Văn bản pháp luật: Quyết định 164/2002/QĐ-TTg

Nguyễn Tấn Dũng
Toàn quốc
Công báo 63/2002;
Quyết định 164/2002/QĐ-TTg
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
02/12/2002
18/11/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Phó Thủ tướng
2.002
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển côngnghiệp xi măng Việt Nam

đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 củaChính phủ ban hành kèm theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sungmột số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 752/BXD-VLXD ngày 23 tháng5 năm 2002; của BộKế hoạch vàĐầu tư tại Công văn số 6493/BKH-CN ngày 11 tháng 10 năm 2002;

Căn cứ kết luận cuộc họp các Bộ, ngành liên quan tại Văn phòngChính phủ ngày 16 tháng 9 năm 2002,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Namđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1.Mục tiêu phát triển:

Mụctiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đếnnăm 2020 là: đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chất lượng,chủng loại) cho nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưangành xi măng Việt Nam thành một ngành công ng.hiệp mạnh, có công nghệ sản xuấthiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phầnthực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.Quan điểm phát triển:

Vềđầu tư:

Pháttriển công nghiệp xi măng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sản phẩm có sức cạnhtranh ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sửdụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa,cảnh quan và an ninh, quốc phòng. Chỉ đầu tư xây dựng các dự án xi măng nằmtrong quy hoạch được phê duyệt với công nghệ tiên tiến, suất đầu tư thấp, chủđầu tư có năng lực; ưu tiên đầu tư các dự án có công suất từ 1 triệu tấn ximăng/năm trở lên, đồng thời huy động tối đa công suất của các cơ sở sản xuất ximăng hiện có để đáp ứng nhu cầu xi măng của các địa phương.

Vềcông nghệ:

Sửdụng công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hóa ở mức cao, nhằm nâng cao chất lượngsản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; đồng thời khuyếnkhích mạnh để đẩy nhanh việc sản xuất, gia công máy móc, thiết bị và linh kiệnchế tạo trong nước, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môitrường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm xi măng, phổcập sản xuất xi măng mác PCB 40chất lượng cao.

Vềquy mô công suất:

Ưu tiên phát triển các dự án đầutư quy mô công suất lớn và có xem xét điều kiện cụ thể của từng dự án để lựachọn quy mô thích hợp.

Vềnguồn vốn đầu tư:

Huyđộng tối đa các nguồn vốn trong nước (vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốntự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán...) để đầu tư xi măng. Đadạng hóa phương thức huy động vốn và hình thức đầu tư để các thành phần kinh tếcùng tham gia đầu tư sản xuất xi măng. Đối với các dự án mới, thực hiện theohình thức công ty cổ phần, trong đó Tổng công ty nhà nước giữ cổ phần chi phối.Nhà nước hỗ trợ vốn xây dựng những hạng mục công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàngrào nhà máy đối với những dự án đầu tư ở địa bàn khó khăn. Các dự án đầu tư ximăng được vay vốn ưu đãi để sản xuất những phần thiết bị, máy móc, phụ tùng đượcgia công, chế tạo trong nước. Những dự án liên doanh với nước ngoài đang sảnxuất, nếu mở rộng đầu tư phải tăng vốn pháp định của phía Việt Nam để đạt tỷ lệtừ 40% trở lên.

Vềbố trí quy hoạch:

Xâydựng các cơ sở sản xuất xi măng phải dựa trên cơ sở cân đối nhu cầu thị trườngtrong nước, thị trường khu vực, nguồn nguyên liệu, điều kiện hạ tầng, khả nănghuy động vốn đầu tư, trình độ và năng lực của chủ đầu tư, khả năng hỗ trợ củacác ngành để có thể xác định hợp lý quy mô, địa điểm, chủng loại sản phẩm vàthời gian thực hiện đầu tư dự án. Thống nhất việc quản lý, chỉ đạo thực hiện kếhoạch đầu tư các dự án xi măng, các trạm nghiền và phát triển ngành công nghiệpxi măng theo đúng quy hoạch được duyệt. Căn cứ vào đặc điểm của địa phương,loại dự án để quyết định phương thức và hình thức đầu tư thích hợp, có hiệu quảcao nhất.

Vềphối hợp liên ngành:

Tăngcường sự liên kết, phối hợp giữa các ngành và các lĩnh vực liên quan như: cơkhí, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng,... để đápứng một cách tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng, đồng thời tạođiều kiện để các ngành khác cùng phát triển.

Huyđộng tối đa năng lực của các ngành cơ khí, luyện kim, tin học, tự động hóa,...trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, công nghệ và phụ tùng cho ngànhcông nghiệp xi măng để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa. Chính phủ hỗ trợ từ nguồnngân sách nhà nước cho việc mua công nghệ tiên tiến để thiết kế, chế tạo cácloại máy móc, thiết bị sản xuất xi măng để thay thế nhập khẩu. Các dự án đầu tưxi măng có công suất từ trên 1 triệu tấn/năm và trạm nghiền có công suất 0,5 triệu tấn/năm trở xuống thựchiện phương thức chủ đầu tư giao thầu trực tiếp cho các Tổng công ty cơ khí đủ năng lực trong nước làmnhà thầu chính thiết kế công nghệ, sản xuất chế tạo và cung cấp thiết bị đồngbộ cho dự án. Đối với các dự án xi măng lớn, phần sử dụng hàng hoá, thiết bịgia công chế tạo trong nước đạt tối thiểu 60% trọng lượng và 30% giá trị.

3.Các chỉ tiêu quy hoạch:

Cácchỉ tiêu kỹ thuật sản xuất xi măng:

Cácdự án đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất xi măng phải phấn đấu thực hiện đểtừ năm 2010 phải đạt các chỉ tiêu tiên tiến về tiêu hao nhiên liệu, nguyênliệu, điện năng, vật liệu, nồng độ bụi của khí thải, cường độ tiếng ồn, mức độtự động hoá, tỷ lệ chế tạo thiết bị trong nước, nâng cao năng suất lao động, đadạng hoá các chủng loại xi măng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạ giá thành,cạnh tranh được với xi măng các nước trong khu vực và thế giới.

Mộtsố chỉ tiêu cụ thể như sau:

Tiêuhao nhiệt năng < 730 Kcal/kg clinker.

Tiêuhao điện năng < 95 Kwh/tấn xi măng.

Nồngđộ bụi khí thải < 50mg/Nm3.

Nhucầu và kế hoạch huy động sản lượng các nhà máy xi măng.

Giaiđoạn 2002 - 2005

Năm

2002

2003

2004

2005

- Tốc độ tăng tăng tiêu thụ (%)

20

15

14

13

- Nhu cầu xi măng (triệu tấn)

19,70

22,60

25,70

29,10

- Dự kiến sản lượng (triệu tấn)

16,0

17,80

18,80

22,00

Giaiđoạn 2006 - 2010 và 2015, 2020

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2015

2020

- Tốc độ tăng (%)

12

12

10

10

10

5-8

2,5-3

- Nhu cầu (triệu tấn)

32,60

36,50

40,10

44,20

48,60

63-65

68-70

- Dự kiến sản lượng (triệu tấn)

27,95

35,30

42,05

47,60

49,80

62,80

 

Danhmục tiến độ các dự án đầu tư và nhu cầu của ngành công nghiệp xi măng (phụ lụckèm theo), bao gồm:

Danhmục đầu tư các dự án xi măng đến 2010.

Danhmục đầu tư các trạm nghiền độc lập.

Vốnđầu tư và một số loại vật tư chủ yếu cho sản xuất xi măng.

Nhucầu cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cho sản xuất xi măng.

Điều 2.Tổ chức thực hiện:

1.Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm:

Quảnlý và chỉ đạo triển khai thực hiện theo Quy hoạch điều chỉnh này. Phối hợp vớicác Bộ có liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và tìm những biệnpháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án xi măng nhằm khắc phục tìnhtrạng thiếu xi măng vào năm 2005 và những năm tiếp theo. Quá trình chỉ đạotriển khai, nếu vượt quá thẩm quyền thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định.

Căncứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước từng giai đoạn, trình Thủ tướngChính phủ những nội dung cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

Chủtrì, phối hợp với Bộ Công nghiệp lập chương trình và chỉ đạo việc chế tạo thiếtbị, máy móc, linh kiện trong nước để thay thế nhập khẩu, đồng thời chủ trì,phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu chính sách hỗ trợcác đơn vị trong nước sử dụng, tham gia chế tạo thiết bị, phụ tùng vật tưnguyên liệu cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.

2.Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng lập kế hoạch, khảo sát,thăm dò, đánh giá trữ lượng nguyên liệu sản xuất xi măng một cách đầy đủ, chínhxác để đáp ứng kịp thời việc lập kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn củangành xi măng.

3.Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứuchính sách hỗ trợ, tìm các hình thức huy động nguồn vốn đầu tư cho các dự áncủa ngành công nghiệp xi măng.

4.Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập phương án pháttriển giao thông vận tải đồng bộ phục vụ cho ngành công nghiệp xi măng, như: phươngtiện vận tải chuyên dùng và không chuyên dùng, phương tiện bốc xếp, hệ thốngcảng sông, cảng biển, hệ thống đường sắt và đường bộ, quy hoạch vị trí xây dựnghệ thống silô, kho chứa xi măng - clinker, băng tải chuyên dùng tại các cảng.

5.Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội lập chương trình và chỉ đạo tổ chức đào tạo cán bộ trên đại học,kỹ sư, công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệpxi măng theo ba hình thức: đào tạo mới, đào tạo nâng cao và đào tạo lại.

6.Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng lập phương án đẩy mạnh hoạt động khoa họckỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực xi măng theo hướng: tiếp thu, ứng dụng côngnghệ và kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nâng cao năng lực tư vấn trong quảnlý, điều hành dự án và nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, mở rộngthị trường.

7.Xây dựng Tổng công ty Xi măng Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, có côngnghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao, có xuất khẩu một phần ximăng, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng ổn định thị trường xi măng trongnước.

Điều 3.Bộ Xây dựng căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và những chỉ tiêu của Quy hoạch điềuchỉnh này, xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện đầu tư pháttriển ngành phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế, xã hội của đất nước.

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công tyXi măng Việt Nam, các Tổng công ty, Công ty có liên quan chịu trách nhiệm thihành Quyết định này./.

 

Phụ lục số 1

DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN XI MĂNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNHHƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày18/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ)

ố thứ tự

Tên nhà máy

Công suất thiết kế

Thời gian xây dựng

Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Sản lượng dự kiến khai thác (triệu tấn)

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

 

Tổng công suất

49,55

 

5.583,88

1,80

2,80

6,00

11,95

19,30

26,05

31,60

33,80

1.

Đầu tư chuyển tiếp 1999 - 2002

7,80

 

934,68

1,80

2,80

4,70

6,00

6,80

7,30

7,80

7,80

1.1

Xi măng Bỉm Sơn (cải tạo mở rộng)

3,20

2001 - 2006

240,00

1,80

1,80

1,80

2,00

2,20

2,70

3,20

3,20

1.2

Xi măng Tam Điệp

1,40

2000 - 2004

229,00

-

0,40

1,10

1,25

1,40

1,40

1,40

1,40

1.3

Xi măng Hải Phòng (mới)

1,40

2001 - 2004

200,68

-

0,20

1,00

1,25

1,40

1,40

1,40

1,40

1.4

Xi măng Phúc Sơn (Hải Dương)

1,80

2001 - 2005

265,00

-

0,40

0,80

1,50

1,80

1,80

1,80

1,80

2.

Đầu tư 2001 - 2005

24,80

 

2.278,2

-

-

1,30

5,95

12,50

18,25

22,80

24,00

2.1

Xi măng Sông Gianh

1,40

2002 - 2005

201,00

-

-

0,50

1,00

1,25

1,40

1,40

1,40

2.2

Xi măng cổ phần Thăng Long

2,30

2002 - 2006

346,57

-

-

-

0,80

1,20

1,70

2,30

2,30

2.3

Xi măng Hạ Long

2,10

2002 - 2006

265,63

-

-

-

0,30

1,20

1,60

2,10

2,10

2.4

Xi măng Thái Nguyên

1,40

2002 - 2006

185,00

-

-

-

0,70

1,00

1,25

1,40

1,40

2.5

Xi măng Tuyên Quang

> 0,6

2003 - 2005

70,00

-

-

0,20

0,35

0,60

0,60

0,60

0,60

2.6

Xi măng Hoàng Thạch 3

1,20

2003 - 2005

96,00

-

-

0,40

1,00

1,20

1,20

1,20

1,20

2.7

Xi măng Vân Xá 2

0,30

2003 - 2004

20,00

-

-

0,20

0,30

0,30

0,30

0,30

0,30

2.8

Xi măng Bút Sơn 2

1,40

2003 - 2006

120,00

-

-

-

0,50

1,00

1,40

1,40

1,40

2.9

Xi măng Hà Tiên 2 - 2

1,20

2003 - 2006

96,00

-

-

-

0,20

0,90

1,20

1,20

1,20

2.10

Xi măng Thanh Ba

> 0,60

2003 - 2006

70,00

-

-

-

0,20

0,40

0,60

0,60

0,60

2.11

Xi măng Sơn La

1,20

2003 - 2006

81,00

-

-

-

0,10

0,45

0,60

1,00

1,20

2.12

Xi măng Cẩm Phả

2,30

2003 - 2007

280,00

-

-

-

-

0,80

1,50

2,00

2,30

2.13

Xi măng Bình Phước

2,00

2003 - 2007

260,00

-

-

-

-

0,50

1,00

1,50

1,80

2.14

Xi măng Chin Fon-Hải Phòng 2

1,40

2004 - 2006

112,00

-

-

-

0,50

1,00

1,40

1,40

1,40

2.15

Xi măng Thạnh Mỹ

2,50

2004 - 2008

325,00

-

-

-

-

0,50

1,70

2,20

2,50

2.16

Xi măng Yên Bái

> 0,60

2004 - 2007

70,0

-

-

-

-

0,20

0,40

0,60

0,60

2.17

Xi măng Đồng Lâm

2,30

2004 - 2008

280,00

-

-

-

-

-

0,40

1,00

1,70

3.1

Đầu tư giai đoạn 2006 - 2010

14,15

 

1.401,00

-

-

-

-

-

0,50

1,00

2,00

3.2

Xi măng Đồng Bành

1,40

2006 - 2010

185,00

-

-

-

-

-

-

-

0,50

3.3

Xi măng Sông Gianh 2

2,30

2007 - 2010

280,00

-

-

-

-

-

-

-

0,50

3.4

Xi măng Nghi Sơn 2

2,15

2007 - 2010

172,00

-

-

-

-

-

-

-

0,50

3.5

Xi măng Bình Phước 2

2,00

2008 - 2011

160,00

-

-

-

-

-

-

-

-

3.6

Xi măng Thăng Long 2

2,30

2008 - 2012

184,00

-

-

-

-

-

-

-

-

3.7

Xi măng Hạ Long 2

2,00

2010 - 2013

160,00

-

-

-

-

-

-

-

-

4.

Đầu tư giai đoạn 2011 - 2015

2,80

 

370,00

-

-

-

-

-

-

-

-

4.1

Xi măng Anh Sơn

1,40

2011 - 2014

185,00

-

-

-

-

-

-

-

-

4.2

Xi măng Nam Đông

1,40

2012 - 2015

185,00

-

-

-

-

-

-

-

-

Phụ lục số 2

DANH MỤC ĐẦU TƯ CÁC TRẠM NGHIỀN XI MĂNG ĐỘC LẬP

(Ban hành kèm theo Quyết định só 164/2002/QĐ-TTg ngày18/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ)

Số thứ tự

Tên nhà máy

Công suất thiết kế

Thời gian xây dựng

Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

Sản lượng dự kiến khai thác (triệu tấn)

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

 

Tổng công suất

3,66

 

140,50

0,99

1,88

3,17

3,66

3,66

3,66

3,66

3,66

1.

Công ty 406 QK9 - Cần Thơ (mở rộng công suất)

0,18

2002 - 2003

1,50

0,12

0,14

0,16

0,18

0,18

0,18

0,18

0,18

2.

Trạm nghiền xi măng An Giang (mở rộng công suất)

0,30

2002 - 2003

1,50

0,15

0,20

0,25

0,30

0,30

0,30

0,30

0,30

3.

Công ty Xi măng Hà Tiên (mở rộng công suất)

0,18

2002 - 2003

1,50

0,12

0,14

0,16

0,18

0,18

0,18

0,18

0,18

4.

Trạm nghiền Hiệp Phước (Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng - 1)

0,50

2002 - 2003

14,00

0,30

0,40

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

5.

Trạm nghiền Hiệp Phước (Tổng công ty Xây dựng số 1)

0,50

2002 - 2003

14,00

0,30

0,40

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

6.

Trạm nghiền Xi măng Vĩnh Long

1,00

2003 - 2004

50,00

-

0,50

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

7.

Trạm nghiền Nhơn Trạch (Tấm lợp ĐN)

0,50

2003 - 2004

29,00

-

0,10

0,30

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

8.

Trạm nghiền Xi măng Hà Tiên 2 - Long An

0,50

2004 - 2005

29,00

-

-

0,30

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

 

Phụ lục số 3

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ LOẠI VẬT TƯ CHỦ YẾU CHOSẢN XUẤT XI MĂNG

(ban hành kèm theo Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày18/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ)

Số thứ tự

Nhu cầu

Đơn vị

2003 - 2005

2006 - 2010

1.

Tổng vốn đầu tư

Triệu USD

2.850,96

1.706,33

1.1

Năm 2003

- nt -

510,61

 

1.2

Năm 2004

- nt -

1.202,38

 

1.3

Năm 2005

- nt -

1.137,97

 

 

 

 

Năm 2005

Năm 2010

2.

Nguyên liệu

 

 

 

2.1

Đá vôi

Triệu tấn

21,6

47,7

2.2

Đất sét

- nt -

4,8

13,2

2.3

Thạch cao

- nt -

0,7

1,57

2.4

Phụ gia xi măng

- nt -

3,9

8,7

3.

Nhiên liệu và năng lượng

 

 

 

3.1

Than

- nt -

2,54

4,4

3.2

Điện

Tỷ KWh

2,1

4,75

4.

Vật tư khác

 

 

 

4.1

Gạch kiềm tính và cao nhôm

1.000 tấn

15,8

28,1

4.2

Gạch Sa môt

- nt -

7,8

13,9

4.3

Bi đạn

- nt -

4,6

8,1

4.4

Vỏ bao

Triệu cái

287,5

633,2

Phụ lục số 4

NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ, KỸ SƯ, CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CHOSẢN XUẤT XI MĂNG

(ban hành kèm theo Quyết định số 164/2002/QĐ-TTg ngày18/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ)

Số thứ tự

Danh mục ngành nghề

2001 - 2005

2006 - 2010

2001 - 2010

 

Tổng số

2.355

10.990

13.345

1

Trung cấp, công nhân lành nghề

1.335

6.230

7.565

2

Công nhân, nhân viên

255

1.190

1.445

3

Cán bộ kỹ thuật và quản lý có trình độ đại học trở lên

765

3.570

4.335

 

Trong đó:

 

 

 

3.1

Công nghệ

216

1.008

1.224

3.2

Cơ khí

75

350

425

3.3

Năng lượng

60

280

340

3.4

Mỏ

15

70

85

3.5

Tài chính kế toán

54

252

306

3.6

Các loại khác

345

1.610

1.955

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21870&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận