QUYẾT ĐỊNH CỦATHỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Về việc phê chuẩn Điều lệ
Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Công thương Việt Nam
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng,Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố theo Lệnh số 37/LCT-HĐNN8 vàLệnh số 38/LCT-HĐNN8 ngày 24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Văn bản số 3329-ĐMDN ngày 11-7-1996 của Chính phủ uỷ quyềnThống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định thành lập lại Ngân hàng Công thươngViệt Nam;
Căn cứ văn bản số 3575-ĐMDN ngày 18-7-1997 của Chính phủ uỷ quyềnThống đốc Ngân hàng Nhà nước tạm thời phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt độngcủa các Ngân hàng quốc doanh;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thươngViệt Nam và Vụ trưởng Vụ các Định chế tài chính Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ngân hàngCông thương gồm 11 chương, 58 Điều kèm theo Quyết định này.
Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từngày ký và thay thế Quyết định số 251-QĐ/NH5 ngày 11-11-1992 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước về việc xác nhận cho phép áp dụng Điều lệ Ngân hàng Công thươngViệt Nam.
Điều 3.- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàngCông thương Việt Nam, Vụ trưởng Vụ các Định chế tài chính, Chánh Văn phòng,Chánh Thanh tra, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương,Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
ĐIỀU LỆ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
(phê chuẩntheo Quyết định số 327-QĐ/NH5 ngày 4-10-1997
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Ngân hàng Công thương Việt Nam (sau đây gọi tắt làNgân hàng Công thương) là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, bao gồm các đơnvị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau trong hoạt động kinh doanh về các lợiích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và tiếp thị;Ngân hàng Công thương thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụliên quan đến hoạt động tài chính - tiền tệ - ngân hàng đối với các khách hàngtrong nước và ngoài nước.
Ngânhàng Công thương được thành lập theo Quyết định số 402-CT ngày 14-11-1990 củaChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Thống đốc Ngânhàng Nhà nước ký Quyết định số 285-QĐ/NH5 ngày 21-9-1996 thành lập lại theo môhình Tổng công ty nhà nước quy định tại Quyết định số 90-TTg ngày 7-3-1994 theouỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân côngchuyên môn hoá và hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nângcao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Ngân hàngCông thương; đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Điều 2.- Ngân hàng Công thương có:
1.Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
2.Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF VIETNAM, gọi tắt là VIETINCOMBANK, viết tắt là ICBV.
Trụsở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
3.Điều lệ Tổ chức và hoạt động; bộ máy quản lý và điều hành.
4.Vốn và tài sản:
a.Vốn điều lệ được Chính phủ ấn định là 1.100.000.000.000đ (một ngàn một trăm tỷđồng).
b.Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn và tài sản thuộc sởhữu của Nhà nước do Ngân hàng Công thương quản lý.
5.Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và tại các Ngân hàng trong nướcvà nước ngoài.
6.Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của pháp luật.
Điều 3.- Ngân hàng Công thương có thời gian hoạt động là 99 nămkể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định thành lập lại theo môhình Tổng công ty nhà nước.
Điều 4.- Ngân hàng Công thương được quản lý bởi Hội đồng quảntrị và được điều hành bởi Tổng Giám đốc.
Điều 5.- Ngân hàng Công thương chịu sự quản lý nhà nước củaNgân hàng Nhà nước và của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng quy định;đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là cơ quan thực hiệnchức năng của chủ sở hữu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước và cácquy định khác của pháp luật.
Điều 6.- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Ngân hàng Công thươnghoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổchức Công đoàn và tổ chức chính trị xã hội khác trong Ngân hàng Công thươnghoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức đó.
CHƯƠNG II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
MỤC I QUYỀN CỦA NGÂN HÀNGCÔNG THƯƠNG
Điều 7.- Ngân hàng Công thương có quyền:
1.Quản lý, sử dụng vốn, đất đai, các nguồn lực khác của Nhà nước giao và nguồnvốn huy động, nguồn vốn tài trợ uỷ thác và vốn vay theo quy định của pháp luậtđể thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc được uỷ nhiệm.
2.Giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Ngân hàngCông thương đã nhận của Nhà nước, điều chỉnh các nguồn lực đã giao cho các đơnvị thành viên trong trường hợp cần thiết phù hợp với kế hoạch phát triển chungcủa Ngân hàng Công thương.
3.Chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lýcủa Ngân hàng Công thương, trừ những tài sản và những thiết bị quan trọng theoquy định của Chính phủ thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép,trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai thuộc quyền quản lývà sử dụng của Ngân hàng Công thương thì thực hiện theo pháp luật về đất đai.
Điều 8.- Trong khuôn khổ quy định của pháp luật, Ngân hàng Côngthương có quyền tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sau:
1.Huy động vốn:
a.Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanhtoán của tất cả các tổ chức và dân cư trong nước và nước ngoài bằng đồng ViệtNam và ngoại tệ;
b.Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngânhàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.
2.Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vàcác tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân cho các chương trình phát triển kinhtế - văn hoá - xã hội.
3.Vay vốn Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước,các tổ chức khác ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài.
4.Cho vay:
a.Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối vớicác tổ chức kinh tế; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Namđối với các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế;
b.Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ trị giá được bằngtiền.
5.Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính (kể cả nhập khẩu và tái xuất đối với cácthiết bị cho thuê).
6.Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảolãnh đấu thầu và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh khác cho cácdoanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước.
7.Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đốingoại.
8.Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và cáchình thức đầu tư khác vào các doanh nghiệp và tổ chức tài chính - tín dụngkhác.
9.Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố động sản.
10.Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý (kể cả xuất, nhập khẩu).
11.Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
12.Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán cho kháchhàng.
13.Cất giữ, bảo quản, quản lý các chứng khoán, giấy tờ trị giá được bằng tiền vàcác tài sản quý khác cho khách hàng.
14.Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, đại lý ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm;quản lý tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.
15.Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã được chuyểnthành tài sản thuộc sở hữu nhà nước do Ngân hàng Công thương quản lý để sử dụnghoặc kinh doanh; tự doanh hoặc liên doanh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật trực tiếp phục vụ kinh doanh và được phép cho thuê phần năng lực cơ sởvật chất kỹ thuật tạm thời chưa sử dụng.
16.Kinh doanh những ngành nghề khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chophép.
17.Thực hiện các nghiệp vụ uỷ nhiệm khác của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9.- Ngân hàng Công thương có quyền tổ chức quản lý, kinhdoanh như sau:
1.Tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với pháp luật và mục tiêu, nhiệm vụdo Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước giao.
2.Đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
3.Đặt các Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoàitheo quy định của pháp luật.
4.Thực hiện những nội dung hoạt động nghiệp vụ kinh doanh nêu ở Điều 8 của Điềulệ này; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Ngân hàng Công thương vànhu cầu của thị trường.
5.Lựa chọn thị trường và thống nhất phân công thị trường giữa các đơn vị thànhviên.
6.Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về hoạt độngngân hàng theo quy định của pháp luật. Ban hành các văn bản về quy chế, quyđịnh và các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật, quản lý cần thiết trong hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Công thương.
7.Trong khuôn khổ quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương được:
a.Quy định mức lãi suất cụ thể của các loại tiền gửi, tiền vay;
b.Xác định mức cho vay cao nhất đối với khách hàng;
c.Xác định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và tiền phạt vi phạm áp dụng trongcác hoạt động kinh doanh và dịch vụ của Ngân hàng Công thương;
d.Xác định tỷ giá hối đoái về kinh doanh ngoại tệ.
8.Khởi kiện các tranh chấp về kinh tế, dân sự và đề nghị khởi tố các vụ án hìnhsự liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Công thương.
9.Yêu cầu khách hàng vay vốn xuất trình tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin vềtình hình sản xuất, kinh doanh và tài chính để xem xét cho vay, kiểm tra tìnhhình sử dụng vốn vay.
10.Từ chối quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh dịch vụ khác với khách hàngnếu thấy các quan hệ này trái với quy định của pháp luật hoặc không đem lạihiệu quả kinh tế hoặc không có khả năng thu hồi vốn.
11.Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, đơn giá tiền lương trong khuôn khổcác định mức, đơn giá của Nhà nước.
12.Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động và phân cấp việc tuyểnchọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương,thưởng và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định củaBộ Luật Lao động và các quy định khác của pháp luật; quyết định mức lương, thưởngcho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương, chi phí dịch vụ và hiệu quảhoạt động của Ngân hàng Công thương.
13.Tham gia các tổ chức hiệp hội trong nước và quốc tế phù hợp với ngành nghề củamình.
14.Trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng hợp tác khoahọc kỹ thuật và đào tạo cán bộ ngân hàng, nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanhvới các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Mời và tiếp các đối tác kinhdoanh trong nước và nước ngoài của Ngân hàng Công thương; quyết định cử ngườicủa Ngân hàng Công thương (kể cả các đơn vị thành viên) ra nước ngoài công tác,học tập, tham quan khảo sát; đối với các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị,Tổng Giám đốc khi ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát thì phải được Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. Các thành viên khác của Hội đồng quản trị, BanKiểm soát và các chuyên viên giúp việc Hội đồng quản trị ra nước ngoài côngtác, học tập do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định. Phó Tổng Giám đốc và cácchức danh khác trong bộ máy giúp việc và kiểm tra nội bộ ra nước ngoài do TổngGiám đốc quyết định.
Điều 10.- Ngân hàng Công thương có quyền quản lý tài chính nhưsau:
1.Tự chủ tài chính, chủ động trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quảkinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn để bảo đảm sự tăng trưởng các hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Công thương theo quy định của pháp luật.
2.Được sử dụng vốn, đất đai và các quỹ của Ngân hàng Công thương để phục vụ kịpthời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả, đúng với cácquy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanhtiền tệ, tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
3.Được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcvà tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thứcsở hữu nhà nước đối với Ngân hàng Công thương; được phát hành trái phiếu, kỳphiếu, tín phiếu ngân hàng theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trịquyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Côngthương tại các tổ chức tín dụng để vay vốn kinh doanh theo quy định của phápluật.
4.Được thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung theo quy định của phápluật.
5.Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật.
6.Được hưởng các chế độ trợ cấp về nguồn vốn, bù đắp về lợi nhuận kinh doanh hoặccác chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu củaChính phủ.
7.Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước.
Điều 11.- Ngân hàng Công thương có quyền từ chối và tố cáo mọiyêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhânhay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo vàcông ích.
MỤC II. NGHĨA VỤ CỦA NGÂNHÀNG CÔNG THƯƠNG
Điều 12.-
1.Ngân hàng Công thương có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, pháttriển vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao để thực hiện mụctiêu kinh doanh và nhiệm vụ được Nhà nước giao.
2.Ngân hàng Công thương có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về:
a.Hoàn trả lại tiền cho người gửi tiền;
b.Các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản của Ngân hàngCông thương tại thời điểm thành lập lại theo mô hình Tổng công ty;
c.Trả các khoản tín dụng quốc tế mà Ngân hàng Công thương được vay lại của Chínhphủ hoặc của Ngân hàng Nhà nước để sử dụng vào các mục đích hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng Công thương hoặc cho các mục tiêu nhiệm vụ được Nhà nướcgiao;
d.Trả các khoản tín dụng do Ngân hàng Công thương trực tiếp vay hoặc các khoảntín dụng đã được Ngân hàng Công thương bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vàkhách hàng vay theo hợp đồng bảo lãnh, nếu các đơn vị này không có khả năng trảnợ khi đến hạn.
Điều 13.- Ngân hàng Công thương có nghĩa vụ quản lý hoạt độngkinh doanh như sau:
1.Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệmtrước Nhà nước về kết quả hoạt động của Ngân hàng Công thương và chịu tráchnhiệm trước pháp luật đối với các cam kết giữa mình với khách hàng; giữ bí mậtvề số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng, trừ khi có yêu cầu của cơ quannhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm, phù hợp với nhiệmvụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường.
3.Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự đã ký với cácđối tác.
4.Góp phần đáp ứng các nhu cầu của thị trường tiền tệ và tham gia giữ vai trò chủđạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, bảo đảm các mục tiêu lớn trong việcthực hiện chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcgiao.
5.Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý; sử dụng các nguồn thutừ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của Ngânhàng Công thương.
6.Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Laođộng, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Ngân hàng Công thương.
7.Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốcphòng và an ninh quốc gia.
8.Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ và đột xuất theoyêu cầu của Nhà nước, báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu;chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.
9.Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tracủa Ngân hàng Nhà nước, cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền theo quy định của pháp luật.
Điều 14.- Ngân hàng Công thương có nghĩa vụ:
1.Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kếtoán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các quy định khác của Nhà nước; chịu tráchnhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Ngân hàng Công thương.
2.Công bố công khai Báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúngđắn và khách quan về hoạt động của Ngân hàng Công thương theo quy định của BộTài chính và của Ngân hàng Nhà nước.
3.Nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Trườnghợp tài sản do Ngân hàng Công thương điều động giữa các đơn vị thành viên theohình thức ghi tăng, ghi giảm vốn thì không phải nộp lệ phí trước bạ; các dịchvụ luân chuyển nội bộ giữa các đơn vị thành viên để phục vụ yêu cầu cung ứngvốn và kinh doanh không phải nộp thuế doanh thu.
CHƯƠNG III
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT
Điều 15.-
1.Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Ngân hàng Công thương,chịu trách nhiệm về sự phát triển của Ngân hàng Công thương theo nhiệm vụ Nhà nướcgiao.
2.Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
a.Nhận vốn (kể cả các khoản nợ được coi là vốn), đất đai và các nguồn lực khác doNhà nước giao cho Ngân hàng Công thương.
Xemxét, phê duyệt phương án do Tổng Giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồnlực khác cho các đơn vị thành viên và phương án điều hoà vốn, các nguồn lựckhác giữa các đơn vị thành viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các phươngán đó;
b.Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Ngân hàng Công thương, trong đó có việc sửdụng, bảo toàn, phát triển vốn, các nguồn lực được giao, việc thực hiện cácnghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, các quy định của pháp luật vàviệc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
c.Thông qua đề nghị của Tổng Giám đốc để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phêduyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm củaNgân hàng Công thương, quyết định mục tiêu, kế hoạch hàng năm của Ngân hàngCông thương và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để Tổng Giám đốc giao chocác đơn vị thành viên;
d.Phê duyệt phương hướng, kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn và các chỉ tiêu bảođảm an toàn vốn trong nội bộ Ngân hàng Công thương do Tổng Giám đốc trình;
đ.Tổ chức thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư, dựán đầu tư mới, dự án hợp tác đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do Ngân hàngCông thương quản lý;
e.Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt hoặc nếu được Thống đốc Ngân hàngNhà nước uỷ quyền thì quyết định các dự án liên doanh hùn vốn, mua cổ phần theoquy định của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước; quyết định các hợp đồng kinhtế khác có giá trị lớn;
g.Phê duyệt và giám sát thực hiện các mức lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí dịchvụ, mức tiền thưởng, tiền phạt vi phạm áp dụng từng thời gian trong hoạt độngkinh doanh đối với các khách hàng và các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹthuật, đơn giá tiền lương trong nội bộ Ngân hàng Công thương theo đề nghị củaTổng Giám đốc trên cơ sở quy định chung của ngành Ngân hàng và của Nhà nước;
h.Xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn Điều lệ và những nộidung sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương;
i.Phê chuẩn Điều lệ, Quy chế Tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên vànhững nội sung sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế Tổ chức và hoạt động củacác đơn vị thành viên theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Quyết định đặt các Sởgiao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng Công thương ở trong nướcvà nước ngoài theo quy định của pháp luật. Phê chuẩn phương án tổ chức bộ máyquản lý kinh doanh của Ngân hàng Công thương do Tổng Giám đốc trình. Đề nghịthành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên theo quy định của phápluật;
k.Thông qua các văn bản dự thảo hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các chính sách,chế độ, thể lệ của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng và cácvăn bản dự thảo quy chế, quy định và các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật, quản lýtrong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương để Tổng Giám đốc ký banhành;
l.Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Quy chế Tổ chứcvà hoạt động của Ban Kiểm soát và phê duyệt Quy định chế độ làm việc của bộ máykiểm tra nội bộ Ngân hàng Công thương;
m.Phê duyệt tiêu chuẩn, phương án quy hoạch, đào tạo Giám đốc, Phó Giám đốc cácđơn vị thành viên và trưởng phòng, ban tại trụ sở chính Ngân hàng Công thương,các Quy chế về tài chính, lao động, đào tạo, tuyển dụng, tiền lương, khen thưởng,kỷ luật áp dụng trong Ngân hàng Công thương;
n.Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
+Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thay thế thành lập Hội đồng quảntrị theo quy định của Chính phủ;
+Chuẩn y chức danh Trưởng ban Ban Kiểm soát;
+Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởngNgân hàng Công thương;
o.Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên khác củaBan Kiểm soát;
Quyếtđịnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc các đơn vị thành viên,Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ và người quản lý trực tiếp phần vốn góp của Ngânhàng Công thương tại doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng Giám đốc;
p.Quyết định tổng biên chế bộ máy quản lý, điều hành và kinh doanh của Ngân hàngCông thương và điều chỉnh khi cần thiết, theo đề nghị của Tổng Giám đốc;
q.Phê duyệt phương án do Tổng Giám đốc đề nghị về việc hình thành và sử dụng cácquỹ tập trung theo quy định;
r.Thông qua phương án tăng vốn điều lệ, bảo lãnh các khoản vay, thanh lý tài sảncủa các đơn vị thành viên để Tổng Giám đốc quyết định. Trình Thống đốc Ngânhàng Nhà nước và Bộ Tài chính quyết định đối với các trường hợp thanh lý nhữngtài sản, thiết bị quan trọng vượt thẩm quyền; thông qua kế hoạch huy động vốnhàng năm (dưới mọi hình thức) của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập đểTổng Giám đốc quyết định theo quy định của pháp luật;
s.Thông qua báo cáo hoạt động hàng quý, 6 tháng và hàng năm của Ngân hàng Công thương,báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có bảng cân đối tài sản) và quyết toánhàng năm của Ngân hàng Công thương và của các đơn vị thành viên do Tổng Giámđốc trình; yêu cầu Tổng Giám đốc công bố báo cáo tài chính hàng năm theo quyđịnh của pháp luật.
t.Thông qua các vấn đề về tố tụng, tranh chấp, liên quan đến Ngân hàng Công thươngtheo đề nghị của Tổng Giám đốc. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ chophép đặt Ngân hàng Công thương trong tình trạng bảo tồn;
u.Ban hành Nội quy bảo mật trong kinh doanh, các thông tin kinh tế nội bộ, bảo vệbí mật nhà nước theo quy định của pháp luật, do Tổng Giám đốc trình, để áp dụngthống nhất trong toàn Ngân hàng Công thương;
v.Quyết định các chủ trương và nguyên tắc về hợp tác khoa học kỹ thuật, đào tạocán bộ ở trong và ngoài nước của Ngân hàng Công thương; x. Được nêu ý kiến giảitrình về các nội dung kết luận và được quyền khiếu nại về quyết định xử lý củaThanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra Ngân hàng Công thương;
y.Phê duyệt và quyết định các vấn đề khác do Tổng Giám đốc trình theo thẩm quyền.
Điều 16.-
1.Hội đồng quản trị có 5 hoặc 7 thành viên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyếtđịnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị được quyđịnh tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp nhà nước.
2.Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hộiđồng quản trị, một thành viên kiêm Tổng Giám đốc, một thành viên kiêm Trưởngban Ban Kiểm soát và một số thành viên kiêm nhiệm là các chuyên viên có kinhnghiệm về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật.
3.Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương.
4.Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng quảntrị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm và đượcthay thế trong những trường hợp sau:
a.Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ của Ngân hàng Công thương;
b.Không đủ khả năng đảm nhiệm công việc và theo đề nghị của ít nhất 2/3 số thànhviên đương nhiệm của Hội đồng quản trị;
c.Xin từ nhiệm, nếu có lý do chính đáng;
d.Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.
5.Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyềnhạn của Hội đồng quản trị quy định tại Khoản 2, Điều 15 của Điều lệ này.
Điều 17.- Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị:
1.Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ mỗi tháng một lầnđể xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình.Khi cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấnđề cấp bách của Ngân hàng Công thương do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Trưởngban Ban Kiểm soát hoặc Tổng Giám đốc hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quảntrị đề nghị.
2.Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp của Hộiđồng quản trị; trường hợp vắng mặt vì lý do chính đáng, Chủ tịch uỷ nhiệm chomột thành viên khác trong Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp.
3.Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 sốthành viên có mặt. Các tài liệu họp Hội đồng quản trị phải được gửi đến cácthành viên Hội đồng quản trị và các đại biểu được mời dự họp trước ngày họp 5ngày. Nội dung và kết luận của các cuộc họp Hội đồng quản trị đều phải được ghithành biên bản và phải được tất cả các thành viên Hội đồng quản trị dự họp kýtên. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50%tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành. Thành viên Hội đồngquản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình. ý kiến bảo lưu lập thành văn bản cóchữ ký của người bảo lưu và được lưu trữ kèm trong nghị quyết và quyết định cóliên quan của phiên họp.
4.Khi Hội đồng quản trị họp để xem xét những vấn đề về chiến lược phát triển, quyhoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư lớn, các dự án liên doanhvới nước ngoài, báo cáo tài chính hàng năm, ban hành hệ thống định mức, tiêuchuẩn kinh tế - kỹ thuật... của Ngân hàng Công thương thì phải mời đại diện cóthẩm quyền của các Bộ, ngành liên quan dự họp; trường hợp có nội dung quantrọng liên quan đến chính quyền địa phương thì phải mời đại diện của Uỷ bannhân dân cấp tỉnh dự họp; trường hợp có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ củangười lao động trong Ngân hàng Công thương thì phải mời đại diện Công đoànngành Ngân hàng đến dự. Đại diện của các cơ quan, tổ chức được mời dự họp nóitrên có quyền phát biểu, nhưng không tham gia biểu quyết; khi phát hiện nghịquyết, quyết định của Hội đồng quản trị có phương hại đến lợi ích chung thì cóquyền kiến nghị bằng văn bản đến Hội đồng quản trị, đồng thời báo cáo Thủ trưởngcơ quan mà mình đại diện để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp cầnthiết thì Thủ trưởng các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5.Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đốivới toàn Ngân hàng Công thương. Trong trường hợp ý kiến của Tổng Giám đốc khácvới nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc có quyền bảo lưuý kiến và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý; trong thờigian chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổng Giám đốc vẫnphải chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
TổngGiám đốc Ngân hàng Công thương, Giám đốc các đơn vị thành viên có trách nhiệmcung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết liên quan đến mọi hoạt động củaNgân hàng Công thương theo yêu cầu của Hội đồng quản trị; trong trường hợp cầnthiết, Hội đồng quản trị có thể kiểm tra mọi sổ sách kế toán, các chứng từ giaodịch, các thư tín giao dịch của Ngân hàng Công thương và các đơn vị thành viênnhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh.
Cácthành viên Hội đồng quản trị có trách nhiệm bảo vệ bí mật về những thông tin đãđược cung cấp.
6.Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, của Ban Kiểm soát, kể cả tiền lương vàphụ cấp cho các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát vàchuyên viên giúp việc, được tính vào quản lý phí của Ngân hàng Công thương.Tổng Giám đốc bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho Hội đồng quảntrị, Ban Kiểm soát làm việc.
Điều 18.- Giúp việc Hội đồng quản trị:
1.Hội đồng quản trị sử dụng bộ máy điều hành và con dấu của Ngân hàng Công thươngđể thực hiện nhiệm vụ của mình.
2.Hội đồng quản trị có bộ phận thư ký gồm không quá 5 chuyên viên giúp việc, hoạtđộng chuyên trách. Hội đồng quản trị quyết định việc lựa chọn, thay thế, khenthưởng và kỷ luật các chuyên viên giúp việc Hội đồng quản trị.
3.Hội đồng quản trị thành lập Ban Kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị thực hiệnviệc kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thànhviên của Ngân hàng Công thương trong hoạt động điều hành, hoạt động tài chính,chấp hành Điều lệ của Ngân hàng Công thương, nghị quyết và quyết định của Hộiđồng quản trị, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Điều 19.- Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên Hội đồng quảntrị:
1.Các thành viên chuyên trách được xếp lương cơ bản theo ngạch viên chức nhà nước,hưởng lương theo chế độ phân phối tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theoquy định của Chính phủ, được hưởng tiền thưởng tương ứng với hiệu quả kinhdoanh của Ngân hàng Công thương. Các thành viên kiêm nhiệm được hưởng phụ cấptrách nhiệm và tiền thưởng theo quy định của Chính phủ.
2.Thành viên Hội đồng quản trị:
a.Không được đặt mình vào vị thế nào làm hạn chế đức tính lương thiện, chí côngvô tư hoặc gây mâu thuẫn giữa lợi ích Ngân hàng Công thương và lợi ích cá nhân;
b.Không được lợi dụng chức vụ để trục lợi hoặc có hành động chiếm đoạt cơ hộikinh doanh và làm thiệt hại lợi ích của Ngân hàng Công thương;
c.Không được hành động vượt quyền hạn của Hội đồng quản trị quy định trong Điềulệ này.
3.Thành viên Hội đồng quản trị là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thươngkhông được nhân danh cá nhân để thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty tráchnhiệm hữu hạn (bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh), công ty cổ phần; không đượcgiữ các chức danh quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp nói trên; không được cócác quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần do vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con giữ chức danh quản lý, điềuhành trong các đơn vị này.
4.Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, TổngGiám đốc Ngân hàng Công thương không được giữ chức vụ Kế toán trưởng, thủ quỹtại Ngân hàng Công thương và tại các đơn vị thành viên.
5.Các thành viên Hội đồng quản trị cùng chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngânhàng Nhà nước và trước pháp luật về nghị quyết và quyết định của Hội đồng quảntrị; trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm Điều lệ Ngân hàngCông thương, quyết định sai hoặc vượt thẩm quyền, lạm dụng chức quyền, gâythiệt hại cho Ngân hàng Công thương và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm vàbồi thường vật chất đối với các thiệt hại do mình gây ra theo quy định của phápluật.
Điều 20.- Ban Kiểm soát:
1.Ban Kiểm soát có 5 thành viên; trong đó có một thành viên Hội đồng quản trị làmTrưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4 thành viên khác do Hộiđồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; gồm mộtthành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do Đại hội đại biểu công nhânviên chức Ngân hàng Công thương giới thiệu, một thành viên do Thống đốc Ngânhàng Nhà nước giới thiệu và một thành viên do Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lývốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu. Chức danh Trưởng ban BanKiểm soát do Hội đồng quản trị phân công phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcchuẩn y mới có hiệu lực.
2.Thành viên Ban Kiểm soát không được là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, emruột của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Công thươngvà không được kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của Ngânhàng Công thương hoặc bất cứ chức vụ nào trong các tổ chức tín dụng khác.
3.Thành viên Ban Kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a.Là chuyên viên có kinh nghiệm về ngân hàng, kế toán, kiểm toán, kinh tế, tàichính; hiểu biết pháp luật;
b.Thâm niên công tác về các chuyên ngành trên không dưới 5 năm;
c.Không có tiền án về các tội dạnh liên quan đến hoạt động kinh tế;
d.Có phẩm chất liêm khiết, trung thực, độc lập trong công việc.
4.Nhiệm kỳ của thành viên Ban Kiểm soát là 5 năm. Thành viên Ban Kiểm soát có thểđược bổ nhiệm lại; trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽbị thay thế.
5.Thành viên Ban Kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng quảntrị quyết định theo chế độ của Nhà nước.
6.Ban Kiểm soát hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trịban hành.
Điều 21.- Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban Kiểm soát:
1.Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạtđộng điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viênNgân hàng Công thương trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật Điều lệNgân hàng Công thương, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.
2.Báo cáo Hội đồng quản trị theo định kỳ hàng quý, hàng năm và theo vụ việc vềkết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hộiđồng quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu vi phạm phápluật trong Ngân hàng Công thương.
3.Tham gia và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của Hội đồng quản trị.
4.Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trịcho phép; phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật nếu cố ýbỏ qua hoặc bao che những hành vi vi phạm pháp luật.
CHƯƠNG IV
TỔNG GIÁM ĐỐC, BỘ MÁY GIÚP VIỆC
Điều 22.-
1.Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng Giámđốc là đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Công thương và chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản trị, trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và trước pháp luật vềđiều hành hoạt động của Ngân hàng Công thương. Tổng Giám đốc là người có quyềnđiều hành cao nhất trong Ngân hàng Công thương.
2.Giúp việc Tổng Giám đốc có một số Phó Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc là ngườigiúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàngCông thương theo phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước TổngGiám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công thực hiện.
3.Kế toán trưởng Ngân hàng Công thương giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thựchiện công tác kế toán, thống kê của Ngân hàng Công thương, có các quyền vànhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4.Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của trụ sở chính Ngân hàngCông thương có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốctrong quản lý, điều hành công việc.
5.Bộ máy kiểm tra nội bộ giúp Tổng Giám đốc kiểm tra hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Công thương và các đơn vị thành viên theo đúng quy định của pháp luậtvà quy định nội bộ của Ngân hàng Công thương.
Điều 23.- Tổng Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1.Cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai và các nguồn lực khác củaNhà nước giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao choNgân hàng Công thương. Giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các đơn vịthành viên theo phương án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hộiđồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác khi giao lại cho cácđơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vịthành viên theo hình thức tăng, giảm vốn.
2.Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồngquản trị phê duyệt. Xây dựng phương án huy động vốn, trình Hội đồng quản trịphê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó.
3.Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, chương trình hoạtđộng, các phương án, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tưvới nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các đơnvị thành viên, phương án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kế hoạch đào tạo,đào tạo lại cán bộ trong Ngân hàng Công thương, các biện pháp thực hiện hợpđồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng quản trị xem xét, quyết định hoặctrình tiếp Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phêduyệt.
4.Điều hành các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương; chịu trách nhiệmvề kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương; thực hiện các nhiệm vụ, mụctiêu lớn trong việc chấp hành chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước do Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Ngân hàng Công thương; chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản trị, trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trước pháp luật về việcthực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nói trên theo quy định của Nhà nước.
5.Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các mức lãi suất, tỷ lệ hoa hồng,lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh và dịch vụngân hàng để áp dụng từng thời gian đối với khách hàng, các định mức kinh tế -kỹ thuật, tiêu chuẩn, đơn giá tiền lương, giá dịch vụ phù hợp với các quy địnhchung của ngành và của Nhà nước. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiệncác định mức, tiêu chuẩn, đơn giá trên trong toàn Ngân hàng Công thương.
6.Xây dựng, trình Hội đồng quản trị thông qua các văn bản dự thảo hướng dẫn cụthể việc thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về hoạt động ngân hàng củaNhà nước, các văn bản dự thảo quy chế, quy định và các biện pháp nghiệp vụ kỹthuật, quản lý trong hoạt động kinh doanh để ký ban hành.
7.Đề nghị Hội đồng quản trị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định bổnhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Ngânhàng Công thương.
Đềnghị Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luậtGiám đốc các đơn vị thành viên, Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ và người trực tiếpquản phần vốn góp của Ngân hàng Công thương tại doanh nghiệp khác.
8.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật Phó Giám đốc, Kế toán trưởngcác đơn vị thành viên, Giám đốc các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên và cácchức danh tương đương theo đề nghị của Giám đốc đơn vị thành viên.
Bổnhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng và Phó các phòng, ban nghiệp vụ,Chánh Phó Văn phòng, Kiểm tra trưởng và các Kiểm tra viên của Ngân hàng Công thương.Trưởng Văn phòng đại diện của Ngân hàng Công thương ở nước ngoài.
9.Xây dựng để trình Hội đồng quản trị quyết định tổng biên chế bộ máy quản lý vàkinh doanh của Ngân hàng Công thương, kể cả phương án điều chỉnh khi thay đổitổ chức và biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh của Ngân hàng Công thương vàcác đơn vị thành viên; thành lập và trực tiếp chỉ đạo bộ máy giúp việc; kiểmtra việc thực hiện biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh của các đơn vị thànhviên; trình Hội đồng quản trị phê chuẩn Điều lệ, Quy chế Tổ chức và hoạt độngcủa các đơn vị thành viên do Giám đốc đơn vị thành viên xây dựng; quyết định phươngán thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc các đơn vị thành viêndo Giám đốc đơn vị thành viên trình.
10.Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt quy định về chức năng, nhiệm vụ,chế độ làm việc của bộ máy kiểm tra nội bộ Ngân hàng Công thương.
11.Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các văn bản khác thuộc thẩm quyềnquyết định của Hội đồng quản trị được nêu ở Khoản 2 Điều 15 của Điều lệ này.
12.Tổ chức điều hành hoạt động của Ngân hàng Công thương theo nghị quyết, quyếtđịnh của Hội đồng quản trị; trình Hội đồng quản trị thông qua các báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương bao gồm: báo cáo hàng quý, 6tháng và hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có bảng cân đối tàisản) và quyết toán hàng năm của Ngân hàng Công thương và của các đơn vị thànhviên.
13.Báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền vềkết quả hoạt động kinh doanh của toàn Ngân hàng Công thương, bao gồm báo cáohàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo tài chính tổng hợp (trong đó có bảng cânđối tài sản) và quyết toán hàng năm của toàn Ngân hàng Công thương.
Báocáo tài chính tổng hợp phải phân định rõ phần hạch toán tập trung của Ngân hàngCông thương và phần hạch toán của các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Bảnbáo cáo tài chính tổng hợp được xác nhận bởi cơ quan kiểm toán do cơ quan nhà nướccó thẩm quyền chấp thuận theo quy định hiện hành.
14.Trong phạm vi trách nhiệm, ký các văn bản, hợp đồng, chứng thư của Ngân hàngCông thương và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật vềcác quyết định của mình.
15.Đại diện cho Ngân hàng Công thương trong quan hệ quốc tế, tố tụng, tranh chấp,giải thể và phá sản.
16.Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Ngân hàng Công thương và kiểm tra các đơn vịthành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định củapháp luật. Lập phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Công thươngtrình Hội đồng quản trị phê duyệt theo quy định của Nhà nước.
17.Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và Ban Kiểmsoát. Chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản trị.
18.Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ngân hàng Nhànước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điềuhành của mình.
19.Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợpkhẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về nhữngquyết định đó; sau đó phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nướcvà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tiếp.
Điều 24.- Bộ máy kiểm tra nội bộ:
1.Bộ máy kiểm tra nội bộ bao gồm Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ, các Phó phòng Kiểmtra nội bộ, Kiểm tra trưởng và các Kiểm tra viên. Trưởng phòng Kiểm tra nội bộđiều hành bộ máy kiểm tra nội bộ. Các Kiểm tra viên bố trí tại trụ sở chính Ngânhàng Công thương do Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ phụ trách; các Kiểm tra viêntại các đơn vị thành viên do Kiểm tra trưởng phụ trách. Quy định về tổ chức vàhoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ do Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trịphê chuẩn.
2.Trưởng, Phó phòng Kiểm tra nội bộ, Kiểm tra trưởng và các Kiểm tra viên phải cóđủ các tiêu chuẩn quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 20 của Điều lệ này.
3.Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ do Tổng Giám đốc đề nghị Hội đồng quản trị bổnhiệm, miễn nhiệm. Phó phòng Kiểm tra nội bộ, Kiểm tra trưởng và các Kiểm traviên do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm.
4.Bộ máy kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ:
a.Kiểm tra công tác quản lý và điều hành của Ngân hàng Công thương và các đơn vịthành viên theo đúng pháp luật và Điều lệ Ngân hàng Công thương;
b.Kiểm tra nhằm mục đích bảo đảm quy trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinhdoanh theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và quy định nộibộ của Ngân hàng Công thương;
c.Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảođảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Công thươngvà các đơn vị thành viên;
d.Đánh giá mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiếnnghị các biện pháp nâng cao khả năng bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng Công thương và đơn vị thành viên;
đ.Thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ Ngân hàng Công thương;
e.Báo cáo cho Tổng Giám đốc và Trưởng ban Ban Kiểm soát kết quả kiểm tra, kiểmtoán, nêu những kiến nghị về tình hình hoạt động của Ngân hàng Công thương;
g.Trong phạm vi chức năng và quyền hạn, xem xét giải quyết hoặc trình Tổng Giámđốc giải quyết các khiếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàngCông thương;
h.Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm toán khi chưa được Tổng Giám đốc hoặcTrưởng ban Ban Kiểm soát cho phép; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hộiđồng quản trị về kết quả kiểm tra, kiểm toán đã thực hiện;
i.Trong phạm vi chức năng quy định, Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ được tham dự cáccuộc họp do Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương triệu tập.
CHƯƠNG V
TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG
Điều 25.- Đại hội đại biểu công nhân viên chức của Ngân hàngCông thương là hình thức trực tiếp để người lao động tham gia quản lý Ngân hàngCông thương. Đại hội đại biểu công nhân viên chức có các quyền sau:
1.Tham gia thảo luận xây dựng thoả ước lao động tập thể để người đại diện tập thểlao động thương lượng và ký kết với Tổng Giám đốc.
2.Thảo luận và thông qua Quy chế sử dụng các quỹ có liên quan trực tiếp đến lợiích của người lao động trong Ngân hàng Công thương.
3.Thảo luận và góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch, đánh giá hiệu quả quản lý kinhdoanh, đề xuất các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đờisống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại ngườilao động của Ngân hàng Công thương.
4.Giới thiệu người tham gia Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát Ngân hàng Công thương.
Điều 26.- Đại hội đại biểu công nhân viên chức được tổ chức vàhoạt động theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
CHƯƠNG VI
ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
Điều 27.-
1.Ngân hàng Công thương có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp nhà nước hạchtoán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Danh sáchcác đơn vị thành viên được ghi trong phụ lục kèm theo Điều lệ này.
2.Các đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương có con dấu, được mở tài khoản tạiNgân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình. 3. Đơn vị thành viên làdoanh nghiệp hạch toán độc lập có Điều lệ Tổ chức và hoạt động riêng, các đơnvị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có Quy chế Tổ chức và hoạt độngriêng. Các Điều lệ và Quy chế này đều do Hội đồng quản trị phê chuẩn phù hợp vớipháp luật và Điều lệ của Ngân hàng Công thương.
Điều 28.- Thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập:
1.Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập là thành viên Ngân hàng Công thương cóquyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi vànghĩa vụ đối với Ngân hàng Công thương theo quy định tại Điều lệ này.
2.Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương có các quyền đối vớithành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập như sau:
a.Uỷ nhiệm cho Giám đốc doanh nghiệp thành viên của Ngân hàng Công thương quảnlý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với Điều lệ của doanh nghiệpđã được Hội đồng quản trị phê chuẩn. Giám đốc doanh nghiệp thành viên hạch toánđộc lập chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Côngthương, trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp;
b.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng;
c.Phê duyệt kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch và quyết toán tài chính; quyđịnh mức trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi ở doanh nghiệp theo quy định củaBộ Tài chính và Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thương;
d.Trích một phần quỹ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế theo quy định của BộTài chính và pháp luật hiện hành để thành lập các quỹ tập trung của Ngân hàngCông thương dùng vào mục đích tái đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư ở các đơnvị thành viên;
e.Phê duyệt các phương án, kế hoạch đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, hợp tácliên doanh, bổ sung, thu hồi một phần vốn, chuyển nhượng cổ phần thuộc quyềnquản lý của Ngân hàng Công thương đang do các doanh nghiệp thành viên nắm giữ;
g.Điều hoà các nguồn tài chính, kể cả ngoại tệ giữa các đơn vị thành viên nhằm sửdụng vốn có hiệu quả nhất trong Ngân hàng Công thương, trên nguyên tắc phải đảmbảo cho tổng tài sản của doanh nghiệp bị rút bớt số vốn không được thấp hơntổng số nợ cộng với mức vốn ngân sách cấp và các nguồn vốn được coi là thuộc vềdoanh nghiệp đã được điều chỉnh tương ứng với nhiệm vụ hoặc quy mô doanh nghiệpđó;
h.Phê chuẩn các hình thức trả lương, đơn giá tiền lương và các biện pháp bảo đảmđời sống, điều kiện lao động cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
i.Quyết định mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp thành viêntheo chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Công thương;
k.Phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó quy định sựphân cấp cho Giám đốc doanh nghiệp về: tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp,tuyển dụng, khen thưởng, đề bạt, kỷ luật công nhân viên chức; hạn mức tín dụng(vay, cho vay), mua bán tài sản cố định, mua bán cổ phần của các công ty cổphần, tham gia các đơn vị liên doanh theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệpnhà nước và quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn trong hoạt độngkinh doanh tiền tệ, tín dụng, mua bán bản quyền phát minh, sáng chế, chuyểngiao công nghệ, tham gia các hiệp hội kinh tế, những vấn đề khác có liên quanđến quyền tự chủ của một doanh nghiệp nhà nước là thành viên của Ngân hàng Côngthương theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước;
l.Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp thành viên và yêu cầu doanh nghiệp báo cáovề tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh.
Điều 29.- Đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương là doanhnghiệp hạch toán độc lập có quyền chủ động tiến hành các hoạt động kinh doanhvà chịu trách nhiệm về các khoản nợ, cam kết của mình trong phạm vi số vốn, tàisản thuộc sở hữu nhà nước do doanh nghiệp quản lý, sử dụng, cụ thể là:
1.Trong chiến lược và đầu tư phát triển:
a.Doanh nghiệp được giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kếhoạch của Ngân hàng Công thương. Doanh nghiệp được Ngân hàng Công thương giaocho các nguồn lực để thực hiện các dự án đó;
b.Doanh nghiệp tự đầu tư những công trình, dự án phát triển không nằm trong cácdự án do Ngân hàng Công thương trực tiếp điều hành. Trường hợp này doanh nghiệpphải tự huy động vốn (đúng quy định của pháp luật), tự chịu trách nhiệm về tàichính.
2.Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạchcủa mình trên cơ sở:
a.Bảo đảm các mục tiêu, chỉ tiêu, các định mức kinh tế - kỹ thuật chủ yếu (kể cảđơn giá và giá) của doanh nghiệp phù hợp với kế hoạch chung của Ngân hàng Côngthương;
b.Kế hoạch mở rộng kinh doanh trên cơ sở sử dụng tối ưu mọi nguồn lực mà doanhnghiệp có và tự huy động phù hợp với nhu cầu của thị trường.
3.Trong hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế:
a.Doanh nghiệp được nhận vốn và nguồn lực khác của Nhà nước do Ngân hàng Công thươnggiao lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển vốn vàcác nguồn lực này;
b.Doanh nghiệp được quyền huy động vốn, các nguồn vốn tín dụng khác theo quy địnhcủa pháp luật để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển của mình;
c.Doanh nghiệp được hình thành và sử dụng các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹdự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi và các quỹ khác theo quy định của Bộ Tài chính và pháp luật hiện hành.Doanh nghiệp có nghĩa vụ trích nộp và được sử dụng các quỹ tập trung của Ngânhàng Công thương theo quy định của Điều lệ này, Quy chế tài chính của Ngân hàngCông thương và theo các quyết định của Hội đồng quản trị;
d.Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quyđịnh của pháp luật;
đ.Doanh nghiệp có thể được Ngân hàng Công thương uỷ quyền thực hiện các hợp đồngvới khách hàng trong nước và nước ngoài nhân danh Ngân hàng Công thương.
4.Trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ và lao động:
a.Doanh nghiệp có quyền đề nghị Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương xem xét,quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc và việctổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Điềulệ này và Điều lệ riêng của doanh nghiệp;
b.Trong khuôn khổ biên chế được Ngân hàng Công thương cho phép, doanh nghiệp đượcquyền tuyển chọn, bố trí sử dụng hoặc cho thôi việc đối với công nhân viên chứccông tác trong bộ máy quản lý và kinh doanh của mình. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệmcác chức danh trong bộ máy quản lý doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc doanhnghiệp; việc sắp xếp, áp dụng chế độ tiền lương phải theo sự phân cấp của Ngânhàng Công thương;
c.Doanh nghiệp có trách nhiệm chăm lo phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo thựchiện chiến lược phát triển và nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp; chăm lo cảithiện điều kiện làm việc, điều kiện sống của người lao động theo quy định củaBộ Luật Lao động và Luật Công đoàn.
Điều 30.- Thành viên là đơn vị hạch toán phụ thuộc:
1.Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc bao gồm các Sở giao dịch và các chi nhánhtrực thuộc Ngân hàng Công thương đặt tại các địa bàn cần thiết cho hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Công thương.
2.Là đại diện theo uỷ quyền của Ngân hàng Công thương, có quyền tự chủ kinh doanhtheo phân cấp của Ngân hàng Công thương, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyềnlợi đối với Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm cuốicùng về các nghĩa vụ phát sinh do sự cam kết của các đơn vị này.
3.Được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinhdoanh, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng Công thương.
4.Có các đơn vị trực thuộc bao gồm chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên hạchtoán phụ thuộc, phòng giao dịch, cửa hàng, quỹ tiết kiệm đặt tại các địa bànthích hợp cho hoạt động của Ngân hàng Công thương. Các đơn vị này được phép cócon dấu để phục vụ hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền.
5.Tổ chức bộ máy kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của cácđơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên được cụthể hoá trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc doHội đồng quản trị phê chuẩn.
Điều 31.- Thành viên là các đơn vị sự nghiệp.
Cácđơn vị sự nghiệp có Quy chế Tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị phêchuẩn; thực hiện chế độ lấy thu bù chi, được tạo nguồn thu do thực hiện cácdịch vụ, hợp đồng nghiên cứu khoa học và đào tạo cho các đơn vị trong nước và nướcngoài; được hưởng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo chế độ, trường hợp thấphơn mức bình quân của Ngân hàng Công thương thì có thể được hỗ trợ từ quỹ khenthưởng và phúc lợi của Ngân hàng Công thương.
CHƯƠNG VII
QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VÀ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN Ở
CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
MỤC I
QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 32.- Đối với phần vốn của Ngân hàng Công thương góp vào cácdoanh nghiệp khác, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương có quyền và nghĩa vụnhư sau:
1.Thông qua phương án hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần do Tổng Giám đốc xây dựngđể trình các cơ quan nhà nước quyết định theo thẩm quyền.
2.Theo đề nghị của Tổng Giám đốc, quyết định đề cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷluật người trực tiếp quản lý phần vốn của Ngân hàng Công thương tại doanh nghiệpcó vốn góp của Ngân hàng Công thương.
3.Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương góp vào các doanhnghiệp khác; chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốnđã góp và thu lợi nhuận từ phần vốn của Ngân hàng Công thương góp vào các doanhnghiệp khác.
Điều 33.- Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp quản lý phần vốngóp của Ngân hàng Công thương góp vào các doanh nghiệp khác:
1.Tham gia các chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp có vốn góp của Ngânhàng Công thương theo Điều lệ của doanh nghiệp này.
2.Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp này. 3. Thực hiện chếđộ báo cáo theo quy định và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Ngân hàngCông thương về hiệu quả sử dụng phần vốn của Ngân hàng Công thương góp vàodoanh nghiệp này.
MỤC II
QUẢN LÝ PHẦN VỐN GÓP CỦA DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN
HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 34.- Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập được góp vốnvào các doanh nghiệp khác theo phân cấp của Ngân hàng Công thương. Đối với phầnvốn của doanh nghiệp thành viên góp vào các doanh nghiệp khác, Giám đốc cóquyền và nghĩa vụ quản lý phần vốn góp đó như sau:
1.Xây dựng phương án hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần để Tổng Giám đốc đề nghịHội đồng quản trị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
2.Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý phần vốn của doanhnghiệp góp vào doanh nghiệp khác.
3.Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm vềhiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển số vốn đã góp; thu lợi nhuận từ phầnvốn của doanh nghiệp đã góp vào các doanh nghiệp khác.
Điều 35.- Quyền và nghĩa vụ của người quản lý trực tiếp phần vốncủa doanh nghiệp thành viên góp vào doanh nghiệp khác:
1.Tham gia các chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp có vốn góp của doanhnghiệp mình theo Điều lệ của doanh nghiệp này.
2.Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn gópcủa doanh nghiệp mình.
3.Thực hiện chế độ báo cáo do Giám đốc quy định; chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương và Giám đốc các đơn vị thành viênvề hiệu quả sử dụng phần vốn của doanh nghiệp mình tại doanh nghiệp mà mình đượccử vào để tham gia quản lý, điều hành.
MỤC III. CÁC ĐƠN VỊ LIÊNDOANH
Điều 36.- Các đơn vị liên doanh mà Ngân hàng Công thương hoặccác đơn vị thành viên của Ngân hàng Công thương tham gia, được quản lý, điềuhành và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài, pháp luật về ngân hàng và cácluật khác có liên quan của Việt Nam. Ngân hàng Công thương hoặc các đơn vịthành viên của Ngân hàng Công thương thực hiện mọi quyền, nghĩa vụ và tráchnhiệm đối với các liên doanh này về hoạt động tài chính theo quy định của phápluật và theo hợp đồng đã ký kết.
CHƯƠNG VIII
TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
Điều 37.- Ngân hàng Công thương là đơn vị hạch toán độc lập,thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, tự chủ tài chính trong kinh doanh phù hợpvới Luật Doanh nghiệp nhà nước, pháp luật về ngân hàng, các quy định khác củapháp luật và Điều lệ của Ngân hàng Công thương.
Điều 38.-
1.Vốn điều lệ của Ngân hàng Công thương bao gồm:
a.Vốn được Nhà nước giao tại thời điểm thành lập lại Ngân hàng Công thương;
b.Vốn Nhà nước đầu tư bổ sung (nếu có);
c."Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ" được trích theo quy định của phápluật;
d.Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
2.Ngân hàng Công thương không được sử dụng vốn điều lệ vào các mục đích trái vớiquy định của pháp luật.
3.Khi có sự tăng hoặc giảm vốn điều lệ, Ngân hàng Công thương phải điều chỉnh kịpthời trong bảng cân đối tài sản và công bố vốn điều lệ đã được điều chỉnh.
Điều 39.- Vốn huy động của Ngân hàng Công thương:
1.Ngân hàng Công thương sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã huy động củacác khách hàng đúng thời hạn cả vốn và lãi.
2.Vốn huy động của Ngân hàng Công thương bao gồm các loại vốn mà Ngân hàng Côngthương huy động dưới các hình thức ghi tại Khoản 1, Điều 8 của Điều lệ này.
3.Vốn huy động chỉ sử dụng cho các hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật.
4.Ngân hàng Công thương phải chấp hành các giới hạn về mức huy động và các tỷ lệbảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo quy định củapháp luật.
Điều 40.- Vốn đi vay của Ngân hàng Công thương:
Cácloại vốn đi vay (vay Ngân hàng Nhà nước, vay Ngân hàng nước ngoài, vay các tổchức tín dụng, vay các tổ chức và cá nhân nước ngoài), Ngân hàng Công thương cótrách nhiệm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi nhuận, bảođảm hoàn trả vốn và lãi.
Điều 41.- Vốn tiếp nhận của Ngân hàng Công thương (vốn tài trợ,vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư) để cho vay theo các chương trình, dựán xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước hoặc trợ giúp cho đầu tư phát triểnnhững chương trình, dự án có mục tiêu riêng.
Điều 42.- Các loại vốn khác của Ngân hàng Công thương hình thànhtrong quá trình hoạt động nghiệp vụ, sử dụng theo các quy định của pháp luật.
Điều 43.-
1.Ngân hàng Công thương được thành lập và sử dụng các quỹ tập trung để bảo đảmcho quá trình phát triển của toàn Ngân hàng Công thương đạt hiệu quả cao.
2.Các quỹ tập trung của Ngân hàng Công thương được trích lập và sử dụng theo quyđịnh tại Điều lệ Ngân hàng Công thương, Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thươngvà các quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm:
a.Quỹ đầu tư phát triển;
b.Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo tập trung;
c.Quỹ dự phòng tài chính;
d.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm;
đ.Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi
e.Các loại quỹ khác (được pháp luật quy định).
Điều 44.- Tự chủ về tài chính của Ngân hàng Công thương:
1.Ngân hàng Công thương hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đốicác khoản thu, chi, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển các nguồn vốn kinhdoanh của Ngân hàng Công thương, kể cả phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác.
2.Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ ghi trong bảngcân đối tài sản của Ngân hàng Công thương và các cam kết tài chính khác, nếucó.
3.Ngân hàng Công thương thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chínhtrong toàn Ngân hàng Công thương.
4.Ngân hàng Công thương phải thực hiện hạch toán, kế toán theo hệ thống tài khoảnkế toán do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thoả thuận với Bộ Tài chính.
5.Ngân hàng Công thương có trách nhiệm xây dựng, trình, đăng ký kế hoạch tàichính và gửi các báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Công thươngtheo quy định của pháp luật hiện hành.
6.Ngân hàng Công thương có trách nhiệm nộp các khoản thuế và các khoản nộp kháctheo quy định của pháp luật và Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thương, trừcác khoản thuế mà các đơn vị thành viên đã nộp. Được sử dụng phần lãi sau khihoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo quy định hiện hành,
7.Lợi nhuận của Ngân hàng Công thương được xác định và sử dụng theo chế độ tàichính hiện hành.
8.Lợi nhuận mà Ngân hàng Công thương hoặc các đơn vị thành viên thu được từ phầnvốn góp và các doanh nghiệp khác không phải nộp thuế lợi tức, nếu doanh nghiệpnày đã nộp thuế lợi tức trước khi chia cổ tức cho các bên góp vốn.
9.Hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên và mối quan hệ về hoạt động tàichính giữa Ngân hàng Công thương với các đơn vị thành viên được thực hiện phùhợp với Điều lệ và Quy chế tài chính của Ngân hàng Công thương.
10.Trách nhiệm vật chất của Ngân hàng Công thương trong các mối quan hệ kinh doanhvà trong quan hệ dân sự được giới hạn ở mức tổng số vốn thuộc sở hữu nhà nướcdo Ngân hàng Công thương quản lý tại thời điểm công bố gần nhất.
11.Ngân hàng Công thương phải thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh Kế toán thống kê,chế độ kế toán và báo cáo tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.
12.Ngân hàng Công thương chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính và các hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật.
13.Các trường hợp xử lý khi kinh doanh thua lỗ:
a.Ngân hàng Công thương được áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định củapháp luật để bù đắp các khoản rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh;
b.Trường hợp thua lỗ kéo dài, có nguy cơ phá sản, Ngân hàng Nhà nước có thể đềnghị Chính phủ cho phép đặt Ngân hàng Công thương trong tình trạng bảo tồn vàáp dụng các biện pháp nhằm khôi phục tình hình trở lại bình thường.
CHƯƠNG IX
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VỚI CÁC
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ KHÁCH HÀNG
Điều 45.- Mối quan hệ với Chính phủ:
1.Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ có liênquan đến tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Công thương.
2.Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Ngân hàng Công thương trong tổng thểquy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ của Nhà nước.
3.Chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể; các chính sách về tổchức, cán bộ; chế độ tài chính, tín dụng, thuế, thu lợi nhuận; các chế độ kếtoán thống kê của Nhà nước.
4.Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách,chế độ của Nhà nước tại Ngân hàng Công thương.
5.Chấp hành chế độ kiểm toán nhà nước.
6.Được đề xuất, kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đốivới Ngân hàng Công thương.
7.Được quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác do Nhà nướcgiao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phải bảo toàn, phát triển các nguồnlực đó.
8.Được hưởng các chế độ trợ cấp, hỗ trợ về vốn và các chế độ khác theo quy địnhcủa Chính phủ.
Điều 46.- Mối quan hệ với Bộ Tài chính.
1.Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính về việc:
a.Tuân thủ các chế độ tài chính, kế toán, thuế, tổ chức bộ máy hạch toán, kếtoán;
b.Thực hiện các nhiệm vụ về uỷ thác vốn và các dịch vụ cho ngân sách nhà nước.
2.Chịu sự quản lý của Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan được Chính phủ giaothực hiện một số chức năng của chủ sở hữu trong các lĩnh vực sau:
a.Xác định vốn và các nguồn lực khác mà Nhà nước cho Ngân hàng Công thương quảnlý, sử dụng;
b.Kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lựckhác được giao trong quá trình hoạt động, được thể hiện thông qua bản quyếttoán hàng năm;
c.Thanh tra, kiểm tra nội dung báo cáo kết quả hoạt động tài chính và quyết toánhàng năm;
d.Thống nhất ý kiến để Hội đồng quản trị ban hành Quy chế Tài chính của Ngân hàngCông thương.
3.Chịu sự kiểm tra, thanh tra tài chính và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền củaBộ Tài chính.
4.Được quyền đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng và cácnội dung khác có liên quan đến Ngân hàng Công thương; kiến nghị Bộ Tài chínhphê duyệt để tổ chức thực hiện việc chuyển nhượng tài sản có giá trị lớn, việcthực hiện các nghĩa vụ tài chính, việc phân phối lợi nhuận sau thuế, việc thanhlý tài sản và những thiết bị quan trọng theo quy định của Chính phủ trong Ngânhàng Công thương, việc bổ sung vốn ngân sách cho Ngân hàng Công thương.
Điều 47.- Mối quan hệ với Ngân hàng Nhà nước:
1.Chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp về các lĩnh vực:
a.Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ có liênquan đến Ngân hàng Công thương và doanh nghiệp nhà nước;
b.Xây dựng và ban hành quy hoạch, định hướng phát triển tổ chức bộ máy Ngân hàngCông thương;
c.Thực hiện quy hoạch, định hướng nêu tại tiết b, Khoản 1 của Điều này;
d.Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
2.Chấp hành các công cụ và biện pháp quản lý hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về:
-Tỷ lệ dự trữ bắt buộc;
-Hạn mức tín dụng;
-Hạn mức hoặc định mức tồn khoản về tiền mặt và ngoại tệ;
-Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tối đa về cho vay;
-Tỷ giá hối đoái trên thị trường do Ngân hàng Nhà nước tổ chức;
-Các chế độ báo cáo và thanh tra ngân hàng;
-Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng.
3.Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong việc thựchiện các quy định tại các Khoản 1 và 2 của Điều này và trong phạm vi các chứcnăng khác của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
4.Chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan được Nhà nướcgiao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu trong các lĩnh vực sau:
a.Thành lập, tách, nhập, tổ chức lại, giải thể Ngân hàng Công thương theo uỷquyền của Thủ tướng Chính phủ;
b.Xác định mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Côngthương;
c.Phê chuẩn Điều lệ và các nội dung bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Ngân hàng Côngthương;
d.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị,Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Công thương; giớithiệu người của Ngân hàng Nhà nước tham gia Ban Kiểm soát Ngân hàng Công thương;chuẩn y chức danh Trưởng ban Ban Kiểm soát Ngân hàng Công thương;
đ.Tham gia giao vốn và các nguồn lực khác cho Ngân hàng Công thương, kiểm trahoạt động của Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Công thương có trách nhiệm báocáo theo quy định của Nhà nước và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ngân hàngNhà nước;
e.Tham gia cùng các ngân hàng quốc doanh góp phần quan trọng đáp ứng các nhiệmvụ, mục tiêu cơ bản nhằm thực hiện chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước vàthực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
g.Thực hiện các dự án hùn vốn, liên doanh mua cổ phần và liên doanh hợp tác đầu tư.
5.Được kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về các nội dung có liên quan đến mối quanhệ quy định tại Điều này.
Điều 48.- Mối quan hệ với các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ.
1.Chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan này trong các lĩnh vực:
a.Thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, chất lượng sảnphẩm, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia liên quan;
b.Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường;
c.Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại và xuất, nhập khẩu;
d.Thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của phápluật;
đ.Kiểm tra, giám sát của các cơ quan này về những lĩnh vực thuộc chức năng đã đượcpháp luật quy định cho các cơ quan đó.
2.Được kiến nghị với các cơ quan này về các nội dung có liên quan đến mối quan hệquy định tại Điều này.
Điều 49.- Đối với chính quyền địa phương với tư cách là cơ quanquản lý nhà nước trên địa bàn lãnh thổ, Ngân hàng Công thương chịu sự quản lýnhà nước và chấp hành các quy định hành chính, các nghĩa vụ đối với Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 50.- Quan hệ với các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc:
1.Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
2.Hợp tác, thúc đẩy và hỗ trợ nhau trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuậtnghiệp vụ, quản lý ngân hàng và sự tín nhiệm của khách hàng.
Điều 51.- Quan hệ với khách hàng theo nguyên tắc:
1.Chịu trách nhiệm dân sự đối với tài sản, tiền vốn của khách hàng và cam kết củaNgân hàng Công thương đối với khách hàng trong phạm vi số vốn thuộc sở hữu nhànước do Ngân hàng Công thương quản lý.
2.Giữ bí mật số liệu theo quy định của pháp luật, tạo mọi điều kiện thuận lợi chohoạt động hợp pháp của khách hàng.
CHƯƠNG X
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN
Điều 52.- Việc tổ chức lại Ngân hàng Công thương do Hội đồngquản trị đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
Điều 53.- Ngân hàng Công thương bị giải thể trong trường hợpThống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận làkhông cần thiết duy trì Ngân hàng Công thương. Khi giải thể Ngân hàng Công thương,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Hội đồng giải thể. Số tài sản của Ngânhàng Công thương bị giải thể sau khi đã thanh toán các khoản phải trả theo quyđịnh của pháp luật, thuộc về sở hữu nhà nước.
Điều 54.- Việc tổ chức lại, tách, nhập, giải thể, bổ sung vàthành lập mới các đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương do Hội đồng quản trịđề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
Điều 55.- Ngân hàng Công thương và các đơn vị thành viên gặp khókhăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau khi đã áp dụng các biệnpháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì xử lýtheo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
CHƯƠNG XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 56.- Điều lệ này được áp dụng cho Ngân hàng Công thương.Tất cả các cá nhân, đơn vị thành viên trong Ngân hàng Công thương chịu tráchnhiệm thi hành Điều lệ này.
Điều 57.-
1.Các đơn vị thành viên trong Ngân hàng Công thương căn cứ vào Luật Doanh nghiệpnhà nước, pháp luật Ngân hàng và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chếTổ chức và hoạt động của đơn vị mình, để Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trịphê chuẩn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều lệ và Quy chế củacác đơn vị thành viên không được trái với Điều lệ của Ngân hàng Công thương;
2.Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Ngân hàng Công thương, Hội đồngquản trị trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Các đơn vị thành viênkhi sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế Tổ chức và hoạt động của mình phải doTổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị quyết định.
Điều 58.- Trong trường hợp Điều lệ của Ngân hàng Công thương cóquy định khác với các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Uỷ ban , hân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,Ngân hàng Công thương báo cáo với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủcho phép thực hiện theo Điều lệ của Ngân hàng Công thương.