Văn bản pháp luật: Quyết định 18/2000/QĐ-BGDĐT

Nguyễn Minh Hiển
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 18/2000/QĐ-BGDĐT
Quyết định
Hết hiệu lực một phần
23/06/2000
08/06/2000

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành "Quy chế Đào tạo sau đại học"

Bộ trưởng
2.000
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Toàn văn

bộ giáo dục và đào tạo cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về việc ban hành "Quy chế Đào tạo sau đạihọc"

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Sau đại học;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Banhành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế Đào tạo sau đại học".

Điều 2: Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí và thay thế cho Quyết định số647/GD và ĐT ngày 14/02/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc banhành Quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học. Những quy định trước đây củaBộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp vàDạy nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo và bồi dưỡng sau đại học trái vớicác điều khoản của bản "Quy chế Đào tạo sau đại học" đều bãi bỏ. ÔngVụ trưởng Vụ Sau đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫncụ thể việc thực hiện Quy chế này.

Điều 3: Cácông (Bà) Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Giáodục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo sau đại học và những người thamgia công tác đào tạo sau đại học chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 18/2000/QĐ-BGD&ĐT

ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quychế đào tạo sau đại học quy định về hoạt động đào tạo trong giáo dục sau đạihọc, cơ sở đào tạo sau đại học, chương trình đào tạo và việc quản lí đào tạosau đại học; nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia đàotạo sau đại học trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo sau đại học

1.Đào tạo sau đại học dành cho những người đã tốt nghiệp đại học với mục tiêutrang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kĩ năng thực hành nhằm xâydựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ýthức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội, khoa học - công nghệ của đất nước.

2.Đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng sauđại học.

Thạcsĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năngthích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khảnăng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Tiếnsĩ phải có trình độ cao về lí thuyết và thực hành; có năng lực sáng tạo, độclập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyênmôn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ.

Bồidưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiếnthức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thếgiới.

Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo

1.Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được thực hiện theo hai hình thức tập trung và khôngtập trung.

a)Đào tạo tập trung là hình thức đào tạo mà người học phải dành toàn bộ thời giancho học tập và nghiên cứu theo quy định của chương trình tại cơ sở đào tạo.

b)Đào tạo không tập trung là hình thức đào tạo mà người học được dành một phầnthời gian làm việc khác, nhưng tổng thời gian dành cho học tập và nghiên cứutập trung tại cơ sở đào tạo phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tậptrung.

Khốilượng, nội dung chương trình học tập và yêu cầu đào tạo của hai hình thức đàotạo tập trung và không tập trung là như nhau.

2.Thời gian đào tạo thạc sĩ theo hình thức tập trung là hai năm, không tập trunglà ba năm.

Thờigian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là bốn năm đối với người có bằngtốt nghiệp đại học; từ hai đến ba năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gianđào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là năm năm đối với người có bằngtốt nghiệp đại học; từ ba đến bốn năm đối với người có bằng thạc sĩ.

Điều 4. Cơ sở đào tạo sau đại học

1.Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học đượcThủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại họcđào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độtiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.

2.Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học:

a)Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoahọc hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; có khả năng xây dựng chương trình vàtổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người hướngdẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

b)Có cơ sở vật chất, kĩ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoahọc của học viên cao học và nghiên cứu sinh.

c)Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũnhững người làm khoa học, kĩ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tàinghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực hiện những nhiệm vụnghiên cứu thuộc đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quảnlí, đã tổ chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau đại học.

3.Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được các điều kiện nêu ở khoản 2Điều này hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hay không thực hiện được nhiệm vụ đượcgiao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học.

 

Chương II

ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Mục 1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Điều 5. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ

1.Chương trình đào tạo thạc sĩ phải đảm bảo cho học viên cao học được bổ sung vànâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hoá những kiến thức chuyênngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tácchuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.

2.Chương trình đào tạo thạc sĩ phải có khối lượng từ 80-100 đơn vị học trình,trong đó một đơn vị học trình được quy định bằng khoảng 15 tiết giảng líthuyết, 30 đến 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 đến 60 tiết làmtiểu luận hoặc luận văn. Để tiếp thu được một đơn vị học trình lí thuyết hoặcthực hành, thí nghiệm, học viên phải dành ít nhất 30 tiết chuẩn bị.

3.Chương trình đào tạo thạc sĩ gồm ba phần:

a)Phần 1 - Kiến thức chung: gồm các môn Triết học, Ngoại ngữ nhằm trang bị nhữngkiến thức về phương pháp luận và phương tiện giúp học viên học tập các môn ởphần kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn.

b)Phần 2 - Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: gồm những môn học bổ sung và nâng caokiến thức cơ sở và liên ngành, mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên ngành, kểcả các môn tin học chuyên ngành và phương pháp luận nghiên cứu khoa học củangành, giúp học viên nắm vững lí thuyết, lí luận và năng lực thực hành, khảnăng hoạt động thực tiễn để có thể giải quyết những vấn đề chuyên môn. Phần nàygồm hai nhóm môn học:

Nhómmôn học bắt buộc: gồm các môn có nội dung thiết yếu của ngành và chuyên ngành,trong đó có một số môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chung cho từng ngànhtrên cơ sở đề xuất của Hội đồng ngành hoặc chuyên ngành.

Nhómmôn học lựa chọn (chiếm nhiều nhất 30% khối lượng chương trình đào tạo của phần2): gồm những môn học nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khác nhau của người họctrong một chuyên ngành. Việc lựa chọn môn học thích hợp do học viên đề xuất, cósự hướng dẫn của bộ môn hay giảng viên môn học và phải đảm bảo đủ số đơn vị họctrình quy định.

c)Phần 3 - Luận văn Thạc sĩ: đề tài luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học,kĩ thuật hoặc quản lí cụ thể do cơ sở đào tạo giao hoặc do học viên đề xuất, đượcngười hướng dẫn đồng ý và được Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa và của cơsở đào tạo chấp thuận.

Điều 6. Cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ

Cấutrúc chương trình đào tạo thạc sĩ được xây dựng trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu vàmục tiêu đào tạo của ngành hay chuyên ngành.

Cóhai loại cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ:

Loại1: áp dụng cho chương trình đào tạo chủ yếu nhằm trang bị kiến thức và kĩ năngthực hành. Cấu trúc này như sau:

Phần1 chiếm 20% khối lượng chương trình đào tạo

Phần2 chiếm 65-70% khối lượng chương trình đào tạo

Phần3 chiếm 10-15% khối lượng chương trình đào tạo

Loại2: áp dụng cho chương trình đào tạo những người làm công tác nghiên cứu khoahọc. Cấu trúc này như sau:

Phần1 chiếm 20% khối lượng chương trình đào tạo

Phần2 chiếm 50-55% khối lượng chương trình đào tạo

Phần3 chiếm 25-30% khối lượng chương trình đào tạo

Điều 7. Chương trình khung

Chươngtrình khung được xây dựng trên cơ sở yêu cầu và cấu trúc chương trình quy địnhở Điều 5, Điều 6 Quy chế này. Chương trình khung của mỗi chuyên ngành phải nêurõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của chuyên ngành; cấu trúc chương trình đào tạo,tổng số đơn vị học trình; cơ cấu, nội dung cơ bản và phân bổ đơn vị học trìnhcho các môn học thuộc kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành; phân bổ thờigian đào tạo lí thuyết, thực hành và cách đánh giá từng môn học.

Chươngtrình khung của từng chuyên ngành do cơ sở đào tạo hoặc nhóm các cơ sở đào tạoxây dựng. Chương trình khung của mỗi chuyên ngành phải được Hội đồng khoa họcvà đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt khigiao nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành đó cho cơ sở đào tạo.

Ngoàicác môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các môn học còn lại có thể đượccơ sở đào tạo điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết nhưng phải được Hội đồng Khoahọc và đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biếtvà lưu giữ tại cơ sở đào tạo để làm căn cứ pháp lí cho tổ chức đào tạo.

Mục 2

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Điều 8. Tổ chức giảng dạy

1.Việc tổ chức giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ do cơ sởđào tạo chịu trách nhiệm bao gồm việc xác định yêu cầu và nội dung chương trìnhcác môn học, lập kế hoạch giảng dạy căn cứ chương trình khung đã được phêduyệt.

Nộidung môn học phải được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung, hiện đại hoá để đáp ứngyêu cầu phát triển khoa học, công nghệ của ngành. Việc điều chỉnh, bổ sungnhững nội dung cơ bản của môn học phải được Hội đồng khoa học và đào tạo củakhoa thông qua và lập thành hồ sơ lưu tại cơ sở đào tạo.

2.Đầu khoá học, cơ sở đào tạo phải thông báo cho học viên về kế hoạch học tập, chươngtrình đào tạo toàn khoá, kế hoạch kiểm tra, thi, đánh giá từng môn học của cácchuyên ngành đào tạo, lịch bảo vệ luận văn tốt nghiệp, quy chế học tập và côngnhận tốt nghiệp, nghĩa vụ và quyền lợi của học viên.

3.Tổ chức giảng dạy các môn trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải được thựchiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiêncứu, coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyếtnhững vấn đề chuyên môn của học viên.

4.Để thực hiện kế hoạch giảng dạy, mỗi môn học phải có đề cương chi tiết môn họcđược bộ môn thông qua. Đề cương chi tiết môn học phải nêu rõ:

a)Mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy từng phần, chương, mục.

b)Thời gian lên lớp, thực hành.

c)Danh mục tài liệu tham khảo.

d)Yêu cầu về bài tập, tiểu luận, kiểm tra thường kì, thi kết thúc môn học.

e)Trọng số của từng lần kiểm tra thường kì, bài tập, tiểu luận và thi.

g)Họ và tên, học vị, chức danh (phó giáo sư hoặc giáo sư) của các giảng viên mônhọc.

5.Trưởng bộ môn có trách nhiệm bố trí giảng viên, kiểm tra việc lập và thực hiệnlịch trình giảng dạy về lí thuyết, thực hành, bài tập, kiểm tra, tiểu luận, thicác môn học do bộ môn phụ trách ở mỗi khóa đào tạo.

6.Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch giảng dạy các môn học của từng chuyênngành cho mỗi khoá và quản lí việc thực hiện kế hoạch giảng dạy.

7.Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thựchiện kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy, việc biên soạn đề cương chi tiếtvà đánh giá môn học của giảng viên.

Điều 9. Đánh giá môn học

1.Quy định chung

Đánhgiá môn học được thực hiện bằng bài tập, kiểm tra thường kì, viết tiểu luận,thi kết thúc môn học. Mỗi môn học phải được đánh giá ít nhất hai lần bằng bàitập hoặc tiểu luận hoặc kiểm tra và thi kết thúc môn học. Kiểm tra và thi kếtthúc môn học có thể theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp.

2.Tổ chức đánh giá môn học

a)Giảng viên phụ trách môn học tổ chức kiểm tra thường kì, bài tập, tiểu luậntheo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học.

Bộmôn và giảng viên phụ trách môn học tổ chức thi kết thúc môn học. Đề thi kết thúcmôn học do Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm tổ chức ra đề hoặc dùng ngân hàng đềthi. Đề thi phải phù hợp với nội dung chương trình môn học.

Hàngnăm cơ sở đào tạo phải tổ chức nghiên cứu, phân tích kết quả thi hay kiểm tracác môn học trong chương trình đào tạo để ra đề thi một cách khoa học, đảm bảotính chính xác và công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

b)Việc chấm kiểm tra thường kì, bài tập, tiểu luận do giảng viên phụ trách mônhọc đảm nhiệm. Chấm thi kết thúc môn học phải do hai giảng viên đảm nhiệm vàthống nhất được điểm chấm. Trong trường hợp không thống nhất thì các giảng viênchấm thi trình Trưởng bộ môn quyết định.

c)Các điểm đánh giá môn học (bao gồm điểm kiểm tra thường kì, điểm bài tập, điểmtiểu luận, điểm thi kết thúc môn học) được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10;nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểm môn học là tổng các điểm đánh giá mônhọc đã nhân với trọng số của từng điểm đánh giá được quy định trong đề cươngchi tiết môn học, lấy đến một chữ số thập phân và không làm tròn. Môn học đượccoi là đạt yêu cầu khi điểm môn học từ 5,0 trở lên.

d)Các điểm đánh giá môn học phải được thông báo sau khi chấm xong. Các điểm đánhgiá môn học, điểm môn học phải được ghi vào bảng điểm của môn học cho từng khoáđào tạo theo mẫu thống nhất do trường quy định, có chữ kí của các giảng viênchấm thi và Trưởng bộ môn.

e)Các điểm đánh giá và điểm môn học từng môn của mỗi học viên phải được ghi và lưutrong sổ điểm chung của khoá đào tạo.

g)Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thivà lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết sau khichấm ít nhất là ba năm kể từ khi kết thúc khoá đào tạo. Các hồ sơ tài liệu kháccủa các kì thi, kiểm tra phải được lưu trữ lâu dài tại cơ sở.

3.Điều kiện dự thi kết thúc môn học

Họcviên được dự thi kết thúc môn học khi có đủ các điều kiện sau:

a)Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp lý thuyết đã quy định trong đề cương chitiết môn học.

b)Tham dự đầy đủ các buổi thực hành, sinh hoạt khoa học.

c)Có đủ các điểm bài tập, kiểm tra thường kì, điểm tiểu luận theo quy định củamôn học.

Họcviên vắng mặt có lí do chính đáng một trong các buổi thực hành được Trưởng bộmôn xem xét bố trí buổi khác; vắng mặt có lí do chính đáng một trong các buổisinh hoạt khoa học được Trưởng bộ môn xem xét cho nộp báo cáo khoa học thaythế.

Họcviên vắng mặt có lí do chính đáng một trong các kì kiểm tra thường kì, kì thikết thúc môn học được dự kì kiểm tra, thi bổ sung (trường hợp này được coi làthi lần đầu). Lịch của kì kiểm tra, thi bổ sung phải được xác định trong lịchtrình giảng dạy. Không tổ chức kiểm tra lại cho những học viên có điểm kiểm trathường kì đạt dưới 5.

Khôngtổ chức kiểm tra, thi ngoài các kì kiểm tra và thi nêu trong lịch trình giảngdạy và đã được công bố từ đầu khoá học.

Họcviên không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học nào thì phải học lại môn học đóvới khoá tiếp sau.

4.Những học viên có điểm môn học không đạt yêu cầu được dự thi kết thúc môn họclại lần thứ hai. Lịch thi lại phải được ấn định và công bố từ đầu khoá họctrong lịch trình giảng dạy và đảm bảo ít nhất sau 4 tuần kể từ kì thi lần thứnhất. Khi này, điểm môn học được tính lại theo điểm thi kết thúc môn học lầnthứ hai và phải ghi rõ là điểm lần hai.

Vớikết quả thi lại mà điểm môn học vẫn không đạt yêu cầu, học viên phải học lạimôn học đó cùng khoá kế tiếp. Số môn được học lại cùng khoá kế tiếp của một họcviên không quá ba môn và học viên phải tự túc kinh phí học

tậpcác môn này. Nếu học viên có bốn môn trở lên phải học lại hoặc nếu học lại từmột đến ba môn mà có điểm môn học của một môn vẫn đạt dưới 5 thì học viên sẽ bịđình chỉ học tập.

5.Các khiếu nại về điểm chấm được giải quyết theo quy định của cơ sở đào tạotrong vòng một tháng sau ngày công bố kết quả.

6.Xử lí vi phạm trong quá trình đánh giá môn học

Việcxử lí vi phạm khi kiểm tra, thi kết thúc môn học thực hiện theo quy chế thituyển sinh sau đại học. Học viên sao chép bài tập, tiểu luận của người khác sẽbị điểm không (0) cho phần bài tập, tiểu luận đó.

Điều 10. Luận văn thạc sĩ và người hướng dẫn

1.Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài luận văn thạc sĩ và một ngườihướng dẫn học viên thực hiện đề tài luận văn. Nội dung luận văn phải thể hiện đượccác kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, về phươngpháp giải quyết vấn đề đã được đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏtác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức tiếp thu đượctrong quá trình học tập để xử lí đề tài. Đối với luận văn thạc sĩ theo cấu trúcchương trình loại 2 cần có những đề xuất mới hoặc kết quả mới.

2.Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có đủ tiêu chuẩn quy định ở Điều 32 Quychế này. Người có chức danh phó giáo sư, giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học đượcquyền hướng dẫn nhiều nhất 5 học viên trong cùng một thời gian. Người có học vịtiến sĩ được quyền hướng dẫn nhiều nhất 3 học viên trong cùng một thời gian.

3.Học viên được bảo vệ luận văn thạc sĩ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a)Đã học xong và đạt yêu cầu các môn học trong chương trình quy định cho chuyênngành.

b)Luận văn được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ.

c)Hiện không bị kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Điều 11. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

1.Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ do Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thànhlập. Hội đồng gồm năm thành viên, là những người có học vị tiến sĩ, tiến sĩkhoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư phù hợp với chuyên ngành đào tạocủa học viên, trong đó số thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo là hai người. Thànhphần hội đồng gồm chủ tịch, thư kí, hai người phản biện và uỷ viên.

Ngườiphản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản biện không được làđồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đềtài luận văn. Các thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềtính trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn.

Cácthành viên hội đồng phải là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anhchị em ruột với tác giả luận văn.

Khôngthành lập hội đồng bảo vệ thử luận văn thạc sĩ.

2.Không được tiến hành bảo vệ luận văn nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

a)Vắng mặt chủ tịch hội đồng.

b)Vắng mặt thư kí hội đồng.

c)Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn.

d)Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên.

Luậnvăn phải được bảo vệ công khai. Đối với luận văn có liên quan tới bí mật quốcgia, việc bảo vệ được tiến hành theo hướng dẫn riêng.

3.Cơ sở đào tạo xây dựng quy định về cách cho điểm đánh giá luận văn và hướng dẫncác thành viên Hội đồng thực hiện. Việc đánh giá luận văn phải đảm bảo đánh giáđúng trình độ kiến thức của học viên, khả năng vận dụng kiến thức vào giảiquyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra. Điểm chấm luận văn của từng thànhviên theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểmluận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên có mặt trong buổi bảovệ được lấy đến một chữ số thập phân và không làm tròn.

Luậnvăn không đạt yêu cầu khi điểm luận văn dưới 5. Trường hợp này học viên đượcsửa chữa để bảo vệ lần thứ hai. Lịch bảo vệ lại của khoá học phải được ấn địnhsau ngày cuối cùng của kì bảo vệ lần thứ nhất từ bốn đến sáu tháng. Kinh phícho sửa chữa và bảo vệ lại luận văn do học viên thanh toán. Không tổ chức bảovệ lần thứ ba.

Điều 12. Những thay đổi trong quá trình đào tạo

1.Khi có lí do chính đáng, học viên có thể xin chuyển cơ sở đào tạo với điều kiệnhọc viên đang trong thời hạn học tập theo quy định, được cơ sở đang đào tạođồng ý và cơ sở xin chuyển đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay không chấp nhậnkết quả học tập đã có, xác định các môn học cần bổ sung do cơ sở đào tạo mớiquyết định.

2.Học viên có thể xin đổi chuyên ngành đào tạo một lần trong cùng ngành, có chungcác môn thi tuyển sinh và chung các môn thuộc nhóm môn học bắt buộc của phầnkiến thức cơ sở. Việc cho phép đổi chuyên ngành đào tạo chỉ giải quyết khi cólí do chính đáng và trước khi bắt đầu học phần kiến thức chuyên ngành.

3.Trong những trường hợp đặc biệt với những lí do bất khả kháng, học viên có thểxin tạm ngừng học tập không quá một lần để học với khoá tiếp theo; hoặc xin bảovệ luận văn vào kì bảo vệ lại hoặc cùng với khoá sau.

4.Thủ trưởng các cơ sở đào tạo xem xét và quyết định cho học viên được chuyển cơsở đào tạo, đổi chuyên ngành đào tạo, tạm ngừng học tập, trả về địa phương hoặcnơi công tác những học viên không hoàn thành chương trình học tập hoặc bị đìnhchỉ học tập theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Quy chế này và báo cáo Bộ Giáo dụcvà Đào tạo biết.

Điều 13. Cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm học tập

Saukhi khoá học kết thúc vào thời gian quy định, Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chứcxét công nhận tốt nghiệp cho những học viên có đủ các điểm môn học và luận vănđạt yêu cầu theo chương trình quy định. Trước khi cấp bằng, Thủ trưởng cơ sởđào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách các học viên của khoá học đượcduyệt công nhận tốt nghiệp theo mẫu quy định trong Hướng dẫn tổ chức và quản líđào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Họcviên tốt nghiệp được Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ kèm bảng điểmhọc tập toàn khoá. Bảng điểm học tập toàn khoá phải ghi rõ tên môn học, số đơnvị học trình môn học, điểm môn học, tổng số đơn vị học trình các môn học, điểmtrung bình chung các môn học, tên đề tài luận văn, điểm luận văn và danh sáchHội đồng chấm luận văn.

Chương III

ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Mục 1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Điều 14. Yêu cầuđối với chương trình đào tạo tiến sĩ

1.Chương trình đào tạo tiến sĩ phải đảm bảo cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoànchỉnh kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành, có đủ nănglực độc lập trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong hoạt động chuyên môn.

2.Chương trình đào tạo tiến sĩ gồm ba phần:

a)Phần 1 - Các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ quy định tại các điểm a,b khoản 3 Điều 5 Quy chế này.

Nghiêncứu sinh đã có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành không phải học phần này. Nghiêncứu sinh có bằng thạc sĩ ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩphải học bổ sung các môn cần thiết để có kiến thức tương đương với người cóbằng thạc sĩ đúng chuyên ngành.

b)Phần 2 - Các chuyên đề tiến sĩ.

Cácchuyên đề tiến sĩ nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh năng lực nghiên cứu khoahọc, cập nhật và nâng cao kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp nghiêncứu sinh có đủ trình độ giải quyết đề tài luận án.

Hàngnăm, Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm phê duyệt danh mục các chuyên đềcho từng chuyên ngành đào tạo. Số lượng chuyên đề cho từng chuyên ngành phải đủlớn để có thể lựa chọn. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh giúp nghiên cứu sinhlựa chọn các chuyên đề phù hợp và thiết thực cho việc nghiên cứu đề tài luậnán. Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành ít nhất ba chuyên đề với tổng khối lượngtừ 5 đến 10 đơn vị học trình (quy định về đơn vị học trình như khoản 2 Điều 5Quy chế này).

c)Phần 3 - Luận án tiến sĩ.

Luậnán tiến sĩ phải là một công trình khoa học chứa đựng những đóng góp mới có giátrị trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành, thể hiện khả năng độc lập, sáng tạonghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Đóng góp mới của luận án có thể là:

Nhữngkết quả mới hay đề xuất mới có tác dụng bổ sung, phát triển hoặc làm phong phúthêm vốn kiến thức đã có của chuyên ngành.

Nhữngứng dụng sáng tạo và phát triển có cơ sở khoa học dựa trên các thành tựu đã cónhằm giải quyết những yêu cầu thiết thực của kinh tế - xã hội, khoa học - côngnghệ.

Mục 2

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Điều 15. Quản lí nghiên cứu sinh

1.Trong quá trình học tập, nghiên cứu sinh được xem là thành viên của bộ môn hoặcphòng nghiên cứu (sau đây gọi chung là bộ môn) tại cơ sở đào tạo.

2.Bộ môn có nhiệm vụ:

a)Đề nghị người hướng dẫn nghiên cứu sinh và xác định đề tài nghiên cứu củanghiên cứu sinh.

b)Xác định kế hoạch đào tạo nghiên cứu sinh, tạo điều kiện, theo dõi và kiểm traviệc thực hiện kế hoạch đó.

c)Quản lí nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.

d)Tổ chức các sinh hoạt khoa học thường kì để nghiên cứu sinh báo cáo kết quảnghiên cứu và các chuyên đề tiến sĩ.

e)Tổ chức đánh giá luận án của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ luận án cấp nhà nước.

Điều 16. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh

1.Trước khi tuyển nghiên cứu sinh, cơ sở đào tạo phải thông báo về người có khảnăng tham gia hướng dẫn và các hướng nghiên cứu nhằm tạo điều kiện để thí sinhtìm được người hướng dẫn phù hợp. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải có đủcác tiêu chuẩn quy định tại Điều 32 Quy chế này và chịu sự chỉ đạo của bộ mônđào tạo.

2.Tiến sĩ khoa học, giáo sư, phó giáo sư có nhiều kinh nghiệm trong bồi dưỡng,đào tạo tiến sĩ và nghiên cứu khoa học được quyền độc lập hướng dẫn nghiên cứusinh nếu được cơ sở đào tạo chấp thuận.

3.Trường hợp nghiên cứu sinh có hai người hướng dẫn thì:

a)Một người là hướng dẫn chính chịu trách nhiệm chủ trì và chỉ đạo tập thể hướngdẫn hoàn thành các nhiệm vụ đã quy định.

b)Một người là hướng dẫn phụ có trách nhiệm tham gia hoạt động chung của tập thểhướng dẫn nghiên cứu sinh do người hướng dẫn chính phân công.

4.Các tiến sĩ khoa học, giáo sư được đồng thời hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫnkhông quá 5 nghiên cứu sinh. Các tiến sĩ, phó giáo sư được đồng thời hướng dẫnhoặc tham gia hướng dẫn không quá 3 nghiên cứu sinh. Trong số nghiên cứu sinhcủa mỗi người hướng dẫn có không quá 2 nghiên cứu sinh của cùng một khoá.

5.Sau khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định danh sách người hướng dẫnnghiên cứu sinh và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biết.

Điều 17. Tổ chức học tập các môn học của chương trình đào tạo thạcsĩ

Cơsở đào tạo lập kế hoạch cho nghiên cứu sinh học tập và thi các môn học quy địnhtại điểm a khoản 2 Điều 14 Quy chế này cùng với các lớp, khoá đào tạo thạc sĩcủa cơ sở mình hoặc cơ sở khác.

Điều 18. Thực hiện các chuyên đề tiến sĩ

Cácchuyên đề tiến sĩ được thực hiện bằng tự học và tự nghiên cứu của nghiên cứu sinhdưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn nghiên cứu sinh. Việc đánh giá và chấm điểmchuyên đề được thực hiện bằng cách nghiên cứu sinh trình bày trước tiểu banchấm chuyên đề trong một buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn. Tiểu ban chấmchuyên đề gồm ba thành viên, là những người có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa họchoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư, hiểu biết sâu về chuyên đề của nghiên cứusinh. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Tiểu ban chấm chuyên đề.

Điều 19. Thực hiện đề tài luận án

Nghiêncứu sinh có trách nhiệm báo cáo đề cương nghiên cứu, kế hoạch học tập, kế hoạchnghiên cứu để thực hiện đề tài luận án khi về sinh hoạt tại bộ môn. Trong quátrình thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh phải tham gia đầy đủ các buổisinh hoạt khoa học của bộ môn, làm báo cáo khoa học, viết bài báo khoa học,tham gia các sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của mình ởtrong và ngoài cơ sở đào tạo. Nghiên cứu sinh phải dành thời gian tham gia côngtác giảng dạy tại trường đại học hoặc hướng dẫn nghiên cứu khoa học tại việnnghiên cứu theo sự phân công của bộ môn.

Điều 20. Nội dung và hình thức luận án

1.Luận án tiến sĩ phải chứng tỏ tác giả đã đạt được những mục tiêu và yêu cầu vềkiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học, có đóng góp mới đối với chuyênngành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Quy chế này. Nội dung luận án phải đượctrình bày khúc chiết, chặt chẽ theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có).

2.Nhất thiết phải dẫn nguồn tài liệu hoặc kết quả của người khác được sử dụngtrong luận án. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồngtác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức,đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thìluận án không được duyệt để bảo vệ.

3.Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của mộttập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải báo cáo và xuất trình đầyđủ các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó với cơsở đào tạo.

4.Về hình thức, luận án phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ, theo đúnghướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Luậnán tiến sĩ được phép trình bày trong khoảng 45.000 chữ (khoảng 150 trang, khôngkể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục) trêngiấy trắng khổ A4 (210mm x 297mm). Đối với khoa học xã hội thì khối lượng luậnán có thể nhiều hơn nhưng không quá 30%.

Tuyệtđối không được tẩy, xoá, sửa chữa trong luận án.

Luậnán phải được đóng bìa cứng.

Điều 21. Những thay đổi trong quá trình đào tạo

1.Việc thay đổi đề tài luận án chỉ giải quyết khi có lí do chính đáng và trongnửa đầu thời gian đào tạo.

2.Việc bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn chỉ thực hiện khi thật cần thiết vàchậm nhất là một năm trước khi nghiên cứu sinh hết hạn học tập.

3.Khi có lí do chính đáng, nghiên cứu sinh có thể xin chuyển cơ sở đào tạo vớiđiều kiện thời hạn học tập theo quy định còn ít nhất là một năm, được cơ sởđang đào tạo đồng ý và cơ sở xin chuyển đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay khôngchấp nhận kết quả học tập đã có, xác định các môn học hoặc các chuyên đề tiếnsĩ bổ sung do cơ sở đào tạo mới quyết định.

4.Nghiên cứu sinh được coi là hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn nếu trongthời hạn quy định đã bảo vệ thành công luận án trước Hội đồng chấm luận án cấpnhà nước.

Nếunghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạnquy định thì chậm nhất ba tháng trước khi hết hạn phải làm đơn xin phép gia hạnhọc tập. Việc gia hạn học tập chỉ giải quyết khi có lí do chính đáng với cácđiều kiện đảm bảo trong phạm vi thời gian gia hạn nghiên cứu sinh hoàn thành đượcnhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Thời gian gia hạn nhiều nhất là 12 tháng.

5.Khi hết thời hạn đào tạo hoặc đã bảo vệ thành công luận án, nghiên cứu sinh đượctrả về cơ quan hoặc địa phương. Đối với nghiên cứu sinh chưa hoàn thành luận ánthì trong thời gian hai năm kể từ khi hết hạn có thể trở lại cơ sở đào tạo xinbảo vệ nếu được cơ quan hoặc địa phương đề nghị, người hướng dẫn đồng ý và cơsở đào tạo chấp thuận. Trong trường hợp này nghiên cứu sinh phải tự túc kinhphí bảo vệ luận án.

6.Thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét quyết định việc điều chỉnh, thay đổi tên đềtài luận án; gia hạn học tập cho nghiên cứu sinh đến sáu tháng; bổ sung hoặcthay đổi người hướng dẫn; trả nghiên cứu sinh về cơ quan hoặc địa phương và báocáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biết. Việc chuyển cơ sở đào tạo, gia hạn trên sáutháng, gia hạn cho nghiên cứu sinh là người nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đàotạo quyết định. 

Mục 3

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Điều 22. Đánh giá luận án tiến sĩ

Đánhgiá luận án tiến sĩ được tiến hành theo hai bước:

1.Đánh giá luận án ở bộ môn.

2.Bảo vệ luận án cấp nhà nước.

Điều 23. Đánh giá luận án ở bộ môn

1.Sau khi nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án và chương trình học tập quy địnhtại Điều 14 Quy chế này, đã công bố nội dung chủ yếu của luận án trong ít nhấthai bài báo trên các tạp chí khoa học, bộ môn tổ chức đánh giá luận án củanghiên cứu sinh.

2.Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án. Hộiđồng gồm 5 đến 7 thành viên có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danhphó giáo sư, giáo sư, trong đó có hai người giới thiệu luận án. Thành viên củaHội đồng chủ yếu là cán bộ của bộ môn và cơ sở đào tạo, có thể mời thêm cán bộkhoa học ngoài cơ sở đào tạo tham gia Hội đồng.

3.Các thành viên của Hội đồng phải đọc và có nhận xét về dự thảo luận án. Đánhgiá luận án ở bộ môn là một buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn, có sự tham dựcủa nhiều nhà khoa học cùng hoặc gần gũi với chuyên ngành của đề tài luận án vànhững người quan tâm, nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra nhữngthiếu sót về nội dung và hình thức của luận án để nghiên cứu sinh bổ sung sửachữa. Nếu luận án đạt yêu cầu và được thông qua ở bộ môn, cơ sở đào tạo chuẩnbị các hồ sơ, thủ tục cần thiết đề nghị cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấpnhà nước.

4.Việc đánh giá luận án ở bộ môn có giá trị tư vấn cho Thủ trưởng cơ sở đào tạođề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luậnán trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.

Điều 24. Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước

Trongthời gian không quá ba tháng kể từ khi luận án được thông qua ở bộ môn, cơ sởđào tạo có trách nhiệm chuyển hồ sơ đề nghị cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận áncấp nhà nước đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyếtđịnh thành lập Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.

Trướckhi thành lập Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo mờihai chuyên gia phản biện độc lập về luận án. Phản biện độc lập là những nhàkhoa học có phẩm chất và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng tronglĩnh vực đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh, có uy tín khoa học cao, cóchính kiến và bản lĩnh khoa học. Ýkiến của phản biện độc lập có giá trị tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo trong việc xem xét cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luận án.

Hộiđồng chấm luận án cấp nhà nước gồm 7 thành viên là những nhà khoa học có học vịtiến sĩ (từ ba năm trở lên), tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáosư, có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu vấn đề nghiên cứu của luận án. Hội đồnggồm chủ tịch, thư kí, ba người phản biện và các uỷ viên. Số thành viên thuộc cơsở đào tạo không quá ba người.

Cácthành viên của Hội đồng chấm luận án phải là người không có quan hệ cha, mẹ,vợ, chồng, con, anh chị em ruột với nghiên cứu sinh.

Cácphản biện phải là người ở các đơn vị khác nhau và không là đồng tác giả vớinghiên cứu sinh trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận án.

Điều 25. Điều kiện tổ chức bảo vệ luận án cấp nhà nước

1.Cơ sở đào tạo phải trực tiếp thực hiện các công việc tổ chức bảo vệ luận án chonghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh không được tham gia vào quá trình chuẩn bị tổchức bảo vệ này, không được tiếp xúc với các thành viên Hội đồng trước khi bảnnhận xét chính thức của họ đã được gửi đến cơ sở đào tạo.

2.Cơ sở đào tạo tổ chức cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án khi có đủ các điềukiện sau đây:

a)Có đủ các bản nhận xét của các thành viên trong Hội đồng chấm luận án cấp nhà nướcgửi về cơ sở đào tạo trước ngày bảo vệ 15 ngày.

b)Luận án và tóm tắt luận án đã được gửi đến các nhà khoa học, các tổ chức khoahọc, trưng bầy ở phòng đọc của thư viện cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày trướcngày bảo vệ để lấy ý kiến.

c)Có ít nhất 10 bản nhận xét tóm tắt luận án của các nhà khoa học có học vị tiếnsĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư trong và ngoài cơ sởđào tạo.

d)Thời gian, địa điểm, đề tài luận án bảo vệ đã được đăng trên báo hàng ngày củaTrung ương hoặc địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày bảo vệ.

3.Hội đồng không họp để chấm luận án nếu xẩy ra một trong những trường hợp sau :

a)Vắng mặt chủ tịch hội đồng.

b)Vắng mặt thư kí hội đồng.

c)Vắng mặt người phản biện có ý kiến không tán thành luận án.

d)Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên.

e)Nghiên cứu sinh đang bị kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

g)Một trong các điểm a, b, c hoặc d khoản 2 Điều này chưa được thực hiện đầy đủ.

Điều 26. Tổ chức bảo vệ luận án cấp nhà nước

1.Luận án phải được bảo vệ công khai. Những đề tài liên quan tới bí mật quốc giađược tổ chức bảo vệ theo hướng dẫn riêng. Việc bảo vệ luận án phải mang tínhchất trao đổi khoa học giữa tác giả luận án với những thành viên trong Hội đồngvà ngoài Hội đồng, phải bảo đảm tính nguyên tắc và nêu cao đạo đức khoa học.Mọi thành viên Hội đồng phải có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ về bản luận án trướckhi bảo vệ.

2.Luận án được đánh giá bằng cách bỏ phiếu kín. Các thành viên Hội đồng chỉ đượcbỏ phiếu tán thành hoặc không tán thành. Phiếu trắng bị coi là phiếu không tánthành. Khi tán thành luận án, căn cứ những đóng góp mới của luận án cho líluận, ứng dụng hay thực tiễn, người bỏ phiếu có thể cho ý kiến xếp loại luận ánđạt xuất sắc hay không.

Luậnán được coi là đạt yêu cầu và được Hội đồng thông qua nếu từ 3/4 trở lên sốthành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu tán thành. Nếu 100% thành viên Hội đồng cómặt bỏ phiếu tán thành và xếp loại luận án đạt xuất sắc thì nghiên cứu sinh sẽđược cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét khen thưởng.

3.Hội đồng phải có quyết nghị về luận án, trong đó phải nêu rõ những kết luậnkhoa học cơ bản của luận án; cơ sở khoa học và độ tin cậy của những luận điểmvà những kết luận nêu trong luận án; những điểm mới của luận án; ý nghĩa về líluận và thực tiễn cùng những đề nghị sử dụng các kết quả nghiên cứu của luậnán; những tồn tại và thiếu sót về nội dung và hình thức của luận án; mức độ đápứng các yêu cầu của luận án tiến sĩ; kiến nghị của Hội đồng với Bộ Giáo dục vàĐào tạo về việc công nhận và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh. Quyết nghịcủa Hội đồng được thông qua bằng biểu quyết công khai.

4.Nếu luận án không được Hội đồng chấm luận án thông qua thì nghiên cứu sinh đượcphép sửa chữa luận án và đề nghị bảo vệ lần thứ hai sớm nhất sau 12 tháng vàmuộn nhất trong 24 tháng kể từ ngày bảo vệ lần thứ nhất. Thành phần Hội đồngvẫn như cũ. Nếu có thành viên vắng mặt, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bổ sung thànhviên thay thế. Kinh phí bảo vệ lần thứ hai do nghiên cứu sinh tự túc. Không tổchức bảo vệ lần thứ ba.

Điều 27. Thẩm định và cấp bằng tiến sĩ

Saubuổi bảo vệ luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước hai tuần, cơ sởđào tạo có trách nhiệm chuyển đến Bộ Giáo dục và Đào tạo toàn bộ hồ sơ của buổibảo vệ luận án.

BộGiáo dục và Đào tạo thẩm tra kết quả bảo vệ luận án. Trường hợp cần thiết, BộGiáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng thẩm định chất lượng luận án, quá trìnhđào tạo, quá trình hoạt động của Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.

Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định công nhận học vị và cấp bằngtiến sĩ cho nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án.

Điều 28. Khiếu nại, tố cáo về luận án và bảo vệ luận án

Cáccơ quan, tổ chức, những người bảo vệ luận án cũng như những cá nhân khác có thểkhiếu nại, tố cáo hoặc góp ý kiến về luận án, về quá trình đào tạo, về quyếtnghị của Hội đồng chấm luận án hoặc về việc bảo vệ luận án trong thời hạn haitháng kể từ ngày bảo vệ.

Đơnkhiếu nại, tố cáo gửi về cơ sở đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ đượctrả lời cho người gửi đơn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. 

Chương IV

BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC

Điều 29. Mục đích của bồi dưỡng sau đại học

Bồidưỡng sau đại học là phương thức đào tạo không chính quy nhằm cung cấp nhữngkiến thức mới, bổ sung, cập nhật và hiện đại hoá các kiến thức đã học, đáp ứngcác nhu cầu cấp thiết đang đặt ra trong công việc và nghề nghiệp của những ngườiđã có bằng đại học hoặc sau đại học. Bồi dưỡng sau đại học được khuyến khích tổchức đều đặn tại các cơ sở đào tạo sau đại học.

Điều 30. Chương trình bồi dưỡng sau đại học

Chươngtrình bồi dưỡng sau đại học được xây dựng theo yêu cầu thực tiễn của khoa học -công nghệ, kinh tế - xã hội. Nội dung chương trình bồi dưỡng sau đại học cần thườngxuyên đổi mới và bổ sung nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Hàng năm, các cơ sởđào tạo sau đại học có kế hoạch xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng vàthông báo rộng rãi về các chương trình bồi dưỡng sau đại học của cơ sở mình.

Điều 31. Nhiệm vụ và quyền lợi khi tham dự bồi dưỡng sau đại học

Ngườitham dự bồi dưỡng sau đại học phải tự túc kinh phí học tập toàn phần hoặc mộtphần tuỳ theo khả năng hỗ trợ kinh phí của Bộ chủ quản, địa phương hoặc cơ quancử đi học.

Kếtthúc chương trình bồi dưỡng, người tham dự được Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấpgiấy chứng nhận bồi dưỡng sau đại học. Giấy chứng nhận bồi dưỡng sau đại học cógiá trị trong việc đánh giá sự tiến bộ về nghiệp vụ và chuyên môn của người họctrong công tác và nghề nghiệp. 

Chương V

GIẢNG VIÊN

Điều 32. Tiêu chuẩn của giảng viên sau đại học

1.Giảng viên sau đại học là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, phụ giảng (hướngdẫn thực nghiệm, bài tập, thảo luận) các môn học thuộc chương trình bồi dưỡngsau đại học, chương trình đào tạo thạc sĩ, hướng dẫn học viên thực hiện đề tàiluận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án tiếnsĩ.

2.Giảng viên sau đại học phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a)Lí lịch bản thân rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và tư cách tốt.

b)Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên các chương trình bồi dưỡng sau đạihọc và phụ giảng chương trình đào tạo thạc sĩ; có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoahọc hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư đối với giảng viên giảng dạy lí thuyếtcác môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướngdẫn luận án tiến sĩ.

3.Đối với một số ngành còn thiếu người có học vị tiến sĩ, cơ sở đào tạo có thểchọn người có bằng thạc sĩ đồng thời có chức danh giảng viên chính tham giagiảng dạy lí thuyết các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, nhưng phảibáo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.Ngoài các tiêu chuẩn chung, người hướng dẫn luận văn và luận án phải đáp ứngcác tiêu chuẩn sau:

Ngườihướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có khả năng độc lập tiến hành và tổ chức nghiêncứu khoa học, có các công trình khoa học đã được công bố.

Ngườihướng dẫn luận án tiến sĩ ít nhất phải có học vị tiến sĩ từ 3 năm trở lên; đãcó những đóng góp nhất định trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; đang có hướngnghiên cứu và các công trình khoa học đã công bố phù hợp với đề tài, lĩnh vựcnghiên cứu của nghiên cứu sinh.

5.Khuyến khích việc mời những nhà khoa học nước ngoài có đủ các tiêu chuẩn nêutrong khoản 2, 4 Điều này tham gia đào tạo sau đại học ở Việt Nam.

Điều 33. Nhiệm vụ của giảng viên sau đại học

1.Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ kế hoạch, chương trình đào tạo, các quy định củacơ sở đào tạo và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo; thựchiện tư vấn giúp đỡ học viên, nghiên cứu sinh trong học tập, nghiên cứu.

3.Người hướng dẫn học viên, nghiên cứu sinh có nhiệm vụ:

a)Xác định kế hoạch và chương trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

b)Hướng dẫn và kiểm tra nghiên cứu sinh thực hiện các chuyên đề tiến sĩ.

c)Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc học viên, nghiên cứu sinhnghiên cứu khoa học, hoàn thành luận văn, luận án.

d)Định kì nhận xét và báo cáo bộ môn tình hình học tập, nghiên cứu, tiến độ đạt đượccủa nghiên cứu sinh trong từng năm.

e)Xác nhận kết quả đã đạt được, duyệt luận văn của học viên, luận án của nghiêncứu sinh và đề nghị cho học viên, nghiên cứu sinh bảo vệ.

4.Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Quyền của giảng viên sau đại học

1.Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

2.Được hưởng thù lao trong đào tạo sau đại học theo quy định của Chính phủ.

3.Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương VI

NGƯỜI HỌC

Điều 35. Người học sau đại học

1.Người học sau đại học là người đang theo học chương trình bồi dưỡng sau đạihọc, chương trình đào tạo thạc sĩ (gọi là học viên) và chương trình đào tạotiến sĩ (gọi là nghiên cứu sinh).

2.Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được học tập, nghiên cứu sauđại học khi:

a)Lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

b)Đủ điều kiện tham dự và trúng tuyển trong các kì tuyển sinh sau đại học của cáccơ sở đào tạo sau đại học hay được công nhận chuyển tiếp sinh.

Cácđiều kiện tham dự, trúng tuyển và chuyển tiếp sinh được quy định trong Quy chếtuyển sinh sau đại học.

3.Không cho phép người đang học chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở mộtchuyên ngành hay một cơ sở đào tạo này được theo học hoặc dự thi tuyển ở mộtchuyên ngành hay một cơ sở đào tạo sau đại học khác.

4.Người nước ngoài học sau đại học tại Việt Nam thực hiện theo Quy chế Công tácngười nước ngoài học tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 36. Nhiệm vụ của người học sau đại học

Ngườihọc sau đại học có những nhiệm vụ sau đây:

1.Hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học đúng thời gian quy định theochương trình, kế hoạch của cơ sở đào tạo. Báo cáo đầy đủ và đúng hạn định vềkết quả học tập, nghiên cứu cho cơ sở đào tạo.

2.Đóng học phí theo quy định của Chính phủ.

3.Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lí, công nhân viên của cơ sở đào tạo, chấp hànhpháp luật của Nhà nước, quy chế và nội quy của cơ sở đào tạo.

4.Giữ gìn và bảo vệ tài sản của cơ sở đào tạo.

5.Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Quyền của người học sau đại học

Ngườihọc sau đại học có những quyền sau đây:

1.Được cơ sở đào tạo tôn trọng, đối xử bình đẳng và được cung cấp đầy đủ cácthông tin về việc học tập của mình.

2.Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở đào tạo.

3.Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bịvà cơ sở vật chất khác của cơ sở đào tạo và cơ sở phối hợp để phục vụ cho việchọc tập và nghiên cứu khoa học.

4.Người học là cán bộ, công chức trong thời gian học tập được hưởng nguyên lươngvà các khoản phụ cấp theo lương do cơ quan cử đi học trả.

5.Được dành thời gian cho việc học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạoquy định tại Điều 3 Quy chế này.

6.Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 

Chương VII

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Điều 38. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo sau đại học

Cơsở đào tạo có trách nhiệm:

1.Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các chuyên ngành, thông quaBộ chủ quản và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.Xây dựng và quản lí chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy đối với cácchuyên ngành được phép đào tạo; lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giaochuyên ngành đào tạo mới.

3.Tổ chức tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu đã được giao và theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo.

4.Ra quyết định công nhận học viên trúng tuyển; báo cáo đề nghị Bộ Giáo dục vàĐào tạo ra quyết định công nhận nghiên cứu sinh; ra quyết định công nhận danhsách người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

5.Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được duyệt.

6.Xác định đề tài nghiên cứu cho nghiên cứu sinh và chính thức đăng kí trong kếhoạch nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo.

7.Tổ chức đánh giá luận án ở bộ môn và bảo vệ luận án cấp nhà nước cho nghiên cứusinh theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8.Tạo điều kiện, cung cấp thiết bị, vật tư, tư liệu cần thiết đảm bảo cho việchọc tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh như đối với cán bộ khoa học kĩ thuậtcủa cơ sở đào tạo.

9.Quản lí quá trình đào tạo, quản lí việc học tập và nghiên cứu của học viên vànghiên cứu sinh, quản lí việc thi và cấp chứng chỉ, bảng điểm học tập.

10.Cấp bằng thạc sĩ và quản lí việc cấp bằng thạc sĩ theo thẩm quyền.

11.Mở các lớp bồi dưỡng sau đại học và cấp giấy chứng nhận.

12.Quản lí kinh phí; khai thác, tạo nguồn bổ sung, sử dụng và quản lí các nguồnlực khác trong đào tạo sau đại học theo quy định của Chính phủ.

13.Tổ chức và quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học trong đào tạo sau đại học.

14.Hợp tác quốc tế về đào tạo sau đại học theo quy định của Chính phủ.

15.Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định trong đào tạo sau đạihọc.

16.Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo các quyết định công nhận học viên, quyết địnhcông nhận người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh, danh sáchhọc viên tốt nghiệp, quyết định cấp bằng thạc sĩ, các quyết định khác theo quyđịnh của Quy chế này, các báo cáo định kì về công tác đào tạo sau đại học củacơ sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 39. Nguồn tài chính của đào tạo sau đại học

1.Nguồn tài chính của đào tạo sau đại học bao gồm kinh phí do Nhà nướccấp, tiền thu học phí của học viên và nghiên cứu sinh, tiền đóng góp của cácđối tượng không phải là cán bộ, công chức được cử đi học theo chỉ tiêu, cácnguồn tài trợ khác.

2.Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi học sau đại học theo chỉ tiêu, đang còntrong thời hạn học tập, kể cả thời gian được gia hạn, được Nhà nước hỗ trợ kinhphí đào tạo.

Nhữngđối tượng khác phải đóng góp chi phí đào tạo. Mức chi phí đóng góp tương xứngvới kinh phí Nhà nước cấp để đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ.

3.Chuyển tiếp sinh từ sinh viên đại học được hưởng kinh phí đào tạo và sinh hoạtphí.

4.Đối với các đề tài luận án tiến sĩ thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cử nghiêncứu sinh thì cơ quan đó có trách nhiệm hỗ trợ các điều kiện về kinh phí, vật tư,thiết bị, tư liệu cho nghiên cứu sinh học tập, nghiên cứu.

5.Người học được hưởng kinh phí đào tạo của Nhà nước mà không chấp hành sự điềuđộng công tác sau khi tốt nghiệp phải bồi thường kinh phí đào tạo theo quy địnhcủa Chính phủ.

6.Cán bộ, công chức được cơ quan chủ quản cử đi đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ từlần thứ hai thì phải tự túc chi phí đào tạo.

7.Thù lao cho giảng viên sau đại học là người nước ngoài được trả như cho giảngviên trong nước từ nguồn tài chính của đào tạo sau đại học. Các chi phí khác docơ sở đào tạo mời thanh toán.

Chương VIII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÍ VI PHẠM

Điều 40. Khen thưởng

1.Giảng viên có thành tích đào tạo sau đại học đạt chất lượng cao được cơ sở đàotạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Kết quả đào tạo nghiên cứu sinh đượccoi là một trong những cống hiến có giá trị về khoa học trong việc xét côngnhận chức danh phó giáo sư, giáo sư và khen thưởng khoa học theo quy định củapháp luật.

2.Người học sau đại học có thành tích học tập hoặc nghiên cứu khoa học xuấtsắc được cơ sở đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Người có thànhtích đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu khoa học được đề nghị Nhà nước khen thưởng.

3.Tổ chức, cơ sở đào tạo có thành tích trong đào tạo sau đại học được khen thưởngtheo quy định của pháp luật.

Điều 41. Xử lí vi phạm

Cánhân hoặc tổ chức có một trong các hành vi sau đây, tuỳ theo tính chất, mức độvi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu tráchnhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của phápluật:

1.Thành lập cơ sở đào tạo sau đại học trái phép.

2.Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở đào tạo.

3.Tự ý thay đổi chương trình, nội dung giảng dạy đã được quy định; xuyên tạc nộidung đào tạo.

4.Đánh giá sai lệnh, không trung thực về kết quả của người học và chất lượng củaluận văn, luận án.

5.Xuất bản và phát hành tài liệu giảng dạy trái phép.

6.Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp chứng chỉ, bảng điểm,văn bằng.

7.Sao chép gian lận luận văn, luận án và công trình khoa học của người khác.

8.Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo.

9.Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở đào tạo hay trong các cơ quanquản lí giáo dục.

10.Sử dụng kinh phí đào tạo sau đại học sai mục đích, làm thất thoát kinh phí đàotạo; lợi dụng hoạt động đào tạo sau đại học để thu tiền sai quy định.

11.Gây thiệt hại về vật chất cho các cơ sở đào tạo hay quản lí đào tạo.

12.Các hành vi khác vi phạm quy chế đào tạo sau đại học./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6269&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận