Văn bản pháp luật: Quyết định 26/2001/CT-UB

Phan Văn Vượng
Hà Nội
STP TP Hà Nội;
Quyết định 26/2001/CT-UB
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
09/08/2001
09/08/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc tăng cường công tác quản lý tài chínhngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Phó Chủ tịch
2.001
UBND thành phố Hà Nội

Toàn văn

CHỈ THỊ CỦA UBND THÀNH PHỐ

Về việc tăng cường công tác quản lý tài chính

ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội

 

Triển khai Luật Ngân sách Nhà nước và thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách xã, phường, thị trấn; trong thời gian qua UBND Thành phố và các ngành, các cấp đã tích cực chỉ đạo toàn diện, nên kết quả về huy động các nguồn thu NSNN và các nhu cầu chi phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn đã có nhiều chuyển biến tích cực, có hiệu quả. Song, công tác quản lý tài chính- ngân sách xã hiện nay còn tồn tại và bộc lộ một số mặt hạn chế, nhất là các hoạt động thu, chi tài chính có liên quan trực tiếp đến hoạt động, đời sống của nhân dân.

Nhằm tăng cường hiệu lực công tác quản lý Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của Luật NSNN và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành Thành phố và các cấp chính quyền cơ sở trong công tác quản lý Ngân sách xã, phường, thị trấn; UBND Thành phố yêu cầu:

 

1. Ban Tài chính các xã, phường, thị trấn phải nghiêm túc thực hiện những nội dung chính sau:

Thực hiện qui chế công khai tài chính, ngân sách; công khai các khoản đóng góp của nhân dân, công khai các quỹ ngoài ngân sách và công khai các nguồn tài chính khác của xã, phường, thị trấn theo quy định nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Các khoản thu, chi tài chính, ngân sách phải lập chứng từ kế toán theo qui định của Pháp lệnh kế toán- Thống kê và các qui định khác của Nhà nước. Phải mở và phản ánh, cập nhật đầy đủ số liệu trên sổ kế toán và khi quyết toán các khoản thu, chi tài chính, ngân sách phải đối chiếu với hoá đơn, chứng từ gốc; Không thanh toán các khoản chi ngân sách nếu không có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ. Thực hiện đúng các qui định về bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán theo qui định của Bộ tài chính ban hành.

Phải thực hiện đúng trình tự quản lý các khoản thu, chi ngân sách từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành và quyết toán theo quy định của Luật NSNN.

Nghiêm cấm việc các xã, phường, thị trấn tự ban hành các khoản thu ngân sách, thu phí, lệ phí hoặc lập các quỹ, quản lý sử dụng đất đai trái pháp luật. Đối với những khoản đóng góp của nhân dân do thôn, xóm, tổ dân phố đứng ra huy động để sử dụng vào mục đích nhất định, yêu cầu Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phải có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích và công khai dân chủ với dân.

2. Giao Sở Tài chính- Vật giá cùng các ngành liên quan và chính quyền cấp quận, huyện tăng cường vai trò chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với công tác quản lý tài chính, ngân sách xã, phường, thị trấn; trước hết thực hiện một số công việc sau:

Rà soát lại việc phân cấp các nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao hơn nữa tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước.

Soạn thảo trình UBND Thành phố ban hành hệ thống định mức sử dụng kinh phí đối với các lĩnh vực hoạt động tài chính ngân sách cơ sở; Thực hiện và sửa đối chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn làm tốt công tác lập, chấp hành, điều hành, kế toán, quyết toán ngân sách xã theo đúng qui định của Luật NSNN.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách tài chính, cán bộ kế toán của các xã, phường, thị trấn đặc biệt đối với các quận, huyện còn nhiều cán bộ kế toán hạn chế về trình độ chuyên môn; kể cả việc kiện toàn bộ phận theo dõi công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn của cấp quận, huyện.


Nguồn: vbpl.vn/hanoi/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=20294&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận