Ubnd tỉnh Cộng hoà Xã hội Chủ NGhĩa Việt NAMQUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ
Về việc ban hành Đề án Đào tạo phát triển nguồn nhân
lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2010 tỉnh Phú Thọ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 2l/6/1994.
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/6/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đào tạo phát triển nguồn nhân lực đến năm 2010.
Theo đề nghị của sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại văn bản số 283/LĐTBXH ngày 25/9/1998.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Nay ban hành Đề án Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2010 tỉnh Phú Thọ.
Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thực hiện.
ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẾN NĂM 2010 TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2163/QĐ-UB ngày 8/10/1998 của UBND tỉnh Phú Thọ)
PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH PHÚ THỌ
1. KHÁI QUÁT NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH PHÚ THỌ
Phú Thọ là tỉnh miền núi, gồm 10 huyện, thành, thị với 270 xã, phường, thị trấn, (trong đó có 7 huyện miền núi, một huyện có xã miền núi, 214 xã, thị trấn miền núi). Có tổng diện tích tự nhiên: 3.465km2, dân số trung bình năm l997 là 1.288,7 ngàn người (Nữ: 662,4 ngàn người, chiếm 51,4%). Trong đó: dân số thành thị chiếm 14%( 181,5 ngàn người), dân số nông thôn 86% (1.107,2 ngàn người). Mật độ dân số 370 người km2. Tốc độ tăng tự nhiên dân số năm 1997 là 16,9%. Dự báo dân số đến năm 2000 là: 1.347 ngàn người, năm 2005 là 1.435 ngàn người. năm 2010 là 1.515 ngàn người.
1. Cơ cấu nhân lực chung: (xem thêm Phụ lục 1 kèm theo)
Tổng nguồn lao động trong độ tuổi 631,4 ngàn người, chiếm 49% so với dân số. Mỗi năm bình quân có trên 2 vạn người bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 1997 của Ban chỉ đạo Trung ương tổ chức điều tra trên địa bàn tỉnh, nhân khẩu thực tế (từ 15 tuổi trở lên) thường trú trong các hộ gia đình chia theo nhóm tuổi là 852.22l người, chiếm 66% so với dân số toàn tỉnh, được chia ra:
- Từ 15 - 24 tuổi chiếm 17%
- Từ 25 - 34 tuổi chiếm 14,32%
- Từ 35 - 44 tuổi chiếm 13,1%
- Từ 45 - 50 tuổi chiếm 6,9%
- Từ 51 - 55 tuổi chiếm 0,8%
- Từ 56 - 59 tuổi chiếm 2,4%
- 60 tuổi chiếm 0,8%
- Trên 60 tuổi chiếm 10,2%
Số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động là 619,4 ngàn người, trong đó: lao đông khu vực thành thị: 19% (117,6 ngàn người) lao động khu vực nông thôn 81% (501 .8 ngàn người) được phân bổ vào các ngành kinh tế quốc dân như sau:
Danh mục | ĐVT | Năm 1990 | Năm 1997 |
Tổng số | % | Tổng số | % |
I. Tổng nguồn lao động | 1000 người | 535,6 | - | 631,4 | - |
II. Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động: | " | 524,2 | 100 | 619,4 | 100 |
1. Đang làm việc trong nền KTQD | " | 466,3 | 88,9 | 561,0 | 90,6 |
- Ngành công nghiệp, xây dựng | " | 32,5 | 6,2 | 64 | 10,3 |
- Nông, lâm, ngư, nghiệp | " | 396,5 | 75,6 | 405 | 65,5 |
- Thương mại - dịch vụ | " | 37,3 | 7,1 | 92 | 14,8 |
Tr. đó: có quản lý NN&SN | " | - | - | 20,2 | - |
2. Số học sinh đang đi học | " | 18,9 | 3,7 | 23,5 | 3,6 |
3. Nội trợ và chưa có VL | | 39 | 7,4 | 34,9 | 5,8 |
Số liệu trên cho thấy:
- Đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng: tăng tỷ trọng lao động trong các ngành Công nghiệp, Xây dựng (6,2% năm 1990 lên 10,3% nãm 1997), ngành Thương mại Dịch vụ (từ 7,l% - l4,8%), giảm lao động trong các ngành Nông Lâm nghiệp (từ 75,6% xuống còn 65,5%).
- Giảm số người nội trợ và chưa có việc làm từ 7,4% năm 1990 xuống còn 5,8% năm 1997.
- Mặc dù tỷ trọng lao động nông lâm ngư nghiệp giảm 10% trong vòng 8 năm nhưng hiện vẫn chiếm một tỷ trọng lớn (65,5%). Nhưng do năng suất lao động trong ngành Nông Lâm nghiệp rất thấp (năm 1997 với 405 ngàn lao động chỉ tạo ra được 1.034 tỷ đồng giá trị, trong khi đó 64 ngàn lao động công nghiệp - xây dựng tạo ra 2.230 tỷ đồng giá trị) dẫn tới năng xuất lao động xã hội tỉnh ta thấp, thu nhập bình quân đầu người không cao (GDP bình quân đầu người mới đạt 210 USD). Lao động tăng bình quân hàng năm 3,35%, trong khi đó việc làm chỉ tăng 3,08%. Tỷ trọng lao động có việc làm ổn định là 75,7%, số lao động thiếu việc làm 23,05%. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 4 vạn người chưa có việc làm (chiếm 1,25%), đặc biệt là số lao động chưa có việc làm ở thành phố, thị xã 6 - 7 ngàn người, ở nông thôn hiện nay còn 27% quỹ thời gian chưa sử dụng hết .
2. Chất lượng nguồn lao động:
Tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động năm 1997 là 619,4 ngàn người, số có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) chỉ chiếm 16% (100,8 ngàn người) còn 84% (518,6 ngàn người) là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Như vậy hiện tại ở tỉnh ta cứ 1000 lao động trong độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (KTQD) mới có 160 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Trong tổng số 100,8 ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật: số có trình độ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trên ĐH l7% (17,2 ngàn người), trung học chuyên nghiệp (THCN) 31% (31,2 ngàn người), công nhân kỹ thuật (CNKT) và tương đương 52% (52,4 ngàn người). Nhưng phân bổ vào các ngành kinh tế quốc dân không hợp lý: ngành thương mại, dịch vụ (có cả quản lý Nhà nước, sự nghiệp) 35,4%, trong khi đó ngành nông lâm nghiệp quá thấp chỉ chiếm 4,72% (19,1 ngàn người) so với tổng số lao động đang làm việc của ngành.
a. Khu vực sản xuất kinh doanh:
Theo số liệu điều tra và báo cáo của 138 doanh nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên điạ bàn (Không điều tra các doanh nghiệp thuộc ngành Bưu điện, Vận tải đường sắt và các công ty liên doanh) cho thấy: Tổng số công nhân kỹ thuật là 31.792 người được phân bổ vào các ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp 66% (20.977 người). Nông Lâm nghiệp 6,4% (2.060 người), ngành Xây dựng cơ bản l4,6% (4.711 người), ngành Giao thông - Vận tải 7% (2.240 người), ngành Du lịch - Dịch vụ và các ngành khác 6% (1.704 người).
Trong tổng số công nhân kỹ thuật 31.792 người được xếp theo trình độ tay nghề như sau:
- Bậc 2 - 3 có: 39% (l3.678 người)
- Bậc 4 - 5 có: 42,83% (15.078 người)
- Bậc 6 có 7,45% (2.633 người)
- Bậc 7 có 0,8% (303 ngươi)
Như vậy so với yêu cầu thực tế thì thợ có trình độ lành nghề, thợ bậc cao có nhiều kinh nghiệm lâu năm rất ít; nguyên nhân là do những năm 1988 - 1991 các doanh nghiệp tiến hành sắp xếp lại sản xuất do người lao động đủ năm công tác nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, chạy ra làm ngoài hoặc vào các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài (chủ yếu là thợ bậc cao), mặt khác chế độ đãi ngộ và khuyến khích thợ bậc cao chưa được các doanh nghiệp quan tâm.
b. Cán bộ là công chức, viên chức Đảng, đoàn thể: (xem phụ lục số 5 và số 6):
- Đối với đội ngũ cán bộ và Công chức quản lý Nhà nước:
Trong tổng số 17.911 người có 38% (6.758 người) có trình độ đại học, cao đẳng, trên đại học, 48% (8.590 người) có trình độ trung học, còn 14% (2.563 người) chưa qua đào tạo.
- Đối với cán bộ Đảng và đoàn thể: trong tổng số 4.093 người, có 23% (937 người) có trình độ chuyên môn từ đại học, cao đẳng và trên đại học, 16% (645 người) có trình độ trung học. Số còn lại: 2.521 người (chủ yếu là cán bộ xã, phường, thị trấn) có trình độ sơ cấp là chưa qua đào tạo.
3. Đánh giá khái quát nguồn nhân lực:
- Phú Thọ vẫn là tỉnh có dân số đông, lao động dồi dào (49% dân số), số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 619.4 ngàn người. Trong đó số người đang làm việc trong các lĩnh vực và các ngành kinh tế chiếm 90,6% (561/619.4 ngàn người) so với số lao động có khả năng lao động.
- Trong những năm qua (1990 - 1997), cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng (6,2% - 10,3%), thương mại dịch vụ (từ 7,l% - l4,8%), giảm lao động trong ngành nông lâm nghiệp (từ 75,6% - 66,5%), giảm số người nội trợ và số lao động chưa có việc làm. Sự chuyển dịch đó phản ánh những bước đi đúng đắn của nền kinh tế, phản ánh những thành tựu của tỉnh nhà trong những năm thực hiện sự nghiệp đổi mới.
- Đội ngũ cán bộ quản lý: công chức Nhà nước, cán bộ Đảng , đoàn thể trong những năm gần đây đã được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, do đó chúng ta đã bố trí đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng được bước đầu trong việc tiêu chuẩn hoá cán bộ theo quy định của Nhà nước, năng lực thực tế của cán bộ được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên nguồn nhân lực của tỉnh còn có những hạn chế là:
- Số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm và chưa tham gia làm việc còn nhiều, nếu tính cả số người không có khả năng lao động thì tỷ lệ chiếm 12% (khoảng 70 ngàn người) so với tổng nguồn lao động trong độ tuổi.
- Lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao (65,5%) trong nông thôn còn 27% quỹ thời gian chưa sử dụng hết, trong khi đó tiềm năng phát triển về nông lâm ngư nghiệp của tỉnh còn rất lớn.
- Số lao động chưa qua đào tạo còn nhiều (84%) trong số được đào tạo tỷ trọng còn mất cân đối, đội ngũ công nhân lành nghề quá ít, việc sử dụng còn nhiều bất cập, khả năng khai thác chất xám, những người có tay nghề giỏi hạn chế, nhiều làng nghề bị mai một.
- Cán bộ lãnh đạo quản lý, Đảng, đoàn thể mặc dù trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được nâng lên một bước nhưng trên một số lĩnh vực đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ chính trị, trình độ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học v.v...
- Năng suất lao động (một chỉ tiêu tổng quát đánh giá chất lượng lao động, tình hình sử dụng lao động, thực trạng cơ cấu lao động trong nền kinh tế) của tỉnh ta còn thấp, thu nhập của người lao động còn chưa đủ để tái sản xuất lao động giản đơn, do đó chưa tạo được động lực để kích thích người lao động.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC.
1. Số lượng đào tạo:
Trong thời gian qua đặc biệt là những năm gần đây tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ năm 1990 đến 1997 toàn tỉnh đã đào tạo được khoảng 62 ngàn người để bổ sung thay thế cho nguồn nhân lực. Như vậy, bình quân mỗi năm đào tạo được 6,5 - 7 ngàn người có trình độ CMKT, trong đó: ĐH, CĐ khoảng 500 người: THCN 1.500 người, CNKT 5000 người (có bằng 3.400 người, không có bằng: 1.600 người). Số được đào tạo đã góp phần nâng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 13% năm 1989 (66,7 ngàn người) lên 16% năm 1997 (100,8 ngàn người) được chia ra:
- ĐH, CĐ và trên ĐH: 17,2 ngàn người.
- THCN và tương đương: 31,2 ngàn người
- CNKT và tương đương: 52,4 ngàn người.
2. Hệ thống các trường chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo:
Các trường chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện có như sau:
- Các trường và đơn vị do TW quản lý:
+ Trường cao đẳng Hoá chất.
+ 2 Trường trung học chuyên nghiệp: TH Công nghiệp thực phẩm và TH kỹ thuật kinh tế dạy nghề.
+ 5 trường dạy nghề (Hoá chất, Giấy, Lâm nghiệp, Xây dựng, Cơ điện I).
+ 1 Trung tâm Dịch vụ việc làm: Quân khu II.
+ 2 cơ sở Dạy nghề thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế Cục quản lý xe máy.
- Các trường và đơn vị do địa phương quản lý:
+ Trường cao đẳng Sư phạm.
+ 3 trường THCN là: Y tế, Kinh tế, Nông lâm.
+ 1 Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH và một số cơ sở dạy nghề thuộc Tỉnh đoàn TNCSHCM, Tỉnh Hội Phụ nữ, LĐLĐ tỉnh...
Ngoài ra còn có các trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trường Chính trị tỉnh, 10 trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp huyện, 10 trung tâm bồi dưỡng Chính trị của các huyện, thành, thị và 3 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề của tỉnh và một số công ty có tham gia đào tạo như: công ty Dược vật tư y tế, công ty May xuất khẩu, công ty Giầy da, công ty Vật liệu chất đốt, công ty sứ Thanh Hà.
3. Về cơ cấu đào tạo:
Đơn vị tính: 1000 người
TT | Danh mục | Điều tra 4/4/1989 | Năm 1990 | Năm 1995 | Năm 1996 | Năm 1997 |
1 | Dân số trung bình | 1.088,2 | 1.119 | 1.249,1 | 1.274 | 1.288,7 |
2 | Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động | 512,9 | 524 | 593 | 608,5 | 619,4 |
| Trong đó: có trình độ CMKT | 66,7 | 68,5 | 89,3 | 94,8 | 100,8 |
| Chia ra | | | | | |
| - ĐH, CĐ, trên ĐH | 10,6 | 11 | 14,8 | 16 | 17,2 |
| - THCN | 25,7 | 25,9 | 29,5 | 30,3 | 31,2 |
| - CNKT và tương đương | 30 | 31,7 | 45 | 48,5 | 52,4 |
3 | Tỷ trọng lao động có trình độ CMKT/LĐ trong độ tuổi % | 13 | 13,1 | 15,5 | 15,7 | 16 |
Năm 1989 tỷ lệ ĐH, CĐ là 15%, THCN 38,5%, CNKT là 46,5% so với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đến năm 1997 tỷ lệ này là 17%, 31% và 52%. Như vậy, cơ cấu đào tạo năm 1997 so với năm 1989 đã có sự thay đổi theo hướng: giảm THCN, tăng ĐH, CĐ và CNKT đó là một hướng đúng. Tuy nhiên cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện nay của tỉnh như sau: cứ 1 cán bộ ĐH, CĐ có 1.8 cán bộ THCN và 3 CNKT, trong khi đó ở các nước đang phát triển và trong khu vực tỷ lệ này là (1-4-10).
- Mặc dù có các trường và cơ sở dạy nghề nêu trên, nhưng số lao động được đào tạo không nhiều (6 - 7 ngàn/năm). Hệ đào tạo của các trường và cơ sở dạy nghề có 3 bậc học chính là cao đẳng, THCN và dạy nghề. Do nhu cầu của người học, các trường và các trung tâm Giáo dục thường xuyên, đã liên kết để đào tạo các lớp đại học, trung học chuyên nghiệp với các hình thức chuyên tu tại chức. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là: luật, kinh tế tổng hợp, kế toán tài chính, bảo hiểm, ngoại ngữ, tin học, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, hoá chất, giấy, công nghiệp thực phẩm, xây dựng, lái xe, cơ khí, điện, may mặc...
Các trường đào tạo trung học nghề năm học 1996 - 1997 có 1.300 học sinh đang theo học, đây là bậc đào tạo mới trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa dạy văn hoá vừa học nghề. Bậc học này cần được tuyên truyền sâu rộng để thu hút được nhiều người học, phân luồng đào tạo và phù hợp với cơ chế kinh tế mới.
- Dạy nghề ngắn hạn đã phát triển về số lượng: trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc sở Lao động - TB&XH, Quân khu II. Các cơ sở dạy nghề thuộc Cục quản lý xe máy, Tỉnh Đoàn TNCSHCM v.v... bước đầu có sự đầu tư về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, nên đã thu hút dược người học.
- Một số cơ sở sản xuất đã kết hợp để đào tạo nghề như: công ty May xuất khẩu, Công ty Giầy da, công ty sứ Thanh Hà... nhiều người học xong đã ký hợp đồng lao động với công ty. Đây là mô hình đào tạo nghề kết hợp với sử dụng lao động đang được các cấp các ngành khuyến khích mở rộng. Song hoạt động đào tạo ở các công ty trên đều xuất phát từ nhu cầu thiếu lao động nên thời gian đào tạo với kết cấu nội dung chương trình đào tạo còn bất hợp lý, do đó mới chỉ hình thành được một số kỹ năng lao động cần thiết cho sản xuất nên hiệu quả lao động thấp:
- Nhìn chung về tổng thể tỉnh chưa có trường Đại học nhưng đã có nhiều loại hình đào tạo nên đã góp phần đào tạo ở tất cả các bậc học. Các loại hình đào tạo chuyên tu, tại chức phát triển mạnh. Tuy vậy việc định hướng đào tạo và quản lý còn chưa chặt chẽ, tập trung vào các ngành nghề ít phải đầu tư về cơ sở vật chất như: pháp lý, tài chính, sư phạm, văn phòng... thiếu loại hình đào tạo dài hạn, chuyên sâu cho người lao động để có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế, vì vậy cơ cấu ngành nghề còn mất cân đối. Chất lượng đào tạo nhất là các hệ chuyên tu, tại chức thường thấp, chạy theo bằng cấp đang tràn lan và có xu hướng gia tăng.
4. Các điều kiện đảm bảo chất lượng và số lượng đào tạo:
- Chương trình nội dung và phương pháp đào tạo: Thời gian qua, các trường đã tập trung cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, kế hoạch đào tạo đã hợp lý hơn giữa lý thuyết và thực hành. Kết cấu chương trình có sự liên kết chặt chẽ giữa các bậc đào tạo và giữa các môn học. Tuy nhiên điều kiện dạy và học như: giáo trình, thiết bị, thói quen nghề nghiệp và kinh nghiệm còn hạn chế nên kết quả còn thấp.
- Đội ngũ giáo viên: Tuổi đời bình quân của giáo viên toàn ngành khoảng 44 tuổi, 1 số trường có nhiều giáo viên tuổi cao như: Cao đẳng Hoá chất, Trung học Kinh tế, Trung học Nông lâm, Công nhân Cơ điện I. Số lượng giáo viên tham gia giảng dạy so với cán bộ công nhân viên chức ở các trường còn thấp (các trường của Trung ương: 202 giáo viên/410 CNV bằng 49%, ở các trường địa phương: 77 giáo viên/178 CNV bằng 43%).
Ở 1 số bộ môn giáo viên phải dạy tăng giờ vì vậy việc bố trí giáo viên ở các trường này đi học tập để nâng cao trình độ là khó khăn.Tuy nhiên do bức xúc về đổi mới khoa học và công nghệ, việc đào tạo bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên ở các trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc II, đến nay toàn ngành hiện có l70/202 giáo viên THCN có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 1 phó tiến sỹ, 17 thạc sỹ. Các trường dạy nghề có 104/174 giáo viên có trình độ đại học cao đẳng (có 1 thạc sỹ).
- Điều kiện để phục vụ giảng dạy và cơ sở vật chất:
Cùng với xây dựng cơ bản, các trường đã chú trọng mua sắm đầu tư các đồ dùng, thiết bị cho dạy và học. Hầu hết các trường đã có phòng ngữ âm, phòng máy vi tính. Trường CNKT Hoá chất, Cơ điện I đã đầu tư thay đổi thiết bị mới cho các xưởng thực hành, trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc sở Lao động- TBXH đã được đầu tư về cơ sở vật chất: có ca bin điện tử, xe các loại để thực hành, hệ thống máy may công nghiệp... Trung tâm dịch vụ việc làm quân khu II được trang bị 2 ca bin điện tử, mở rộng thêm 2 xưởng thực hành ở Lũng Hoà (Vĩnh phúc) bằng mọi nguồn vốn. Một số trường đã dần từng bước sửa chữa nâng cấp và làm mới phòng học, phòng làm việc đã đưa vào sử dụng gần 3.000m2 nhà, tu bổ và cải tạo cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Tuy vậy do điều kiện kinh phí khó khăn nên một số trường không có khả năng tự đầu tư chuyển đổi trang thiết bị, do vậy các ngành học còn ít; thực hiện mục tiêu đào tạo gặp rất nhiều khó khăn: trường Trung học Y tế không có kinh phí chống xuống cấp, chưa có máy vi tính và in phục vụ công tác quản lý, in tài liệu quản lý thi, nên quản lý chuyên môn thiếu chủ động.
5. Tình hình sử dụng lao động sau đào tạo:
Theo báo cáo (chưa đầy đủ) của các Sở Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Y tế và 25 doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn, số lao động được đào tạo ra đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước không đúng với ngành nghề đào tạo chiếm l8% (trong đó: ĐH. CĐ: 4,6%, THCN và tương đương: 7,6%, CNKT và tươngđương 6,1%). Số lao động đào tạo ra phân bố không tương ứng giữa các vùng trong tỉnh, lao động qua đào tạo tập trung ở thành phố, thị xã, khu công nghiệp tập trung, nông thôn và các khu vực miền núi chỉ chiếm khoảng 5%, số lao động đào tạo ra vào các cơ quan doanh nghiêp Nhà nước và tự tìm được việc làm chiếm 60%, còn 40% là không tìm được việc làm (số liệu điều tra lao động việc làm của BCĐ Trung ương trên địa bàn tỉnh năm 1997).
III- NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ
Thực hiện đường lối đổi mới cơ cấu nền kinh tế của tỉnh ta đã có sự chuyển dịch quan trọng, các thành phần kinh tế phát triển, nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới đã xuất hiện. Thực tế đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Cùng với những kết quả của sự nghiệp giáo dục, công tác đào tạo và dạy nghề đã đạt được những kết quả bước đầu:
- Bình quân hàng năm đã đào tạo được khoảng 6,5 - 7 ngàn người có trình độ nghề nhất định phục vụ cho các ngành, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, trong đó trường dạy nghề chính quy đào tạo khoảng 4.000 người các cơ sở dạy nghề đào tạo kèm cặp bên cạnh xí nghiệp, các tổ chức -đoàn thể đào tạo khoảng 2.700 người, các cơ sở dạy nghề tư nhân, các làng nghề... đào tạo khoảng 300 người, giúp người lao động tự tạo được việc làm, nhiều người trở thành thợ bậc cao, công nhân lành nghề.
- Trên địa bàn tỉnh đang hình thành một hệ thống cơ sở đào tạo và dạy nghề đa sở hữu phù hợp với cơ chế mới. Đã thực hiện được đa dạng hoá các hình thức dạy nghề (đào tạo chính quy tại chức, tập trung, kèm cặp bên cạnh xí nghiệp, tại gia đình).
- Tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta đã cố gắng sắp xếp lại hệ thống các cơ sở dạy nghề và tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cải tiến chương trình nội dung đào tạo: vì vậy công tác đào tạo đã có sự chuyển hướng gắn sát với nhu cầu thực tế của sản xuất và thị trường lao động.
- Cơ cấu đào tạo đang dần được chuyển theo hướng cân đối tỷ lệ giữa Đại học - Trung học - Công nhân kỹ thuật phục vụ kịp thời việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh theo Nghị quyết TW 3 khoá VIII.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế yêu cầu phát triển nguồn nhân lực để phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH của tỉnh, công tác dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực còn tồn tại một số vấn đề:
+ Quản lý Nhà nước về công tác đào tạo và dạy nghề còn hạn chế: Đào tạo lao động chưa có sự định hướng, điều tiết chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước, thống nhất giữa cơ quan đào tạo với đơn vị sử dụng dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu (thừa về các ngành: thương mại, kế toán, luật nhưng lại thiếu ngành: điện tử, tin học, ngoại ngữ và CNKT lành nghề v.v...).
+ Chưa có chiến lược dài hạn, đồng bộ, toàn diện cho công tác đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu sử dụng. Quy mô, hệ thống đào tạo còn phân tán, nhỏ bé, hiệu quả thấp. Chất lượng đào tạo chưa cao, năng lực thực hành yếu tỷ lệ CNKT bậc cao còn thấp.
- Các cơ sở đào tạo dạy nghề yếu kém, giảm cả về số lượng và chất lượng: các trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu cũ kỹ, sự phân bố chưa hợp lý, có nơi, có ngành quá ít, thậm chí không có, nhất là vùng núi (vùng sâu, xa khu vực nông thôn. Các cơ sở dạy nghề ngắn hạn của một số ngành chỉ đủ năng lực đào tạo nghề trình độ thấp mang tính chất phổ cập nghề). Đội ngũ giáo viên dạy nghề chuyên nghiệp bị phân tán và giảm dần, trình độ không được nâng cao để đáp ứng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
- Quản lý sử dụng sau đào tạo chưa tốt, nhất là việc định hướng cho cán bộ sau đào tạo về nông thôn chưa được chú trọng. Sử dụng lao động sau đào tạo mới đạt 60%. Chưa có chính sách khuyến khích trong việc sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực .
- Tuy bước đầu đã đã sở hữu hình thức dạy nghề nhưng chưa huy động được các nguồn lực, đào tạo và dạy nghề chưa được xã hội hoá, hoạt động dạy nghề vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước là chủ yếu.
- Hệ thống các chính sách đối với lĩnh vực dạy nghề còn thiếu hoặc chưa có từ năm 1996 sau khi Bộ luật Lao động ra đời, mới có chính sách đề cập đến vấn đề học nghề theo quy định của Bộ luật Lao động, song điều mà chưa được cụ thể hoá tốt để thúc đẩy và khuyến khích người dạy và học.
PHẦN THỨ HAI
PHUƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010
I. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:
1. Thuận lợi:
Quá trình xây dựng và phát triển đã sớm tạo cho Phú Thọ có các cụm công nghiệp ở Việt Trì - Phong Châu - Thanh Ba. Cùng với sự phát triển công nghiệp đã hình thành vùng nguyên liệu gắn với khu công nghiệp chế biến: chè, giấy, cơ sở nghiên cứu khoa học của Trung ương thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiêp do đó đã sớm hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật (l6%); cơ cấu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tạo tiền đề rất cơ bản đối với cơ cấu Công nghiệp, xây dựng - nông lâm nghiệp - dịch vụ của tỉnh trong những năm tới
- Cùng với sự phát triển công nghiệp trên địa bàn đã có hệ thống các trường đào tạo (tuy chưa thật đầy đủ) Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Công nhân kỹ thuật và các cơ sở dạy nghề của Trung ương và của tỉnh.
- Nhân dân Phú Thọ từ trước tới nay vốn có truyền thống Cách mạng và truyền thống hiếu học.
2. Khó khăn:
- Công nghiệp tuy được hình thành sớm song phần lớn các doanh nghiệp địa phương đều nhỏ bé, công nghệ cũ, lạc hậu, chất lượng và hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường thấp, công nghiệp ngoài quốc doanh đang có biểu hiện giảm sút.
- Mặc dù đã sớm hình thành các trường và cơ sở đào tạo nhưng trong quá trình phát triển do tác động của cơ chế quản lý bao cấp trong thời gian dài đã ảnh hưởng không tốt đến cơ cấu và chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Lao động trong nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn nhưng nhận thức của người lao động về yêu cầu đào tạo còn chưa đầy đủ điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn còn nhiều khó khăn.
- Khả năng ngân sách chi cho đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010:
1 - Phương hướng:
- Phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự giúp đỡ của các trường đại học, trung học chuyên nghiệp: các cơ sở dạy nghề trong cả nước và trên địa bàn tỉnh nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công chức Nhà nước, cán bộ Đảng: đoàn thể, cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để người lao động có cơ hội lựa chọn nghề và học nghề, đảm bảo trang bị cho người lao động có kiến thức, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trước mắt cũng như lâu dài.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo dạy nghề đã sở hữu, xã hội hoá công tác đào tạo dạy nghề, truyền nghề. Gắn việc dạy nghề làm nòng cốt để xây dựng và khôi phục các làng nghề truyền thống, hướng dẫn cho người lao động ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, trước hết là trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, kinh tế trang trại, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá nông thôn.
- Đào tạo nguồn nhân lực phải gắn với phát triển kinh tế và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
- Thực hiện phương châm không chỉ đào tạo học nghề ở trong các trường chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề mà phải đào tạo trong suốt quá trình lao động. Ngoài việc học giỏi lý thuyết học sinh - sinh viên phải giỏi thực hành và áp dụng vào điều kiện thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. Không những hiểu biết thành thạo một nghề mà người lao động còn biết nhiều nghề, am hiểu những kiến thức khác như: luật pháp, ngoại ngữ, vi tính, quan hệ giao tiếp xã hội v.v...
2 - Mục tiêu đào tạo.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lưc, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Do đó phải mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo và dạy nghề. Phải hết sức coi trọng và bồi dưỡng lực lượng lao động gỉỏi, có trình độ kỹ năng nghề nghiệp tạo sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức quản lý và vận hành nền kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà quy hoạch tổng thể đến năm 2010 của tỉnh đề ra .
a. Mục tiêu tổng quát:
Tạo môi trường thuận lợi để người lao động có cơ hội lựa chọn ngành nghề, phát huy đươc năng lực sở trường của người lao động. Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý kinh tế, công chức Nhà nước, cán bộ Đảng, đoàn thể theo tỉnh thần Nghị quyết 5 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức năm 1997- 2000.
- Công tác đào tạo, dạy nghề phải tạo ra đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt là nông thôn và đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Cung cấp ngày càng nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ. tin học, quản lý cho lĩnh vực hợp tác quốc tế về lao động, cho các công ty liên doanh, cho các khu công nghiệp tập trung. Nâng dần cơ cấu số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010 tiến tới có cơ cấu: 1 ĐH - 4 TH - 10 CNKT (1-4-l0) và đạt tiêu chuẩn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh từ 38 - 40% so với tổng nguồn lao động.
b. Mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn:
Đơn vị tính: 1.000 người
Chỉ tiêu | Năm 1997 | Giai đoạn 1998 - 2000 | Giai đoạn 2001 - 2005 | Giai đoạn 2006 - 2010 |
1. Dân số Trung bình | 1.288,7 | 1.347 | 1.435 | l.515 . |
2. Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động: | 619,4 | 654,3 | 705,6 | 748,5 |
Trong đó: có chuyên môn Kinh tế | 100,8 | 143 | 215 | 295 |
Được chia ra: | | | | |
- ĐH, CĐ: trên ĐH | 17,2 | 18,5 | 21 | 23 |
- THCN và tương đương | 31,2 | 36.5 | 50,4 | 69 |
- CNKT và tương đương | 52,4 | 88 | 143,6 | 203 |
3. Tỷ trọng lao động có CMKT so với tổng nguồn lao động trong độ tuổi (%) | 16 | 22 | 30 | 38 |
4.Tỷ trọng so với d. số TB (%) | 7,82 | 10,62 | 15 | l9,5 |
Giai đoạn 1998 - 2000: Trong giai đoạn song song với việc đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành cần đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật cho ngành Nông Lâm nghiệp nông thôn, đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hoá, phấn đấu đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, phát triển các cây con mũi nhọn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu của giai đoạn 1998 - 2000 là đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện nay từ 16% lên 22% vào năm 2000 tương đương với 42 ngàn người cần được đào tạo, bình quân mỗi năm 12 - 13 ngàn người, cụ thể như sau:
+ Đại học, cao đẳng, trên đại học: 0,45 ngàn người
+ Trung học chuyên nghiệp: 2,8 ngàn người
+ Công nhân kỹ thuật 10,8 ngàn người
Trong đó: - CNKT có bằng : 4 ngàn người
- CNKT không có bằng: 6,8 ngàn người
- Giai đoạn 2001 - 2005: Dự kiến đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 22% (năm 2000) lên 30% (năm 2005) với tổng số lao động cần đào tạo là: 71,5 ngàn người, bình quân đào tạo mỗi năm 14,3 ngàn người, cụ thể là:
+ Đại học, cao đẳng trên đại học : 0,5 ngàn người
+ Trung học chuyên nghiệp: 3,2 ngàn người
+ Công nhân kỹ thuật : 11,2 ngàn người
Trong dó: - CNKT có bằng: 5 ngàn người
- CNKT không có bằng: 6,2 ngàn người
- Giai đoạn: 2006 - 2010: dự kiến đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30% (năm 2005 ) lên 38% (năm 2010) với số lao động cần đào tạo là 80 ngàn người, bình quân mỗi năm 16 ngàn người, cụ thể là:
+ Đại học, cao đẳng, trên đại học: 0,4 ngàn người
+ Trung học chuyên nghiệp : 3,7 ngàn người
+ Công nhân kỹ thuật : 11,8 ngàn người
Trong đó: - CNKT có bằng: 5 ngàn người
- CNKT không có bằng : 6,8 ngàn người
(xem thêm phụ lục số 2)
Cả 3 giai đoạn trên cụ thể được phân theo ngành Kinh tế quốc dân (Nông Lâm Ngư nghiệp, Công nghiệp Xây dựng, Thương mại - Du lịch dịch vụ...)
(xem thêm phụ lục số 3).
Nếu thục hiện được mục tiêu trên thì tỷ lệ đại học cao đẳng, trên đại học - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật qua 3 giai đoạn sẽ là:
+ Năm 1997: Tỷ lệ 1 - 1,8 - 3
+ Năm 1 998 - 2000: Tỷ lệ 1 - 2 - 4,75
+ Năm 2001 - 2005: Tỷ lệ 1 - 2,4 - 6,8
+ Năm 2006 - 2010: Tỷ lệ 1 - 3 - 8,8
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRONG THỰC HIỆN ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010:
1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo và dạy nghề.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác đào tạo dạy nghề. Phải coi công tác đào tạo dạy nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có quy hoạch, kế hoạch phát triển, có biện pháp quản lý và các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo dạy nghề của mọi thành phần kinh tế, huy động đươc mọi nguồn lực thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo dạy nghề.
- Đảm bảo sự liên thông giữa giáo dục phổ thông với các cơ sở đào tạo, dạy nghề: tăng cường việc hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp phổ thông trung học, phổ thông cơ sở, động viên học sinh đi vào học nghề cho phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, có lợi cho chính mình và có lợi cho xã hội.
- Thành lập phòng đào tạo và dạy nghề thuộc sở Lao động - TB&XH để thống nhất quản lý Nhà nước trên địa bàn theo Nghị định 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 của Chính phủ. ở các huyện, thành, thị phải có người chuyên trách làm công tác đào tạo, dạy nghề thuộc phòng Lao động - TBXH.
2. Tất cả các ngành các địa phương, đơn vị phải tiến hành rà soát lại đội ngũ lao động nói chung, lao động kỹ thuật nói nêng; phải phân tích đánh giá, cố gắng bố trí sắp xếp sử dụng lao động đúng với ngành nghề đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất những năm trước mắt và lâu dài đến năm 2010.
3. Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các truờng chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề:
a. Thành lập mới một số trường và cơ sở đào tạo:
- Đề nghị với Chính phủ cho thành lập truờng đại học Dân lập Hùng Vương: trường có nhiệm vụ đào tạo đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật bậc đại học và bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ ở một số ngành: Nông Lâm nghiệp, Ngoại ngữ, Xây dựng, Quản trị kinh doanh, Công nghệ và Quản lý môi trường, Kế toán, Kiểm toán, Công nghệ thông tin, Hoá công nghiệp, Kiến trúc... quy mô tuyển sinh hàng năm bình quân 500 sinh viên.
- Thành lập trường năng khiếu Thể dục thể thao: dạy văn học cho học sinh cấp II cấp III đồng thời đi chuyên sâu đào tạo tài năng TDTT một số môn trong thanh thiếu niên, nhi đồng tuyển sinh hàng năm bình quân 70 học sinh.
- Triển khai nhanh chóng để sớm đưa trường trung học Văn hoá - Nghệ thuật đi vào hoạt động. Nhiệm vụ của trường là đào tạo diễn viên, cán bộ quản lý văn hoá, hội hoạ, điêu khắc bảo tồn, bảo tàng thư viện cho các cơ sở văn hoá từ tỉnh đến xã, phường, tuyển sinh hàng năm bình quân 70 học sinh.
b. Củng cố và sắp xếp lại hệ thống các trường chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề hiện có:
Củng cố:
- Trường Cao đẳng sư phạm: trước mắt củng cố các khoa hiện có, chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng cho dạy và học theo công nghệ mới và hiện đại hoá. Từng bước tăng quy mô đào tạo cho giáo sinh có trình độ cao đẳng nhạc hoạ, ngoại ngữ và tin học để từng bước đảm bảo đủ giáo viên cho các trường cấp I, II trong toàn tỉnh. Quy mô đào tạo ổn định từ 400 - 450 học sinh/năm. Trường chuẩn bị chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên và các điều kiện khác để đến năm 2003 nâng cấp thành trường đại học Sư phạm Phú Thọ.
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh: Có trách nhiệm phối hợp với các trường đại học của TW để đào tạo lại, đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học bao gồm các ngành: Kinh tế, Sư phạm, Ngoại ngữ, Luật, Bảo hiểm, Kế toán... và đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công chức Nhà nước, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của người lao động.
- Trường trung học Y tế: trước mắt tập trung nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đào tạo thí điểm bậc cao đẳng, chuẩn bị cơ sở vật chất nâng cấp thành Trường cao đẳng Y tế vào năm 2000. Nhiệm vụ chủ yếu của trường là đào tạo cán bộ y tế cho các bệnh viện, các trung tâm y tế, các trạm y tế xã, phường. Ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế cho các tỉnh lân cận trong khu vực. Chi tiêu tuyển sinh hàng năm khoảng 350 học sinh, đào tạo và bồi dưỡng bình quân 200 lượt người/năm.
Sắp xếp:
- Đối với trường Trung học Kinh tế và trường Trung học Nông nghiệp Khải Xuân:
+ Chuyển trường Trung học Kinh tế thành trường Kỹ nghệ thực hành: trường có nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật đến trung học nghề phục vụ cho các ngành : Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Công nghiệp, Dịch vụ - Du lịch, Nông - Lâm - Ngư nghiệp... quy mô 300 - 350 học sinh.
+ Đổi tên trường Trung học Nông nghiệp Khải Xuân thành trường Trung học Nông nghiệp cộng đồng. Trường có nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành nông lâm nghiệp cho tất cả mọi người có nhu cầu đào tạo. Quy mô dự kiến đào tạo 200 lượt người/năm, bồi dưỡng cho 500 lượt người/năm.
+ Sắp xếp lại các trung tâm xúc tiến việc làm trên địa bàn tỉnh:
Năm 1997 tỉnh đã đề nghị Bộ Lao động - TB&XH cho thành lập lại và đổi tên 2 trung tâm từ tháng 11 năm 1997 là:
+ Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Thọ thuộc Sở Lao động - TB&XH
+ Trung tâm Dịch vụ việc làm Quân khu II thuộc Bộ Quốc phòng.
Ba trung tâm xúc tiến việc làm thuộc Tỉnh đoàn TNCSHCM, LĐLĐ tỉnh. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế thành cơ sở dạy nghề theo NĐ 90/CP ngày 15/2/ 1996 của Chính phủ.
- Đối với các trường và cơ sở đào tạo dạy nghề: cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho công tác đào tạo dạy nghề. Đầu tư nâng cấp Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc sở Lao động - TB&XH đáp ứng các điều kiện để đào tạo, dạy nghề cho người lao động với quy mô lớn góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và cung cấp nguồn lực xuất khẩu lao động theo tinh thần NĐ 07/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ và Thông tư số 20/LĐ-TBXH-TT ngày 3/8/1995 của Bộ Lao động - TB&XH.
4. Về cơ chế chính sách:
- Rà soát, bổ sung và ban hành quy định chế độ chính sách khuyến khích đối với những người đi học nâng cao (tập trung, tại chức ở các trường của Trung ương), có chính sách thu hút những cán bộ quản lý giỏi, cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giáo viên giỏi, công nhân kỹ thuật lành nghề bậc cao về tỉnh làm việc, chế độ khuyến khích khen thưởng học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học loại xuất sắc (được phân công bố trí công tác theo nguyện vọng...), điều tra nắm nguyện vọng, năng khiếu của các cháu ở các trường phổ thông để gửi đi học ở các trường quốc gia và có chính sách thu hút các cháu sau khi tốt nghiệp ra trường về tỉnh.
- Có một số chế độ chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với nông dân, đối với các làng nghề để khôi phục và phát triển sản xuất, phát triển công nghiệp , thủ công nghiệp trong nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp (nông thôn) theo tinh thần Nghị quyết 5 của Bộ Chính trị.
- Có biện pháp và chính sách khuyến khích người lao động được đào tạo về làm việc ở nông thôn, miền núi (vùng sâu, xa).
Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở dạy nghề theo quy hoạch chung. Đặc biệt chú trọng khuyến khích mở cơ sở dạy nghề ở các công ty doanh nghiệp đào tạo công nhân đảm bảo quá trình đào tạo theo kịp tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ cụ thể của từng doanh nghiệp, giữa đào tạo và sử dụng vì đây là là phương thức đào tạo rẻ, kinh tế và có nhiều tiềm năng.
- Mở rộng quan hệ hợp tác trong dạy nghề để tiếp nhận công nghệ tiên tiến của khu vực và hội nhập thế giới, thực hiện tốt việc quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đối với công tác dạy nghề.
5 - Kết hợp đào tạo nguồn nhân lực ở các trường chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề của Trung ương trên địa bàn:
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 1 trường Cao đẳng Hoá chất, 2 trường Trung học chuyên nghiệp (Công nghiệp thực phẩm, Kỹ thuật kinh tế dạy nghề), 5 trường dạy nghề (Hoá chất, Giấy, Lâm nghiệp, Xây dựng, Cơ điện I), trung tâm Dịch vụ việc làm Quân khu II và - cơ sở dạy nghề thuộc Cục quản lý xe máy và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế. Kết hợp với các đơn vị này để có kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động theo từng thời gian cụ thể. Đồng thời tranh thủ các trường Đại hoc Quốc gia để từng bước có kế hoạch gửi đi đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động.
6 - Huy động nguồn vốn cho sự nghiệp đào tạo và dạy nghề:
- Hiện tại mỗi năm ngân sách tính đã chi cho công tác đào tạo dạy nghề (kể cả đào tạo lại) từ 12 - 13 tỷ đồng (năm 1997: 12,038 tỷ đồng, năm 1998: 13,012 tỷ đồng bằng 3,7% (13,012/350). Để đạt được mục tiêu đã đề ra nhu cầu kinh phí cho công tác đào tạo và dạy nghề từ nay đến năm 2010 dự kiến bình quân mỗi năm như sau ?
a. Giai đoạn 1998 - 2000: 27.400 triệu đồng
b. Giai đoạn 2001 - 2005: 30.750 triệu đồng
c. Giai đoạn 2006 - 2010: 32.100 triệu đồng
(phụ lục số 4)
Để thực hiện được nhu cầu kinh phí đào tạo trên hàng năm tỉnh trích ngân sách một tỷ lệ thích hợp chi cho công tác đào tạo dạy nghề, đồng thời thành lập quỹ đào tạo gồm:
+ Quỹ tín dụng đào tạo theo Quyết đinh số 51/QĐ-TTg ngày 2/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ theo tỷ lệ: ngân sách tỉnh 30% số còn lại do các Ngân hàng thương mại và các tổ chức khác đóng góp để cho học sinh, sinh viên được vay với lãi xuất nâng đỡ trong quá trình đào tạo và học nghề.
+ Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề miền phí cho các đối tượng chính sách xã hội bằng các nguồn vốn của các tổ chức và các doanh nghiệp Trung ương, địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.
- Hàng năm, các doanh nghiệp phải trích một phần kinh phí cho công tác đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của doanh nghiệp được đưa vào chương trình kế hoạch hàng năm, đồng thời tổ chức cho công nhân sản xuất thi tay nghề theo quy định và duy trì phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong đội ngũ công nhân lao động.
PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010, yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt các công việc sau đây:
1. Sở Lao động - TB&XH phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về sắp xếp, củng cố lại hệ thống các cơ sở dạy nghề về quy mô, cơ sở vật chất, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên và hướng dẫn cho các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra, đồng thời quản lý có hiệu quả công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
2 - Sở Giáo dục và Đào tạo: phối hợp với các ngành có liên quan sắp xếp lại hệ thống các trường chuyên nghiệp thuộc tỉnh quản lý cùng với các trường chuyên nghiệp Trung ương trên địa bàn đảm đương nhiệm vụ đào tạo nghề cho người lao động phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.
3 - Sở Văn hoá thông tin thể thao: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và một số ngành có liên quan, sớm đưa trường TH Văn hoá - Nghệ thuật đi vào hoạt động; xây dựng đề án thành lập trường năng khiếu TDTT.
4 - Ban Tổ chức chính quyền: phối hợp với Ban tổ chức Tỉnh uỷ và các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công chức Nhà nước trình UBND tỉnh phê duyệt theo tỉnh thần Nghị quyết 05/NQTU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ đồng thời theo dõi đôn đốc, kiểm tra viêc tổ chức thực hiện công tác này.
5 - Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với sở Tài chính -Vật giá: tham mưu xây dựng cơ chế chính sách huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đào tạo, dạy nghề. Đồng thời có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu kinh phí đào tạo, dạy nghề trên địa bàn, cân đối đưa vào dự toán Chi ngân sách hàng năm để thực hiện .
6 - Thủ trưởng các Sở, ban, ngành. Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và định hướng phát triển KT-XH của tỉnh từ nay đến năm 2010 xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành: địa phương mình thời kỳ 1998 - 2010, nội dung kế hoạch cần làm rõ.
- Thực trạng nguồn nhân lực của ngành, địa phương mình.
- Việc bố trí sắp xếp lao động trong ngành, huyện, thành, thị cần được thực hiện để đảm bảo yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Định hướng nhu cầu nguồn nhân lực trong thời gian tới (nêu cụ thể nhu cầu về đại học, cao đẳng, trên đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật đối với từng ngành, nghề).
- Xác định số lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cần đào tạo (đào tạo lại từng giai đoạn 1998 - 2000,2001-2005, 2006- 2010. Những kiến nghị với tỉnh và báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Lao động TB&XH).
7- Đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân vận động đoàn viên hội viên tham gia tích cực vào thúc hiện chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.