứu,trao đổi kinh nghiệm, học thuật theo các chương trình của nhà nước, của nhà trườnghoặc tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoàitài trợ.

Chương VI

Tổ chức và nhân sự

Điều 29. Cơ cấu tổ chức của trường đại học

1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:

a) Hội đồng trường đối với các trường công lậphoặc Hội đồng quản trị đối với các trường bán công, dân lập và tư thục (sau đâygọi chung là các trường ngoài công lập);

b) Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đối với trườngđại học, Giám đốc và các Phó Giám đốc đối với học viện (sau đây gọi chung làHiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng);

c) Hội đồng khoa học và đào tạo;

d) Các phòng chức năng;

đ) Các khoa và bộ môn trực thuộc trường;

e) Các bộ môn thuộc khoa. Một số trường đại họcchuyên ngành có thể chỉ có các khoa hoặc bộ môn trực thuộc trường;

g) Các tổ chức khoa học và công nghệ như viện,trung tâm, các cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học và công nghệ;

h) Các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp;

i) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;

k) Các đoàn thể và tổ chức xã hội.

2. Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia được quyđịnh tại Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ vềĐại học Quốc gia.

3. Cơ cấu tổ chức của các đại học được quy địnhtrong quy chế về tổ chức và hoạt động của các đại học.

4. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học đượcquy định trong quy chế về tổ chức và hoạt động của trường.

Điều 30. Hội đồng trường và Hội đồng quản trị

1. Hội đồng trường là cơ quan quản trị của trườngđại học. Hội đồng trường quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tựchủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học được Nhà nước giao theo quy địnhcủa pháp luật và theo Điều lệ này.

a) Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:

Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, kế hoạch pháttriển của trường bao gồm dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dàihạn phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các trường đại học của nhà nước;

Quyết nghị về dự thảo quy chế tổ chức và hoạtđộng của trường hoặc các bổ sung, sửa đổi quy chế trước khi Hiệu trưởng trìnhcác cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Quyết nghị chủ trương chi tiêu, đầu tư xây dựngcơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ nguồn vốn nêu tại các khoản 2 và 3Điều 53 của Điều lệ này;

Giám sát việc thực hiện "Quy chế thực hiệndân chủ trong các hoạt động của nhà trường" do Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành và các quyết nghị của Hội đồng trường, báo cáo cơ quan chủquản và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Các cuộc họp của Hội đồng trường được coi làhợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Các quyết nghị của Hội đồngchỉ có giá trị khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng nhất trí.

c) Hiệu trưởng trường đại học có trách nhiệmthực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung đượcquy định tại mục a của khoản này. Khi Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghịhoặc kết luận của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan chủquản.

d) Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hộiđồng trường có các thành viên là: Hiệu trưởng, Bí thư Đảng uỷ trường, đại diệncác giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có uy tín trong và ngoài trường, các tổchức chính trị-xã hội trong trường, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xâydựng trường. Chủ tịch Hội đồng trường là chuyên trách và do các thành viên củaHội đồng trường bầu theo nguyên tắc đa số phiếu. Hiệu trưởng không kiêm nhiệmChủ tịch Hội đồng trường.

đ) Tổng số các thành viên Hội đồng trường là mộtsố lẻ. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cơ cấu thành viên cụ thể, quychế hoạt động, quy trình bầu cử, công nhận các thành viên, Chủ tịch và Tổng Thưký; hướng dẫn về điều kiện và thủ tục thành lập Hội đồng trường.

2. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duynhất quyền sở hữu của các trường ngoài công lập; có trách nhiệm và quyền tự chủquyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sảncủa trường.

a) Hội đồng quản trị thực hiện chức năng và cácnhiệm vụ của Hội đồng trường quy định tại mục a khoản 1 của Điều này và cácchức năng, nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị.

b) Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn củaHội đồng quản trị được quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của từngloại hình trường ngoài công lập.

Điều 31. Hiệu trưởng trường đại học

1. Hiệu trưởnglà người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếpquản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của phápluật và của Điều lệ này.

2. Hiệu trưởng trường đại học phải có đủ cáctiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uytín trong giới khoa học, giáo dục, có năng lực và đã có ít nhất 5 năm tham giaquản lý giáo dục đại học từ cấp bộ môn trở lên;

b) Có học vị Tiến sĩ;

c) Có sức khoẻ; tuổi khi bổ nhiệm Hiệu trưởng trườngđại học công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Những trường hợpđặc biệt Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với cơ quan chủ quản xin ýkiến Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định;

Tuổi bổ nhiệm Hiệu trưởng các trường ngoài cônglập được quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của từng loại hình trường.

Điều 32. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởngvề tổ chức và nhân sự

1. Quyết định thành lập và giải thể các tổ chứccủa trường được quy định tại điểm c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 29 của Điều lệnày.

2. Ban hành và bãi bỏ các nội quy, quy địnhtrong nội bộ trường nhằm đảm bảo việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạtđộng của trường theo đúng các quy định hiện hành.

3. Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm các chứcdanh trong các tổ chức được quy định tại điểm c khoản 1, trưởng, phó các đơn vịquy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 29 của Điều lệ này.

4. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảngviên, tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhânviên; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện cho giảng viên, cánbộ, nhân viên và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể và hoạt động xã hội.

5. Tổ chức thi tuyển cán bộ, nhân viên, quyếtđịnh việc tiếp nhận, chuyển ngạch các chức danh từ giảng viên chính trở xuống;được cơ quan chủ quản nhà trường uỷ quyền tổ chức thi nâng ngạch và bổ nhiệmvào ngạch từ giảng viên chính trở xuống theo quy định của nhà nước (với các trườngcông lập), phù hợp với cơ cấu cán bộ, nhân viên của trường và tiêu chuẩn chứcdanh của ngành giáo dục.

Ký quyết định tuyển dụng, thôi việc và thuyênchuyển công tác giảng viên, cán bộ, nhân viên và ký hợp đồng lao động theo quyđịnh của pháp luật.

6. Thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong cáchoạt động của nhà trường do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

7. Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định củaĐiều lệ này.

8. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các mặthoạt động của trường theo quy định hiện hành.

9. Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theoquy định của nhà nước.

10. Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trongnhà trường.

Điều 33. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởngvề hoạt động đào tạo

1. Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo đượcquy định tại Chương II của Điều lệ này.

2. Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo củanhà trường.

Điều 34. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởngvề hoạt động khoa học và công nghệ

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và côngnghệ của trường báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

2. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoahọc, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấpnhà nước.

3. Tham gia quản lý và tổ chức thực hiện các đềtài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, cácdự án phát triển cấp bộ.

4. Xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tàinghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dựán phát triển cấp trường.

5. Xây dựng, tổ chức, quản lý các nguồn thôngtin khoa học và công nghệ và các dịch vụ khoa học và công nghệ.

Điều 35. Quyền hạn và trách nhiệmcủa Hiệu trưởng về tài chính, tài sản và đầu tư

1. Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường đạihọc, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính vàtài sản của đơn vị;

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định vềquản lý tài chính, tài sản tại các Điều 52, 55 của Điều lệ này và các quy địnhvề lao động, tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chếđộ chính sách tài chính đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học củatrường;

3. Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụtrong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng, tuỳ theo nội dung và hiệu quả côngviệc quy định tại Điều 55 của Điều lệ này.

4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể Hiệu trưởng các trườngcông lập được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Thủ trưởng cơ quan chủ quảnủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nướctheo quy định của nhà nước.

5. Hiệu trưởng thực hiện việc quyết định đầu tưvà quản lý các dự án từ ngân sách nhà nước theo Quy chế quản lý đầu tư và xâydựng do Chính phủ ban hành.

6. Căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triểnnhà trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết nghị của Hội đồng trườnghoặc Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đầu tưvà phê duyệt tất cả các dự án, thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm, thanh lý tàisản từ nguồn vốn nêu tại các khoản 2 và 3 Điều 53 của Điều lệ này.

Điều 36. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởngvề quan hệ quốc tế

1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quan hệquốc tế được quy định tại Chương V của Điều lệ này.

2. Quyết định cử cán bộ từ Phó Hiệu trưởng trởxuống đi công tác ở nước ngoài trên cơ sở những quy định hiện hành của nhà nước.

3. Quản lý các đoàn ra, đoàn vào trong phạm vihoạt động của trường theo quy định của pháp luật.

4. Định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản và BộGiáo dục và Đào tạo về công tác quan hệ quốc tế của trường;

Điều 37. Nguyên tắc bổ nhiệm Hiệu trưởng 

1. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lạitheo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

2. Thủ trưởng cơ quan chủ quản bổ nhiệm, miễnnhiệm Hiệu trưởng các trường đại học công lập. Trong những trường hợp cụ thể,Thủ trưởng cơ quan chủ quản tổ chức thăm dò tín nhiệm tại trường trước khi bổnhiệm.

Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng trường công lập đượcthực hiện theo quy định của nhà nước.

3. Thủ trưởng cơ quan chủ quản công nhận, khôngcông nhận Hiệu trưởng các trường đại học ngoài công lập.

Quy trình công nhận Hiệu trưởng các trường ngoàicông lập được thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của từng loại hìnhtrường.

4. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơquan chủ quản (với các trường công lập) hoặc Hội đồng quản trị (với các trường ngoàicông lập) có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm đối với Hiệu trưởng giữanhiệm kỳ hoặc đột xuất.

Điều 38. Phó Hiệu trưởng trườngđại học

1. Giúp việc cho Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng.Phó Hiệu trưởng trường đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có sứckhoẻ, tuổi khi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Riêng PhóHiệu trưởng phụ trách đào tạo và nghiên cứu khoa học phải có đủ các tiêu chuẩnnhư đối với Hiệu trưởng.

Theo đề nghị của Hiệu trưởng, Thủ trưởng cơ quanchủ quản bổ nhiệm và miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng (đối với các trường công lập);công nhận, không công nhận Phó Hiệu trưởng (đối với các trường ngoài công lập).

2. Phó Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyềnhạn sau:

a) Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điềuhành các hoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công táctheo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởnggiao;

b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởnggiao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởngvề kết quả công việc được giao.

3. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳcủa Hiệu trưởng.

4. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơquan chủ quản (với các trường công lập) hoặc Hội đồng Quản trị (với các trườngngoài công lập) có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm đối với Phó Hiệu trưởnggiữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất.

Điều 39. Hội đồng khoa học và đào tạo

1. Hội đồng khoa học và đào tạo là tổ chức tưvấn cho Hiệu trưởng về:

a) Mục tiêu, chương trình đào tạo; kế hoạch dàihạn và kế hoạch hàng năm phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệcủa trường;

b) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cánbộ, nhân viên.

2. Các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạocủa trường được quyền kiến nghị về kế hoạch và nội dung công việc của Hội đồng.

3. Hội đồng khoa học và đào tạo của trường đạihọc bao gồm: Hiệu trưởng, một số Phó Hiệu trưởng, các Trưởng khoa, các Viện trưởng;một số Giám đốc trung tâm, Trưởng phòng, Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, giảngviên, cán bộ hoạt động khoa học - công nghệ của trường; một số nhà khoa học,giáo dục, quản lý giáo dục và đại diện một số tổ chức kinh tế - xã hội ở ngoàitrường quan tâm và am hiểu về giáo dục đại học.

4. Hội đồng khoa học và đào tạo được thành lậptheo quyết định của Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hội đồng khoa học và đào tạo theonhiệm kỳ của Hiệu trưởng. Chủ tịch Hội đồng do các ủy viên Hội đồng bầu theonguyên tắc đa số phiếu. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo phíacó phiếu của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồngkhoa học và đào tạo.

5. Hội đồng khoa học và đào tạo họp ít nhất 6tháng một lần và do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.

Điều 40. Các phòng chức năng

1. Các phòng có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệutrưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các mảngcông việc chủ yếu của trường: hành chính - tổng hợp, tổ chức - cán bộ, đào tạođại học và sau đại học, khoa học và công nghệ, công tác chính trị - quản lý ngườihọc, kế hoạch - tài chính, quan hệ quốc tế, thanh tra.

2. Đứng đầu các phòng là Trưởng phòng do Hiệu trưởngbổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng phòng có các Phó trưởng phòng do Hiệu trưởngbổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng phòng. Tuổi khi bổ nhiệm Trưởngphòng, Phó trưởng phòng không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Nhiệm kỳ củaTrưởng phòng, Phó trưởng phòng theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng và có thể được bổnhiệm lại. Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể lấy phiếu tín nhiệmđối với Trưởng phòng.

Điều 41. Các khoa và bộ môn trực thuộc trường

1. Khoa là đơn vị quản lý hành chính cơ sở củatrường, có các nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy,học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quátrình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảngdạy chung của nhà trường;

b) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủđộng khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học vàcông nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sảnxuất kinh doanh và đời sống xã hội;

c) Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và ngườihọc thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

d) Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đàotạo và nghiên cứu khoa học;

đ) Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trìnhmôn học do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy,học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học, thựchành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

e) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện côngtác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, cánbộ, nhân viên và người học, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.

2. Trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng trường vềkế hoạch phát triển của trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập và giải thểcác khoa.

3. Đứng đầu các khoa là Trưởng khoa do Hiệu trưởngbổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng khoa có các Phó Trưởng khoa do Hiệu trưởngbổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng khoa. Nhiệm kỳ của Trưởng khoa vàPhó Trưởng khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệmkỳ liên tiếp.

4. Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa được chọn trongsố các giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học,quản lý. Trưởng khoa có học vị tiến sỹ.

5. Tuổi khi bổ nhiệm Trưởng khoa, Phó trưởngkhoa các trường công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Giới hạntuổi bổ nhiệm Trưởng khoa, Phó trưởng khoa trong các trường ngoài công lập đượcquy định trong quy chế về tổ chức và hoạt động của từng loại hình trường.

6. Quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa được quy địnhtrong quy chế về tổ chức và hoạt động của trường.

7. Trong các khoa có Hội đồng khoa học và đàotạo của khoa. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng khoa học và đào tạo của khoado Hiệu trưởng quy định.

8. Trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng trường vềkế hoạch phát triển của trường, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập, giải thểvà quy định nhiệm vụ cụ thể của bộ môn trực thuộc trường.

9. Trong các trường đại học chuyên ngành chỉ tổchức khoa hoặc bộ môn trực thuộc trường thì các khoa hoặc bộ môn trực thuộc cóchức năng, nhiệm vụ của khoa và bộ môn được quy định tại các Điều 41 và 42 củaĐiều lệ này.

Điều 42. Các bộ môn

1. Bộ môn là đơn vị cơ sở về đào tạo, khoa họcvà công nghệ của trường đại học, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạtđộng đào tạo, khoa học và công nghệ.

Trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa họcvà đào tạo và đề nghị của Trưởng khoa, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập,giải thể và quy định nhiệm vụ cụ thể của bộ môn. Bộ môn hoạt động theo quy chếdo Hiệu trưởng quy định.

2. Bộ môn có các nhiệm vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng,tiến độ giảng dạy, học tập một số môn họctrong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;

b) Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chươngtrình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đàotạo và môn học được khoa và trường giao;

c) Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổchức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

d) Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triểncông nghệ và cung ứng các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trườngvà khoa giao; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và côngnghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học vớihoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường;

đ) Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa họccủa bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành;

e) Chủ trì việc đào tạo chuyên ngành cho mộthoặc một số chuyên ngành; chủ trì việc đào tạo các chuyên ngành sau đại học;

g) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn.

3. Đứng đầu bộ môn là Trưởng bộ môn. Trưởng bộmôn do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa saukhi tham khảo ý kiến của các giảng viên trong bộ môn. Trưởng bộ môn là nhà khoahọc có uy tín của chuyên ngành đào tạo tương ứng. Nhiệm kỳ của Trưởng bộ môn là5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Tiêu chuẩn cụ thể và giới hạn về độ tuổi củaTrưởng Bộ môn do Hiệu trưởng quy định nhưng không vượt quá tuổi lao động quyđịnh tại Luật Lao động đối với các trường công lập hoặc tuổi quy định tại quychế về tổ chức và hoạt động của từng loại hình trường đối với các trường ngoàicông lập.

Điều 43. Các tổ chức khoa học và công nghệ, cácdoanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp

1. Các tổ chức khoa học và công nghệ trong trườngđại học gồm có các tổ chức nghiên cứu và phát triển và các tổ chức dịch vụ khoahọc và công nghệ.

2. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được tổchức dưới các hình thức: viện, trung tâm và các cơ sở nghiên cứu và phát triểnkhác. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển được thành lập và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật và có các nhiệm vụ sau:

a) Triển khai các hoạt động khoa học và côngnghệ, đưa tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng;

b) Tham gia đào tạo, gắn đào tạo với hoạt độngkhoa học và công nghệ.

3. Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ đượcthành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để phục vụ nghiên cứu khoahọc và phát triển công nghệ, triển khai các hoạt động có liên quan đến sở hữutrí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồidưỡng, phổ biến và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ vào thực tiễn.

4. Các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp đượctổ chức phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường, phục vụ cho mục tiêu pháttriển của trường; được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

5. Trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng trường vềkế hoạch phát triển của trường, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập và giảithể các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp và các đơn vị sựnghiệp.

Điều 44. Các cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học vàcông nghệ

1. Trường đại học có Trung tâm thông tin tư liệuphục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Trung tâm thông tin tư liệucó trách nhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và côngnghệ trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập vàbảo quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận án đã bảovệ tại trường, các ấn phẩm của trường; hướng dẫn và quản lý công tác quyền sởhữu trí tuệ của trường. Trung tâm thông tin tư liệu hoạt động theo quy chế doHiệu trưởng ban hành.

2. Trường đại học có tổ chức in ấn. Nhiệm vụ, chứcnăng của tổ chức in ấn do Hiệu trưởng quy định phù hợp với pháp luật hiện hành.

3. Trường đại học còn có các đơn vị phục vụ côngtác đào tạo, khoa học và công nghệ như : phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu,trạm quan trắc, trạm thực nghiệm, xưởng, trường thực hành, bảo tàng, phòngtruyền thống, tổ chức dịch vụ, câu lạc bộ, nhà văn hoá - thể dục thể thao, hệthống ký túc xá, nhà ăn. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở này được quy địnhtrong Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

4. Trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng trường vềkế hoạch phát triển của trường, Hiệu trưởng quyết định việc thành lập và giảithể các cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học và công nghệ.

Chương VII

Giảng viên, cán bộ, nhân viên

Điều 45. Quyền hạn và trách nhiệmcủa giảng viên, cán bộ, nhân viên

1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, Nghị quyếtcủa Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ các quy chế củaBộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động vàcác quy định khác của trường do Hiệu trưởng ban hành.

2. Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và các côngtác khác được trường, khoa, bộ môn giao.

3. Tham gia góp ý kiến vào việc giải quyết nhữngvấn đề quan trọng của nhà trường, những vấn đề có liên quan đến việc thực hiệnQuy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.

4. Tham gia công tác quản lý nhà trường; thamgia công tác Đảng, đoàn thể khi được tín nhiệm.

5. Được hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợikhác theo quy định của nhà nước và quy định của nhà trường; được xét tặng Huychương Vì sự nghiệp giáo dục và các phần thưởng cao quý khác; được tạo các điềukiện cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 46. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ vàquyền hạn của giảng viên

1. Tiêu chuẩn của giảng viên được quy định tạiĐiều 61 Luật Giáo dục.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên được quyđịnh tại các Điều 63, 64 của Luật Giáo dục và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thểsau đây:

a) Nhiệm vụ:

Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoahọc được quy định theo giờ chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với cácchức danh và ngạch tương ứng;

Giảng dạy theo nội dung, chương trình đã được BộGiáo dục và Đào tạo, trường đại học quy định. Viết giáo trình, bài giảng, tàiliệu phục vụ giảng dạy - học tập theo sự phân công của các cấp quản lý;

Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo;

Tham gia và chủ trì các đề tài nghiên cứu khoahọc, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ và các hoạt động khoahọc và công nghệ khác;

Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng,nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học;

Hướng dẫn, giúp đỡ người học trong học tập,nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống.

b) Quyền hạn:

Được bảo đảm về mặt tổ chức và vật chất kỹ thuậtcho các hoạt động nghề nghiệp; được sử dụng các dịch vụ đào tạo, nghiên cứukhoa học và công nghệ và dịch vụ công cộng của nhà trường;

Được quyền lựa chọn giáo trình, tài liệu thamkhảo, phương pháp và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, bảođảm nội dung, chương trình, chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo, khoahọc và công nghệ;

Được ký hợp đồng giảng dạy, khoa học và côngnghệ với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu, cơ sở sản xuất và các tổ chứckinh tế khác theo quy định của Bộ Luật Lao động, Quy chế thỉnh giảng và kiêmnhiệm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định có liên quan của nhà nướcsau khi đã được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền theo quy định của Hiệu trưởng;

Được đăng ký xét công nhận, được bổ nhiệm chứcdanh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của nhà nước; được Nhà nước xét tặngdanh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú;

Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạmtheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Được tham dự các hội nghị, hội thảo khoa họctrong và ngoài nước theo quy định để công bố các công trình nghiên cứu khoahọc, giáo dục.

Điều 47. Quyền, nghĩa vụ của giảng viên tham gianghiên cứu khoa học và công nghệ và các cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ kháctham gia đào tạo

1. Quyền, nghĩa vụ của giảng viên tham gianghiên cứu khoa học và công nghệ và các cán bộ hoạt động khoa học và công nghệkhác trong trường đại học được quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Khoahọc và công nghệ.

2. Các cán bộ hoạt động khoa học và công nghệtham gia đào tạo theo sự phân công của các cấp quản lý phải thực hiện các nhiệmvụ của giảng viên.

Điều 48. Tuyển chọn giảng viên

Trường đại học ưu tiên tuyển chọn các sinh viêntốt nghiệp đại học loại xuất sắc, giỏi, có phẩm chất tốt và những người có bằngtốt nghiệp đại học trở lên, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn tốt bổ sung vàođội ngũ giảng viên.

Điều 49. Giảng viên, cán bộ, nhânviên làm việc theo hợp đồng dài hạn.

Giảng viên, cán bộ, nhân viên làm việc theo hợpđồng dài hạn đã ký kết với trường có đầy đủ tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạnnhư các giảng viên, cán bộ, nhân viên khác.

Chương VIII

Người học

Điều 50. Đối tượng dự tuyển vào trườngđại học

Công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nướcngoài và người nước ngoài có đủ điều kiện quy định theo Quy chế tuyển sinh đạihọc và Quy chế tuyển sinh sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều được đăngký dự tuyển và xét tuyển vào trường đại học.

Điều 51. Nhiệm vụ và quyền của ngườihọc

Nhiệm vụ và quyền của người học được quy địnhtại Điều 74 và Điều 75 của Luật Giáo dục. Nghĩa vụ của người học tại trường đạihọc công lập được quy định tại Điều 76 của Luật Giáo dục. Ngoài ra, trong trườngđại học người học còn có các nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm sau:

1. Thực hiện quy chế đào tạo;

2. Thực hiện nghĩa vụ đóng học phí và các khoảnkhác theo quy định hiện hành của nhà nước;

3. Được hưởng các chế độ chính sách của nhà nướcđối với người học; được nhà trường tạo điều kiện trong học tập, hoạt động khoahọc và công nghệ, tham gia các hội nghị khoa học, công bố các công trình khoahọc và công nghệ trong các ấn phẩm của trường;

4. Người học thuộc diện cử tuyển, con em các dântộc ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, diện chính sáchxã hội và các gia đình nghèo được cấp học bổng, trợ cấp, miễn giảm học phí, vayvốn tín dụng ... theo quy định của nhà nước;

5. Học sinh, sinh viên, học viên và nghiên cứusinh xuất sắc được hưởng các điều kiện ưu tiên trong học tập và nghiên cứu khoahọc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương IX

Tài sản và tài chính

Điều 52. Quản lý và sử dụng tài sản

1. Tài sản của trường đại học bao gồm: đất đai,nhà cửa, công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, cáctrang thiết bị và những tài sản khác được Nhà nước giao cho trường quản lý vàsử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng để đảm bảocác hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và các hoạtđộng khác.

2. Tài sản của trường đại học công lập thuộc sởhữu nhà nước được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.

3. Tài sản của trường đại học ngoài công lập đượcsở hữu, sử dụng và quản lý theo quy chế về tổ chức và hoạt động của từng loạihình trường.

4. Ngoài việc bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng,sửa chữa thường xuyên tài sản hàng năm, trường đại học có kế hoạch và bố tríkinh phí hợp lý từ nguồn thu của trường để đầu tư bổ sung, đổi mới trang thiếtbị, sửa chữa lớn, xây dựng mới và từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹthuật. Việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp đào tạo vànghiên cứu khoa học phải tuân thủ các quy định của Điều lệ này.

5. Hàng năm, trường đại học tổ chức kiểm kê,đánh giá lại giá trị tài sản của đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quyđịnh của nhà nước.

Điều 53. Nguồn tài chính của trường đại học

1. Ngân sách nhà nước cấp bao gồm:

a) Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với trườngđại học công lập được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi phí;

b) Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoahọc cấp nhà nước, cấp bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụđột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thanh toán cho nhà trườngtheo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước;

c) Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắmtrang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo dự án vàkế hoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;kinh phí đầu tư ban đầu, đầu tư khuyến khích của nhà nước đối với các trườngngoài công lập;

2. Nguồn thu sự nghiệp bao gồm:

a) Thu học phí, lệ phí từ người học theo quyđịnh của nhà nước;

b) Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiêncứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử;

c) Thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ;

d) Các nguồn thu sự nghiệp khác: lãi tiền gửingân hàng, tiền thanh lý, khấu hao tài sản mua sắm từ nguồn thu quy định tạikhoản này;

3. Các nguồn thu khác theo quy định của phápluật, bao gồm:

a) Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của cáctổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

b) Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng,vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, mở rộng và phát triển nhà trường;

c) Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 54. Nội dung chi của trường đại học

1. Chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo, khoahọc - công nghệ và chi phục vụ các hoạt động đào tạo và khoa học – công nghệcủa trường.

2. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ,thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

3. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa họccấp nhà nước, cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơnđặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát); chi vốn đối ứng thực hiện các dự áncó vốn nước ngoài; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được các cấp có thẩmquyền giao.

4. Chi đầu tư phát triển, gồm: chi đầu tư xâydựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị; chi thực hiện cácdự án đầu tư khác theo quy định của nhà nước.

5. Chi trả vốn vay, vốn góp.

6. Các khoản chi khác.

Điều 55. Quản lý tài chính

1. Trường đại học công lập được áp dụng chế độtài chính quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 củaChính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Các trường đại học ngoài công lập được ápdụng chế độ tài chính quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạtđộng trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và quy chế về tổ chức vàhoạt động của từng loại hình trường.

Chương X

Thanh tra, kiểm tra, khen thưởngvà xử lý vi phạm

Điều 56. Thanh tra, kiểm tra

1. Trường đại học tổ chức việc tự kiểm tra,thanh tra theo quy định của pháp luật.

2. Trường đại học chịu sự kiểm tra, thanh tracủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ quản và các cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

Điều 57. Khen thưởng

Cá nhân và tập thể trường đại học thực hiện tốtĐiều lệ này, có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, khoa học vàcông nghệ được khen thưởng theo quy định của nhà nước.

Điều 58. Xử lý vi phạm

1. Cá nhân, tập thể nào làm trái với các quyđịnh của Điều lệ này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷluật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý kỷ luật hoặckiến nghị với cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật khi Hội đồng trường, Hội đồng quảntrị, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng làm trái với các quy định của Điều lệ này.

3. Khi trường đại học làm trái với các quy địnhcủa Điều lệ này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo có trách nhiệm xử lý theo các mức độ sau:

a) Nhắc nhở bằng văn bản;

b) Quyết định tạm ngừng tuyển sinh;

c) Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tạm ngừnghoạt động của trường;

d) Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc phối hợp vớicác cơ quan chủ quản trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trường./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21417&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận