QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNHPHỦ
Về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và cáckhoản phải nộp ngân sách nhà nước
đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanhcó khó khăn do nguyên nhân khách quan
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ các Luậtthuế, Pháp lệnh thuế hiện hành;
Căn cứ Nghị định số50/CP ngày 23 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ và Nghị định số 38/CP ngày 28tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sảndoanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị định số44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhànước thành Công ty cổ phần;
Căn cứ Nghị định số103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinhdoanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Các doanh nghiệp và cơ sở sảnxuất, kinh doanh nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước do các nguyênnhân khách quan được xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phảinộp ngân sách nhà nước theo các quy định dưới đây:
1. Giãn nợ thuế và cáckhoản phải nộp ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp nợthuế và các khoản phải nộp ngân sách nhưng không có khả năng nộp ngân sách nhànước đúng hạn do các nguyên nhân khách quan như: thay đổi chính sách thuế vàthu ngân sách nhà nước làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp; di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩmquyền; thiệt hại do thiên tai. Thời gian doanh nghiệp được chậm nộp các khoảnnợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách tối đa là 12 tháng, kể từ ngày xác địnhnợ.
b) Doanh nghiệp nợthuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước do chưa được nhà nước giải quyếtnguồn vốn, thì được giãn nợ cho tới khi doanh nghiệp được Nhà nước giải quyếtnguồn vốn.
c) Doanh nghiệp còn nợthuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước từ ngày 31 tháng 12 năm 1998 trởvề trước, phải đăng ký kế hoạch thanh toán các khoản nợ với cơ quan thu thuế.Thời hạn các doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ thuế và các khoảnphải nộp ngân sách nhà nước chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2002.
Các doanh nghiệp đượcgiãn nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện nộp đủ thuế và cáckhoản phải nộp ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn được giãn nợ.
Các doanh nghiệp và cơsở sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu còn nợ thuế hàng xuất nhập khẩu phải cókế hoạch trả nợ dần, trả một phần nợ cũ trước khi mở tờ khai nhập khẩu và khôngđể phát sinh nợ thuế các lô hàng nhập khẩu mới.
2. Khoanh nợ thuế vàcác khoản phải nộp ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp nợ đọng thuế và cáckhoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng không có khả năng nộp do sản xuất kinhdoanh thua lỗ đang lâm vào tình trạng phải giải thể, phá sản. Khi doanh nghiệpgiải thể, phá sản thì áp dụng các biện pháp và trình tự thu hồi nợ theo quyđịnh của pháp luật về giải thể, phá sản.
3. Giải quyết hỗ trợvốn đầu tư cho trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp nhà nước(bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước nay đã chuyển sang công ty cổ phần) có dự ánđầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng thiếu vốn phải sử dụngtiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tính đến ngày 31 tháng 12năm 1999 trở về trước để thực hiện dự án đầu tư, đến nay vẫn không có khả năngthanh toán, nếu công trình đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng thì doanhnghiệp được xem xét giải quyết hỗ trợ vốn đầu tư từ số thuế và các khoản phảinộp ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp đã sử dụng để bổ sung vốn đầu tư.
Đối với các khoản thuếvà các khoản phải nộp ngân sách nhà nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 trở đidoanh nghiệp chưa nộp mà sử dụng để đầu tư, thì doanh nghiệp phải có tráchnhiệm hoàn trả đầy đủ ngay cho ngân sách nhà nước và tùy theo mức độ vi phạm sẽbị xử phạt theo quy định.
4. Xóa nợ thuế và cáckhoản phải nộp ngân sách nhà nước cho các trường hợp:
a) Doanh nghiệp nhà nướcthuộc đối tượng giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm1999 của Chính phủ mà các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanhnghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp nhà nướcchuyển sang công ty cổ phần, còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước,nếu đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng, mà doanh nghiệpvẫn còn khó khăn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộpngân sách nhà nước.
c) Doanh nghiệp nhà nướcđược phép sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác, đã được áp dụng các biệnpháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng mà doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn không cókhả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Số nợthuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được xóa tối đa bằng số lỗ củadoanh nghiệp sáp nhập.
d) Doanh nghiệp nhà nướcsản xuất kinh doanh bị lỗ, còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nướccủa năm 1998 trở về trước do các nguyên nhân thay đổi cơ chế chính sách, dothiên tai gây thiệt hại, do thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiếtbị, do khó khăn về giải quyết sắp xếp lao động, nếu doanh nghiệp không thuộcloại phải giải thể, phá sản và các trường hợp được xoá nợ quy định tại cáckhoản a, b, c khoản 4 Điều này, sau khi đã áp dụng các biện pháp miễn thuế,giảm thuế theo luật định, hỗ trợ về tài chính, tín dụng và các biện pháp khácmà doanh nghiệp vẫn còn lỗ và không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoảnphải nộp ngân sách nhà nước khác. Số nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sáchnhà nước được xoá tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp tính đến năm xử lý xoá nợ.
đ) Doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu bị truy thu tiền thuế, tiền phạt đối vớihoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu do nguyên nhân khách quan như chínhsách thay đổi, do văn bản hướng dẫn thực hiện không rõ ràng, không đầy đủ làmảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xử lý xoá nợ tiền thuế,tiền phạt bị truy thu do các nguyên nhân trên sẽ xem xét cho từng trường hợp cụthể.
e) Hộ kinh doanh nợthuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng cá nhân đứng tên kinh doanhđã chết mà trong hộ không còn người tiếp tục kinh doanh, không còn đối tượng đểthu hồi nợ; hộ kinh doanh nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nhưngnay đã chuyển đi nơi khác, không còn xác định được đối tượng để thu hồi nợ.
Điều 2. Thẩm quyền xử lý giãn nợ,khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước:
1. Bộ Tài chính xét vàquyết định khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ và giải quyết hỗ trợ vốn đầu tư đối vớicác trường hợp quy định tại Điều 1 (trừ khoản 4e) của Quyết định này.
2. Tổng cục Hải quanphối hợp với Bộ Tài chính xem xét và quyết định xử lý nợ thuế đối với hàng xuấtnhập khẩu theo Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương xét và quyết định xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngânsách nhà nước đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn theo quy định tại khoản 4eĐiều 1 của Quyết định này.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Các đối tượng đã đượcxử lý khoanh nợ theo Chỉ thị số 790/TTg ngày 26 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướngChính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện, đến nay vẫn còn nợ ngân sách, đượcxác định cụ thể nguyên nhân và trường hợp nợ đọng để xử lý theo quy định tạiQuyết định này.
2. Các quy định về xửlý giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tạiQuyết định này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Những doanh nghiệp,cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng xử lý nợ thuế và các khoản nộp ngânsách nhà nước quy định tại Điều 1 Quyết định này nhưng đang bị vi phạm phápluật hoặc chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
b) Doanh nghiệp thuộcđối tượng đang được xem xét xử lý các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngânsách nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 95/1998/QĐ-TTg ngày 18tháng 5 năm 1998 và Quyết định số 05/2000/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2000 củaThủ tướng Chính phủ về thanh toán công nợ thì không thuộc đối tượng được xử lýgiãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước quyđịnh tại Quyết định này.
3. Bộ Tài chính, Tổngcục Hải quan, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tráchnhiệm kiểm tra xác định đối tượng nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nướcđể xử lý theo thẩm quyền, theo quy định tại Quyết định này.
4. Không tính phạtchậm nộp đối với tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được xử lýgiãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ trong thời gian được giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ.
5. Bộ trưởng Bộ Tàichính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việctriển khai thực hiện theo đúng Quyết định này.
Bộ trưởng Bộ Tài chínhphải tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý giãn nợ, khoanh nợ,xoá nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày, kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Tài chínhchịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.