QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ
Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnhThanh Hoá thời kỳ 2001 - 2010 (điều chỉnh)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh Thanh Hoá tại tờ trình số 3108/UB-TCTN ngày 14 tháng 11 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kếhoạch và Đầu tư tại công văn số 8354/BKH/VPĐT ngày 10 tháng 12 năm 2001;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoáthời kỳ 2001- 2010 (điều chỉnh) với những nội dung chủ yếu sau:
1- Định hướng và mục tiêu pháttriển:
a) Định hướng phát triển:
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổimới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá; hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Tăng tốc độ phát triển trên tấtcả các lĩnh vực nhằm đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức trung bình cảnước để rút ngắn dần khoảng cách so với cả nước.
Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tếvới nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh; ưu tiên phát triển các ngành,lĩnh vực có tiềm năng lợi thế, đáp ứng yêu cầu của thị trường; chủ động cùng cảnước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Xây dựng hệ thống đô thị, cáckhu công nghiệp trở thành các trung tâm kinh tế với chức năng là hạt nhân thúcđẩy phát triển các vùng nông thôn trong Tỉnh.
Quan tâm đúng mức đến địa bànnông thôn, các vùng trung du, miền núi nơi có nhiều khó khăn.
Tăng trưởng kinh tế gắn vớinâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường; tạo việc làm cho người lao động;phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Kết hợp chặtchẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường và củng cố quốc phòng an ninh,giữ vững ổn định chính trị.
b) Mục tiêu phát triển:
Mục tiêu tổng quát phát triểnkinh tế - xã hội của Tỉnh thời kỳ 2001 - 2010 là:
Phấn đấu đuổi kịp mức trungbình của cả nước. Đến năm 2010 tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng 2,6 đến 2,8lần so với năm 2000; cụ thể tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau:
Phấn đấu đạt mức tăng trưởngbình quân tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) thời kỳ 2001 - 2010:10,5% trở lên
(phương án cũ 13 - 15%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhưsau (%):
Các ngành, lĩnh vực kinh tế | Theo phương án đã duyệt năm 1996 | Phương án điều chỉnh |
Năm 2005 | Năm 2010 |
Nông nghiệp | 15 | 33,3 | 24 - 25 |
Công nghiệp | 42 | 33,0 | 39 - 41 |
Dịch vụ | 43 | 33,7 | 34 - 37 |
GDP bình quân đầu người: Phươngán cũ: 1000 - 1200 USD/người; phương án điều chỉnh: năm 2005: 460 USD/người;năm 2010: 750 USD/người.
Phát triển mạnh kinh tế đốingoại, mở rộng thị trường xuất khẩu; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh đạt160 triệu USD năm 2005 và 300 triệu USD năm 2010.
Giảm tốc độ phát triển dân sốxuống dưới 1%/năm ( phương án cũ là 1,7% ).
Tạo chuyển biến về văn hoá vàcác vấn đề xã hội, phát triển nhanh giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thaonhằm cải thiện thêm một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, môi trườngxã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ.
Nâng cao năng lực về khoa học,công nghệ đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; ứng dụngcác công nghệ tiên tiến, từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế.
Phát triển kết cấu hạ tầng đápứng yêu cầu đón nhận các đầu tư quy mô lớn phân bố trên địa bàn. Đồng thời gópphần tích cực vào chiến lược phát triển ngành, vùng của cả nước.
2. Những nhiệm vụ chủ yếu:
a) Về phát triển nông, lâm, ngưnghiệp:
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởngtrong cơ cấu GDP bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 5,0 - 5,5%. Chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn từ kinh tế thuần nông sang kinh tế nông nghiệp - côngnghiệp - dịch vụ. Tập trung sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm hàng, nhóm sảnphẩm trên cơ sở dự báo cung cầu thị trường nông sản trong nước, khu vực và thếgiới; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành, tăng chất lượng,nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.
Thực hiện thâm canh cao trêndiện tích lúa được tưới tiêu chủ động. Phấn đấu đạt mục tiêu 1,5 triệu tấn lươngthực ổn định từ năm 2005 trở đi.
Ổn địnhdiện tích cây mía 30.000 ha, thâm canh tăng năng suất, bảo đảm đủ nguyên liệucho các nhà máy đường.
Chăm sóc 7.800 ha cao su hiệncó, hình thành vùng nguyên liệu 11.000 ha năm 2010, đạt sản lượng 10.000 -12.000 tấn mủ cao su khô.
Ổn địnhdiện tích chè hiện có, khi có điều kiện điều chỉnh quy mô chè theo chương trìnhcủa Nhà nước.
Xây dựng vùng trồng dứa 5.000ha, sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm; vùng trồng sắn 4.000 ha, sản lượng trên100.000 tấn/năm, bảo đảm nguyên liệu hàng năm cho chế biến xuất khẩu và tiêudùng. Phát triển mạnh các cây ăn quả gắn với yêu cầu của thị trường.
Cây lạc nâng diện tích lên20.000 - 23.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.
Cây cói: 4.000 ha, sản lượng38.000 - 40.000 tấn (năm 2010).
Khuyến khích phát triển cây đậutương, ngô theo hướng đẩy mạnh thâm canh, hạ giá thành, tăng giá trị thu nhậptrên đơn vị diện tích và gắn vùng nguyên liệu với phát triển công nghiệp chếbiến.
Chăn nuôi: xây dựng vùng chănnuôi nguyên liệu về thịt, sữa gắn với chế biến. Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôitrong công nghiệp lên 28% năm 2005 và lên trên 30% năm 2010.
Lâm nghiệp: phát triển lâmnghiệp toàn diện, khai thác rừng sản xuất theo hướng đa canh, đa dạng các sảnphẩm nông, lâm kết hợp, gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng vùng nguyên liệuđáp ứng yêu cầu sản xuất 100.000 - 160.000 tấn giấy và bột giấy/năm.
Thuỷ sản: đầu tư đồng bộ đểphát triển nuôi trồng thuỷ sản, trọng tâm là nuôi tôm xuất khẩu. Đầu tư cơ sởvật chất và phương tiện đánh bắt, nâng cao hiệu quả đánh bắt dở khơi, dở lộng,đánh bắt xa bờ.
Phấn đấu tăng GDP ngành thuỷsản bình quân 10,5 - 12,0%/năm, sản lượng thuỷ sản trên 100.000 tấn vào năm2010, trong đó khai thác 65.000 - 70.000 tấn , nuôi trồng 35.000 tấn; tômnguyên liệu 10.500 tấn. Đạt kim ngạch xuất khẩu trên 50 triệu USD, giải quyếtviệc làm cho 70.000 lao động.
b) Phát triển công nghiệp:
Công nghiệp phải tạo ra sự vượttrội trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá. Phấn đấu tăng GDP công nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2010là 16,5- 20%.
Thời kỳ 2001- 2005: Tập trungđầu tư phát triển công nghiệp lọc hoá dầu bao gồm: Nhà máy lọc dầu số 2, côngsuất 7 triệu tấn/năm, Nhà máy sản xuất Polyester công suất 200.000 tấn/năm, Nhàmáy sản xuất Polypropylene công suất 150.000 tấn/năm; công nghiệp sản xuất giấyvà bột giấy; nhà máy sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp ( LAP ) công suất 50.000tấn/năm; phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chếbiến nông, lâm, thuỷ sản; củng cố phát triển công nghiệp đóng, sửa chữa tàuthuyền, sản xuất công cụ nông nghiệp; công nghiệp sử dụng nhiều lao động: dệt,may, da giầy, phục hồi nghề dệt lụa tơ tằm... tổ chức sắp xếp lại các xí nghiệpquốc doanh, thay đổi thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mởrộng sản xuất; đồng thời phát triển nhanh các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ ởnông thôn góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Các sản phẩm chính: Xi măngtrên 4 triệu tấn, đường 220.000 tấn, giấy và bột giấy 70.000- 80.000 tấn, tinhbột ngô, sắn, cà phê, cao su, nước dứa, nước cà chua cô đặc, hải sản 17.000-18.000 tấn; trong đó, tôm đông 3.000 tấn, thịt đông 5.000 tấn, bột cá- dầu cá1.500- 2.000 tấn.
Tiếp tục đầu tư các Khu côngnghiệp, trước hết là các Khu công nghiệp tập trung. Ưu tiên xây dựng cơ sở hạtầng bao gồm cả giao thông, cảng, điện, nước, dịch vụ đô thị, đào tạo nguồnnhân lực ở Nghi Sơn phục vụ xây dựng Nhà máy lọc hoá dầu số 2 và Khu côngnghiệp liên hợp trên diện tích đã quy hoạch.
Thời kỳ 2006- 2010: Đưa côngnghiệp lọc hoá dầu vào vận hành; mở rộng công suất các ngành công nghiệp có thếmạnh như: xi măng 6-7 triệu tấn; đá ốp lát 1,5-2 triệu m2; chế biến gỗ, treluồng, đưa sản phẩm giấy và bột giấy lên 100.000 - 160.000 tấn; đường 300.000tấn; tinh bột ngô xuất khẩu 30.000-50.000 tấn; tinh bột sắn 30.000 tấn; cà phê10.000 tấn; cao su 4.000- 10.000 tấn; hải sản đông lạnh 10.000 tấn, trong đó tômđông 5.000 tấn, thịt đông, lợn sữa; phân bón 250.000 tấn; thép cán 100.000 tấn.Xây dựng tổ hợp dệt- nhuộm; nhà máy phân lân vi sinh; vật liệu nhựa xây dựng;vật liệu chịu lửa ở Khu công nghiệp Lễ Môn; xây dựng nhà máy phân bón tổng hợp( DAP ); nhà máy nhiệt điện; thép hình; cấu kiện bê tông; đóng mới và sửa chữatàu thuyền; lắp ráp cơ khí... tại Khu công nghiệp Nghi Sơn.
c) Phát triển các ngành dịchvụ:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởngngành dịch vụ trong thời kỳ 2001- 2010 bình quân hàng năm là 9,0- 11,0%, gópphần phân bố lại lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh.
Thương mại: Xúc tiến các hoạtđộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu trong Tỉnh. Phấn đấu tổngmức lưu chuyển hàng hoá xã hội thời kỳ 2001- 2010 tăng bình quân 25- 30%; giátrị xuất khẩu tăng 24- 26%/năm.
Du lịch: Xây dựng chương trìnhdu lịch của Tỉnh phù hợp với chương trình phát triển du lịch chung của cả nước;ưu tiên đầu tư các khu du lịch: Hàm Rồng, Sầm Sơn, Lam Kinh, Thành nhà Hồ.
Điều chỉnh lại cơ cấu vận tải;phục hồi và phát triển vận tải thuỷ, chủ động tham gia lưu thông hàng hoá củaThanh Hoá với cả nước, khu vực và Quốc tế; phát triển các dịch vụ cảng biển vàsông, khai thác hiệu quả cảng biển nước sâu Nghi Sơn, cảng Lễ Môn.
Phát triển mạnh mạng lưới bưuchính - viễn thông với kỹ thuật hiện đại. Tiếp tục phát triển mạnh các bưu cụckhu vực gắn liền với sự ra đời của các Khu công nghiệp, dịch vụ, các vùng kinhtế mới của Tỉnh. Đến năm 2005: 100% số xã có điện thoại, đạt 1,82 máy/100 dân,năm 2010 đạt 7,5 máy/100 dân, đảm bảo nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa nhận đượcbáo phát hành thường xuyên.
Phát triển nhanh các loại hìnhdịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn, công nghệ thông tin, dịch vụ, kỹ thuật,đẩy mạnh thị trường vốn đặc biệt ở nông thôn.
d) Xây dựng kết cấu hạ tầng:
Đô thị: Ưu tiên xây dựng hạtầng hệ thống đô thị thành phố Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu đô thị loại II vào năm2005; xây dựng hạ tầng các khu đô thị mới: Nghi Sơn, Thạch Thành, Mục Sơn...theo quy hoạch, cải thiện hạ tầng các thị xã, thị tứ, thị trấn, huyện lỵ để đếnnăm 2010 toàn Tỉnh có dân số thành thị trên 1 triệu người, đạt tỷ lệ đô thị hoá25- 33%.
Giao thông: Xúc tiến nâng cấpcác trục giao thông Bắc - Nam. Ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến trục chính lênphía Tây của Tỉnh; hệ thống giao thông các Khu công nghiệp, các vùng nguyênliệu. Nhựa hoá hoặc bê tông hoá mặt đường trục chính ( đối với các huyện đồngbằng 100%, miền núi 50% ), hoàn thành các cầu còn lại qua các sông lớn, 100% sốxã có đường ô tô đến được trung tâm. Xây dựng các bến cảng và nạo vét các tuyếnđường thuỷ chủ yếu, tiếp tục nâng cấp cảng Lễ Môn và cảng nước sâu Nghi Sơn.Xây dựng sân bay dân dụng khi có nhu cầu.
Thuỷ lợi: Xây dựng hồ đập CửaĐạt, đập sông Lèn, đạt mục tiêu giải úng cho một số vùng úng lớn là trọng tâm.Đồng thời hoàn chỉnh hệ thống tưới, kiên cố hoá kênh mương, mở rộng diện tích tướicho một số cây công nghiệp, ưu tiên thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Bồi trúc,tu bổ thường xuyên đê, kè chắn sóng.
Cấp thoát nước và vệ sinh môitrường: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho dân sinh và phát triển các ngànhkinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 có 90% dân số nông thôn và 100% dân sốthành thị được sử dụng nước sạch. Hầu hết các đô thị có hệ thống cấp thoát nước,riêng thành phố Thanh Hoá đạt chỉ tiêu cấp nước 120-130 lít/người/ngày đêm. Xửlý nước thải công nghiệp và đô thị trước khi thải vào sông, biển.
Điện: Xây dựng các trạm 110 KVtheo quy hoạch được Bộ Công nghiệp phê duyệt. Đưa điện lên các huyện miền núi,cải thiện hệ thống lưới điện ở đô thị, ưu tiên thành phố Thanh Hoá, thị xã SầmSơn, khu đô thị Nghi Sơn, các Khu công nghiệp và vùng đông dân. Tốc độ tăng trưởngđiện thương phẩm bình quân hàng năm 13-15%, nâng bình quân đầu người lên 359KWh/năm vào 2005; 800 KWh/năm vào 2010.
Hạ tầng văn hoá xã hội: Xâydựng trường Đại học Hồng Đức ngang tầm với các trường Đại học khác ở trong nước;xây dựng Viện hoặc Phân viện, Trung tâm nghiên cứu về khoa học, công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin ), các trường chuyên nghiệp và dạynghề, các trường Phổ thông và trường Mầm non. Nâng cấp các bệnh viện tuyếntỉnh, các trung tâm y tế huyện, đặc biệt là các trung tâm y tế khu vực, tăng cườngcơ sở vật chất cho y tế tuyến xã, các trung tâm thể dục thể thao. Tôn tạo cácdi tích văn hoá lịch sử như Lam Kinh, Thành nhà Hồ, các danh lam thắng cảnh như:Bến Én, động Từ Thức.
e) Phát triển các lĩnh vực vănhoá xã hội:
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạtđộng văn hoá, xã hội, từng bước tạo chuyển biến về văn hoá, giáo dục- đào tạo,y tế và các vấn đề xã hội nhằm cải thiện thêm một bước đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân.
Giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ0,4- 0,5 0/oo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiệnkế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; cơ sở vật chất cho việckhám chữa bệnh, cụ thể là: Nâng cấp, hiện đại hoá bệnh viện Đa khoa Tỉnh, xâydựng bệnh viện khu vực Ngọc Lạc phục vụ 8 huyện miền núi phía Tây của Tỉnh; xâydựng bệnh viện Nhi; cải tạo nâng cấp và bổ sung trang thiết bị khám chữa bệnhcho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Giáo dục: Bắt kịp và vượt cácmục tiêu quốc gia, tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong giáo dục. Hoànthành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 100% số xã vào năm 2007. Tăng cường cơsở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, cơ bản hoàn thành đầu tưkiên cố hoá các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và các trường Mẫu giáo.
Đào tạo: Củng cố đào tạo hệ Đạihọc, thành lập các Viện hoặc Phân viện nghiên cứu, mở rộng hệ Cao đẳng. Pháttriển mạnh công tác đào tạo nghề, đưa lao động được qua đào tạo 30- 35% vào năm2010. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 4%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gianlao động ở nông thôn lên 80%, hàng năm giải quyết việc làm mới từ 3,5- 4,0 vạnlao động.
Cải thiện và nâng cao đời sốngnhân dân, phấn đấu đến năm 2010 không còn hộ đói, còn 7- 8% hộ nghèo ( theotiêu chuẩn mới ), không còn xã nghèo, 100% số xã có cơ sở hạ tầng thiết yếu.Các chỉ tiêu hưởng thụ trên đầu người dân trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ đạtmức bình quân chung của cả nước.
Nâng cao chất lượng các hoạtđộng văn hoá, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền, giữ gìn phát huy bảnsắc văn hoá truyền thống của các dân tộc trong Tỉnh. Xây dựng mới mỗi năm 300làng văn hoá để đến năm 2010 có 4.000 làng văn hoá, 90% số hộ đạt tiêu chuẩngia đình văn hoá. Xây dựng mới và trùng tu, tôn tạo một số công trình văn hoátrọng điểm.
Đầu tư tăng cường năng lực,nâng cao chất lượng, thời lượng phát sóng phát thanh truyền hình. Đến năm 2010:95% số dân được xem truyền hình; phủ sóng phát thanh 100%.
g) Phát triển các vùng lãnhthổ:
Vùng biển: Phát triển toàn diệnkinh tế biển; tập trung đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trọng tâm là nuôi tômthâm canh, bán thâm canh và chế biến xuất khẩu. Xây dựng các vùng trồng lúa,lạc, đay, cói, rau quả...; phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm. Xây dựng Khu côngnghiệp tập trung Nghi Sơn- Tĩnh Gia ( lọc hoá dầu, xi măng, vật liệu xây dựng,dịch vụ cảng biển, chế biến hải sản, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền ). Khaithác cảng biển nước sâu; đẩy mạnh đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị mới NghiSơn, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển mạnh tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch.
Vùng trung du, miền núi: Pháttriển toàn diện kinh tế - xã hội miền núi, rút ngắn dần khoảng cách về đời sốngkinh tế - xã hội so với vùng xuôi. Ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu giấy,gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nâng cao hiệu quả chương trìnhtrồng 5 triệu ha rừng. Tập trung đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến mía đường,hoa quả, bánh kẹo, lâm sản...gắn với xây dựng vùng chuyên canh cây con; vùngcao su, cây ăn quả, quế, luồng, cánh kiến, chè, sắn, dứa; đẩy mạnh phát triểnkinh tế trang trại tạo nguồn nguyên liệu tập trung ổn định cung cấp cho các cơsở chế biến.
Khai thác và chế biến vật liệuxây dựng: đá vôi, cát, sỏi, đá hoa. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưutiên cho việc mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông, điện, nước sạch... Đẩymạnh hoạt động thương mại, giao lưu hàng hoá. Tổ chức thực hiện tốt các chínhsách xã hội để nâng cao trình độ dân trí và mức sống dân cư, đặc biệt là vùngđồng bào dân tộc.
Vùng đồng bằng: Tập trungchuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá,nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tăng cường đầu tư xây dựng vùnglúa cao sản, vùng mía, thuốc lá, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gia cầm, bòsữa...gắn với công nghiệp chế biến. Đồng thời phát triển mạnh các Khu côngnghiệp tập trung: Lễ Môn, Bỉm Sơn- Thạch Thành, Mục Sơn- Lam Sơn, phát triển thươngmại, du lịch và các ngành dịch vụ khác.
Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá có nhiệm vụ:
Chủ trì, có sự giúp đỡ của cácBộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng các chương trình phát triển kinh tế -xã hội thời kỳ 2001- 2010, lập quy hoạch chi tiết, xây dựng các chương trìnhmục tiêu và các dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt. Đồng thời đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm phát huy tối đa các nguồnlực thúc đẩy sự phát triển của Tỉnh.
Nghiên cứu và kiến nghị với Thủtướng Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiệncủa Tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, tìm kiếm vàmở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường để thực hiệncác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.
Thực hiện đổi mới tổ chức, quảnlý, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trongnước và nước ngoài.
Chỉ đạo đầu tư tập trung cótrọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực; ưu tiên đầu tư xây dựngcơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo điều kiện phát triển một số ngànhkinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
Điều 3. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm cùng Tỉnh Thanh Hoá tổ chứcthực hiện quy hoạch này để đạt được những mục tiêu đề ra. Quy hoạch phát triểncác ngành kinh tế kỹ thuật xã hội của các Bộ, ngành phải được cụ thể hoá trênđịa bàn Tỉnh bằng kế hoạch, các chương trình mục tiêu và các dự án đầu tư cụthể trong từng giai đoạn. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh Thanh Hoá có trách nhiệm theo dõi, phối hợp để có giải pháp điều chỉnh kịpthời.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh Thanh Hoá, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.