Văn bản pháp luật: Quyết định 208/2000/QĐ-BTC

Trần Văn Tá
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 208/2000/QĐ-BTC
Quyết định
10/01/2001
25/12/2000

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn

Thứ trưởng
2.000
Bộ Tài chính

Toàn văn

Bộ Tài chính

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành Quy chế tổng hợp, phân tích báo cáo

tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 84/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ vềtổ chức lại Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp trựcthuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 106/1999/QĐ-BTC ngày 11/9/1999 của Bộ trưởng BộTài chính về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Cục Tài chính doanh nghiệptrực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 109/1999/TT-BTC ngày 11/9/1999 của Bộ Tài chínhvề hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính doanhnghiệp của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởngBộ Tài chính về việc ban hành Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Chánh vănphòng Bộ Tài chính;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổng hợp, phân tích báo cáo tình hìnhtài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3:Giám đốc Sở Tài chính Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởngCục Tài chính doanh nghiệp, Chánh văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

QUY CHẾ

TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 208/2000/QĐ-BTC

ngày 25/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Điều 1:Đối tượng áp dụng Quy chế tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình tài chính doanhnghiệp Nhà nước là Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2:Nội dung báo cáo về doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, gồm có:

1.Báo cáo kết quả sắp xếp doanh nghiệp: báo cáo theo quý

Báocáo tổng hợp kết quả sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý: Biểusố 1.

Báocáo tiến độ và kết quả thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu và quản lýdoanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý: Biểu số 2

2.Báo cáo tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhànước:

Báocáo ước thực hiện 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm về tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn: Biểu số 3.

Báocáo năm về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nướctrên địa bàn:

Biểusố 4a: Tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn

Biểusố 4b: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước trên địabàn

Ngoàibáo cáo số liệu phải có báo cáo phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, quảnlý tài chính của doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó phân tích một số chỉ tiêutheo phụ lục 1 kèm theo Quy chế này.

Điều 3:Phương thức báo cáo:

Báobáo bằng văn bản. Ngoài ra đối với báo cáo năm (Biểu số 4a và Biểu số 4b) báocáo bằng văn bản số liệu tổng hợp và báo cáo bằng đĩa mềm số liệu chi tiết từngdoanh nghiệp (theo chương trình hướng dẫn riêng).

Điều 4:Thời hạn và nơi nhận báo cáo:

Thờihạn nộp báo cáo:

Báocáo quý chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Báocáo 6 tháng: vào ngày 20/6 và ngày 20/12 hàng năm.

Báocáo năm chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm.

Nơinhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp)

Điều 6:Trách nhiệm của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Đônđốc các DNNN trên địa bàn chấp hành đúng quy định về thời hạn và nội dung chếđộ báo cáo tài chính doanh nghiệp để theo dõi, giám sát tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh, tình hình thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanhnghiệp.

Tổnghợp tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn theo hệ thống biểumẫu tại Điều 2 của Quy chế này.

Phântích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanhnghiệp Nhà nước trên địa bàn (theo các chỉ tiêu hướng dẫn tại phụ lục số 1 kèmtheo) để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hướng sử dụng vốn, bảo toàn vàphát triển vốn, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn.

Nắmbắt kịp thời tình hình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, tiến độ cổ phần hoá, đadạng hoá sở hữu và quản lý doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương thành lập hoặc góp vốn. Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn vướng mắc,kiến nghị về sắp xếp và đa dạng hoá sở hữu, quản lý doanh nghiệp Nhà nước.

Báocáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ Tài chính các nội dungtheo qui định trên và thực hiện một số nội dung báo cáo đột xuất về tình hìnhkinh doanh, tài chính của doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn (nếu có biến độnglớn hoặc theo yêu cầu).

Điều 7:Trên cơ sở báo cáo tổng hợp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nướctrên địa bàn cuả các tỉnh, thành phố, Cục Tài chính doanh nghiệp có trách nhiệmtổng hợp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toànquốc, đồng thời hệ thống hoá, lưu giữ để khai thác phục vụ cho các yêu cầu chung.

DANH MỤC CỦA QĐ 208. XLS

Phụ lục 1

CHỈ TIÊU DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

(Kèm theo Quyết định số 208/2000/QĐ-BTC ngày 25/12/2000 của Bộ trưởngBộ Tài chính)

1. Khả năng thanh toán:

-Khả năng thanh toán hiện thời

Tàisản lưu động và đầu tư ngắn hạn (MS 100 BCĐKT)

Nợngắn hạn (MS 310 BCĐKT)

Phảnánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng giá trị tàisản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có.

-Khả năng thanh toán nhanh

Vốnbằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thể bán được ngay trên thịtrường (MS 110 + 120 BCĐKT)

Nợngắn hạn (MS 310 BCĐKT)

Phảnánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng vốn bằngtiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắnhạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt.

2. Hệ số nợ:

-Hệ số nợ trên tổng tài sản:

Nợphải trả (MS 300 BCĐKT)

Tổngtài sản (MS 250 BCĐKT)

Xemxét tỷ lệ giữa nợ phải trả và tổng tài sản của doanh nghiệp

-Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu

Nợphải trả (MS 300 BCĐKT)

Nguồnvốn chủ sở hữu (MS 400 BCĐKT)

Xemxét tỷ lệ giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu để đánh giá mức độ đảm bảođối với chủ nợ. Nói một cách khác là một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồngvay nợ

3. Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời:

-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tổnglợi nhuận (MS 60 KQHĐKD)

Tổngdoanh thu (MS 10+MS 31+ MS 41 KQHĐKD)

Xemxét một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu lợi nhuận

-Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Tổnglợi nhuận (MS 60 KQHĐKD)

Nguồnvốn chủ sở hữu (MS 400 BCĐKT)

Xemxét một đồng vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu lợi nhuận

-Tỷ lệ nợ phải thu

Sốdư trung bình của nợ phải thu

Tổngdoanh thu (MS 10+MS 31+ MS 41 KQHĐKD)

Phảnánh tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với doanh thu bán hàng

[Sốdư trung bình của nợ phải thu (MS 130 BCĐKT) là số dư đầu kỳ cộng(+) số dư cuốikỳ chia (:) 2.]

4. Mức bảo toàn vốn:

Số vốn Nhà nước bảo toàn cuối kỳ

=

Số vốn Nhà nước đầu kỳ

+

-

Số vốn Nhà nước đầu tư thêm hoặc rút về

+

Số vốn đầu tư thêm từ LN sau thuế

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5691&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận