QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂMĐỒNG
Về việc ban hành quy chế tổchức và họat động của Hội đồng phối hợp
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Lâm Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/1/1998của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục phápluật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/1/1998 củaThủ tướng Chính phủ "V/v Ban hành kế họach triển khai công tác phổ biếngiáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật".
Căn cứ Quy chế tổ chức và họat động của Hội đồngphối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ số 01/HĐPH ngày06/4/1998;
Theo đề nghị tại tờ trình số 231/TTr-HĐPH ngày 29/6/1998 của Hộiđồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của Tỉnh Lâm Đồng;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và họat động của Hội đồng phốihợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2:Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ quy chế kèm theo Quyếtđịnh này ban hành quy chế tổ chức và họat động của Hội đồng phối hợp tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp mình đảm bảo họat động có hiệu quả.
Điều 3:Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịchUBND các huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh; Hội đồng phối hợp tuyên truyềnphổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh Lâm Đồng và các thành viên của Hội đồngphối hợp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyếtđịnh này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/1998./.
Quy chế
Tổ chức và họat động của Hội đồng phối hợp
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật Tỉnh Lâm Đồng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1705/1998/QĐ-UB ngày10 tháng 7 năm 1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (sau đây gọi tắt làHội đồng) là tổ chức phối hợp sự chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức về công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Duy trì họat động phối hợp giữa cáccơ quan quản lý Nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn tỉnh.
Hộiđồng thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại điều 3 quyết định số429/1998/QĐ-UB ngày 21/2/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2.Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định các vấn đề theođa số nhất trí. Hội đồng đề cao tính chủ động sáng tạo của từng thành viên vàsự phối hợp họat động của các ngành chuyên môn, các cấp chính quyền và các tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội -nghề nghiệp.
Họatđộng của Hội đồng không thay thế nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục phápluật của các cấp chính quyền, các ngành và tổ chức đơn vị. Các thành viên củaHội đồng vừa tham gia công tác của Hội đồng với tư cách là thành viên vừa cótrách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác tuyên truyền phổ biến giáo dụcpháp luật của ngành hoặc cơ quan, tổ chức mình theo kế họach chỉ đạo của ngành,tổ chức cấp trên.
Điều 3.Hội đồng họat động thường xuyên thông qua các ban của Hội đồng, nhóm thành viênhoặc cá nhân từng thành viên. Họat động chung của Hội đồng chỉ chủ yếu thôngqua các kỳ họp của Hội đồng và các họat động tập trung để thực hiện những nhiệmvụ trọng tâm trong từng thời gian, như tổ chức tập huấn, các đợt kiểm tra lớn,các cuộc hội nghị sơ kết tổng kết công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật ...
Điễu4.Hội đồng và các ban của Hội đồng có thể mời đại diện của các cơ quan, tổ chứckhông phải là thành viên của Hội đồng hoặc bố trí cán bộ nhân viên trong cơquan mình tham gia họat động nhằm tăng cường sự phối hợp đẩy mạnh công táctuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức và các tầnglớp nhân dân.
II. TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
1- Hội đồng phối hợp phổ biến tuyên truyền giáodục pháp luật (theo quyết định của UBND tỉnh).
2-Cơ quan Thường trực của Hội đồng (Sở Tư pháp).
3-Các Ban của Hội đồng.
Điều 6.Các Ban của Hội đồng.
1- Hội đồng có 6 Ban sau đây:
a.Ban phối hợp họat động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ,công chức, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (gọi tắt là Ban 1)gồm đại diện của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Nộichính Tỉnh ủy, Liên đoàn Lao động tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và Sở Tư pháp do TrưởngBan Tổ chức chính quyền tỉnh làm Trưởng ban.
b.Ban phối hợp họat động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cácđoàn thể, các tầng lớp nhân dân (gọi tắt là Ban 2) gồm đại diện của ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoànthanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội luật gia tỉnh, Bandân tộc miền núi, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và Sở Tư pháp do Phó chủtịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh làm Trưởng ban.
c.Ban phối hợp họat động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cácdoanh nghiệp (gọi tắt là Ban 3) gồm đại diện của Liên đòan Lao động tỉnh, Hộiliên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao, Ban Tổ chức chính quyềntỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và Sở Tư pháp do Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnhlàm Trưởng ban.
d.Ban phối hợp họat động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trườnghọc (gọi tắt là Ban 4) gồm đại diện của Sở Giáo dục và đào tạo, Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Sở Tư pháp, Bộ chỉhuy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Trưởngban.
e.Ban phối hợp họat động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lựclượng vũ trang (gọi tắt là Ban 5) gồm đại diện của Ban Nội chính Tỉnh ủy, Bộchỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh do Phó Trưởngban Nội chính Tỉnh ủy làm trưởng ban.
g.Ban phối hợp họat động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên các phươngtiện thông tin đại chúng (gọi tắt là Ban 6) gồm đại diện của Sở Văn hóa Thôngtin - Thể thao, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, BáoLâm Đồng, Ban Dân tộc và Miền núi, Hội Luật gia và Sở Tư pháp do Giám đốc SởVăn hóa Thông tin- Thể thao làm Trưởng ban.
2. CácBan của Hội đồng phối hợp giải quyết những công việc đuợc quy định tại điều 10Quy chế này theo đối tượng, lĩnh vực tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đượcphân công.
Điều 7.Các thành viên của Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1.Tham gia họat động ở một hoặc nhiều Ban của Hội đồng phối hợp.
2.Thực hiện các công việc được Chủ tịch, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng phốihợp và trưởng ban phân công.
3.Xây dựng và tổ chức thực hiện kế họach tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật ở ngành hoặc cơ quan, tổ chức mình đề xuất với Hội đồng, các Ban của Hộiđồng về các biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả họat động tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật và phối hợp tổ chức thực hiện. Đề nghị Hội đồng, các Ban củaHội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật ở Ngành hoặc cơ quan, tổ chức mình.
4.Tham gia công tác bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tham gia báo cáo,tuyên truyền giáo dục pháp luật ở Ngành, cơ quan, tổ chức mình.
5.Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện kế họach phối hợp tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Ngành hoặc cơ quan, tổ chức mình, thườngxuyên thông tin cho cơ quan thường trực Hội đồng về tình hình, kết quả thựchiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực mình phụ trách.
6.Các thành viên của Hội đồng được cung cấp thông tin, tài liệu về pháp luật đượctạo điều kiện, thời gian, phương tiện để làm việc.
Điều 8.Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Tư pháp, có các nhiệm vụ quyền hạn sauđây:
1.Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị các dự thảo chương trìnhhọat động của Hội đồng phối hợp; lập dự án chi và quyết toán kinh phí phục vụhọat động của Hội đồng phối hợp theo kế họach đã được UBND tỉnh phê duyệt; dựkiến kế họach huy động kinh phí từ các nguồn khác để hỗ trợ công tác tuyêntruyền phổ biến giáo dục pháp luật, trình Chủ tịch Hội đồng phối hợp phê duyệt.
2.Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, sơ kết, tổng kết công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo quyết định của Hội đồng phối hợp.
3.Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai công tác tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật của các sở, ban, ngành và của UBND các cấp để Hội đồngphối hợp thông qua, báo cáo UBND tỉnh.
4.Chuẩn bị, tổ chức các phiên họp và các họat động khác của Hội đồng phối hợp,theo dõi việc thực hiện các kết luận của Hội đồng phối hợp và định kỳ báo cáoHội đồng phối hợp và UBND tỉnh.
5.Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất do Hội đồng phối hợp, Chủ tịch,Phó chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp giao.
III. KỲ HỌP CỦA HỘI ĐỒNG VÀ CỦA CÁC BAN:
Điều9: Phiên họp toàn thể của Hội đồng.
Hộiđồng họp phiên tòan thể 6 tháng một lần (hoặc có thể họp đột xuất do Chủ tịchHội đồng phối hợp quyết định) để giải quyết các vấn đề chủ yếu sau đây:
1-Đề ra chương trình kế họach tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàngqúy, 6 tháng và hàng năm để các ngành, các cấp phối hợp thực hiện, thông qua chươngtrình họat động 6 tháng, hàng năm của Hội đồng.
2-Cho ý kiến về chương trình hành động của các Ban Hội đồng.
3-Thông qua báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình triển khai công tác phối hợp tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đề nghị với UBND tỉnh về các biện phápđẩy mạnh công tác đó.
4-Đề ra kế họach, chương trình xây dựng lực lượng báo cáo viên về pháp luật ở cácngành, các cấp.
5-Quyết định tổ chức các họat động khảo sát, điều tra để đề ra biện pháp tăng cườngphối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
6-Thông qua kế họach tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các văn bản pháp luật quantrọng theo chỉ đạo của trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh.
7-Cho ý kiến về phương hướng huy động, sử dụng kinh phí ngoài kinh phí được cấptừ ngân sách để hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 10:Phiên họp các Ban:
1-Các Ban của Hội đồng họp 3 tháng một lần (hoặc có thể họp đột xuất theo quyếtđịnh của trưởng ban) để giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:
a- Thông qua chương trình họat động hàng qúy,hàng năm của Ban; thông qua nội dung, biện pháp phối hợp tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật theo đối tượng, lĩnh vực được phân công
b-Quyết định chỉ đạo điểm để mở rộng diện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật.
c-Xem xét kết quả thực hiện, khảo sát, điều tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kếhọach tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành, các cấp theo đốitượng, lĩnh vực được phân công.
d- Xem xét đề nghị của các sở, ban, ngành, UBNDcác cấp về việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong côngtác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để báo cáo với Hội đồng trìnhHội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh.
đ-Giải quyết các ông việc khác theo đề nghị của Chủ tịch, Phó Chủ tịch thườngtrực Hội đồng phối hợp.
2-Các ban của Hội đồng phối hợp có thể họp chung để cùng giải quyết các công việccó liên quan giữa các Ban.
3-Ngòai hình thức giải quyết công việc tại cuộc họp, các Ban của Hội đồng phốihợp có thể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng các phương thức kháctheo quyết định của trưởng ban.
IV- ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG:
Điều 11:Trụ sở, con dấu.
1-Trụ sở của Hội đồng phối hợp, cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp đặt tạiSở Tư pháp.
2-Trụ sở của các Ban đặt tại cơ quan, tổ chức có đại diện là trưởng ban.
3-Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực Hộiđồng sử dụng con dấu của Sở Tư pháp trong họat động của Hội đồng.
Điều 12:Hiệu lực của Quy chế.
Quychế này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/1998 và có thể được sửa đổi, bổ sung theođề nghị của Hội đồng phối hợp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật củatỉnh Lâm Đồng./.