QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộtrưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tàichính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Định hướng chuyển dịch cơ cấusản xuất và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn2001 - 2005, nhằm:
Khai thác tiềm năng,lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên nước (nước ngọt, nước lợ, nướcmặn), rừng... và lao động để tiếp tục phát huy vị thế về xuất khẩu lúa gạo,thủy sản và nông sản khác của cả nước.
Nâng cao hiệu quả sảnxuất các ngành : lương thực, rau quả, chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp, bao gồm: chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp và các ngành nghềnông thôn; triển khai xây dựng các cụm công nghiệp khí điện đạm Tây Nam và tạobước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp vàdịch vụ ...
Tiếp tục đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục vàđào tạo ...), xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng lũ lụt, vùng cửa sông,ven biển. Tăng cường khả năng phòng, chống thiên tai, hạn chế thiệt hại khi cólũ lụt và thiên tai xẩy ra, bảo đảm người dân vùng ngập lũ có cuộc sống an toànổn định không phải di dời khi có lũ lụt xẩy ra.
Chuyển dịch cơ cấunông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, tăng giá trịtạo ra trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho nông dân; tập trungphát triển một số ngành sản xuất, có sức cạnh tranh cao, gắn với công nghiệpchế biến và thị trường tiêu thụ, đồng thời đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững,bảo vệ môi trường sinh thái.
Điều 2. Mục tiêu chủ yếu về phát triểnkinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 phải đạt được là:
1. Tốc độ tăng trưởngGDP hàng năm đạt trên 9,8%/năm, trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là ngànhsản xuất chính của vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm; công nghiệp vàxây dựng tăng 13,5%/năm; dịch vụ tăng 10%/năm.
2. Đến năm 2005: tỷtrọng trong cơ cấu GDP của nông, lâm, nghiệp, thủy sản chiếm 45,5%; công nghiệpvà xây dựng chiếm 22,5%, dịch vụ chiếm 31,5%. Mức thu nhập bình quân đầu ngườiđạt trên 550 USD/năm.
3. Tạo việc làm chokhoảng 1,8 - 2 triệu lao động, bình quân 1 năm trên 35 vạn lao động.
4. Đến năm 2005 khôngcòn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 10%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 22 - 25%;70 - 80% số hộ nông thôn được cung cấp điện; 75 - 80% số hộ dân ở thành phố vàkhoảng trên 60% số hộ dân vùng nông thôn được dùng nước sạch. Khôngcòn cầu khỉ.
5. Thu hút trẻ em 5tuổi đi học mẫu giáo trước khi vào tiểu học đạt tỷ lệ 85 - 90%; tỷ lệ học sinhtiểu học trong độ tuổi đạt 95 - 97%, tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độtuổi đạt 78 - 80%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 42- 45%; phát triển mạnh các loại hình giáo dục nghề nghiệp. Tăng quy mô tuyểnsinh trung học chuyên nghiệp hàng năm từ 10 - 15%; mở rộng quy mô sinh viên caođẳng và đại học, phấn đấu đạt 60 -70 sinh viên trên 1 vạn dân. Tỷ lệ lao độngđã qua đào tạo trong vùng đạt 20 - 25%.
6. Đầu tư xây dựngxong các cụm, tuyến dân cư phù hợp với quy hoạch chung, bảo đảm người dân vùngngập lũ không phải di dời, các xã đều có trạm y tế, nhân dân được khám chữabệnh kịp thời, học sinh vùng ngập lũ không phải nghỉ học trong mùa lũ, từng bướccó cuộc sống an toàn và ổn định, xã hội ngày càng văn minh trong điều kiện hàngnăm thường xuyên có lũ.
7. Cải thiện và nângcao rõ rệt đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào Khơ me. Thựchiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu về xoá đói, giảm nghèo, giải quyếtviệc làm, đất sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn và hỗ trợ về nhà ở đối với hộnghèo, hộ thuộc diện chính sách.
Điều 3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu sảnxuất và phát triển kinh tế - xã hội một số ngành và lĩnh vực chủ yếu sau :
1. Về sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp:
a) Về sản xuất lúa:
Sản xuất lúa vẫn làngành sản xuất có lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. ổn định diện tíchkhoảng 1,8 triệu ha đất có điều kiện thủy lợi tưới tiêu chủ động để sản xuất 2vụ ăn chắc, trong đó có 1 triệu ha trồng lúa có chất lượng cao để xuất khẩu,duy trì mức sản lượng lúa từ 15 đến 16 triệu tấn/năm. Điều chỉnh lại cơ cấu mùavụ, cơ cấu giống lúa cho phù hợp với diễn biến của lũ lụt và thị trường tiêuthụ. Nâng trình độ công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản lúa gạo đến năm 2005ngang mức tiên tiến trong khu vực, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốctế.
Đối với diện tích đấttrồng lúa có năng suất thấp, bấp bênh; vùng đất bãi ven sông, đất cao khôngngập lũ; diện tích trồng lúa ở vùng ven đô, các trục đường giao thông và ở cácvùng khác thì chuyển dần sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế caohơn hoặc nuôi trồng thủy sản.
b) Về phát triển cáccây trồng làm nguyên liệu công nghiệp:
Mở rộng diện tíchtrồng ngô, đậu tương... kết hợp sử dụng giống mới, năng suất cao để cung cấpnguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.
ổn định diện tíchtrồng mía khoảng 90.000 ha để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy đườnghiện có. áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống kết hợp với thâm canh đểtăng năng suất cây mía đến năm 2005 đạt bình quân trên 80 tấn/ha.
Tiếp tục nâng cao côngnghệ chế biến dừa, đa dạng và nâng cao giá trị sản phẩm dừa. Đồng thời từng bướcnghiên cứu các giống dừa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng để thay thế vườn dừa đã già cỗi, năng suất thấp; thực hiện phươngthức xen canh cây dừa với các loại cây trồng khác hoặc kết hợp với chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản, để nâng hiệu quả sử dụng đất lên gấp 1,5 - 2 lần hiện nay.
Trên cơ sở kết luậnkhoa học về hiệu quả và khả năng phát triển cây bông ở trong vùng, ủy ban nhândân các tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Dệt May ViệtNam có kế hoạch và biện pháp mở rộng diện tích trồng bông với giống bông lai cónăng suất, chất lượng cao ở nơi có điều kiện. Việc phát triển cây bông phải gắnvới phát triển công nghiệp cán bông và công nghiệp dệt. Phát triển cây đay ởnơi có điều kiện làm nguyên liệu bao bì và công nghiệp giấy.
c) Về các loại cây ănquả:
Phát triển các loạicây ăn quả nhiệt đới có lợi thế cạnh tranh, có giá trị hàng hoá kinh tế cao nhưxoài, nhãn, cam sành, quýt đường, bưởi, dứa, vú sữa, măng cụt, sầu riêng và cáccây ăn quả khác. Việc phát triển các loại cây ăn quả phải gắn với thị trườngxuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
Vùng thường xuyên bịngập lụt cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích hợp với điều kiện ngậpnước.
d) Về chăn nuôi : tiếptục phát triển đàn lợn, gia cầm, bò thịt và phát triển nhanh đàn bò sữa để đápứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa ở Long An, Cần Thơ và một số địaphương khác.
đ) Về pháttriển lâm nghiệp:
Bảo vệ và phát triểnrừng ngập mặn Nam Bộ, nhất là rừng ngập mặn ven biển tại các tỉnh Cà Mau, BạcLiêu, Sóc Trăng, Trà Vinh ... coi đây là vấn đề sống còn của hệ sinh thái toànvùng Nam Bộ.
Gắn bảo vệ và pháttriển rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng là địa danh lịch sửvới phát triển hình thức du lịch sinh thái.
Đẩy mạnh trồng rừngkinh tế trên các vùng đất phèn và nơi có điều kiện; trồng mới khoảng 100 ngànha rừng tràm ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu vàNam bán đảo Cà Mau.
Tăng cường bảo vệ vàphát triển rừng ở các vùng sinh thái đất ngập nước, khoanh nuôi, tái sinh rừnggắn với nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng lực phòng hộ, đảm bảo hiệu quả kinhtế của nghề rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển mạnh trồngcây phân tán, cây chắn sóng, coi trọng trồng cây lấy gỗ ở các khu dân cư tậptrung, các tuyến, cụm dân cư, dọc các tuyến đường, bờ kênh, xung quanh nhà ởcủa dân.
Đưa tỷ lệ che phủ củarừng ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 15%.
e) Về phát triển thủysản:
Phát huy tiềm năng vàlợi thế của vùng sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước. Phát triểnmạnh nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước (ngọt, lợ và mặn); đồng thờitừng bước phát triển nuôi biển các loại tôm, cá và các loại nhuyễn thể có giátrị cao, theo quy hoạch chung của vùng và từng địa phương.
Đến trước năm 2005diện tích nuôi trồng thủy sản toàn vùng đạt trên 700.000 ha, sản lượng đánh bắtvà nuôi trồng thủy sản đạt 1,7 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 1.500triệu USD.
Đa dạng hoá các phươngthức nuôi trồng thủy sản: xen canh, luân canh, chuyên canh, thâm canh, bán thâmcanh, nuôi sinh thái và đa dạng hoá các đối tượng nuôi nhằm đạt hiệu quả kinhtế cao, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế rủi ro, đáp ứng các nhu cầu củathị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là đối với thị trường có tiềm nănglớn.
ưu tiên đầu tư xâydựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản, nhất là hệ thống các côngtrình thủy lợi (đê, kênh, cống chính cấp nước, thoát nước, trạm bơm điện ...) hìnhthành các vùng dự án có quy mô vừa và lớn cho nuôi trồng thủy sản để được đầu tưđồng bộ, đảm bảo yêu cầu phát triển nguồn thủy sản nhanh, bền vững và có hiệuquả cao.
Khai thác hải sản xabờ phải gắn với dịch vụ trên biển để nâng cao hiệu quả kinh tế; tổ chức lại sảnxuất và tạo việc làm cho ngư dân ven bờ theo hướng chuyển mạnh sang nuôi trồngthủy sản, làm dịch vụ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ.
Tập trung đầu tư đểđổi mới công nghệ chế biến, giảm dần chế biến thô, tăng tỷ trọng hàm lượng chếbiến có giá trị gia tăng cao, đa dạng hoá sản phẩm và sản phẩm có chất lượngcao, đáp ứng các nhu cầu của thị trường; đồng thời thực hiện tốt quản lý chất lượng,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
2. Về phát triển côngnghiệp: tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:
a) Chế biến nông, lâm,thủy sản, nhất là công nghiệp chế biến thủy sản. Ưu tiên cải tạo mở rộng vànâng cao chất lượng cơ sở chế biến thủy sản tại Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, TràVinh,.... đưa công suất chế biến lên hơn 25 vạn tấn/năm vào năm 2005; sử dụngtối đa công suất các nhà máy chế biến sữa tươi, sữa chua và kem ở Long An vàCần Thơ.
b) Cơ khí phục vụ pháttriển cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
c) Sản xuất vật liệuxây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà ở. Đến năm 2005 sản lượngxi măng tăng 4,17 triệu tấn, trong đó xi măng ở tỉnh Kiên Giang (khoảng 3,05triệu tấn).
d) Ngành dệt may,xây dựng 2 cụm liên hợp dệt, may, nhuộm ở Cần Thơ và LongAn có quy mô mỗi cụm: kéo sợi 2 - 3 vạn cọc, dệt vải mộc (vải nhẹ) với tổngcông suất 20 triệu mét/năm; dệt kim 1.500 tấn/năm, nhuộm hoàn tất cho vải bông,tổng hợp 45 triệu mét/năm. Thu hút khoảng hơn 20.000 lao động dư thừa từ nôngnghiệp.
đ) Sản xuất da giầy,hoá chất, phân bón, bao bì, giấy, chế biến gỗ... ở các địa phương có điều kiệnphát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp.
e) Về ngành điện, đầutư xây dựng nhà máy điện Ô Môn (I + II) công suất 600 MW, hệ thống dây dẫn điện110 KW và trạm đồng bộ với nhà máy. Triển khai xây dựng nhà máy điện tuabin khíhỗn hợp Cà Mau công suất 720 MW và hệ thống đường dây cao thế Cà Mau - Ô Môn;khẩn trương xây dựng công nghiệp điện, đạm tại Cà Mau và Cần Thơ (triển khaixây dựng nhà máy sản xuất phân đạm 800.000 tấn/năm tại Cà Mau trong năm 2002)theo quy hoạch khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 776/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2001.
g) Về sản xuất thuốclá, ổn định sản lượng 230 - 240 triệu bao/năm; tiếp tục đầu tư theo chiều sâuđể hiện đại hoá các nhà máy, nâng cao chất lượng thuốc lá điếu, đưa thuốc lá cóđầu lọc, bao cứng lên 90%.
h) Về ngành rượu, bia,nước giải khát, tập trung nâng cao chất lượng bia thuộc 5 đơn vị quốc doanh địaphương, mở rộng công suất, tổ chức sắp xếp lại cơ sở để nâng cao chất lượng đápứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng.
Giải quyết thị trườngtiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm các loại nước giải khát trái cây, nướcngọt có ga và không ga; nghiên cứu đầu tư thêm nhà máy có công suất trên 10triệu lít/năm để tiêu thụ sản phẩm trái cây có sản lượng lớn như xoài, nhãn,cam, quýt, chôm chôm ...
i) Phát triển và thuhút các nhà đầu tư vào 6 khu công nghiệp tập trung hiện có, đồng thời từng bướcquy hoạch và hình thành thêm một số khu công nghiệp mới với quy mô vừa và nhỏ.
Tiếp tục hình thànhcác khu công nghiệp tập trung, các cụm, điểm công nghiệp ở thị trấn, huyện đểđáp ứng nhu cầu bảo quản, chế biến nông sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, làng nghề sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùngtrong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần kích cầu và đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hoá nông thôn.
3. Về phát triển thươngmại, du lịch và dịch vụ:
a) Làm tốt công tác dựbáo, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường trong nướcvà ngoài nước bằng các nguồn vốn của doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức vàcá nhân, có sự hỗ trợ của nhà nước. Xây dựng và phát triển kinh tế cửa khẩu ởnhững tỉnh có điều kiện.
Khuyến khích thành lậpvà nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng. Nghiên cứu thành lập Quỹ xúctiến thương mại, các Quỹ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi; xây dựng và tổ chức thựchiện chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng, của từngdoanh nghiệp và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Xây dựng và phát triểncác trung tâm thương mại, trung tâm thông tin thị trường, trung tâm xúc tiến thươngmại, hệ thống kho chứa và bảo quản nông sản, hệ thống chợ bán buôn nông sản,thủy sản... Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại (chợ, trung tâm thươngmại...) cho các địa phương vùng có nhiều đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
Nâng tốc độ tăng trưởngtổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội của toàn vùng đạt 15%/nămvà tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 18 - 20%/năm.
b) Khai thác các tiềmnăng và lợi thế của vùng để phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Phấn đấu tốcđộ tăng trưởng của ngành du lịch thời kỳ 2001 - 2005 đạt hơn 20%/năm, đến năm2005 doanh thu của ngành du lịch đạt trên 800 tỷ đồng.
c) Đa dạng hoá và nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh các ngành dịch vụ, trong đó phát triển nhanhcác loại hình dịch vụ thúc đẩy sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu và phục vụdân sinh như : giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm,kho ngoại quan, quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất, xuất khẩu lao động,dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ vật tư, kỹ thuật đầu vào, đầu ra chonông nghiệp, thủy sản. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ thời kỳ 2001 - 2005đạt từ 8 - 10%/năm.
4. Về khoa học, côngnghệ và môi trường:
a) Nâng cao năng lựckhoa học và công nghệ trong vùng, huy động lực lượng khoa học và công nghệngoài vùng, tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong nghiên cứu, ứng dụngkhoa học và công nghệ nhằm nâng cao giá trị đóng góp của khoa học và công nghệvào giá trị gia tăng của các sản phẩm hàng hoá, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tiếp tục nghiên cứusâu hơn về quy luật phân bố và diễn biến, có luận cứ khoa học để có biện phápxử lý lũ lụt, sạt lở v.v... và các giải pháp công trình như đê ven biển, đê cùlao, đê bảo vệ các khu dân cư tập trung; xử lý môi trường nông thôn và môi trườngcác khu nuôi trồng tập trung có hiệu quả.
Đầu tư nâng cấp các cơsở nghiên cứu khoa học nông, lâm, ngư nghiệp của vùng nhằm đưa nhanh các tiến bộkhoa học phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhất là về các khâu giống(cây trồng, vật nuôi, thủy sản), công nghiệp chế biến và bảo quản các sản phẩmnông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
b) ứng dụng thành tựukhoa học và công nghệ mới về xây dựng, sản xuất vật liệu và kết cấu côngtrình... thích hợp với vùng đất yếu, vùng thường xuyên bị thiên tai lũ lụt;nghiên cứu nạo vét luồng tàu Định An vào cảng Cần Thơ để tàu 1 vạn tấn ra vàocảng.
c) Nghiên cứu để thiếtlập công nghệ phần mềm tại Cần Thơ và xây dựng, khai thác mạng Internet củavùng.
Bộ Khoa học, Công nghệvà Môi trường phối hợp với Ủyban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành liên quan có kế hoạch bố trí kinh phítrong kế hoạch nghiên cứu 5 năm (2001 - 2005) và hàng năm cho các chương trìnhvà dự án để phục vụ mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông CửuLong.
5. Về y tế, giáo dụcvà đào tạo:
a) Về y tế:
Củng cố và phát triểnhệ thống các bệnh viện đa khoa phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu,phòng chống dịch, khám chữa bệnh cho nhân dân.
Sớm hoàn thành việcđầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa của vùng tại thành phố Cần Thơ, nhằm đáp ứngnhu cầu khám chữa bệnh với chất lượng cao hơn cho nhân dân trong vùng.
Tiếp tục củng cố, nângcấp mạng lưới y tế cơ sở, nhất là tuyến xã và thôn ấp; có chính sách khuyếnkhích đưa bác sĩ về xã, đến năm 2005 sẽ có khoảng 80% xã có bác sĩ.
Đảm bảo cơ số thuốc dựphòng cần thiết cho các vùng ngập lũ, đồng thời tăng cường công tác tuyêntruyền, giáo dục về việc sử dụng nước sạch, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Cóbiện pháp phòng, chống, hạn chế các bệnh nguy hiểm như: thương hàn và các loạibệnh khác.
b) Về giáo dục và đàotạo:
Nhanh chóng tạo bướcchuyển biến cơ bản đối với giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu giáo dục của cáctầng lớp dân cư và phát triển kinh tế - xã hội của vùng; chú trọng thu hút conem đồng bào dân tộc Khơ me và các dân tộc thiểu số khác đến trường.
Củng cố và hoàn thiệnquy hoạch mạng lưới trường học mầm non và phổ thông (bao gồm cả trường dân tộcnội trú) gắn liền với quy hoạch cụm dân cư, phù hợp với vùng thường xuyên bị lũlụt; cơ bản xoá phòng học 3 ca trong năm học 2001 - 2002, đến năm 2005 xây dựngtrường phổ thông kiên cố và bán kiên cố đạt tỷ lệ 80%, bảo đảm ổn định việc họctập và là nơi tránh lũ khi có lũ lụt.
Trên cơ sở quy hoạchmạng lưới các trường đại học và cao đẳng đã được Chính phủ phê duyệt, xúc tiếnviệc thành lập một số trường đại học và cao đẳng ở những tỉnh có điều kiện đểnâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội của vùng, nhất là các ngành nông nghiệp, thủy sản, chế biếnnông, lâm, thủy sản, y khoa và đào tạo đội ngũ giáo viên.
Trên cơ sở khoa Y dượchiện có của trường đại học Cần Thơ, triển khai trong năm 2002 việc thành lập vàđầu tư xây dựng trường đại học Y dược, đào tạo cán bộ chuyên khoa, đa khoa chocác tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Giải quyết dứt điểmvấn đề thiếu giáo viên tiểu học vào năm 2002, giáo viên trung học cơ sở vàtrung học phổ thông vào năm 2005. Trước mắt tăng quy mô đào tạo giáo viên choKhoa sư phạm của trường đại học Cần Thơ, trường cao đẳng Sư phạm kỹ thuật VĩnhLong và một số trường cao đẳng Sư phạm địa phương để bổ sung kịp thời và nângcao trình độ đội ngũ giáo viên trong vùng. Triển khai trong năm 2002 việc thànhlập và đầu tư xây dựng trường đại học Sư phạm để đào tạo giáo viên cho vùng.
Tăng dần tỷ lệ đầu tưcho giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long lên khoảng 22% tổng ngânsách giáo dục đào tạo vào giai đoạn 2001 - 2005.
c) Về lao động và việclàm:
Cùng với việc chuyểnđổi cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống, đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sảnxuất, tạo thêm nhiều việc làm mới thu hút lao động tại chỗ.
Các tỉnh vùng đồngbằng sông Cửu Long phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các Tổng công ty 91nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện chương trình đào tạo, dạy nghề để đáp ứng nhucầu về nguồn nhân lực; phấn đấu chuyển mỗi năm khoảng 24 vạn người trong số laođộng từ khu vực nông thôn sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ lệ thấtnghiệp ở khu vực đô thị xuống dưới 4%; đưa cơ cấu lao động trong vùng đến năm2005 ở khu vực nông, lâm nghiệp 53%, công nghiệp 17%, khu vực dịch vụ khoảng30%.
Điều 4. Về phát triển cơ sở hạ tầng:
Tiếp tục đẩy mạnh pháttriển các cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện phát triển nhanh kinh tế - xã hộitrong vùng (có Phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này).
Các quy hoạch về giaothông, xây dựng, quy hoạch cụm, tuyến dân cư và nhà ở của dân, quy hoạch điện,nước .... phải được tiếp tục bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch thủylợi, quy hoạch kiểm soát lũ nhằm đáp ứng yêu cầu thoát lũ; đồng thời bảo đảm antoàn cho các công trình cơ sở hạ tầng khi lũ lụt xẩy ra hàng năm.
1. Về thủy lợi : đầu tưxây dựng các hệ thống công trình thủy lợi gắn với phát triển giao thông, xâydựng cụm, tuyến, điểm dân cư theo nội dung Quyết định số 99/TTg ngày 09 tháng02 năm 1996 để phục vụ có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất và dân sinh.
Trên cơ sở các số liệuvề lũ năm 2000 và năm 2001, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh bổ sung,hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về hệ thống thủy lợi, tiêu thoát lũ, thau chua, xổphèn, ngăn mặn, giữ ngọt... đáp ứng các yêu cầu của chương trình chuyển đổi cơcấu kinh tế của vùng; bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch kiểm soát lũ, trên cơsở tính hoàn nguyên lũ năm 2000, gắn với toàn lưu vực sông Mê Kông cho phù hợpvới diễn biến lũ lụt và các vấn đề mới nẩy sinh, bảo đảm yêu cầu phát triểnnhanh và bền vững về kinh tế - xã hội của vùng.
a) Mục tiêu đến năm2005, hoàn thành hệ thống công trình thủy lợi và kiểm soát lũ chủ yếu của vùngnhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gâyra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, an toàn các cơ sở kinhtế và kết cấu hạ tầng.
Tiếp tục triển khai vàhoàn chỉnh hệ thống thủy lợi kết hợp tưới tiêu, rửa phèn, ngăn mặn với kiểmsoát lũ tại vùng tứ giác Long Xuyên. Đẩy nhanh việc nghiên cứu để có căn cứkhoa học triển khai đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, công trình kiểmsoát lũ vùng Đồng Tháp Mười và vùng sông Vàm Cỏ.
b) Hoàn thành các hạngmục thuộc dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) là Quản Lộ - Phụng Hiệp,Nam Măng Thít và Ô Môn - Xà No; dự án thủy lợi Ba Lai, tỉnh Bến Tre...; xâydựng đồng bộ hệ thống thủy lợi nội đồng tưới tiêu chủ động cho diện tích quyhoạch sản xuất lúa xuất khẩu khoảng 1 triệu ha; xây dựng hệ thống thủy lợi đồngbộ và hoàn chỉnh để phục vụ cho khoảng 700 nghìn ha diện tích nuôi tôm và thủysản các loại.
Triển khai các hệthống thủy lợi vùng Tây sông Hậu, Nam bán đảo Cà Mau... các vùng U Minh Thượng,U Minh Hạ đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của sản xuất.
Rà soát, hoàn chỉnhlại quy hoạch đê biển, đê cửa sông các tỉnh ven biển nhằm đáp ứng việc chuyểnđổi cơ cấu sản xuất, bảo vệ dân cư và thoát lũ của vùng.
2. Về giao thông vậntải:
a) Trong 5 năm tớigiải quyết được cơ bản về giao thông, trong đó chú ý cả giao thông đường bộ vàkhai thác thế mạnh của giao thông đường thủy của vùng; các tuyến quốc lộ vàtỉnh lộ vào cấp và kiên cố bền vững, đạt 90% nhựa hoá; mở một số tuyến mới N1,N2 song song với trục Bắc Nam quốc lộ 1A, mở tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyếnNam sông Hậu (91c).
b) Nâng cấp hệ thốngquốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ quan trọng tạo thành hệ thống giao thông đường bộthông suốt trên toàn vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
Việc xây dựng cáctuyến giao thông, hệ thống cầu, cống cần phải phối hợp chặt chẽ với các côngtrình thủy lợi tạo thành một hệ thống đồng bộ kiểm soát lũ, khai thác tàinguyên nước, bảo vệ môi trường bền vững, xây dựng các cụm, tuyến và điểm dân cư.
c) Trước mắt, tậptrung hoàn thành các công trình trọng điểm, cải tạo nâng cấp một số tuyến giaothông và một số cảng chính, thực hiện đầu tư tập trung nhằm đạt hiệu quả thiếtthực, tạo động lực để phục vụ kịp thời cho lưu thông, xuất khẩu và phát triểnsản xuất của vùng, củng cố thế trận an ninh, quốc phòng.
Khởi công mới tuyếnN2, đoạn Thạnh Hoá - Đức Hoà, tuyến N1 đoạn Bến Thuỷ - Tịnh Biên - Hà Tiên,tuyến Nam sông Hậu (91c), tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Mở quốc lộ 1A đoạnthành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, quốc lộ 60 (Bến Tre - Trà Vinh, Sóc Trăngvà 2 bến phà Cổ Chiên, Đại Ngải; quốc lộ 80 (đoạn Mỹ Thuận - Vàm Cống), quốc lộ50 đoạn Cầu Nhị Thiên Đường - Gò Công - Mỹ Tho), cầu Tô Châu quốc lộ 80 và mộtsố tuyến đường nối ra các cửa khẩu; triển khai xây dựng cầu Cần Thơ; khôi phụcquốc lộ 1 đoạn Cà Mau - Năm Căn.
Triển khai dự án đườngcao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ (giai đoạn 1), cầu Rạch Miếu, cầu VàmCống theo hình thức BOT.
d) Tiếp tục xây dựngmạng lưới đường nông thôn liên huyện, liên xã, liên thôn ấp từ các nguồn vốn:vốn ngân sách, huy động trong dân, vốn của các nhà tài trợ JBIC, ADB và WB; sớmhoàn thành chương trình xoá cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn mới; phấn đấu đếnnăm 2005, các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã.
đ) Đầu tư cơ bản hoànthành các tuyến giao thông bộ trên các đảo (chủ yếu là đảo Phú Quốc) để đảm bảocho phòng thủ và an ninh, cùng với giải quyết vấn đề điện, nước, cầu cống, ytế, giáo dục... nhằm nâng cao đời sống nhân dân và phát triển sản xuất.
e) Nâng cấp các cảngsông nằm trên tuyến vận tải chính: cảng Vĩnh Long, cảng Cao Lãnh trên sôngTiền; cảng Mỹ Thới trên sông Hậu, các cảng sông Cà Mau, cảng Mỹ Tho (TiềnGiang), cảng Đại Ngải; nâng khẩu độ cầu Một Tháng Giêng, Sóc Trăng, cầu VĩnhThuận, nâng cấp cầu Sa Đéc, xây dựng cầu Thới Bình.
Hoàn thành dự án 2tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ; tiếp tục giai đoạn 2 nâng cấp cảngCần Thơ gồm làm tiếp nối 76 m cầu tàu, xây dựng đường bãi, trang bị bốc xếp.Đầu tư xây dựng cảng Cái Cui (Cần Thơ), cảng Cần Giuộc (Long An), cảng Định An(Trà Vinh).
Bộ Giao thông vận tảiphối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán, xácđịnh khẩu diện, vị trí cầu trên các lộ giao thông với hệ thống kênh trục thủylợi, có giải pháp công trình thích hợp (vượt lũ, cầu cạn, đường tràn thoátlũ...) để vừa bảo đảm giao thông, vừa không ảnh hưởng dòng chảy và nâng cao mựcnước lũ.
3. Về kế hoạch xâydựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở của nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt.
a) Xây dựng các cụm,tuyến, điểm dân cư vượt lũ, (lấy đỉnh lũ năm 1961 và năm 2000 làm chuẩn).
Việc xây dựng các cụm,tuyến dân cư, các công trình phúc lợi công cộng như trường học, trạm xá ...,phải bảo đảm không bị ngập lụt so với mức nước lũ năm 1961 và lũ năm 2000, ngườidân vùng ngập lũ có cuộc sống an toàn, ổn định, không phải di dời khi lũ lụtxẩy ra; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, phù hợp vớiđiều kiện và tập quán sinh hoạt của nhân dân vùng này, đưa cuộc sống nhân dântoàn vùng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các tuyến, cụm dân cư,nhà ở của dân đều được xây dựng theo quy hoạch gồm các phương thức tôn nền, baođê hoặc làm sàn nhà trên cọc, bảo đảm an toàn trong mùa lũ phù hợp với quyhoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt saukhi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng.
Tạo được các cơ sởphúc lợi công cộng (giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội...) hoạt động bình thườngtrong mùa lũ.
b) Phải bổ sung, hoànchỉnh quy hoạch xây dựng, bố trí dân cư theo cụm, tuyến dân cư, đê bao bảo vệkhu dân cư tập trung gắn với các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ đờisống nhân dân, trước mắt ưu tiên làm trước đối với các vùng ngập sâu.
Đối với các thị xã,thị trấn, thị tứ đông dân cư : kết hợp nâng nền cục bộ và làm đê bao bảo vệ khudân cư, cùng với các giải pháp cấp thoát nước, vệ sinh môi trường và các côngtrình phúc lợi công cộng cấp thiết, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi.
Đối với các cụm trungtâm xã, trong đó có trụ sở xã, trường học, trạm xá, chợ, nhà ở .... thực hiệngiải pháp tôn nền vượt lũ là chủ yếu với quy mô phù hợp khoảng từ 3 - 5 ha; cụmdân cư thì có thể tổ chức với quy mô khoảng 2 - 3 ha cho khoảng 100 - 120 hộdân, gắn với đồng ruộng phù hợp với điều kiện sinh hoạt, sản xuất của nhân dânvà bố trí các công trình phúc lợi.
Tuyến dân cư xây dựng trêncơ sở tuyến kênh trục, kênh cấp I và các trục lộ giao thông là chính. Trên cáctuyến bố trí các cụm dân cư. Cụm dân cư có thể được bố trí ở một hoặc cả haibên trục kênh, trục đường, có thể ở liên tục hoặc từng đoạn trên tuyến phù hợpvới quy hoạch thoát lũ và điều kiện cụ thể của từng vùng.
Đối với đê bao bảo vệsản xuất và sinh hoạt của dân có diện tích lớn qui mô cả ấp, xã, huyện phải đượcquy hoạch cụ thể, nhất thiết không được làm tự phát tràn lan, có lợi cục bộ nhưnggây thiệt hại chung. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải xem xét, phêduyệt quy hoạch cụ thể cho từng tỉnh trên cơ sở quy hoạch thủy lợi và quy hoạchkiểm soát lũ chung của cả vùng.
c) Trong kế hoạch 5năm 2001 - 2005, tập trung đầu tư để cơ bản hoàn thành việc xây dựng tuyến, cụmdân cư và cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng ngập lũ và các vùng cửa sông venbiển; đảm bảo hệ thống trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, văn hoá... hoạt độngbình thường trong mùa lũ lụt, từng bước kiên cố, bảo đảm không bị ngập lụt.
Trong 2 năm 2001 -2002 hoàn thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng các trung tâm xã, các cụm dân cưtrong vùng ngập lũ; tập trung chỉ đạo hoàn thành đồng bộ 5 khu dân cư thí điểmở vùng ngập lũ đang đầu tư dở dang, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng. Đếnnăm 2005, phải xây dựng xong các tuyến, cụm dân cư vượt lũ.
Bộ Xây dựng chủ trìcùng các tỉnh lập chương trình kế hoạch xây dựng các cụm, tuyến dân cư an toàntrong vùng ngập lũ và chương trình phát triển nhà ở vùng đồng bằng sông CửuLong 5 năm 2001 - 2005 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiệnchương trình.
d) Thực hiện chínhsách hỗ trợ phù hợp về nhà ở đối với các gia đình chính sách, đồng bào nghèo,đặc biệt là số hộ gia đình đồng bào Khơ me có đời sống khó khăn, không có khảnăng tự tạo lập nhà ở. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp vớicác Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể trình Thủ tướngChính phủ trong quý IV năm 2001.
Cùng với chính sách hỗtrợ của nhà nước, các địa phương và nhân dân trong vùng vận động phong tràogiúp đỡ đồng bào giải quyết về đất đai, xây dựng nhà ở nhằm ổn định đời sống.
đ) Rà soát, điều chỉnhquy hoạch các vùng dân cư, các thị trấn, thị tứ, trong đó phải kết hợp tốt việcchỉnh trang, nâng cấp mở rộng các khu đô thị cũ gắn liền với việc đầu tư xâydựng các khu đô thị mới; nâng cấp, cải tạo hạ tầng cơ sở các thị trấn, thị tứcủa vùng; phối hợp cùng các địa phương chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chínhsách hỗ trợ và tạo điều kiện cải thiện chỗ ở cho nhân dân, nhất là đối với nhândân vùng ngập lũ.
e) Nhà nước khuyếnkhích các địa phương huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả chươngtrình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như đầu tư đường giao thôngnông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nôngthôn ...; giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý tốt môitrường các khu công nghiệp, khu dân cư, sông rạch.
Điều 5. Một số cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách đốivới vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đảm bảo thúc đẩy nhanh việc chuyển dịchcơ cấu kinh tế có hiệu quả; phát triển kết cấu hạ tầng; giải quyết các vấn đềnổi cộm của vùng như đói nghèo, dịch bệnh, học hành, nâng cao đời sống đồng bàodân tộc, nhất là đồng bào Khơ me.
1. Về huy động nguồnlực đầu tư phát triển sản xuất:
Khuyến khích các thànhphần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làmvà đào tạo ngành nghề; ngân sách nhà nước dành kinh phí ưu tiên đầu tư xây dựngcơ sở hạ tầng chủ yếu.
Đối với các dự án nuôitrồng thủy sản ở vùng mới khai hoang, các địa phương có quy hoạch dành đất vàkhuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựnghạ tầng sau đó thực hiện bán, khoán, cho thuê để thu hồi vốn như cơ chế đầu tưđối với khu công nghiệp.
2. Về tiêu thụ sảnphẩm hàng hoá nông, lâm, thủy sản:
Xây dựng cơ chế tổchức liên kết: hộ nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp với các cơ chế chínhsách thích hợp, để hướng tới phần lớn người nông dân sản xuất hàng hóa được sảnxuất theo hợp đồng.
Đến năm 2005, có trên50% số hộ nông dân sản xuất hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng với các tổchức kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thương mại.Trước hết, thực hiện sản xuất theo hợp đồng kinh tế đối với mía, bông, sữa bò,thủy sản và từng bước mở rộng sản xuất theo hợp đồng đối với nguyên liệu sảnxuất khác.
Việc ký hợp đồng tiêuthụ sản phẩm hàng hoá là một nghĩa vụ của các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụthuộc mọi thành phần kinh tế.
Hình thành các Hiệphội giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người sảnxuất, kinh doanh của từng ngành hàng.
3. Về đầu tư:
Ngân sách (bao gồmngân sách Trung ương và ngân sách địa phương), huy động sức dân và các nguồntài trợ từ bên ngoài để tăng thêm nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế xã hội như: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, các tuyến dân cư, cụmdân cư và các công trình phúc lợi công cộng tại cụm dân cư.
Có chính sách khuyếnkhích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp để làmnhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng đồng bằng sông CửuLong.
4. Về tín dụng:
a) Tín dụng đầu tưphát triển của nhà nước bảo đảm đủ vốn cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế,dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, dự án nông, lâm, thủy sản, ... vay vốntheo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chínhphủ, Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chínhphủ và Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướngChính phủ.
Quỹ hỗ trợ phát triểnnhanh chóng triển khai các hình thức tín dụng: bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư theoquy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999.
Dành một phần vốn từtín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để cho hộ chính sách, hộ nghèo vay vớilãi suất ưu đãi để làm nền nhà và nhà ở theo phương thức trả dần trong nhiềunăm; hỗ trợ đầu tư tuyến dân cư, cụm dân cư.
Bộ Tài chính chủ trì,phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển và các Bộ,ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách cho vay cụ thể trình Thủ tướngChính phủ quyết định.
b) Ngân hàng Thươngmại thực hiện cho người sản xuất hàng hoá vay vốn theo quy định, đồng thời sớmban hành quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp người không có điều kiện về tài sản thếchấp vay được vốn của ngân hàng. Khuyến khích mở rộng các hình thức dịch vụ vềvốn cho người sản xuất, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ vốn chodân dưới hình thức ứng vốn trước và thu hồi bằng sản phẩm nông sản.
5. Xây dựng chính sáchkhuyến công: hỗ trợ đào tạo nghề; miễn, giảm tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư,ưu đãi tín dụng cho các loại doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu,thủ công nghiệp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Xây dựng Quỹ khuyếncông (được hình thành từ ngân sách nhà nước, tài trợ của các tổ chức, cá nhânvà thu hồi vốn hỗ trợ ...) để phát triển công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp.
6. Giải quyết cơ bảnvấn đề nông dân không có đất, thiếu đất sản xuất:
Tạo thêm quỹ đất bằngcách khai hoang.
Rà soát lại quỹ đấtcủa các tổ chức, nông, lâm trường quốc doanh để thu hồi ngay trong năm 2001 vàđầu năm 2002 diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả giao lại chođịa phương để giao cho các hộ nông dân sản xuất.
Tạo điều kiện để mộtbộ phận nông dân thiếu đất hoặc không có đất được đến lập nghiệp ở các vùngkinh tế mới.
Tăng cường quản lý đấtđai, hoàn thành hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lýchặt chẽ biến động đất đai. Nghiêm cấm việc chuyển nhượng đất đai không đúngpháp luật, giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, tranh chấp đất đai.
Tiếp tục thực hiện tốtchính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho vùng lũ lụt và các địa phươngcó khó khăn về thị trường tiêu thụ. Miễn thuế sử dụng đất cho các hộ nghèo(theo tiêu chí mới), cho các hộ dân ở các xã thuộc Chương trình 135.
7. Đối với đồng bàodân tộc thiểu số : tiếp tục thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá cho đồng bàodân tộc phù hợp với điều kiện và tập quán của đồng bào; nhà nước có chính sáchhỗ trợ phù hợp đối với các hộ đồng bào Khơ me thực sự khó khăn về nhà ở.
ưu tiên giải quyết chođồng bào vay vốn để sản xuất từ ngân hàng người nghèo và các nguồn vốn khác;thực hiện tốt công tác khuyến nông và tăng cường hướng dẫn cách làm ăn, sảnxuất cho đồng bào.
Từ năm 2002, thực hiệnđối với các gia đình đồng bào dân tộc nghèo, hộ chính sách:
Miễn đóng góp xây dựngtrường, đóng học phí, tiền sách giáo khoa cho các con em đi học; ưu tiên giảiquyết việc làm cho con em đồng bào dân tộc đã qua đào tạo.
Miễn phí tiền khám,chữa bệnh tại các trạm y tế, Trung tâm y tế, bệnh viện.
Điều 6. Tổ chức thực hiện:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh vùngđồng bằng sông Cửu Long phải xác định việc thực hiện các nội dung của Quyếtđịnh này là nhiệm vụ chủ yếu của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cáccấp và nhân dân trong vùng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trungương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đề ra.
Trên cơ sở thống nhấtvới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Thủy sản, Tổng cụcĐịa chính và các cơ quan liên quan, các tỉnh rà soát điều chỉnh lại quy hoạchxây dựng các khu dân cư, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết vùng sảnxuất (lúa - tôm; lúa - hoa màu, cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp ...) trên địabàn tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết vùng sảnxuất phù hợp với đặc điểm của địa phương; cụ thể hoá thành các chương trình, kếhoạch và tổ chức thực hiện.
2. Các Bộ, ngành căncứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì cùng với các tỉnh vùng đồng bằng sôngCửu Long tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể. Các Bộ,ngành, địa phương mỗi năm 01 lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thựchiện nội dung của Quyết định này.
3. Để giải quyết vấnđề nhà ở cho các hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo vùng ngập sâu, giao BộXây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính xâydựng chính sách cho vay bằng hiện vật nhà ở, trình Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh.
Các dự án xây dựngcụm, tuyến dân cư cấp bách trong năm 2001 - 2002, đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt, không phải lập và trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáonghiên cứu khả thi mà chỉ cần trình duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toántheo quy định và cho phép được áp dụng hình thức chỉ định thầu để thực hiện, nhưngkhông được để xảy ra tiêu cực.
Trước mắt, Bộ Xây dựnglàm việc cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ủy ban nhân dâncác tỉnh vùng ngập lũ, xác định, lựa chọn các công trình xây dựng cụm, tuyếndân cư, đê bao bảo vệ các khu dân cư tập trung cấp bách ở vùng ngập sâu, phùhợp với quy hoạch để đầu tư trước trong năm 2001 - 2002 trình Thủ tướng Chínhphủ.
Miễn thu tiền chuyểnmục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng tuyến, cụm dân cư.
4. Giao Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính xem xét và bố trí cấp đủ kinh phí cho chương trình giống;bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, xâydựng dân cư cấp bách.
Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam chỉ đạo ưu tiên dành nguồn tín dụng ưu đãi cho dân vay để đầu tư pháttriển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tưtranh thủ sự đồng tình và hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, ưu tiênsử dụng nguồn vốn ODA, hỗ trợ thực hiện các chương trình và dự án phát triển cơsở kinh tế và xã hội.
5. Tổng cục Khí tượngthủy văn tiếp tục tăng cường năng lực đo đạc, điều tra, khảo sát để thu thậpđầy đủ, chính xác số liệu khí tượng thủy văn, môi trường nước để làm tốt côngtác dự báo khí tượng thủy văn, nghiên cứu đầy đủ hơn quy luật thời tiết, thủyvăn của vùng; tạo cơ sở khoa học để các ngành, địa phương xem xét, điều chỉnh,bổ sung quy hoạch nhằm hoàn thiện các giải pháp kiểm soát và sử dụng nước lũvùng đồng bằng sông Cửu Long một cách hợp lý, hiệu quả.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 8. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh vùngđồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
PHỤ LỤC I
Các dự án thủy lợi phục vụ
đa mục tiêu và các dự án nông, lâm nghiệp
5 năm 2001 - 2005 vùng đồng bằng sông Cửu Long
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày06 tháng 11 năm 2001
của Thủ tướng Chính phủ)
| | | Quy mô | Nhiệm vụ công trình | Khởi |
Số thứ tự | Tên dự án | Địa điểm | Diện tích (ha) | Chiều dài (km) | Thủy lợi (ha) | Dân cư (1000 người) | công xây dựng 2001 - 2005 |
| Tổng số | | 24.453 | 1.930 | 990.705 | 3.401 | |
A | Vùng ngập lũ | | 23.673 | 1.855 | 403.806 | 2.644 | |
I. | Tứ giác Long Xuyên | | 10.177 | 707 | 59.862 | 1.070 | |
1 | CT Ba Hòn - T3 | Kiên Giang | | | 15.400 | | |
2 | HTTL ven biển Tây | Kiên Giang | | | 35.900 | | |
3 | Cống Luỳnh Quỳnh | Kiên Giang | | | 6.562 | | |
4 | Cống Vàm Răng | Kiên Giang | | | | | |
5 | Cống Bình Giang 1 | Kiên Giang | | 8 | | 2 | |
6 | Cống Bình Giang 2 | Kiên Giang | | 8 | | 2 | |
7 | Cống kênh Cái Tre | Kiên Giang | | 8 | | 2 | |
8 | Cống Tam Bản | Kiên Giang | | - | | - | |
9 | Cống Tà Xăng | Kiên Giang | | - | | - | |
10 | Cống kênh Sơn Kiên | Kiên Giang | | 5 | | 1 | |
11 | Kênh Trà Sư-Tri Tôn | AG-KG | | 75 | | 20 | |
12 | Kênh Hà Giang | Kiên Giang | | 20 | | 5 | |
13 | Kênh T2 | Kiên Giang | | 22 | | 6 | |
14 | Kênh Nông trường | Kiên Giang | | 20 | | 5 | |
15 | K. Mỹ Thái-10 Châu Phú | AG-KG | | 50 | | 15 | |
16 | Kênh Ba Thê | AG-KG | | 50 | | 15 | |
17 | K.Kiên Hảo-Núi Chóc-Năng Gù | AG-KG | | 50 | | 15 | |
18 | K. Rạch Giá - Long Xuyên - C. Cà Đao | AG-KG | | 50 | | 15 | |
19 | Kênh Tròn | AG-KG | | 50 | | 15 | |
20 | Kênh Cái Sắn (kết hợp giao thông) | AG-KG | | 50 | | 15 | |
21 | Kênh Ba Thê Mới | An Giang | | 20 | | 5 | |
22 | Kênh Mặc Cần Dưng | An Giang | | 40 | | 10 | |
23 | Kênh Cần Thảo | An Giang | | 21 | | 5 | |
24 | Kênh Đào | An Giang | | 20 | | 5 | |
25 | DA Bắc Vàm Nao | An Giang | | | | | |
26 | Kênh Tám Ngàn | AG-KG | | 35 | | 10 | |
27 | Kênh H7 | Kiên Giang | | 20 | | 5 | |
28 | Kênh H9 | Kiên Giang | | 20 | | 5 | |
29 | Tuyến dân cư bờ Nam kênh Vĩnh Tế | AG-KG | | 65 | | 10 | |
30 | Một số đê bao cấp thiết | | | | | | |
31 | Trạm bơm 3/2 | An Giang | | | 2.000 | | |
32 | Các dự án khác | | | | | | |
II | Đồng Tháp Mười | | 7.000 | 1.133 | 60.000 | 903 | |
1 | K. Sở Hạ - Cái Cỏ - Long Khốt | ĐT-LA | | 90 | | 22 | |
2 | Kênh Tân Thành - Lò Gạch | ĐT-LA | | 53 | | 13 | |
3 | Kênh Hồng Ngự | ĐT-LA | | 43 | | 10 | |
4 | Kênh An Bình | ĐT-LA | | 35 | | 7 | |
5 | Kênh Đồng Tiến - D.V. Dương - Lagrang | ĐT-LA | | 80 | | 20 | |
6 | Kênh An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông | ĐT-LA | | 85 | | 20 | |
7 | Kênh Nguyễn Văn Tiếp | ĐT-LA-TG | | 93 | | 45 | |
8 | Kênh 2/9 - Đốc Vàng Thượng | ĐT | | 35 | | 9 | |
9 | Kênh Kháng Chiến | ĐT | | 40 | | 10 | |
10 | Kênh Bình Thành | ĐT | | 37 | | 10 | |
11 | K.Tân C Chi - Phú Hiệp - Đốc Vĩnh Hạ | ĐT | | 50 | | 15 | |
12 | Kênh Sa Rài - Phú Đức | ĐT | | 32 | | 10 | |
13 | Kênh T. Thành- Đường Thét | ĐT | | 50 | | 15 | |
14 | Kênh Cái Cái - Phước Xuyên - 28 | LA-TG | | 80 | | 40 | |
15 | Kênh 79 | LA | | 70 | | 20 | |
16 | Dự án Tứ Thường | ĐT | | | | 10 | |
17 | Kênh 61 | LA | | 45 | | 22 | |
18 | Kênh 28 | LA | | 47 | | 15 | |
19 | Kênh Sông Trăng-Cả Gừa | LA | | 25 | | 6 | |
20 | Kênh Tân Hưng | LA | | 25 | | 6 | |
21 | Kênh Hưng Điền | LA | | 26 | | 6 | |
22 | Kênh Rạch Chàm - Mỹ Bình | LA | | 32 | | 8 | |
23 | Kênh Trà Cú Thượng | LA | | 30 | | 7 | |
24 | Kênh Ba Reng - Rạch Gốc | LA | | 30 | | 7 | |
25 | Một số đê bao cấp thiết | | | | | | |
26 | Dự án Bảo Định | LA-TG | | | 60.000 | | |
27 | Kênh 12 | LA | | | | | |
28 | Kênh Bà Vòm | LA | | | | | |
29 | 5 kênh Bắc QL1 | TG | | | | | |
30 | Các dự án khác | | | | | | |
III | Vùng Tây Sông Hậu | | 2.654 | | 194.944 | 269 | |
1 | Dự án Ô Môn - Xà No | CT-KG | | | 50.000 | | |
2 | Kênh Nàng Mau 2 | CT | | | 22.419 | | |
3 | Dự án Cần Thơ - Long Mỹ | CT | | | 122.525 | | |
4 | Dự án Cái Sắn-Thốt Nốt | CT-KG | | | | | |
5 | Ô Môn | CT-KG | | | | | |
6 | Một số đê bao cấp thiết | | | | | | |
7 | Các dự án khác | | | | | | |
IV | Vùng giữa Sông Tiền - Sông Hậu | | 3.842 | 15 | 89.000 | 402 | |
1 | Kênh 7 xã | An Giang | | 15 | 30.000 | 8 | |
2 | Dự án Bắc Lấp Vò | ĐT | | | 18.000 | | |
3 | Dự án Nam Lấp Vò | ĐT | | | 34.000 | | |
4 | Dự án Xẻo Mát - Cái Vồn | ĐT-VL | | | 7.000 | | |
5 | Một số đê bao cấp thiết | | | | | | |
6 | Dự án Bưng Trường - Ngãi Chánh | VL | | | | | |
7 | Dự án đê bao vườn cây ăn quả | VL | | | | | |
8 | Kè TX Vĩnh Long | VL | | | | | |
9 | Kè TT Tam Bình | VL | | | | | |
10 | Kè TT Măng Thít | VL | | | | | |
11 | Các dự án khác | | | | | | |
B | Vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn | | | | 553.440 | | |
I | Dự án Quản lộ Phụng Hiệp | ST-BL-CM | | | 204.814 | | |
II | Dự án Nam Măng Thít | VL-T.Vinh | | | 171.626 | | |
III | Dự án Ba Lai | Bến Tre | | | 88.500 | | |
1 | Cống đập Ba Lai | Bến Tre | | | | | |
2 | Công trình Giao Hòa | Bến Tre | | | | | |
3 | Công trình Chẹt Sậy | Bến Tre | | | | | |
4 | Công trình Bến Rớ | Bến Tre | | | | | |
5 | HTTL Cầu Sập | Bến Tre | | | | | |
6 | Các công trình khác | Bến Tre | | | | | |
IV | Dự án Hương Mỹ | Bến Tre | | | | | |
1 | Cống Cái Quao | Bến Tre | | | | | |
2 | HTTL Mỏ Cày | Bến Tre | | | | | |
3 | Các công trình khác | Bến Tre | | | | | |
V | Các dự án khác | | | | 88.500 | | |
1 | Kênh Xuân Hòa - Cầu Ngang | TG | | | | | |
2 | Dự án U Minh Hạ | CM | | | | | |
3 | DA U Minh Thượng | KG | | | 300 | | |
4 | Hồ Dương Đông | CM | | | | | |
5 | Kè Gành Hào | CM | | | | | |
6 | Công trình thủy lợi sản xuất muối | BL | | | | | |
7 | Công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản | | | | | | |
8 | Nước sạch - VSMT nông thôn | | | | | | |
9 | Nâng cấp đê biển, đê cửa sông | | | | | | |
10 | Các công trình khác | | | | | | |
C | Các dự án về nông nghiệp | | | | | | |
1 | Viện Lúa ĐBS Cửu Long | | | | | | |
2 | Viện Cây ăn quả | | | | | | |
3 | Chương trình giống các tỉnh | | | | | | |
D | Các dự án lâm nghiệp | | | | | | |
1 | Chương trình rừng sinh thái | | | | | | |
| Cho mỗi tỉnh | | | | | | |
PHỤ LỤC II
Kế hoạch đầu tư giao thông đường bộ giai đoạn 2001 -2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTgngày 06 tháng 11năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Danh mục dự án | Khởi công hoàn thành | Năng lực | Dự kiến tổng mức đầu tư (tỷ đồng) | Khởi công xây dựng 2001 - 2005 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| Tổng cộng : | | | | |
I. | Các dự án ODA (Tr USD) | | | |
1 | Khôi phục QL1 - WB3 | 2001 - 2 005 | 232 km | 143,7 |
2 | Cầu Cần Thơ | 2002 - 2004 | 1.120 mét | 295,0 |
3 | Cầu giai đoạn 3 - Cần Thơ - Năm Căn | 2003 - 2005 | | 80,0 |
4 | Tuyến Nam sông Hậu | 2002 - 2007 | 120 km | 60,0 |
5 | Cầu Bến Lức | 2002 - 2005 | 600 mét | 10,0 |
6 | Cầu Tân An | 2002 - 2005 | 450 mét | 12,0 |
7 | Các dự án khác | 2002 - 2005 | | 100,0 |
| Quy đổi VNĐ (tỷ đồng) | | | |
II. | Các dự án BOT | | | |
1 | Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ giai đoạn I | 2002 - 2005 | 60 km | 7.000,0 |
2 | Cầu Rạch Miễu | 2002 - 2005 | 3.030 mét | 600,0 |
3 | Cầu Vàm Cống | 2002 - 2005 | 1.500 mét | 800,0 |
III. | Các dự án vốn trong nước | | | |
1 | Quốc lộ 1 - mở rộng thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương | 2001 - 2003 | 62 km | 217,0 |
2 | Quốc lộ 30 - nâng cấp đoạn An Hữu - Cao Lãnh | 2001 - 2002 | 36 km | 90,0 |
3 | Quốc lộ 50 - Nhị Thiên Đường - Gò Công | 2001 - 2005 | 50 km | 220,0 |
4 | Quốc lộ 53 : | | | |
| - Đoạn Trà Vinh + cầu LT | 2000 - 2002 | | 100,0 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| - Đoạn Vĩnh Long | 2002 - 2005 | 22 km | 90,0 | |
5 | Quốc lộ 54 (Đồng Tháp - Vĩnh Long - Trà Vinh) | 2000 - 2003 | 167 km | 248,0 |
6 | Quốc lộ 57 (Bến Tre - Vĩnh Long) | 2000 - 2003 | 48 km | 124,0 |
7 | Quốc lộ 60 (Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng) | 2001 - 2002 | 116 km | 202,0 |
8 | Quốc lộ 61 (Cần Thơ - Kiên Giang) | 2000 - 2003 | 60 km | 250,0 |
9 | Quốc lộ 62: | | | |
| - Tân An - Tân Thạnh | 1998 - 2001 | | 81,5 |
| - Tân Thạnh - Bình Hiệp | 2000 - 2002 | 31 km | 91,0 |
10 | Quốc lộ 63 (Kiên Giang - Cà Mau) | 2000 - 2003 | | 174,0 |
11 | Quốc lộ 80 | | | |
| - Nam Mỹ Thuận - Vàm Cống | 2003 - 2005 | 60 km | 300,0 |
| - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi | 2002 - 2006 | 75 km | 200,0 |
12 | Quốc lộ 91 | | | |
| - Đoạn Nguyễn Trung Trực | 2000 - 2003 | 65 km | 240,0 |
| - Bến Thủy | | | |
13 | Quốc lộ 91 B | 2001-2006 | 16 km | 185,0 |
14 | Tuyến N1 | | | |
| - Đoạn Bến Thủy - Tịnh Biên - Hà Tiên (91 kéo dài) | 2002 - 2005 | 65 km | 150,0 |
| - Các đoạn khác | 2003 - 2008 | 230 km | 1.331,0 |
15 | Tuyến N2 | | | |
| - Đoạn Thạnh Hóa - Đức Hòa | 2001 - 2003 | 40 km | 344,0 |
| - Các đoạn khác | 2003 - 2006 | 210 km | 1.154,0 |
16 | Tuyến Quảng Lộ - Phụng Hiệp | 2003 - 2008 | 101 km | 1.700,0 |
| Các cầu lớn | | | |
17 | Cầu Tô Châu | 2000 - 2002 | 538 mét | 82,0 |
18 | Sửa chữa cầu Bến Lức | 2000 - 2001 | 538 mét | 26,4 |
19 | Sửa chữa cầu Tân An | 2000 - 2001 | 406 mét | 25,4 |
20 | Phà Cổ Chiên - Đại Ngãi công trình chuyển tiếp | 2002 - 2005 | | 50,0 |
21 | Quốc lộ 1 - Cà Mau - Năm Căn | 1999 - 2001 | 54 km | 192,0 |
22 | Khắc phục bão lũ năm 2000 | 2000 - 2001 | | 200,0 |
23 | Các công trình khác | | | 500,0 |
| | | | | Phụ lục III | | | | | |
Kế hoạch tôn nền vượt lũ các cụm tuyến dân cư |
Vùng ngập lũ đồng bằng sông cửu long giai đoạn 2001-2005 |
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 173/ 2001/ QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) |
| | | | | | | | | | | |
| | | | | | | | | | | |
Stt | Năm | Tổng số cụm tuyến | Vùng ngập sâu > 3m | Vùng ngập vừa 2 - 3m | Vùng ngập nông 1 - 2m | Vùng ven biển, cửa sông | Dự kiến Kinh phí đầu tư (tỷ đồng) |
Số điểm | Dự kiến Kinh phí (tỷ đồng) | Số điểm | Dự kiến Kinh phí (tỷ đồng) | Số điểm | Dự kiến Kinh phí (tỷ đồng) | Số điểm | Dự kiến Kinh phí (tỷ đồng) | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
1 | 2002 | 164 | 77 | 256 | 51 | 150 | 36 | 94 | - | - | 500 | |
2 | 2003 | 415 | 90 | 333 | 150 | 495 | 150 | 405 | 25 | 68 | 1.300 | |
3 | 2004 | 388 | 19 | 72 | 128 | 435 | 176 | 510 | 65 | 176 | 1.200 | |
4 | 2005 | 76 | - | - | - | - | 50 | 135 | 26 | 70 | 200 | |
| | | | | | | | | | | | |
| Cộng | 1.043 | 186 | 661 | 329 | 1.081 | 412 | 1.144 | 116 | 313 | 3.200 | |
| | | | | | | | | | | | | | |
PHỤ LỤC III
Danh mục các địa phương ngập lụt có nhu cầu
Xây dựng Cụm, tuyến dân cư Giai đoạn 2001-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/QĐ/TTg ngày 06tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Danh mục | Ghi chú | |
|
A | Vùng ngập sâu trên 3 m | Bao gồm 73 xã + 1 phường + 3 thị trấn | |
I | Tỉnh An Giang | 41 xã + 1 phường + 3 thị trấn | |
1 | Thị xã Châu Đốc | 3 xã + 1 phường | |
1.1 | Phường Châu Phú B | | |
1.2 | Xã Vĩnh Ngươn | | |
1.3 | Xã Vĩnh Tế | | |
1.4 | Xã Vĩnh Mỹ | | |
2 | Huyện An Phú | 12 xã + 1 thị trấn | |
2.1 | Thị Trấn An Phú | | |
2.2 | Xã Phú Hữu | | |
2.3 | Xã Phú Hội | | |
2.4 | Xã Vĩnh Lộc | | |
2.5 | Xã Vĩnh Hậu | | |
2.6 | Xã Vĩnh Trường | | |
2.7 | Xã Vĩnh Hội Đông | | |
2.8 | Xã Đa Phước | | |
2.9 | Xã Khánh An | | |
2.10 | Xã Khánh Bình | | |
2.11 | Xã Quốc Thái | | |
2.12 | Xã Nhơn Hội | | |
2.13 | Xã Phước Hưng | | |
3 | Huyện Tân Châu | 9 xã | |
3.1 | Xã Phú Lộc | | |
3.2 | Xã Vĩnh Xương | | |
3.3 | Xã Vĩnh Hoà | | |
3.4 | Xã Tân An | | |
3.5 | Xã Long An | | |
3.6 | Xã Long Phú | | |
3.7 | Xã Châu Phong | | |
3.8 | Xã Phú Vĩnh | | |
3.9 | Xã Lê Chánh | | |
4 | Huyện Phú Tân | 11 xã + 1 thị trấn |
4.1 | Thị trấn Chợ Vàm | |
4.2 | Xã Long Sơn | |
4.3 | Xã Phú Long | |
4.4 | Xã Phú Lâm | |
4.5 | Xã Phú Xuân | |
4.6 | Xã Phú Hiệp | |
4.7 | Xã Phú Thạnh | |
4.8 | Xã Hoà Lạc | |
4.9 | Xã Phú Thành | |
4.10 | Xã Hiệp Xương | |
4.11 | Xã Phú Bình | |
4.12 | Xã Phú Thọ | |
5 | Huyện Tịnh Biên | 5 xã + 1 thị trấn |
5.1 | Thị trấn Nhà Bàng | |
5.2 | Xã Nhơn Hưng | |
5.3 | Xã An Phú | |
5.4 | Xã Thới Sơn | |
5.5 | Xã Văn Giáo | |
5.6 | Xã Vĩnh Trung | |
6 | Huyện Tri Tôn | 1 xã |
6.1 | Xã Lạc Quới | |
7 | | |
II | Tỉnh Đồng Tháp | 25 xã |
1 | Huyện Tân Hồng | 8 xã |
1.1 | Xã Tân Công Chí | |
1.2 | Xã Tân Hội Cơ | |
1.3 | Xã Tân Thành A | |
1.4 | Xã Tân Thành B | |
1.5 | Xã Thông Bình | |
1.6 | Xã Bình Phú | |
1.7 | Xã Tân Phước | |
1.8 | Xã An Phước | |
2 | Huyện Hồng Ngự | 15 xã |
2.1 | Xã An Bình A | |
2.2 | Xã An Bình B | |
2.3 | Xã Tân Hội | |
2.4 | Xã Bình Thạnh | |
2.5 | Xã Thường Lạc | |
2.6 | Xã Thường T Hậu A | |
2.7 | Xã Thường T Hậu B | |
2.8 | Xã Thường Phước 1 | |
2.9 | Xã Thường Phước 2 | |
2.10 | Xã Thường Th Tiền | |
2.11 | Xã Long Khánh A | |
2.12 | Xã Long Khánh B | |
2.13 | Xã Long Thuận | |
2.14 | Xã Phú Thuận A | |
2.15 | Xã Phú Thuận B | |
3 | Huyện Tam Nông | 2 xã |
3.1 | Xã An Long | |
3.2 | Xã An Hoà | |
III | Tỉnh Long An | 7 xã |
1 | Huyện Tân Hưng | 4 xã |
1.1 | Xã Hưng Hà | |
1.2 | Xã Hưng Điền | |
1.3 | Xã Hưng Điền B | |
1.4 | Xã Thạnh Hưng | |
2 | Huyện Vĩnh Hưng | 2 xã |
2.1 | Xã Hưng Điền A | |
2.2 | Xã Khánh Hưng | |
3 | Huyện Mộc Hoá | 1 xã |
3.1 | Xã Tuyên Thanh | |
B | Vùng ngập vừa | Bao gồm 122 xã |
I | Tỉnh An Giang | 37 xã |
1 | Huyện Tân Châu | 1 xã |
2 | Thị Xã Châu Đốc | 1 xã |
3 | Huyện Phú Tân | 3 xã |
4 | Huyện Châu Phú | 13 xã |
5 | Huyện Tịnh Biên | 6 xã |
6 | Huyện Tri Tôn | 8 xã |
7 | Huyện Châu Thành | 5 xã |
II | Tỉnh Đồng Tháp | 41 xã |
1 | Huyện Tam Nông | 9 xã |
2 | Huyện Thanh Bình | 12 xã |
3 | Huyện Tháp Mười | 12 xã |
4 | Huyện Cao Lãnh | 8 xã |
III | Tỉnh Long An | 40 xã |
1 | Huyện Tân Hưng | 7 xã |
2 | Huyện Vĩnh Hưng | 5 xã |
3 | Huyện Mộc Hoá | 10 xã |
4 | Huyện Thanh Hoá | 5 xã |
5 | Huyện Tân Thạnh | 13 xã |
IV | Tỉnh Cần Thơ | 4 xã |
1 | Huyện Thốt Nốt | 4 xã |
C | Vùng ngập nông | Bao gồm 326 xã + 13 thị trấn + 11 phường |
I | Tỉnh An Giang | 46 xã + 3 thị trấn + 9 phường |
1 | Huyện Phú Tân | 2 xã |
2 | Huyện Thoại Sơn | 12 xã + 1 thị trấn |
3 | Thành Phố Long Xuyên | 9 phường + 3 xã |
4 | Huyện Chợ Mới | 1 thị trấn + 16 xã |
5 | Huyện Châu Thành | 7 xã + 1 thị trấn |
6 | Huyện Tịnh Biên | 1 xã |
7 | Huyện Tri Tôn | 5 xã |
II | Tỉnh Đồng Tháp | 43 xã |
1 | Huyện Cao Lãnh | 9 xã |
2 | Huyện Lấp Vò | 12 xã |
3 | Huyên Lai Vung | 11 xã |
4 | Huyện Châu Thành | 11 xã |
III | Tỉnh Long An | 35 xã + 4 thị trấn |
1 | Huyện Thạnh Hoá | 5 xã |
2 | Huyện Đức Huệ | 4 xã + 1 thị trấn |
3 | Huyện Thủ Thừa | 10 xã + 1 thị trấn |
4 | Huyện Bến Lức | 4 xã |
5 | Huyện Đức Hoà | 5 xã + 1 thị trấn |
6 | Huyện Châu Thành | 5 xã |
7 | Huyện Vĩnh Hng | 2 xã |
8 | Huyện Mộc Hoá | 1 thị trấn |
IV | Tỉnh Kiên Giang | 41 xã+ 4 thị trấn |
1 | Thị xã Rạch giá | 1 xã |
2 | Huyện Hòn Đất | 7 xã + 1 thị trấn |
3 | Huyện Kiên Lương | 5 xã + 1 thị trấn |
4 | Huyện Tân Hiệp | 7 xã |
5 | Huyện Châu Thành | 6 xã + 1 thị trấn |
6 | Huyện Giồng Riềng | 12 xã + 1 thị trấn |
7 | Huyện Gò Quao | 3 xã |
V | Tỉnh Cần Thơ | 23 xã + 2 thị trấn |
1 | Huyện Thốt Nốt | 9 xã + 1 thị trấn |
2 | Huyện Ô Môn | 14 xã + 1 thị trấn |
VI | Tỉnh Tiền Giang | 81 xã |
1 | Huyện Cái Bè | 24 xã |
2 | Huyện Cai Lậy | 26 xã |
3 | Huyện Tân Phước | 12 xã |
4 | Huyện Châu Thành | 19 xã |
VII | Tỉnh Vĩnh Long | 57 xã + 2 phường |
1 | Thị xã Vĩnh Long | 4 xã + 2 phường |
2 | Huyện Bình Minh | 16 xã |
3 | Huyện Tam Bình | 10 xã |
4 | Huyện Long Hồ | 7 xã |
5 | Huyện Trà Ôn | 7 xã |
6 | Huyện Vũng Liêm | 6 xã |
7 | Huyện Mang Thít | 7 xã |
D | Vùng sạt lở thuộc các khu vực cửa sông ven biển | Gồm các tỉnh : Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang (riêng 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã tính vào xã ngập nông). |
Danh mục các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng
cho phát triển thủy sản giai đoạn 2001 - 2005 vùng đồngbằng sông cửu long
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
TT | Tên dự án | Địa điểm | Quy mô | Nội dung đầu tư | Khởi công xây dựng |
| | | | trong các dự án | 2001 - 2005 |
| Tổng: | | | | |
A | Nuôi trồng thủy sản | | 292.388 | | |
1 | Dự án nuôi công nghiệp | | 2.020 | | |
1 | Vĩnh Hậu - Vĩnh Lợi | Bạc Liêu | 200 | Đê, cống, trạm bơm, điện | |
2 | Bình Đại - Bến Tre | Bến Tre | 389 | Đê, cống, trạm bơm | |
3 | Vĩnh Châu - Sóc Trăng | Sóc Trăng | 514 | Đê, cống, trạm bơm, điện | |
4 | Gò Công - Tiền Giang | Tiền Giang | 247 | Đê, cống, mương cấp, thoát | |
5 | Duyên Hải - Trà Vinh | Trà Vinh | 200 | Đê, cống, mương cấp, thoát | |
6 | Đầm Dơi - Cà Mau | Cà Mau | 270 | Đê, cống, mương cấp, thoát | |
7 | Kiên Lương - Kiên Giang | Kiên Giang | 200 | Đê, cống, mương cấp, thoát | |
2 | Các dự án chuyển tiếp | | 25.902 | | |
1 | Dự án Nam Gò Công Đông | Tiền Giang | 400 | Đê, cống, mương | |
2 | Giao Thạnh - Thạnh Phú | Bến Tre | 400 | Đường giao thông, cống | |
3 | Bảo Thuận - Ba Tri | Bến Tre | 253 | Kênh cấp thoát nước, đường | |
4 | Vĩnh Hiệp - Vĩnh Châu | Sóc Trăng | 3.000 | Đê bao, kênh mương | |
5 | Trà Niên II - Vĩnh Châu | Sóc Trăng | 2.520 | Kênh cấp, thoát, đường | |
6 | Vĩnh Hậu - Vĩnh Lợi | Bạc Liêu | 2.200 | Đê, giếng nước, đường | |
7 | An Phúc - Giá Rai | Bạc Liêu | 1.250 | Đê, kênh mương, cống | |
8 | Tạ An Khương - Đầm Dơi | Cà Mau | 2.994 | Kênh cấp, thoát nước, cống | |
9 | Búng Bình Thiên - An Phú | An Giang | 203 | Giao thông, đê, bờ bao, điện | |
10 | Đồng Láng - Duyên Hải | Trà Vinh | 12.682 | Đê bao chống triều cường | |
3 | Các dự án theo quy hoạch cũ | | 264.466 | | |
1 | Nuôi tôm Cổ Chiêu | Vinh Long | 80 | Hạ tầng vùng nuôi | |
2 | Nam Gò Công Đông | Tiền Giang | 400 | Hạ tầng vùng nuôi | |
3 | Nam Trần Văn Đông | Tiền Giang | 250 | Hạ tầng vùng nuôi | |
4 | Dự án nuôi Artemia | Tiền Giang | 5 | Hạ tầng vùng nuôi | |
5 | Ven biển Bạc Liêu | Bạc Liêu | 700 | Hạ tầng vùng nuôi | |
6 | Tôm lúa Vĩnh Hiệp | Sóc Trăng | 3.500 | Hạ tầng vùng nuôi | |
7 | Mỹ Long - Cầu Ngang | Trà Vinh | 1.500 | Hạ tầng vùng nuôi | |
8 | Giao Thạnh - Thạnh Phú | Bến Tre | 1.000 | Kênh cống cấp, thoát nước | |
9 | Tân Xuân - Ba Tri | Bến Tre | 1.300 | Kênh cống cấp, thoát nước | |
10 | Thới Thuận - Bình Đại | Bến Tre | 500 | Hạ tầng nuôi QCCT | |
11 | Dự án nuôi thủy sản | Đồng Tháp | 250.731 | Hạ tầng nuôi tại các huyện | |
12 | Thanh Bình, Vũng Liêm | Vĩnh Long | 2.000 | Mương, hạ tầng vùng nuôi | |
13 | Lộc Hoà - Hoà Phú - Long Hồ | Vĩnh Long | 1.000 | Hạ tầng nuôi tôm ruộng lúa | |
14 | Nuôi cá tra công nghiệp | Vĩnh Long | 500 | Xây dựng khu nuôi cá tra | |
15 | Nuôi tôm Long Hồ - Bình Minh | Vĩnh Long | 1.000 | Đê bao, kênh, cống chính | |
16 | Nuôi cá bè trên sông | Vĩnh Long | | | |
17 | Trung tâm giống Cái Bè | Tiền Giang | | Nâng cấp Trung tâm giống | |
4 | Các dự án phát sinh khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo 09 | | | | |
1 | 7 dự án NTTS nước ngọt các huyện | Trà Vinh | | Kênh, mương | |
2 | Nâng cấp các trại giống | Bạc Liêu | | Bể, ao mương | |
3 | Trạm quan trắc môi trường | Bạc Liêu | | Trang thiết bị quan trắc, đo | |
4 | Dự án tôm lúa Nam QL1 - Giá Rai | Bạc Liêu | 35.000 | Kênh cấp, thoát, cống | |
5 | Dự án nuôi tôm Vĩnh Phước | Sóc Trăng | 6.000 | Kênh, mương cấp, thoát | |
6 | Dự án tôm lúa Phước Tân | Sóc Trăng | | | |
7 | Dự án nuôi tôm Thạnh Mỹ | Sóc Trăng | | | |
8 | Dự án nuôi tôm Thạnh Phú | Sóc Trăng | | | |
9 | Nuôi tôm công nghiệp Nam Chánh | Sóc Trăng | 5.000 | Kênh cấp, thoát, cống | |
10 | Nuôi tôm càng xanh Long Phú | Sóc Trăng | 500 | Kênh cấp, thoát, cống | |
B | Các cảng, bến cá | | | | |
1 | Cảng cá 3 huyện biển | Bến Tre | 200.000 tấn | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
2 | Cảng cá Hòn Khoai | Cà Mau | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
3 | Cảng cá An Thới | Kiên Giang | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
4 | Cảng cá Vàm Láng | Tiền Giang | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
5 | Cảng cá Láng Chim | Trà Vinh | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
6 | Bến cá Định An - Trà Cú | Trà Vinh | | Bến, hạ tầng bến cá | |
7 | Cảng cá Nhà Mát - Bạc Liêu | Bạc Liêu | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
8 | Cảng cá sông Đốc - Cà Mau | Cà Mau | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
9 | Cảng cá Xẻo Nhào, Ba Hòn | Kiên Giang | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
10 | Cảng bến cá Tô Châu - Hà Tiên | Kiên Giang | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
11 | Cảng và Trung tâm nghề cá Cành Hào | Bạc Liêu | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |
C | Chế biến, thương mại | | | | |
1 | Long Xuyên | An Giang | | Xây dựng mới | |
2 | Châu Thành | An Giang | | Xây dựng mới | |
3 | Nâng cấp xí nghiệp 30/4 | Vĩnh Long | | Nâng cấp nhà xưởng | |
4 | Chợ tôm đồng bằng sông Cửu Long | Bạc Liêu | | Xây dựng mới hạ tầng chợ | |
5 | Nâng cấp 5 nhà máy chế biến | Bạc Liêu | | Nâng cấp nhà xưởng | |
6 | Nhà máy CBTS Láng Chim | Trà Vinh | 500T/năm | Xây dựng mới | |
7 | Nhà máy CBTS đông lạnh Duyên Hải | Trà Vinh | 500T/năm | Xây dựng mới | |
8 | Nâng cấp CAFATEX | Cần Thơ | 12.500T/năm | Nâng cấp nhà xưởng | |
9 | Nhà máy bột cá Vàm Láng | Tiền Giang | | Xây dựng mới | |
10 | Chợ cá biển Kiên Hải - Kiên Giang | Kiên Giang | | Cầu cảng, hạ tầng cảng | |