Văn bản pháp luật: Quyết định 23/1998/CT-UB

Phạm Văn Tám
Lâm Đồng
STP tỉnh Lâm Đồng;
Quyết định 23/1998/CT-UB
Quyết định
...
05/05/1998

Tóm tắt nội dung

Về việc thực hiện Nghị định 81/CP của Chính phủ

Phó Chủ tịch
1.998
 

Toàn văn

Uỷ ban nhân dân

CHỈ THỊ CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc thực hiện Nghị định 81/CP của Chính phủ

 

Thực hiện Nghị định 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ "Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về người tàn tật" và Thông tư liên tịch hướng dẫn số 01/1998/TT-LT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 31/1/1998 của liên Bộ Lao động-Thương binh Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và đầu tư nhằm khuyến khích các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp thu hút nhiều người tàn tật để tổ chức dạy nghề và tạo việc làm nhằm hỗ trợ cho người tàn tật có điều kiện tham gia lao động, ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, y ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng Chỉ thị:

1. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu (kể cả doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp của các địa phương khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai, doanh nghiệp của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, hợp tác xã, tổ sản xuất...) có nghĩa vụ nhận người tàn tật vào làm việc theo tỷ lệ qui định tại Nghị định 81/CP. UBND tỉnh khuyến khích và ưu đãi các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở (trung tâm, trường...) dạy nghề dành cho người tàn tật, doanh nghiệp dành cho người tàn tật hoặc doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề thu hút nhiều người tàn tật.

Các doanh nghiệp không nhận đủ số người tàn tật vào làm việc theo tỷ lệ qui định của Nhà nước, hàng tháng phải nộp vào quĩ việc làm dành cho người tàn tật của tỉnh một số tiền tương ứng với mức lương tối thiểu theo qui định của Nhà nước nhân với số người tàn tật mà doanh nghiệp nhận thiếu. Chậm nhất đến ngày 25/12 hàng năm phải nộp đủ số tiền phải nộp trong năm, nếu nộp không đủ, không đúng hạn, Sở Tài chính vật giá phối hợp cùng Sở Lao động-Thương binh Xã hội sẽ thông qua Ngân hàng nơi doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi để nhờ thu. Giám đốc những doanh nghiệp cố tình không thực hiện sẽ bị xử phạt theo qui định.

3. Hàng quí hoặc khi có biến động về lao động, các doanh nghiệp phải báo cáo đầy đủ số lao động và danh sách lao động là người tàn tật tại doanh nghiệp cho Sở Lao động-Thương binh Xã hội để tổng hợp, trong trường hợp không có báo cáo hoặc báo cáo chậm thì các ngành chức năng căn cứ vào số người tàn tật mà doanh nghiệp phải nhận vào làm việc để tính mức nghĩa vụ đóng góp của doanh nghiệp vào quĩ việc làm dành cho người tàn tật của tỉnh.

4. Tổ chức thực hiện: Ngoài chức năng nhiệm vụ của các ngành và các đối tượng có liên quan được qui định trong Nghị định 81/CP và Thông tư hướng dẫn 01/1998/TT-LT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT, để triển khai tốt công tác trên UBND tỉnh yêu cầu:

4.1. Sở Tài chính vật giá chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và các ngành liên quan:

Soạn thảo Quyết định thành lập Quy chế sử dụng, quản lý "quỹ việc làm dành cho người tàn tật" của địa phương để trình UBND tỉnh ban hành trong tháng 5/1998.

Có văn bản hướng dẫn các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý thực hiện các chế độ ưu đãi về miễn giảm học phí và trợ cấp cho người tàn tật khi học nghề tại cơ sở.

4.2. Sở Xây dựng, Sở Địa chính, Sở Lao động-Thương binh Xã hội, UBND các huyện, Thị xã Bảo Lộc, Thành phố Đà Lạt đề xuất với UBND tỉnh giải quyết cho các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp dành riêng cho người tàn tật được ưu tiên về địa điểm thuận lợi để hoạt động.

4.3. Sở Y tế có văn bản hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc trong việc cấp giấy xác nhận người tàn tật theo qui định của Nghị định 81/CP và các Thông tư hướng dẫn.

4.4. Sở Giáo dục và Đào tạo có chương trình hỗ trợ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người dạy nghề tại cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật phù hợp với tâm sinh lý của người tàn tật.

4.5. Sở Lao động-Thương binh Xã hội:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính vật giá, Sở Kế họach và đầu tư:

Tổ chức tập huấn và hướng dẫn các đối tượng liên quan nắm rõ các nội dung của Nghị định 81/CP và các Thông tư hướng dẫn trong quí II/1998.

Ban hành các qui định, thủ tục... để hướng dẫn các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp dành riêng cho người tàn tật và người tàn tật, lập hồ sơ dự án xin vay vốn, hoặc xác nhận để hưởng các chế độ ưu đãi khác theo qui định của Nhà nước.

Thẩm định, kiểm tra, tính khả thi của từng dự án xin cấp vốn, vay vốn từ quĩ việc làm dành cho người tàn tật, xác nhận danh sách người tàn tật học nghề và làm việc tại doanh nghiệp, xét duyệt kinh phí cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề... từ quĩ việc làm dành cho người tàn tật.

b) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chỉ đạo điều tra xác định rõ số người tàn tật trên từng địa bàn có nhu cầu học nghề, tạo việc làm trong từng thời kỳ để đề xuất phương án giải quyết.

c) Thực hiện sự ủy quyền của UBND tỉnh:

Ra quyết định để công nhận doanh nghiệp là "cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật", "cơ sở dạy nghề dành cho người tàn tật".

Cấp giấy chứng nhận "cơ sở có người tàn tật tham gia đạt tỷ lệ từ 31% trở lên".

Kiểm tra, xác nhận tỷ lệ sử dụng lao động là người tàn tật của các doanh nghiệp để thực hiện chính sách qui định tại nghị định và thông tư hướng dẫn.

Trên đây là một số nội dung chủ yếu để triển khai thực hiện Nghị định 81/CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của liên Bộ, trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4402&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận