Văn bản pháp luật: Quyết định 169/2002/QĐ-UB

Nguyễn Xuân Tiến
Lâm Đồng
STP tỉnh Lâm Đồng;
Quyết định 169/2002/QĐ-UB
Quyết định
05/12/2002
05/12/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc thành lập Ban đền bù giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng

Phó Chủ tịch
2.002
 

Toàn văn

ủy ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc thành lập Ban đền bù giải phóng mặt bằng các công trình

trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

Căn cứ Thông tư số 145/1998/T-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu;

Căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương về triển khai thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Thành lập Ban đền bù giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt là Ban đền bù giải phóng mặt bằng) trực thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng quản lý trực tiếp, toàn diện.

Văn phòng làm việc của Ban đặt tại số 3 Chu Văn An, phường 3, thành phố Đà Lạt.

Điều 2: Chức năng, nhiệm vụ của Ban đền bù giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng:

Chức năng:

Giúp UBND tỉnh xác lập, thẩm định phương án đền bù thực hiện giải phóng mặt bằng và giao mặt bằng theo Quyết định của cấp có thẩm quyền. Qui hoạch khu tái định cư cho các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng và các dự án quan trọng khác của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khi được cấp có thẩm quyền giao.

Nhiệm vụ:

1/ Căn cứ vào những qui định của Nhà nước; phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã (nơi có dự án) và chủ dự án tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch, phương án đền bù giải phóng mặt bằng qua Sở Tài chính Vật giá, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Xây dựng phương án tái định cư (với những dự án có nhu cầu tái định cư) thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Tổ chức thực hiện qui trình công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư và xây dựng các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh theo đúng qui định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ; Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính, cũng như những văn bản qui định khác của Trung ương và của tỉnh về đền bù giải phóng mặt bằng.

Tổ chức thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tái định cư (với những dự án có nhu cầu tái định cư) đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Tổ chức bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2/ Phối hợp với chủ đầu tư và UBND cấp huyện, UBND cấp xã (nơi có dự án) để thực hiện công tác.

Tổ chức phổ biến đến nhân dân và các tổ chức có liên quan về chủ trương qui hoạch, quyết định qui hoạch tổng thể, chi tiết, thông báo phạm vi khu vực giải tỏa; quyết định thu hồi đất, mức đền bù cho từng hộ và tổ chức có liên quan v.v... của cơ quan có thẩm quyền.

Tổ chức chi trả kinh phí đền bù cho các đối tượng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Theo dõi lập hồ sơ xét, đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện chính sách khen thưởng cho những tổ chức, công dân thực hiện trước và đúng thời gian qui định về giải phóng, bàn giao mặt bằng. Tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

3/ Theo qui định của pháp luật giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những thắc mắc khiếu nại của công dân và tổ chức về những vấn đề có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư trong phạm vi quyền hạn của Ban.

4/ Khi thực hiện nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; Ban đền bù giải phóng mặt bằng có trách nhiệm làm việc với UBND cấp huyện, UBND cấp xã (nơi có dự án) và chủ dự án để có kế hoạch phối kết hợp cụ thể.

UBND cấp huyện, UBND cấp xã (nơi có dự án) và chủ dự án có trách nhiệm cử cán bộ trực tiếp tham gia với Ban đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện những công việc có liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Điều 3: Ban đền bù giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp có thu (hạch toán thu-chi thực hiện theo Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan tài chính địa phương).

Ban có con dấu riêng và tài khoản riêng để hoạt động theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Ban có Trưởng Ban và 1 Phó trưởng Ban do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng.

Ban có một số chuyên viên nghiệp vụ chuyên trách thuộc các lĩnh vực Tài chính Vật giá, Địa chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải. Tùy theo điều kiện cụ thể Ban có thể hợp đồng một số cán bộ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ.

Việc bố trí sắp xếp cụ thể do Trưởng Ban quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính Vật giá, Xây dựng, Địa chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và Ban đền bù giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=20752&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận