QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNGBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việcban hành "Quy chế tổ chức thi tuyển sinh sauđại học
đào tạotại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước"
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nướccủa Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáodục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 322/TTgngày 19/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đào tạocán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước";
Theo đề nghị của ông Vụ trưởngVụ Sau đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này ''Quy chế tổ chức thi tuyển sinh sauđại học đào tạo tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế choQuyết định số 31/2000/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo về việc ban hành ''Quy định tạm thời về việc tuyển sinh đào tạo sau đại họctại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước năm 2000".
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ sau đại học, Thủ trưởng cácđơn vị liên quan thuộc Bộ và những người tham gia công tác tuyển sinh chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ TỔ CHỨC THITUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC
ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ NƯỚCNGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Banhành kèm theo Quyết định số: 20/2001/QĐ-BGD&ĐT
ngày 06tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CHƯƠNG I
HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC VÀ CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG
Điều 1: Hội đồng Tuyển sinh(HĐTS)
Hội đồng Tuyển sinh do Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập nhằm tổ chức thực hiện mọi côngviệc liên quan đến công tác tuyển sinh sau đại học để gửi đi đào tạo tại các cơsở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
1. Thành phần của HĐTS
a) Chủ tịch: Thứ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo.
b) Phó Chủ tịch: Lãnh đạo VụSau đại học.
c) Các Uỷ viên: đại diện lãnhđạo của các Vụ: Đại học, Sau đại học, Tổ chức cán bộ, Quan hệ quốc tế, Kế hoạchtài chính.
Những người có người thân (bố,mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi không tham gia HĐTS và các bancủa HĐTS.
2. Quyền hạn và trách nhiệm củaHĐTS
a) Xét duyệt danh sách thí sinhdự thi căn cứ vào các điều kiện quy định trong Thông báo tuyển sinh đào tạo sauđại học tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giáodục và Đào tạo.
b) Ấn định danh sách thí sinh dự thi, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, cácmôn dự thi.
c) Tổ chức thực hiện các khâu:ra đề thi; tổ chức thi; chấm thi và chấm lại; xét duyệt danh sách thí sinhtrúng tuyển; thu và sử dụng số tiền phục vụ chi phí tổ chức tuyển sinh; tổngkết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật; báo cáo kết quả côngtác tuyển sinh cho Ban Điều hành Đề án, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hộiđồng Chỉ đạo thực hiện Đề án.
3. Quyền hạn, trách nhiệm củaChủ tịch HĐTS
a) Quyết định và chịu tráchnhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh theo Quy chế này.
b) Trực tiếp chỉ định và mời ngườira đề thi; nhận hoặc uỷ nhiệm cho Phó Chủ tịch HĐTS nhận đề thi, đáp án từ ngườira đề.
c) Ra quyết định thành lập bộmáy giúp việc cho HĐTS bao gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấmthi, Ban Chấm lại và các Tiểu ban Chấm đề cương. Các ban và tiểu ban này chịusự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS.
d) Giao nhiệm vụ cho một số trườngđại học đảm nhận chuẩn bị địa điểm thi, tổ chức thi.
Điều 2: Ban Thư ký HĐTS
Những người được lựa chọn vàoBan Thư ký phải có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trungthực, có ý thức bảo mật.
1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS
a) Trưởng ban: lãnh đạo Vụ Sauđại học.
b) Uỷ viên: đại diện lãnh đạocác trường đại học nơi tổ chức kỳ thi, một số chuyên viên Vụ Sau đại học, VụĐại học, Vụ Tổ chức cán bộ và một số cán bộ của các trường đại học tham gia tổchức kỳ thi.
2. Quyền hạn, trách nhiệm vụcủa Trưởng ban Thư ký HĐTS
a) Lựa chọn những cán bộ có ýthức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làmviệc cẩn thận, có ý thức bảo mật để trình Chủ tịch HĐTS xem xét và quyết địnhBan Thư ký.
b) Chịu trách nhiệm tổ chức vàđiều hành toàn bộ hoạt động của Ban Thư ký HĐTS.
3. Nhiệm vụ của Ban Thư ký HĐTS
a) Thu nhận, xét duyệt hồ sơ.
b) Trình HĐTS duyệt danh sáchcác ứng viên đủ điều kiện dự thi.
c) Lên danh sách phòng thi vàgửi giấy báo dự thi, phát thẻ dự thi.
d) Nhận bài thi từ Ban Coi thi,dồn túi, đánh số phách bài thi, giao bài thi cho Ban Chấm thi và thực hiện cáccông tác nghiệp vụ cần thiết phục vụ chấm thi, lên điểm.
e) Báo cáo tình hình và kết quảchấm thi cho Chủ tịch HĐTS.
g) Dự kiến phương án điểm xéttuyển trình HĐTS xem xét.
h) Căn cứ kết quả duyệt trúngtuyển của HĐTS, gửi giấy báo điểm, báo trúng tuyển cho thí sinh và cơ quan hoặcBộ, Ngành chủ quản của thí sinh.
Điều 3: Ban Đề thi
Những người được lựa chọn vàoBan Đề thi phải có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trungthực, có ý thức bảo mật.
1. Thành phần ban Đề thi
a) Trưởng ban: do Phó Chủ tịchhoặc một uỷ viên HĐTS kiêm nhiệm.
b) Uỷ viên thường trực: đại diệnlãnh đạo trường đại học nơi tổ chức kỳ thi.
c) Uỷ viên: một số cán bộ VụSau đại học, Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Quyền hạn, trách nhiệm củaTrưởng ban Đề thi
a) Quyết định danh sách cácTiểu ban môn thi (mỗi tiểu ban gồm hai người trong đó một người là Trưởng tiểuban) là những người có học vị TSKH, TS hoặc chức danh khoa học GS, PGS, có uytín chuyên môn cao để giúp Ban Đề thi làm đề, kiểm tra đề cho mỗi môn thi.
b) Tổ chức, chỉ đạo thực hiệntoàn bộ công tác đề thi phục vụ cho kỳ tuyển sinh.
c) Chọn đề thi hoặc chỉ đạoTiểu ban môn thi xây dựng đề thi để có đề thi chính thức và dự bị.
d) Xử lý các tình huống cấpbách, bất thường về đề thi trong kỳ tuyển sinh.
e) Chịu trách nhiệm trước HĐTSvề chất lượng chuyên môn và quy trình bảo mật đề thi cùng toàn bộ các khâu liênquan đến đề thi.
Theo sự giới thiệu của Hiệu trưởngtrường đại học nơi tổ chức kỳ thi, Trưởng ban Đề thi có thể mời một số cán bộcủa trường giúp việc in, đóng gói và phân phối sử dụng đề. Những người được mờilà những người có ý thức kỷ luật, trung thực, có kinh nghiệm trong việc giúplàm đề thi và không có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột)dự thi.
3. Nhiệm vụ của Tiểu ban mônthi
a) Nắm vững và quán triệt đầyđủ yêu cầu của việc ra đề thi.
b) Nghiên cứu, làm thử (nếu cầnthiết) đề đã được giới thiệu để chỉnh lý hoặc tổ hợp, biên soạn đề thi mới đápứng các yêu cầu của đề thi tuyển sinh. Nếu là đề thi biên soạn lại thì cần dựkiến đáp án và thang điểm để trình Trưởng ban Đề thi xem xét quyết định.
c) Giúp Trưởng ban Đề thi theodõi, giải đáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi do mình phụ trách trongbuổi thi.
Trưởng môn thi không tham giavào việc chọn đề chính thức hay dự bị cho kỳ thi.
4. Nhiệm vụ của Ban Đề thi
a) In, đóng gói, bảo quản, phânphối và sử dụng đề thi theo đúng quy định.
b) Bảo mật đáp án đề thi đã đượcchọn, các đề thi chưa dùng và các giấy tờ liên quan tới đề thi.
Điều 4: Ban Coi thi
Những người được lựa chọn vàoBan Coi thi và phục vụ thi phải có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần tráchnhiệm cao, nghiêm minh, công bằng, có kinh nghiệm và thành thạo nghiệp vụ coithi. Tại mỗi trường đại học nơi tổ chức thi có một Ban Coi thi riêng.
1. Thành phần Ban Coi thi
a) Trưởng ban: đại diện lãnhđạo trường đại học nơi tổ chức thi và là uỷ viên HĐTS.
b) Uỷ viên (cán bộ coi thi):gồm một số giảng viên của trường đại học nơi tổ chức thi.
2. Quyềnhạn, trách nhiệm của Trưởng ban Coi thi
a) Chịu tráchnhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi.
b) Quyết định danh sách cán bộgiám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an, nhân viên phục vụ tại điểm thi.
c) Quyết định xử lý các tìnhhuống xảy ra trong các buổi thi theo đúng Quy chế này.
3. Nhiệmvụ của Ban Coi thi:
Thực hiện toàn bộ công tác coithi từ việc bố trí lực lượng coi thi, bảo vệ phòng thi, tổ chức coi thi, thubài đến việc bàn giao bài thi theo đúng Quy chế này, bảo đảm an toàn cho kỳ thivà bài thi của thí sinh.
Điều 5: Ban Chấm thi
Những người được lựa chọn vàoBan Chấm thi phải có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao,nghiêm minh, công bằng.
1. Thành phần Ban Chấm thi
a) Trưởng ban: do Phó Chủ tịchhoặc một uỷ viên HĐTS kiêm nhiệm.
b) Uỷ viên: gồm cán bộ phụtrách từng môn chấm thi (gọi là Trưởng môn chấm thi) và các cán bộ chấm thi.
c) Tổ Thư ký của Ban Chấm thi:gồm các cán bộ giúp việc cho Ban Chấm thi.
Thành viên Ban Thư ký HĐTSkhông tham gia chấm thi.
2. Quyền hạn và trách nhiệm củaTrưởng ban Chấm thi
a) Chịu trách nhiệm điều hànhtoàn bộ công tác chấm thi.
b) Chịu trách nhiệm trước HĐTSvề chất lượng, tiến độ và việc thực hiện quy trình chấm thi.
3. Nhiệm vụ của Ban Chấm thi
a) Trưởng môn chấm thi là ngườicó chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; có trình độ chuyên môn tốtvà đang trực tiếp giảng dạy đúng môn chấm thi, chịu trách nhiệm trước Chủ tịchHĐTS và Trưởng ban Chấm thi về việc chấm các bài thi thuộc môn mình phụ tráchtheo đúng yêu cầu và quy trình chấm thi; nhận bài thi và phân công cán bộ chấmthi; tổ chức cho cán bộ chấm thi nắm vững đáp án, thang điểm trước khi chấm.
b) Cán bộ chấm thi phải lànhững người có chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; có trình độchuyên môn tốt và đang trực tiếp giảng dạy đúng môn chấm thi, thực hiện đầy đủnhiệm vụ chấm thi theo đúng quy định.
c) Cán bộ của Tổ Thư ký lànhững người có kinh nghiệm, thành thạo các nghiệp vụ phục vụ chấm thi và thựchiện đầy đủ nhiệm vụ thư ký Ban Chấm thi theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Quychế này.
Điều 6: Ban Chấm lại (phúckhảo)
1. Thành phần Ban Chấm lại:
a) Trưởng ban: do lãnh đạo VụSau đại học đảm nhiệm.
b) Uỷ viên: một số cán bộ giảngdạy chủ chốt của các trường đại học có chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vịTSKH, TS; có tinh thần trách nhiệm cao, vô tư, trung thực, có trình độ chuyênmôn tốt, được Chủ tịch HĐTS chỉ định. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việccủa Ban Chấm lại phải được giữ bí mật cho tới khi Ban hoạt động.
2. Nhiệm vụ của Ban Chấm lại:
Khi thí sinh có đơn khiếu nại,Ban Chấm lại có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra các sai sót cơ họcnhư: cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi của người này sang người khác.
b) Chấm lại các bài thi mà thísinh cho rằng có sai, sót so với thang điểm chính thức.
c) Chấm bài thi thất lạc naytìm thấy.
d) Trình Chủ tịch HĐTS sinhquyết định điểm bài thi sau khi đã chấm lại.
Điều 7: Tiểu ban Chấm đề cương:
Những người được lựa chọn vàoTiểu ban Chấm đề cương của từng chuyên ngành phải là người có chức danh khoahọc GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; có trình độ chuyên môn tốt, có ý thức tổ chứckỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm minh, công bằng và không có ngườithân (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) bảo vệ đề cương ở chuyên ngànhđó.
1. Quyền hạn và trách nhiệm củaTrưởng tiểu ban Chấm đề cương
a) Chịu trách nhiệm điều hànhtoàn bộ công tác chấm đề cương của tiểu ban.
b) Chịu trách nhiệm trước HĐTSvề chất lượng, tiến độ và thực hiện quy trình chấm đề cương.
2. Nhiệm vụ của Tiểu ban Chấmđề cương
a) Chấm đề cương cho những ngườidự thi đào tạo tiến sĩ và những người dự thi đi thực tập theo chuyên ngành củatiểu ban.
b) Báo cáo kết quả chấm đề cươngcho Chủ tịch HĐTS.
CHƯƠNG II
RA ĐỀ THI, TỔ CHỨC THI,CHẤM THI, XÉT TUYỂN
Mục 1:
RA ĐỀ THI
Điều 8: Yêu cầu và nội dung đềthi
Đề thi tuyển sinh sau đại họcphải đạt được các yêu cầu về kiểm tra kiến thức cơ bản của mỗi môn học, khảnăng vận dụng và tổng hợp kiến thức của thí sinh, đúng với chương trình và mứcđộ đã được công bố trong đề cương ôn tập.
Nội dung đề thi phải bảo đảmtính khoa học, chính xác, chặt chẽ, mang tính tổng hợp, không tập trung vào mộtphần nào của chương trình theo đề cương ôn tập đã công bố, nhằm đánh giá khảnăng áp dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề của thí sinh. Lời văn, câuchữ, công thức, phương trình phải rõ ràng, không có sai sót.
Đề thi phải đạt yêu cầu đánhgiá và phân loại được trình độ học lực và chuyên môn của thí sinh, phù hợp vớithời gian quy định cho mỗi môn thi.
Điều 9: Yêu cầu đối với cán bộra đề thi
1. Cán bộ được mời ra đề thiphải là người có chức danh khoa học GS, PGS hoặc học vị TSKH, TS; đã giảng dạynhiều năm; có trách nhiệm cao và có kinh nghiệm về môn thi.
2. Cán bộ được mời ra đề thiphải là người không có người thân như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruộtdự thi.
3. Cán bộ được mời ra đề thiphải nộp đề thi cho Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐTS đúng thời gian, yêu cầutrong thư mời ra đề. Không được sao chép ra bản khác, không được lưu giữ riêngvà không được đem nội dung đề thi đã giới thiệu cho HĐTS ra giảng dạy, phụ đạo,luyện thi hoặc tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào khác.
Điều 10: Yêu cầu ra đề thi đốivới các môn cơ bản, cơ sở và ngoại ngữ (Nga, Pháp, Đức, Trung)
1. Đối với mỗi môn thi, Chủtịch HĐTS mời ít nhất ba cán bộ tham gia giới thiệu đề thi. Mỗi người soạn mộtđề thi theo yêu cầu nội dung ghi trong thư mời ra đề của Chủ tịch HĐTS và inthành hai bản. Mỗi đề thi gồm một số câu, ghi rõ thời gian làm bài và có đáp ánkèm theo, trong đáp án ghi rõ điểm số dự kiến cho từng câu của đề thi. Đề thivà đáp án phải được đánh máy và in rõ ràng, sạch sẽ, chính xác.
2. Hai đề thi và đáp án đượccho vào ba phong bì khác nhau, dán kín. Ngoài mỗi phong bì ghi rõ tên môn thi(theo đúng tên ở đề cương môn thi), ghi rõ đề thi hay đáp án, họ tên người rađề, chữ ký giáp lai của người ra đề ở các mép dán của phong bì. Phong bì dựngđề thi và đáp án do HĐTS cung cấp.
3. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịchHĐTS trực tiếp nhận đề và đáp án từ người ra đề, sau đó cho một phong bì đề thivà đáp án của người ra đề vào một phong bì chung đựng đề thi và đáp án, cho mộtphong bì đề thi còn lại vào phong bì đề thi khác, dán kín, bên ngoài ghi rõ tênmôn thi, không ghi tên người ra đề, đóng dấu niêm phong, đánh số trên hai phongbì của môn thi đó (cùng một số) và cất giữ theo quy trình bảo mật. Phong bì doHĐTS cung cấp.
4. Theo kế hoạch của HĐTS, Trưởngban Đề thi và các Tiểu ban môn thi tập trung tại phòng làm đề. Đối với mỗi mônthi, Trưởng ban Đề thi chọn một đề làm đề thi chính thức, một đề làm đề thi dựbị. Trường hợp cần thiết, Trưởng ban Đề thi yêu cầu Tiểu ban môn thi biên soạnhai đề thi từ các đề thi đã được giới thiệu, làm thử, biên soạn đáp án và thangđiểm chi tiết cho từng đề. Trưởng ban Đề thi chọn một đề làm đề thi chính thứcvà một đề làm đề thi dự bị.
Trưởng ban Đề thi thông báo vớiđịa điểm làm đề thi tại thành phố Hồ Chí Minh biết các thông tin về đề thi đã đượcchọn để cùng thực hiện.
5. Uỷ viên thường trực Ban Đềthi tại hai nơi tổ chức thi (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) chỉ đạo trực tiếp việcnhân bản đề thi, đóng gói đề thi theo đúng số lượng đề thi, môn thi của từngphòng thi. Phong bì đề thi của từng phòng thi được dán kín, ghi rõ số lượng đềthi, môn thi, số phòng thi và dán niêm phong.
6. Cán bộ tham gia làm đề thiphải có phù hiệu riêng và chỉ được hoạt động trong phạm vi cho
7. Đề thi phải bảo quản trongtủ hay hòm sắt, có khoá chắc chắn, niêm phong kỹ và có người bảo vệ thườngxuyên. Chìa khoá tủ hay hòm sắt do Trưởng ban Đề thi giữ. Trước giờ thi mộttiếng, Ban Đề thi giao đề thi cho từng phòng thi và lập biên bản ký nhận, bàngiao đề thi.
8. Trưởng tiểu ban môn thi phảithường trực tại phòng HĐTS hai phần ba thời gian làm bài của môn thi đó để giảiđáp và xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi.
Điều 11: Yêu cầu đối với đề cươngnghiên cứu
1. Đề cương nghiên cứu của ngườidự thi trình độ tiến sĩ phải trình bày được tổng quan về các vấn đề liên quanđến vấn đề nghiên cứu, phương hướng và đề tài nghiên cứu dự định thực hiện tạinước ngoài, cơ sở khoa học và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề dự địnhnghiên cứu, dự kiến các bước tiến hành nghiên cứu, các điều kiện cần trợ giúp ởnước ngoài.
Hạn chế những đề tài nghiên cứumang tính chất cục bộ mà điều kiện nước ngoài không hỗ trợ cho việc nghiên cứu.
2. Đề cương nghiên cứu của ngườidự thi đi thực tập sinh cần trình bày các vấn đề mà người đăng ký đi thực tậpđã và đang thực hiện trong nước, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiêncứu, các khó khăn cần sự giúp đỡ của cơ sở nước ngoài, triển vọng giải quyếtvấn đề hoặc cải thiện được chất lượng công việc đang tiến hành trong nước mà ngườiđi thực tập đặt ra.
Mục 2:
TỔ CHỨC THI
Điều 12: Nhiệm vụ của trườngđại học
Hiệu trưởng trường đại học nơitổ chức thi, có trách nhiệm:
1. Chuẩn bị các cơ sở vật chấtphục vụ việc bố trí phòng làm đề thi, thi, chấm thi đảm bảo rộng rãi, thoángmát, an toàn.
2. Điều động cán bộ có đủ uytín, kinh nghiệm tham gia vào các ban giúp việc của HĐTS khi HĐTS yêu cầu.
3. Phối hợp với Ban Thư ký HĐTSđể làm thẻ dự thi cho các thí sinh, lập danh sách ảnh của thí sinh cho từngphòng thi.
Điều 13: Trách nhiệm của cán bộcoi thi (CBCT)
Mỗi phòng thi phải có ít nhấthai CBCT. CBCT không được giúp đỡ thí sinh làm bài dưới bất kỳ hình thức nào;không được làm việc riêng, không được hút thuốc trong khi coi thi, phải có mặtđúng giờ và thường xuyên tại phòng thi để làm các nhiệm vụ sau:
1. Ghi số báo danh vào chỗ ngồicủa thí sinh, gọi thí sinh vào phòng thi (tuyệt đối không để thí sinh mang vàophòng thi tài liệu và vật dụng đã bị cấm), sử dụng thẻ dự thi và danh sách bằngảnh để đối chiếu và nhận diện thí sinh.
2. Ký tên vào giấy nháp và giấythi của thí sinh, hướng dẫn thí sinh ghi số báo danh và các mục cần thiết vàogiấy thi và giấy nháp.
3. Khi có hiệu lệnh, một CBCTnhận đề thi và giơ cho thí sinh thấy phong bì còn nguyên dấu niêm phong, bócphong bì đựng đề thi và phát đề thi cho từng thí sinh. (Trước khi phát đề cầnkiểm tra số lượng đề thi, nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề khác, lẫn giấy tờ kháccần báo ngay cho Trưởng ban Coi thi). Không được để lọt đề thi ra ngoài phòngthi.
4. CBCT phải bao quát toàn bộphòng thi và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi và lập biên bản xửlý theo đúng quy định. Chỉ cho phép thí sinh được rời phòng thi sớm nhất là sauhai phần ba thời gian làm bài. Nếu có thí sinh đau ốm bất thường phải báo cánbộ giám sát phòng thi để giải quyết.
5. Khi có hiệu lệnh kết thúcbuổi thi phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài và thu bài của tất cả các thísinh, kể cả thí sinh đã bị thi hành kỷ luật. CBCT kiểm tra, sắp xếp bài thi củatừng môn thi theo thứ tự số báo danh. Các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phảikèm theo bài thi của thí sinh. Sau đó cả hai CBCT cùng bàn giao bài thi cho uỷviên Ban Thư ký HĐTS ngay sau mỗi buổi thi. Tuyệt đối không được để nhầm lẫn,mất mát bài thi.
Điều 14: Trách nhiệm của cán bộgiám sát phòng thi, trật tự viên, công an, y tế
1. Cán bộ giám sát phòng thiphải thường xuyên giám sát việc thực hiện các quy định về tuyển sinh của CBCT,thí sinh và các cán bộ phục vụ; kiểm tra và nhắc nhở CBCT triệt để thu giữ cáctài liệu và phương tiện kỹ thuật do thí sinh mang trái phép vào phòng thi; lậpbiên bản xử lý kỷ luật đối với CBCT và thí sinh vi phạm.
2. Những người được phân côngbảo vệ có trách nhiệm giữ gìn trật tự an ninh tại địa điểm được giao. Không đểbất cứ người nào không có trách nhiệm vào khu vực thi và đến gần phòng thi.Không được vào phòng thi, không được giúp thí sinh làm bài dưới bất kỳ hìnhthức nào.
3. Cán bộ y tế phải có mặt thườngxuyên tại địa điểm quy định để làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm việc lợi dụng khám chữabệnh tại chỗ để có những hành vi vi phạm Quy chế.
Điều 15: Trách nhiệm của thísinh trong kỳ thi
1. Theo lịch đã thông báo tronggiấy báo thi, thí sinh đến địa điểm thi để nộp lệ phí dự thi, nhận thẻ dự thi,nhận phòng thi và nghe phổ biến các quy định. Nếu thấy có sai sót về tên, họ,ngày tháng năm sinh, ngành đăng ký dự thi, môn thi... phải báo cáo với Ban Thưký HĐTS để điều chỉnh kịp thời.
2. Thí sinh phải có mặt tạiphòng thi đúng ngày giờ quy định. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi đã bócđề thi không được dự thi. Vắng mặt một buổi thi, không được thi tiếp các buổisau.
3. Khi vào phòng thi, thí sinhphải xuất trình thẻ dự thi. Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì,compa, tẩy, thước, máy tính điện tử cá nhân không có phím chữ cái. Không đượchút thuốc trong phòng thi.
4. Trước khi làm bài phải ghiđầy đủ số báo danh vào giấy thi, giấy nháp và nhất thiết yêu cầu CBCT ký tênvào giấy thi và giấy nháp.
5. Bài làm phải viết rõ ràng,sạch sẽ, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứmực, mực đỏ, bút chì. Các phần viết hỏng phải dùng bút gạch chéo, không dùngbút xoá trắng. Phải bảo vệ bài của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận.
6. Khi hết giờ thi phải ngừnglàm bài và nộp bài cho CBCT. Khi nộp bài, thí sinh phải tự ghi rõ số tờ giấythi đã nộp và ký tên vào bản danh sách theo dõi thí sinh. Không được nộp giấynháp.
Điều 16: Xử lý các trường hợpra đề thi sai, in sai, lộ đề
1. Khi phát hiện đề thi có saisót, CBCT phải cùng với Trưởng ban Coi thi làm biên bản và báo cáo kịp thời vớiTrưởng ban Đề thi và Chủ tịch HĐTS xem xét ra quyết định xử lý.
Tuỳ theo tính chất và mức độnặng hay nhẹ, tuỳ theo sai sót xẩy ra ở một câu hay nhiều câu của đề thi, tuỳtheo thời gian phát hiện sớm hay muộn, Chủ tịch HĐTS cân nhắc và quyết định xửlý một cách công bằng và nghiêm túc theo một trong các phương án sau đây:
a) Ra lệnh sửa chữa kịp thờicác sai sót và thông báo cho thí sinh biết, nhưng không kéo dài thời gian làmbài.
b) Ra lệnh sửa chữa kịp thờicác sai sót và thông báo cho thí sinh biết, nhưng kéo dài thích đáng thời gianlàm bài.
c) Không sửa chữa, cứ để thísinh làm bài, nhưng phải xử lý khi chấm thi.
d) Tổ chức thi lại.
2. Trong trường hợp bị lộ đềthi, Chủ tịch HĐTS quyết định đình chỉ môn thi đã bị lộ đề, thông báo cho thísinh biết. Các buổi thi môn khác vẫn tiến hành bình thường theo lịch. Môn thibị lộ đề sẽ thi lại ngay sau buổi thi cuối cùng. Chủ tịch HĐTS sẽ quyết định sửdụng đề thi dự bị của môn thi đó.
Sau khi thi, Chủ tịch HĐTS làmviệc với sở Công an địa phương để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộđề, người làm lộ đề, những người liên quan và tiến hành truy cứu trách nhiệm.
Mục 3:
CÔNG TÁC CHẤM THI
Điều 17: Quy trình chấm thi
Trưởng môn chấm thi tập trungtoàn bộ cán bộ chấm thi tiến hành chấm thi theo quy trình chấm hai lần độc lập.Nghiêm cấm sử dụng các loại bút xoá khi chấm thi. Không chấm những bài làm trêngiấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứchữ khác nhau hoặc có viết vẽ bậy, bài có đánh dấu, bài viết hai thứ mực.
1. Lần chấm thứ nhất:
Trước khi chấm cán bộ chấm thikiểm tra từng bài thi có đủ số tờ, đủ số phách không và gạch chéo tất cả nhữngphần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết, tuyệt đối không ghi gì vàobài làm của thí sinh. Điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) đượcghi vào phiếu chấm của từng bài. Trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký củacán bộ chấm thi. Chấm xong túi nào Trưởng môn Chấm thi bàn giao túi ấy cho TổThư ký của Ban Chấm thi.
2. Lần chấm thứ hai:
a) Sau khi chấm lần thứ nhất,Tổ Thư ký của Ban Chấm thi rút các phiếu chấm thi ra rồi giao bài thi cho Trưởngmôn Chấm thi để giao cho người chấm lần thứ hai.
b) Người chấm lần thứ hai chấmtrực tiếp vào bài làm của thí sinh. Ghi điểm thành phần, điểm toàn bài và kýtên vào bài làm của thí sinh. Chấm xong túi nào Truởng môn Chấm thi bàn giaotúi ấy cho Tổ Thư ký của Ban Chấm thi.
Điều 18: Chấm bài thi và làmbiên bản chấm thi
1. Thang điểm:
a) Thang điểm chấm thi môn cơbản, cơ sở là thang điểm 10. Các ý nhỏ được chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm. Điểmchấm thi và điểm toàn bài không quy tròn, lấy tới hai chữ số thập phân. Cán bộchấm thi chấm bài thi đúng theo thang điểm và đáp án chính thức đã được Trưởngban Chấm thi phê duyệt.
b) Môn ngoại ngữ chấm theothang điểm 100, không làm tròn điểm.
2. Xử lý kết quả chấm và làmbiên bản chấm thi: Tổ Thư ký của Ban Chấm thi so sánh kết quả hai lần chấm vàxử lý như sau:
a) Nếu kết quả hai lần chấmgiống nhau thì giao bài thi cho hai cán bộ chấm thi ghi điểm vào bài thi và vàobiên bản chấm thi rồi cùng ký tên xác nhận vào bài thi và biên bản chấm thi. Trườnghợp điểm bài thi giống nhau nhưng điểm thành phần khác nhau, thì hai cán bộchấm thi cùng kiểm tra và thống nhất lại điểm đúng theo đáp án quy định.
b) Nếu kết quả hai lần chấmlệch nhau 0,5 điểm thì rút bài đó cùng phiếu chấm lần thứ nhất giao cho Trưởngmôn chấm thi quyết định điểm cuối cùng. Trưởng môn chấm thi ghi điểm vào bàithi và vào biên bản chấm thi và ký tên xác nhận vào bài thi và vào biên bảnchấm thi.
c) Nếu kết quả hai lần chấmlệch nhau từ 1 điểm trở lên thi rút bài thi đó cùng phiếu chấm lần thứ nhấtgiao cho Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lại lần thứ ba trực tiếp vào bài làmcủa thí sinh và bằng mầu mực khác.
Trong trường hợp này, nếu kếtquả của hai trong số ba lần chấm giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểmchính thức. Nếu kết quả lệch nhau thì Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bìnhcộng của cả ba lần chấm làm điểm cuối cùng. Trưởng môn chấm thi ghi điểm vàobài thi và vào biên bản chấm thi và ký xác nhận vào bài thi và biên bản chấmthi.
Sau khi kiểm tra, xử lý kết quảchấm thi và có biên bản chấm thi, Tổ Thư ký của Ban Chấm thi bàn giao lại bàithi và biên bản chấm thi cho Ban Thư ký HĐTS.
Điều 19: Chấm đề cương nghiêncứu
1. Mỗi chuyên ngành sẽ thànhlập một Tiểu ban Chấm đề cương cho những người dự thi đào tạo tiến sĩ và nhữngngười dự thi đi thực tập sinh.
2. Việc chấm đề cương nghiêncứu và đề cương thực tập theo thang điểm 10. Mỗi thành viên tiểu ban nhận xétvề nội dung đề cương, cách trình bày đề cương và cho điểm vào phiếu chấm đề cương.Điểm chấm đề cương của từng thí sinh là điểm trung bình cộng của các thành viêntrong tiểu ban không quy tròn, lấy tới hai chữ số thập phân. Cuối buổi chấm, Trưởngtiểu ban lên điểm của từng thí sinh (theo mẫu biểu điểm chấm đề cương), cùngcác thành viên tiểu ban ký xác nhận điểm, nộp điểm và toàn bộ phiếu chấm củacác thành viên cho Ban Thư ký.
Điều 20: Chấm lại
1. Sau khi công bố điểm thi,Hội đồng tuyển sinh chỉ nhận đơn khiếu nại về điểm thi của thí sinh trong thờigian 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi. Thí sinh nộp đơn xin chấm lại phảinộp lệ phí chấm lại theo qui định của HĐTS.
2. Việc tố chức chấm lại đượctiến hành theo từng môn thi dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Chấmlại.
3. Trước khi bàn giao bài thicho Ban Chấm lại, Ban Thư ký HĐTS tiến hành các công việc sau:
a) Tra cứu từ số báo danh tìmra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với danh sách theo dõi thí sinh đểkiểm tra đối chiếu số tờ giấy thi.
b) Kiểm tra sơ bộ tình trạngbài thi, đối chiếu những phần thí sinh xin chấm lại ghi trong đơn với bài thi.Cộng lại các điểm thành phần, đối chiếu với điểm đã công bố xem có sai sótkhông. Nếu phát hiện có vấn đề bất thường phải lập biên bản báo cáo Chủ tịchHĐTS quyết định.
c) Tập hợp các bài của một mônvào cùng một túi, ghi rõ số bài và số tờ của từng bài hiện có trong túi và bàngiao cho Ban Chấm lại. Việc giao nhận bài thực hiện theo thủ tục quy định nhưchấm đợt đầu.
Trong khi tiến hành các côngviệc liên quan đến việc chấm lại phải có ít nhất từ hai người trở lên. Tuyệtđối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và số phách. Việc chấm lại mỗi bàithi do hai cán bộ chấm thi thực hiện riêng biệt trực tiếp trên bài làm của thísinh bằng mực có mầu khác.
4. Các bài thi sau khi chấm lạiđược Ban Thư ký xử lý như sau:
a) Nếu kết quả hai lần chấmgiống nhau thì giao bài thi cho Trưởng ban Chấm lại ký xác nhận điểm chínhthức.
b) Nếu kết quả hai lần chấmkhông giống nhau thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Chấm lại tổ chức chấm lạilần thứ ba trực tiếp trên bài làm của thí sinh. Nếu kết quả của hai trong balần giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của balần chấm lệch nhau thì Trưởng ban Chấm lại lấy điểm trung bình cộng của ba lầnchấm làm điểm chính thức rồi ký xác nhận.
Sau khi chấm lại, nếu thấy điểmđợt đầu và điểm chấm lại có sự chênh lệch nhưng làm cho thí sinh sau khi chấmlại từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại) thì HĐTS phải tổchức đốí thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thi đợt đầu với cán bộ chấm lại. NếuHĐTS khẳng định điểm chấm đợt đầu sai tới mức nói trên thì HĐTS công bố côngkhai danh sách cán bộ chấm thi đợt đầu để rút kinh nghiệm hoặc nếu thấy có biểuhiện tiêu cực thì xử lý theo quy định. Điểm chấm lại sau khi đối thoại trựctiếp giữa hai cặp chấm và được Trưởng ban Chấm lại trình Chủ tịch HĐTS ký duyệtlà điểm chính thức của bài thi.
Mục 4:
XÉT TUYỂN
Điều 21: Điều kiện để đưa vàodiện xét tuyển
Để được trong diện xét tuyển,thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên (theo thang điểm 10) tất cả các môn dự thi vàmôn ngoại ngữ phải đạt yêu cầu của nước gửi đến học.
Nếu số thí sinh đạt yêu cầu vềngoại ngữ ít, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh sẽ quyết định lấy xuống điểm thithấp hơn và có kế hoạch bồi dưỡng ngoại ngữ cho số thí sinh này.
Điều 22: Điểm xét tuyển
Điểm xét tuyển được xác địnhcăn cứ vào chỉ tiêu đào tạo từng ngành đã được Ban Chỉ đạo Đề án duyệt và lấytheo tổng điểm thi từ cao xuống thấp. Tổng điểm thi đối với đào tạo thạc sĩ làtổng điểm môn cơ bản, cơ sở; đối với đào tạo tiến sĩ là tổng điểm môn cơ bản,cơ sở và điểm bảo vệ đề cương nghiên cứu; đối với thực tập sinh là điểm bảo vệđề cương thực tập.
Riêng việc xét tuyển đào tạotrình độ tiến sĩ đối với những chuyên ngành có hai Tiểu ban chấm đề cươngnghiên cứu (một tiểu ban ở Hà Nội và một tiểu ban ở thành phố Hồ Chí Minh),HĐTS sẽ căn cứ thêm vào tỉ lệ giữa chỉ tiêu đào tạo của chuyên ngành với số lượngngười dự thi ở từng Tiểu ban.
Điều 23: Duyệt trúng tuyển
Sau khi có kết quả thi tuyển,Trưởng ban Thư ký báo cáo kết quả thi tuyển, dự kiến điểm trúng tuyển và trìnhHĐTS duyệt điểm trúng tuyển cho từng trình độ đào tạo và từng ngành đào tạo.
Danh sách đề nghị duyệt trúngtuyển xếp theo thứ tự tổng điểm thi từ cao trở xuống như quy định tại Điều 21và Điều 22 Quy chế này.
Căn cứ kết quả trúng tuyển đã đượcHĐTS duyệt, Ban Thư ký của HĐTS tổng hợp thành danh sách thí sinh trúng tuyểntheo nước sẽ gửi đi đào tạo, theo trình độ, ngành đào tạo và gửi giấy báo điểm,giấy báo trúng tuyển đến từng thí sinh và cơ quan chủ quản.
Điều 24: Lưu trữ
Tất cả các bài thi và các tàiliệu khác về kỳ thi tuyển sinh sau đại học đào tạo tại các cơ sở nước ngoàibằng ngân sách nhà nước phải được bảo quản và lưu trữ lâu dài. Việc huỷ bài thivà các tài liệu có liên quan chỉ được thực hiện khi có quyết định của lãnh đạoBộ Giáo dục và Đào tạo.
CHƯƠNG III
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VIPHẠM
Điều 25: Khen thưởng
Những người có nhiều đóng góp,tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuỳ thành tích cụ thể sẽ được Chủtịch HĐTS biểu dương, khen thưởng.
Điều 26: Xử lý kỷ luật
1. Xử lý cán bộ tuyển sinh viphạm Quy chế
Người tham gia công tác tuyểnsinh có hành động vi phạm Quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc saukỳ thi tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, sẽ bị kiểmđiểm và thi hành kỷ luật thích đáng theo các hình thức sau đây:
a) Khiển trách đối với những ngườiphạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm vụ.
b) Cảnh cáo đối với những ngườivi phạm một lần trong các lỗi sau đây:
Để cho thí sinh tự do quay cóp,mang và sử dụng tài liệu hoặc các phương tiện kỹ thuật thu phát, truyền tin,ghi âm... tại phòng thi, bị cán bộ giám sát phòng thi hoặc cán bộ thanh tratuyển sinh phát hiện.
Làm mất bài thi trong khi thubài, di chuyển hoặc chấm bài thi.
Chấm thi hay cộng điểm bài thicó nhiều sai sót.
Ra đề thi không đúng với mức độcủa đề cương ôn tập.
c) Tuỳ theo mức độ vi phạm cóthể bị hạ lương, hạ ngạch, cách chức, chuyển đi làm công tác khác đối với nhữngngười vi phạm một trong các lỗi sau đây:
Ra đề thi sai.
Tham gia vào các hành động tiêucực như: đưa đề thi ra ngoài hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúcđang thi.
Trực tiếp giải bài rồi hướngdẫn cho cá nhân hoặc tập thể thí sinh lúc đang thi.
Gian lận khi chấm thi. Cho điểmkhông đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh
d) Buộc thôi việc hoặc truy tốtrước pháp luật đối với người vi phạm một trong các lỗi sau đây trong quá trìnhlàm đề thi, coi thi, thu bài, bảo quản, rọc phách, bàn giao bài thi, chấm thi,ghi điểm vào biên bản chấm thi, biểu kết quả thi, triệu tập thí sinh trúngtuyển đã:
Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi.
Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làmcủa thí sinh.
Chữa điểm trên bài thi, trênbiên bản chấm thi hoặc trong kết quả thi.
Đánh tráo bài thi, số pháchhoặc điểm thi của thí sinh.
Man trá trong việc xét tuyển vàtriệu tập thí sinh trúng tuyển.
e) Đối với các sai phạm kháctuỳ theo tính chất, mức độ và ảnh hưởng tác hại mà xử lý theo một trong cáchình thức đã nêu trên.
Trong trường hợp đề thi bị lộthì Chủ tịch HĐTS và các Trưởng ban liên quan sẽ bị thi hành kỷ luật từ hìnhthức cảnh cáo đến buộc thôi việc tuỳ hậu quả, tác hại và mức độ liên quan.
2. Xử lý thí sinh dự thi viphạm Quy chế
Đối với những thí sinh vi phạmQuy chế đều phải lập biên bản và tuỳ mức độ nặng nhẹ xử lý kỷ luật theo cáchình thức sau đây:
a) Khiển trách: áp dụng đối vớinhững thí sinh phạm lỗi một lần: nhìn bài của người khác, trao đổi, thảo luậnvới người khác (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định). Thí sinh bị khiểntrách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.
b) Cảnh cáo đối với các thísinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
Đã bị khiển trách một lần nhưngtrong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm.
Mang vào phòng thi vũ khí, chấtgây nổ, gây cháy, bia, rượu hoặc các vật dụng gây nguy hại khác.
Trao đổi tài liệu hoặc giấynháp cho người khác.
Chép bài của người khác. Nhữngbài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý cóđủ bằng chứng chứng tỏ mình thực sự bị quay cóp thì Chủ tịch HĐTS có thể xemxét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách.
Người bị kỷ luật cảnh cáo trongkhi thi môn nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của môn đó. Hình thức kỷ luật cảnhcáo do CBCT lập biên bản, thu tang vật và quyết định.
c) Đình chỉ thi đối với thísinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:
Đã bị cảnh cáo một lần nhưngtrong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm.
Sau khi đã bóc đề thi bị pháthiện vẫn còn mang theo người: tài liệu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyềntin, ghi âm.
Viết khẩu hiệu, viết vẽ bậytrên bài thi.
Có hành động gây gổ, đe doạ cánbộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe doạ thí sinh khác.
Hình thức đình chỉ thi do CBCTlập biên bản, thu tang vật và do Trưởng ban Coi thi quyết định.
Thí sinh bị kỷ luật đình chỉthi trong khi thi môn nào sẽ bị điểm không (0) môn đó; phải ra khỏi phòng thisau khi có quyết định của Trưởng ban Coi thi và sau ít nhất hai phần ba thờigian thi môn đó; không được thi các môn tiếp theo.
d) Tước quyền đi học sau đạihọc ở nước ngoài ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh đihọc sau đại học ở nước ngoài trong hai năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quancó thẩm quyền truy tố trước pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trongcác lỗi: man khai hồ sơ; nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức;có hành động phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ coi thi hoặc thí sinh khác.
Hình thức kỷ luật này do HĐTSquyết định.
Đối với các trường hợp vi phạmkhác Chủ tịch HĐTS vận dụng xử lý kỷ luật theo các hình thức đã nêu trên.
Việc xử lý kỷ luật thí sinhphải được công bố cho thí sinh biết. Nếu thí sinh không chịu ký tên vào biênbản thì hai CBCT ký vào biên bản. Nếu giữa CBCT và Trưởng ban Coi thi khôngnhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Chủtịch HĐTS quyết định. Nếu CBCT, Trưởng ban Coi thi xử lý kỷ luật không đúng vớimức kỷ luật đã nêu, căn cứ vào tang vật và biên bản đã lập, Chủ tịch HĐTS sẽkiểm tra và xử lý theo đúng Quy chế trước khi công bố kết quả thi và phê bìnhnhững người đã xử lý sai.
3. Xử lý các trường hợp đặcbiệt phát hiện được trong khi chấm thi.
Tổ Thư ký của Ban Chấm thi vàcác cán bộ chấm thi có trách nhiệm phát hiện và báo cáo Trưởng ban Chấm thinhững bài thi có biểu hiện vi phạm quy chế cần xử lý, ngay cả khi không có biênbản của Ban Coi thi. Sau khi Trưởng ban Chấm thi đã xem xét và kết luận về cáctrường hợp vi phạm thì xử lý theo quy định dưới đây:
a) Trừ 50% điểm toàn bài đốivới bài thi có hiện tượng đánh dấu bài thi một cách rõ ràng được hai cán bộchấm thi cùng xác nhận.
b) Cho điểm không (0) đối vớinhững bài thi:
Chép từ các tài liệu mang tráiphép vào phòng thi.
Viết trên giấy nháp, giấy khôngđúng quy định, nhầu nát hoặc có nếp gấp khác thường, nộp hai bài cho một mônthi.
c) Huỷ bỏ kết quả thi của cả bamôn thi đối với những thí sinh:
Viết khẩu hiệu, viết vẽ bậytrên bài thi.
Nhờ người khác thi hộ, làm bàihộ dưới mọi hình thức: sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùngbài của người khác để nộp./.