Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 2813 /BNN-TCKT ngày 05 tháng 8 năm 1999), Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 5613 BKH/NN ngày 25 tháng 8 năm 1999), Tài chính (công văn số 4205 TC/TCDN ngày 24 tháng 8 năm 1999 và công văn số 4217 TC/ĐTPT ngày 25 tháng 8 năm 1999) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (công văn số 776 /CV-NHNN14 ngày 23 tháng 8 năm 1999);
Để tạo điều kiện cho một số nhà máy đường phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiêu thụ được sản phẩm, trả được nợ, kinh doanh có hiệu quả,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Áp dụng việc miễn, giảm thuế sử dụng đất xây dựng nhà máy, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu... đối với một số nhà máy đường theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998, Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng với các Bộ, ngành và địa phương cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các nhà máy thuộc đối tượng trên để thực hiện.
Điều 2. Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng theo hướng cho phép điều chỉnh giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm đường và áp dụng mức thuế giá trị gia tăng bằng 0% đối với sản phẩm sử dụng phế liệu, phụ phẩm của nhà máy đường (phân vi sinh, ván ép, thức ăn chăn nuôi, nấm, cồn, điện... sử dụng nguồn nguyên liệu là bã mía, bã bùn, mật rỉ).
Điều 3. Đối với vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia mà các nhà máy đường đã vay với lãi suất 1,1%/tháng được áp dụng mức lãi suất 0,81%/tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1999 và được áp dụng mức lãi suất theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Đối với các khoản vay theo lãi suất thương mại để đầu tư (kể cả nợ vay bắt buộc) và các khoản vay tiếp tục đầu tư để hoàn thành dự án cũng được áp dụng mức lãi suất 0,81%/tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1999 và mức lãi suất theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước từ ngày 01 tháng 01 năm 2000. Phần chênh lệch giữa mức lãi suất thương mại và mức lãi suất này được ngân sách Nhà nước cấp bù cho nhà máy đường do Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
Các Tổ chức cho vay căn cứ vào khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ thực tế của từng nhà máy, sau khi đã ưu tiên trả nợ vay nước ngoài theo hợp đồng vay vốn, để điều chỉnh thời gian vay vốn của các nhà máy đường theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay và hiệu quả dự án, nhưng tối đa không quá 12 năm, trong đó có 5 năm ân hạn đối với vốn vay tín dụng theo kế hoạch Nhà nước và không quá 15 năm, trong đó 7 năm ân hạn đối với vốn vay từ nguồn của Ngân hàng Phát triển châu
Á (ADB).
Điều 4. Phần chênh lệch tăng thêm của giá trị thiết bị nhập ngoại do biến động tỷ giá giữa đồng Đô la Mỹ với đồng Việt Nam được xem xét hỗ trợ theo nguyên tắc quy định tại điểm e Điều 2 Quyết định số 802/TTg ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tồn tại về mở thư tín dụng; giao Bộ Tài chính kiểm tra và xác định cụ thể về số lỗ phát sinh do rủi ro về tỷ giá, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 5. Bộ Tài chính cấp vốn lưu động cho các nhà máy đường hoạt động theo quy định hiện hành kể từ năm 1999.
Điều 6. Quyết định này chỉ áp dụng cho một số nhà máy đường có danh sách kèm theo và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 7. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đường, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
DANH SÁCH
CÁC CÔNG TY, NHÀ MÁY ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 194/1999/QĐ-TTg ngày 23/09/1999)
-----------
TT
Tên Công ty, nhà máy đường mới
Thuộc tỉnh
1
Công ty mía đường Tuyên Quang
Tuyên Quang
2
Công ty đường Sơn Dương, Tuyên Quang (thuộc TCT mía đường I)
Tuyên Quang
3
Công ty đường Linh Cảm (thuộc TCT mía đường I)
Hà Tĩnh
4
Công ty mía đường Cao Bằng
Cao Bằng
5
Công ty mía đường Sơn La
Sơn La
6
Công ty mía đường Hòa Bình
Hòa Bình
7
Công ty đường-rượu-bia Việt Trì (thuộc TCT mía đường I)
Phú Thọ
8
Công ty đường Nông Cống (thuộc TCT mía đường I)
Thanh Hóa
9
Phân xưởng 2, Công ty đường Lam Sơn (thuộc TCT mía đường I)
Thanh Hóa
10
Xí nghiệp đường rượu Sông Con (thuộc Công ty mía đường Nghệ An)
Nghệ An
11
Công ty đường Quảng Bình (thuộc TCT mía đường I)
Quảng Bình
12
Nhà máy đường Quảng Nam (thuộc Công ty lương thực và CNTP)
Quảng Nam
13
Nhà máy đường Quảng Ngãi mở rộng (thuộc CT đường Quảng Ngãi)
Quảng Ngãi
14
Nhà máy đường Nam Quảng Ngãi (thuộc CT đường Quảng Ngãi)
Quảng Ngãi
15
Công ty đường Bình Định
Bình Định
16
Công ty mía đường Tuy Hòa (thuộc TCT mía đường II)
Phú Yên
17
Nhà máy đường Cam Ranh (thuộc Công ty đường Khánh Hòa)
Khánh Hòa
18
Nhà máy đường Ninh Hòa (thuộc Công ty đường Khánh Hòa)
Khánh Hòa
19
Nhà máy đường Bình Thuận
Bình Thuận
20
Công ty mía đường tỉnh Kon Tum
Kon tum
21
Công ty mía đường Đắk Lắk
Đắk Lắk
22
Công ty mía đường 333 (thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam)
Đắk Lắk
23
Công ty mía đường Trị An
Đồng Nai
24
Nhà máy đường thô Tây Ninh (thuộc Công ty đường Biên Hòa)
Tây Ninh
25
Công ty đường Bến Tre
Bến Tre
26
Nhà máy đường Phụng Hiệp (thuộc Công ty mía đường Cần Thơ)
Cần Thơ
27
Xí nghiệp đường Vị Thanh (thuộc Công ty mía đường Cần Thơ)