QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂMĐỒNG
Về việc ban hành qui định vềquản lý hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂMĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Khoáng sản ban hành ngày 21/06/1994; và Nghị định 68/CPngày 01/11/1996 của Chính phủ qui định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Sở Công nghiệp tại tờ trình số 554/TTr-CN ngày04/11/1999;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định quản lý hoạt động khoáng sảntrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng".
Điều 2:Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành,Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân tham giahoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này.
Quyếtđịnh này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:180/1999/QĐ-UB
ngày 29/12 /1999 của UBND tỉnh Lâm Đồng).
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:Tài nguyên khoáng sản (viết tắt là TNKS) trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng thuộc sởhữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của Luật khoáng sản,các văn bản hướng dẫn của chính phủ, Bộ công nghiệp và bản Quy định này.
Điều 2:UBND các cấp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội-kinh tế, cácđơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có quyền và trách nhiệm bảo vệ tàinguyên khoáng sản chưa khai thác; phát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm phápluật về khoáng sản và giữ gìn bí mật về TNKS.
Điều 3: Các tổ chức, cá nhân chỉ đượchoạt động khoáng sản (viết tắt là HĐKS) khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp giấy phép.
Hoạt động khoáng sản bao gồm:
- Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoángsản.
- Khảo sát khoáng sản.
- Thăm dò khoáng sản.
- Khai thác khoáng sản.
- Khai thác tận thu khoáng sản.
- Chế biến khoáng sản.
Điều 4: Nghiêm cấm các hoạt động gâyảnh hưởng xấu đến khu vực có TNKS như: Chôn người chết, thải các chất thải côngnghiệp; nổ bom, mìn và các chất nổ khác, chặt hạ cây, san ủi mặt bằng, xây dựngcông trình khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠTĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 5: Các khu vực TNKS phải quảnlý gồm:
a) Các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt độngkhoáng sản.
b) Khu vực đã được quy hoạch, khu vực được Bộcông nghiệp cho phép hoạt động khoáng sản.
c) Các khu vực do UBND tỉnh cấp phép khai tháchoặc khai thác tận thu
d) Các khu vực có TNKS chưa khai thác.
Điều 6:Các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
1- Các khu di tích lịch sử, văn hoá đã được xếphạng và đăng ký,Vườn rừng quốc gia, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu vực bảotồn địa chất, đất tôn giáo, đất nhà thờ tộc họ, khu vực quốc phòng, an ninh.
2- Khu vực thuộc phạm vi bảo vệ đường điện caothế, đường giao thông, các mốc trắc địa quốc gia, các công trình thủy lợi, bờsông, kè, cầu, đường sắt.
3-Đô thị hoặc nơi có các công trình kết cấu hạtầng quan trọng.
Trongnhững khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản nếu cần thiết phải tiếnhành hoạt động khoáng sản thì phải được cơ quan trực tiếp quản lý kiểm tra cụthể, có ý kiến thoả thuận bằng văn bản và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Điều 7:Các điều kiện để được phép hoạt động khoáng sản:
1-Các tổ chức, cá nhân Việt nam có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật vềdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác mà mục đích thành lập có nộidung hoạt động khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, chophép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
2-Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài hoạtđộng khoáng sản tại Việt nam theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoàitại Việt Nam.
3-Tổ chức, cá nhân nói trên muốn được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải cóđủ vốn đầu tư (kể cả vốn vay) để thực hiện dự án. Vốn pháp định của tổ chức cánhân được phép khai thác khoáng sản không được ít hơn ba mươi phần trăm (30%)tổng dự toán vốn đầu tư của dự án xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
Điều 8:Việc cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thực hiện theo quy định đã banhành tại Quyết định số 1903/19998/QĐ-UB ngày 04/8/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Cáchồ sơ, thủ tục và trình tự cấp giấy phép khai thác ,chế biến khoáng sản; thủtục gia hạn, chuyển nhượng, thừa kế, trả lại mỏ, đóng cửa mỏ, thu hồi mỏ tronghoạt động Khoáng Sản thực hiện theo quyết định số 325/QĐ-ĐCKS ngày 26/2/1997của Bộ Công Nghiệp và các quy định hiện hành.
Điều 9:Các tổ chức,cá nhân cần sử dụng vật liệu nổ trong hoạt động khoáng sản phảithực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định về quản lý, sản xuất, cung ứng và sửdụng vật liệu nổ công nghiệp tại Nghị định 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính Phủ;thông tư hướng dẫn số 11/TT/CNCL ngày 13/6/1996 của Bộ Công nghiệp và các vănbản quy định hiện hành. Chỉ được phép sử dụng vật liệu nổ sau khi được cơ quancó thẩm quyền cho phép và thực hiện các quy định theo hướng dẫn cụ thể của cácngành chức năng liên quan.
Điều 10:Các đơn vị khai thác tận thu khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường ,thanbùn với quy mô khai thác lớn hơn 30.000 m3/năm và khai thác tận thu các loạikhoáng sản khác phải có giám đốc điều hành mỏ đúng tiêu chuẩn và trình độ theoquy định tại điều 36 Luật khoáng sản và Quyết định số 1457/QĐ-ĐCKS ngày04/7/19997 của Bộ công nghiệp.
Điều 11:Các tổ chức, cá nhân hiện đang sử dụng đất hợp pháp vào mục đích sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp trong khu vực có TNKS, khi có nhu cầu khai thác, tận thu cácTNKS này, phải thực hiện các thủ tục theo quy định.
Điều 12:UBND tỉnh quản lý các hoạt động khoáng sản sau đây trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng:
1-Cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường vàthan bùn.
2-Cấp phép khai thác tận thu khoáng sản các loại.
3- Gia hạn, thu hồi, đóng cửa mỏ, cho phép trảlại giấy phép các hoạt động khai thác và khai thác tận thu khoáng sản quy địnhtại khoản 1 và 2 của điều này.
4-Cho phép chuyển nhượng, thừa kế các hoạt độngkhai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 của điều này.
5- Tham gia ý kiến về việc cấp các loại giấyphép khác về hoạt động khoáng sản tại địa phương thuộc thẩm quyền của Bộ CôngNghiệp.
6- Giải quyết các điều kiện liên quan cho tổchức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương.
7- Kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra cơbản địa chất, khảo sát thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản do BộCông nghiệp cấp phép cho các đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh LâmĐồng.
Điều 13:Sở Công nghiệp có nhiệm vụ giúp UBND Tỉnh quản lý nhà nước về khoáng sản trênđịa bàn Tỉnh Lâm Đồng, cụ thể là:
1-Xây dựng, tham gia xây dựng trình UBND Tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩmquyền các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của Chính phủ và Bộ Côngnghiệp về quản lý và hoạt động khoáng sản trên địa bàn Tỉnh.
2-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ TNKS và các HĐKS phù hợp với quyhoạch phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.
3-Phối hợp với cơ quan liên quan khoanh các vùng cấm khai thác hoặc tạm thời cấmkhai thác khoáng sản, khoanh định các khu vực khai thác tận thu theo luật địnhđể làm cơ sở quản lý.
4-Tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả lại giấy phép hoặcthu hồi giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh để xemxét tham mưu cho UBND tỉnh.
5-Thẩm định các dự án đầu tư , Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biếnkhoáng sản, thiết kế mỏ theo quy định hiện hành về đầu tư của Chính phủ và phâncông của UBND tỉnh; tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườngtrong các hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tỉnh.
6-Kiểm tra, xem xét, tham mưu cho UBND Tỉnh để có ý kiến đối với việc cấp cácgiấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ công nghiệp.
7-Phối hợp với Sở Điạ chính trong việc giải quyết các điều kiện về sử dụng đấtđai và các điều kiện khác cho hoạt động khoáng sản tại địa phương.
8-Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản theo quy định tại điều59, 60 Luật Khoáng sản và Quyết định số 48/1998/QĐ-BCN ngày 28/7/1998 của Bộcông nghiệp.
9-Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các tranh chấp hoặc tham gia giảiquyết các tranh chấp về hoạt động khoáng sản và xử lý các vi phạm pháp luật vềhoạt động khoáng sản theo Nghị định số 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ.
Điều 14:Sở Địa chính có trách nhiệm quản lý chuyên ngành về đất đai liên quan, hướngdẫn tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thưc hiện cácthủ tục địa chính; xem xét,tham mưu trình UBND Tỉnh quyết định cho thuê đất vàký hợp đồng thuê đất với các đối tượng; thanh lý hợp đồng thuê đất, chuyển quyềnsử dụng đất của các tổ chức, cá nhân xin trả lại, chuyển nhượng, thừa kế giấyphép khai thác khoáng sản.
Điều 15:UBND các huyện, thị, thành, xã, phường, thị trấn (gọi chung là Huyện, xã) theochức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1-Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở địa phương kết hợp vớiviệc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm an ninh, trật tựxã hội, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân, tài sản của nhà nước và củacông dân trong các khu vực có hoạt động khoáng sản.
2- Trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mìnhgiải quyết các điều kiện liên quan đến việc thuê đất , sử dụng cơ sở hạ tầng vàcác dịch vụ liên quan khác cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản,điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản tại địa phương theo quy địnhcủa pháp luật.
3- Tuyên truyền giáo dục và giám sát việc thihành pháp luật về tài nguyên khoáng sản; Tham gia giải quyết những vấn đề tranhchấp về hoạt động khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật vềkhoáng sản phát sinh tại địa phương.
4- UBND Huyện tham gia ý kiến về việc cấp giấyphép hoạt động khoáng sản tại địa phương.
CHƯƠNG III
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦACÁC TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNGSẢN.
Điều 16:Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có những quyền sau đây:
1- Đối với giấy phép Khai thác tận thu khoángsản.
a) Được quyền cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ theoquy định của pháp luật đối với khoáng sản đã khai thác được .
b) Được khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết địnhthu hồi giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quannhà nước theo quy định của pháp luật.
c) Được đền bù thiệt hại thực tế trong trườnghợp khu vực khai thác đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của nhà nước hoặc xãhội.
d) Được pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp liênquan đến hoạt động đã được cấp phép.
2- Đối với giấy phép khai thác và chế biếnkhoáng sản:
Ngoài các quyền lợi như khoản 1 điều này,còn đượchưởng các quyền lợi khác như sau:
a) Được sử dụng các số liệu, thông tin về tàinguyên khoáng sản của nhà nước liên quan đến việc khai thác khoáng sản tại địađiểm được cấp phép.
b) Được khai thác, chế biến theo quy định củagiấy phép, thăm dò bổ sung trong khu vực đã được cấp phép.
c) Được quyền xin gia hạn, chuyển nhượng, thừakế, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích khai thác theo các quy địnhhiện hành.
d) Được khai thác khoáng sản đi kèm với điềukiện thực hiện đầy đủ thủ tục liên quan đối với khoáng sản đi kèm đó.
d) Được hưởng các quyền khác liên quan theo luậtđịnh.
Điều 17:Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
1- Bảo đảm các hoạt động khai thác theo đúngthời gian, địa điểm, tiến độ, quy trình đã ghi trong giấy phép, trong báo cáonghiên cứu khả thi,trong thiết kế mỏ đã được phê duyệt và sự hướng dẫn của cơquan quản lý chuyên ngành.
2- Có trách nhiệm kết hợp việc khai thác, chếbiến khoáng sản với việc xây dựng cơ sở hạ tầng,bảo vệ môi trường,đất đai tạinơi khai thác; Đền bù thiệt hại về đất, tài sản hiện có theo quy định của phápluật về đền bù thiệt hại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, sảnxuất hợp pháp tại nơi có khoáng sản mà phải thay đổi nơi cư trú, sản xuất dohoạt động khoáng sản đó gây ra; bồi thường thiệt hại do hoạt động khoáng sảncủa đơn vị gây ra, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, có liên quan của nhân dân xungquanh khu vực; ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương.
3- Chấp hành các quy định của nhà nước, của UBNDTỉnh về, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đất, rừng; bảo vệ các công trình xâydựng giao thông, thủy lợi, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ; bảo vệmôi trường sinh thái , danh lam thắng cảnh, nguồn nước.
4- Chấp hành các quy định của UBND địa phương sởtại về quản lý hành chính trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thôngbáo với chính quyền địa phương các hoạt động liên quan theo giấy phép đã đượccấp.
5- Thực hiện đúng các quy định trong sử dụng vậtliệu nổ công nghiệp và bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất.
6- Nộp đầy đủ đúng thời hạn lệ phí cấp phép,thuế tài nguyên và tiền ký quỹ hoàn nguyên môi trường cũng như các nghĩa vụ tàichính khác theo đúng các quy định hiện hành.
7- Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin về TNKSvà báo cáo định kỳ kết quả HĐKS theo quy định cho cơ quan quản lý nhà nước vềkhoáng sản.
8- Khi phát hiện có TNKS mới hoặc các vật chấtkhông bình thường khác phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý khoáng sản để cóbiện pháp xử lý.
9- Thực hiện việc đóng cửa mỏ phục hồi môi trường,đất đai theo đúng quy định và theo phương án do đơn vị đề ra đã được phê duyệt.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18: Sở Công nghiệp thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về TNKS trên địa bàn Tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫnviệc thực hiện, theo dõi, kiểm tra và định kỳ tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh.
Điều 19: Thủ trưởng các cơ quan đơnvị, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã, căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn củamình tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành Luật Khoáng sản, các quy địnhcủa nhà nước và của bản Quy định này.
Điều 20: Tổ chức, cá nhân có thànhtích nghiên cứu, phát hiện, bảo vệ tài nguyên khoáng sản thì được khen thưởngtheo quy định của Nhà nước.
Điều 21: Tổ chức, cá nhân vi phạm cácquy định về quản lý và bảo vệ TNKS của Luật Khoáng sản, các quy định của nhà nướcvà Quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bịxử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, cáccơ quan, địa phương phản ảnh kịp thời về UBND Tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sungphù hợp với tình hình thực tế./.