Văn bản pháp luật: Quyết định 20/2003/QĐ-TTg

Nguyễn Tấn Dũng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 20/2003/QĐ-TTg
Quyết định
14/02/2003
29/01/2003

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020

Phó Thủ tướng
2.003
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than ViệtNam

giai đoạn 2003 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (công văn số 3989/CV-KHĐT ngày 10tháng 10 năm 2002 và công văn số 4909/CV-KHĐT ngày 09 tháng 12 năm 2002) vềduyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010có xét triển vọng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Định hướng phát triển ngành than:

Thanlà nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, là nguồn năng lượng không tái tạo. Vì vậy,việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than phải tiết kiệm và hiệu quả.

Pháttriển ngành than ổn định, đáp ứng nhu cầu về than cho nền kinh tế quốc dân; bảođảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, có một phần hợp lý xuất khẩuđể điều hòa về số lượng, chủng loại và tạo nguồn ngoại tệ.

Pháttriển ngành than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốcphòng, an ninh và bảo vệ môi trường, sinh thái trên các địa bàn vùng than, đặcbiệt là tỉnh Quảng Ninh.

Khôngngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và đảm bảo antoàn trong khai thác than.

Quảntrị tài nguyên than chặt chẽ.

2. Tài nguyên than:

Tổngtrữ lượng than tính đến tháng 01 năm 2002 được xác định khoảng 3,8 tỷ tấn,trong đó:

Thanđá là 3,4 tỷ tấn.

Thanbùn là 0,4 tỷ tấn.

Trữlượng than đưa vào quy hoạch là 2,5 tỷ tấn.

Tronggiai đoạn từ năm 2003 - 2010 cần tập trung đẩy mạnh công tác thăm dò đến mức-300 m, đồng thời triển khai việc tìm kiếm, điều tra cơ bản dưới mức -300 m bểthan Quảng Ninh; từng bước thăm dò bể than đồng bằng Bắc Bộ để phục vụ chochiến lược phát triển năng lượng; các vùng than khác bao gồm cả than bùn.

3. Mục tiêu cụ thể:

a.Sản lượng sản xuất than thương phẩm:

Sảnlượng sản xuất than đá thương phẩm với mức dự kiến sau:  

Đếnnăm 2005 là 16 - 17 triệu tấn.

Đếnnăm 2010 là 23 - 24 triệu tấn.

Đếnnăm 2015 là 26 - 27 triệu tấn.

Đếnnăm 2020 là 29 - 30 triệu tấn.

Sảnlượng than thương phẩm có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trườngtrong từng giai đoạn, kể cả việc nhập khẩu than trên cơ sở cân đối hiệu quả chungcủa nền kinh tế.

b.Công nghệ sản xuất:

Đẩymạnh việc đổi mới công nghệ khai thác, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hầmlò; tập trung vào việc cơ giới hoá hầm lò, chống lò và khấu than để giảm tổnthất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động vàan toàn, vệ sinh công nghiệp. Đồng bộ và hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sàngtuyển, chế biến, vận tải và hệ thống cảng rót than, giảm thiểu tác động môi trường,sinh thái.

c.Đầu tư xây dựng cơ bản:

Từngbước đầu tư, cải tạo mở rộng, nâng cao công suất các mỏ, sàng tuyển than hiệncó và mở thêm mỏ mới để đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân (xem phụlục).

Nhucầu vốn đầu tư:

Tổngvốn đầu tư giai đoạn 2003 - 2010 ước tính khoảng 14.166 tỷ đồng, trong đó:

Vốnđầu tư duy trì, mở rộng, xây dựng mới khoảng 12.933 tỷ đồng.

Vốnbổ sung kinh doanh khoảng 1.233 tỷ đồng.

Nguồnvốn:

Vốntự có, vay thương mại, vay ưu đãi và các nguồn khác.

Ngànhthan được hỗ trợ một phần vốn ngân sách cho các công tác: lập quy hoạch phát triểnngành và vùng than, điều tra cơ bản phần sâu bể than Quảng Ninh, bể than đồngbằng Bắc Bộ, các khu vực than khác bao gồm cả than bùn.

Trongquá trình đầu tư, cần tạo thêm nguồn vốn theo các hình thức: vay nước ngoài,mua thiết bị thanh toán trả chậm, thuê mua tài chính, cổ phần hoá, phát hànhtrái phiếu công trình, hợp tác kinh doanh với các tổ chức trong và ngoài nước.

Điều 2.Tổ chức thực hiện:

1.Bộ Công nghiệp với chức năng quản lý Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo nhữngnhiệm vụ cơ bản sau:

Chỉđạo triển khai thực hiện theo Quy hoạch được duyệt, trước hết là công tác chuẩnbị đầu tư và thực hiện đầu tư giai đoạn 2003 - 2010.

Chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tổng công ty Than Việt Nam vàcác doanh nghiệp ngoài Tổng công ty Than Việt Nam lập kế hoạch đầu tư, khaithác có hiệu quả và có các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình khai thácmỏ; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển ngành và chính sách đốivới người lao động ngành than.

Trongquá trình thực hiện Quy hoạch : tổ chức định kỳ đánh giá việc thực hiện quyhoạch và đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với ngành than, tình hìnhkinh tế - xã hội của đất nước.

Chỉđạo ngành than phối hợp chặt chẽ các Bộ, ngành và địa phương (đặc biệt là tỉnhQuảng Ninh) có những giải pháp, biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động tiêucực đến cảnh quan, môi trường, sinh thái tại các địa bàn hoạt động.

2.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứuchính sách hỗ trợ, cân đối nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch ngành, quyhoạch các vùng than, điều tra cơ bản đến mức -300 m và dưới - 300 m bể thanQuảng Ninh, bể than đồng bằng Bắc Bộ và các vùng than khác, bao gồm cả thanbùn.

3.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan căn cứ vào từng thời kỳ,tình hình sản xuất và tiêu thụ than, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giábán than hợp lý cho bốn hộ tiêu thụ than lớn : điện, xi măng, giấy và đạm theonguyên tắc bù đắp đủ chi phí sản xuất hợp lý để tiến tới thực hiện giá bán thantheo cơ chế thị trường vào năm 2006.

4.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có tài nguyên than: Quảng Ninh, Lạng Sơn,Thái Nguyên, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Nam, Hưng Yên... chỉ đạo các Sở, ngànhcủa địa phương và phối hợp với các Bộ, ngành, Tổng công ty Than Việt Nam tạođiều kiện cho các đơn vị ngành than thực hiện Quy hoạch này.

5.Tổng công ty Than Việt Nam và các đơn vị sản xuất kinh doanh than khác có nhiệmvụ: tổ chức thực hiện Quy hoạch và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo cung cấpthan cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý và khai tháctài nguyên được giao. Có kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, phát triển nguồnnhân lực, đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật nhằm tiếp thu kỹ thuật tiên tiếncủa thế giới, khu vực trong lĩnh vực thăm dò, khai thác than đạt năng suất caovà đảm bảo an toàn. Phối hợp với các địa phương trong việc lập quy hoạch tổchức thăm dò, khai thác than bùn làm phân bón phục vụ nông nghiệp và phát triểnnông thôn.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịchHội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam và Thủ trưởng cáccơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Phụ lục

danh mục đầu tư các mỏ Than giai đoạn 2003 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết

định số: 20/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 củaThủ tướng Chính phủ)

TT

Tên công trình

Quy mô công suất

1.000 tấn/năm

Loại hình đầu tư

1

Mỏ Cao Sơn

1.500

Cải tạo

2

Mỏ Đông Cao Sơn

1.200

Cải tạo

3

Mỏ Cọc Sáu

1.500

Duy trì

4

Mỏ Đèo Nai

1.500

Cải tạo

5

Mỏ Thống Nhất

1.500

Cải tạo

6

Mỏ Mông Dương

850

Cải tạo

7

Mỏ Khe Chàm 1

600

Cải tạo

8

Mỏ Khe Chàm 2

1.200

Xây dựng mới

9

Mỏ Khe Chàm 3

2.000

Xây dựng mới

10

Mỏ Khe Chàm 4

1.500

Xây dựng mới

11

Mỏ Bắc Cọc Sáu

500

Xây dựng mới

12

Mỏ Bắc Khe Chàm, Khe Tam

300

Cải tạo

13

Mỏ Quảng Lợi

300

Cải tạo

14

Mỏ Nam Khe Tam

800

Cải tạo

15

Mỏ Đông Đá Mài

380

Cải tạo

16

Mỏ Đông Khe Sim

100

Cải tạo

17

Mỏ Đông của Tây Khe Sim

200

Cải tạo

18

Mỏ Khe Tam (Dương Huy)

1.500

Cải tạo

19

Mỏ Tây Khe Sim

100

Xây dựng mới

20

Mỏ Kế Bào

600

Xây dựng mới

21

Mỏ Đông Bắc Mông Dương

800

Cải tạo

22

Mỏ Ngã Hai

1.500

Cải tạo

23

Mỏ Tây Nam Đá Mài

300

Cải tạo

24

Mỏ Tây Bắc Đá Mài

350

Cải tạo

25

Mỏ Bàng Nâu

500

Cải tạo

26

Mỏ Hà Tu

1.000

Duy trì

27

Mỏ Núi Béo

1.500

Cải tạo

28

Mỏ Hà Lầm

1.500

Cải tạo

29

Mỏ 917

300

Cải tạo

30

Mỏ Giáp Khẩu

800

Cải tạo

31

Mỏ Cao Thắng

500

Cải tạo

32

Mỏ Hà Ráng - Núi Khánh

500

Cải tạo

33

Mỏ Thành Công - Bình Minh

600

Cải tạo

34

Mỏ Vàng Danh

1.800

Cải tạo

35

Mỏ Mạo Khê

2.000

Cải tạo

36

Mỏ Phạm Hồng Thái

500

Cải tạo

37

Mỏ Nam Mẫu

1.200

Cải tạo

38

Mỏ Đồng Vông

500

Cải tạo

39

Mỏ Tân Dân

300

Cải tạo

40

Mỏ Quảng La

600

Cải tạo

41

Mỏ Hồ Thiên

300

Xây dựng mới

42

Mỏ Khe Chuối

500

Xây dựng mới

43

Mỏ Đồng Rì

600

Cải tạo

44

Mỏ Núi Hồng

300

Cải tạo

45

Mỏ Khánh Hoà

400

Cải tạo

46

Mỏ Na Dương

600

Cải tạo

47

Mỏ Khe Bố

20

Duy trì

48

Mỏ Nông Sơn

232

Cải tạo

49

Mỏ Làng Cẩm

100

Cải tạo

50

Các mỏ than đá địa phương

200

Cải tạo

51

Mỏ Bình Minh - Khoái Châu

1.500

Xây dựng mới

sau năm 2010

52

Các mỏ than bùn

1.000

Xây dựng mới

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21722&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận