Văn bản pháp luật: Quyết định 3323/QĐ-UB

Trần Huy Năng
Hải Phòng
Sở Tư pháp Thành phố Hải Phòng;
Quyết định 3323/QĐ-UB
Quyết định
26/11/2001
26/11/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Chủ tịch
2.001
UBND thành phố Hải Phòng

Toàn văn

Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶBAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Về việc ban hành Quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng quỹhỗ trợ sắp xếp
và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

 

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐHẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

Căn cứ 13 số177/1999/QĐ-TTg ngày 30-8-1999 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt độngcủa Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước;

Căn cứ Quy chế quảnlý, thu nộp và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước,ban hành kèm theo Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09-6-2000 của Bộ trưởng BộTài chính;

Căn cứ Quyết địnhsố 1762.QĐ-UB ngày 18-9-2000 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc thành lậpQuỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành phố Hải Phòng;

Theo đề nghị củaGiám đốc Sở Tài chính - Vật giá Hải Phòng;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Quy chế quản lý, thu nộp và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanhnghiệp Nhà nước thành phố Hải Phòng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòngHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giávà thủ trưởng các ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

QUY CHẾ

Quản lý, thu nộp và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổphần hoá
doanh nghiệp Nhà nước thành phố Hải Phòng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3323 ngày 26-11-2001

của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng).

 

CHƯƠNG I: THÀNH LẬP VÀ NGUỒNHÌNH THÀNH QUỸ.

Điều 1: Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phầnhoá doanh nghiệp Nhà nước thành phố Hải Phòng, sau đây gọi tắt là Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 1762/QĐ-UB ngày18/9/2000 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng nhằm giải quyết chế độ cho ngườilao động, tạo điều kiện và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước trongquá trình sắp xếp lại, chuyển đội sổ hữu và chuyển đổi phương thức quản lý. Cụthể là các doanh nghiệp thực hiện chia, tách, sáp nhập, cổ phần hoá, giao, bánkhoán, cho thuê theo quy định tại Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 26/6/1998 vàNghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ và Quyết định số177/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2: Nguồn vốn của Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp Nhà nước tại Hải Phòng được hình thành từ các khoản thu khi thựchiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Uỷ ban nhândân thành phố quản lý; các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước đối với thành phố, để thực hiện sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệpNhà nước và ngân sách địa phương cấp theo kế hoạch hàng năm (nếu có).

Điều 3: Các nguồn thu cụ thể từ doanhnghiệp vào Quỹ sắp xếp gồm:

1- Tiền thực thu từbán phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá(bao gồm cả tiền thu cổ phần bán trả chậm cho người lao động).

2- Tiền thu được từcác hoạt động bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước (sau đó bánlại cho người nhận thuê) sau khi trừ chi phí phục vụ cho việc bán, khoán, chothuê doanh nghiệp; thanh toán các khoản nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, thanhtoán các khoản nợ có đảm bảo và các khoản chi phí khác theo quy định của phápluật.

3- Tiền thu từ việcchuyển nhượng cổ phần của người lao động ở các doanh nghiệp sau 3 năm thực hiệnhình thức giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp (thu 30% trị giácổ phần tại thời điểm được giao doanh nghiệp).

4- Tiền thu từ việcthu hồi các khoản công nợ khó đòi đã được xử lý, bán các tài sản không cầndùng, tài sản ứ đọng, tài sản thanh lý đã loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệpkhi chuyển đổi sở hữu sau khi trừ chi phí phục vụ cho các hoạt động nhượng bán,thanh lý tài sản, thu hồi công nợ.

5- Tiền thu về bán cáctài sản của doanh nghiệp Nhà nước bị giải thể, sau khi trừ các chi phí phục vụcho hoạt động giải thể doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ như quy định tạiThông tư số 25/TC/TCDN ngày 15/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủtục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước.

6- Cổ tức và các khoảnthu nhập được chia từ phần vốn góp của Nhà nước theo quy định của Chính phủ vàBộ Tài chính tại các công ty cổ phần, công ty TNHH được hình thành trên cơ sởthực hiện chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước hoặc do các doanh nghiệpnày góp bằng vốn Nhà nước.

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG QUỸ.

I- Chi giải quyếtchính sách và hỗ trợ cho người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện sắp xếpvà chuyển đổi sở hữu:

Điều 4: Trước khi thực hiện sắp xếphoặc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước, Giám đốc doanh nghiệp và Ban đổimới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn doanhnghiệp:

1- Lập danh sách vàphân loại số lao động hiện có của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp và chuyển đổisở hữu theo các đối tượng:

Lao động thuộc diệnđào tạo, đào tạo lại để bố trí việc làm mới.

Lao động bị mất việc.

Lao động tự nguyệnthôi việc.

Lao động hết hạn hợpđồng.

2- Lập phương án giảiquyết chính sách cho số lao động này theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội. Phương án giải quyết chính sách cho người lao động của cácdoanh nghiệp phải xác định rõ:

Tổng số chi phí đểgiải quyết chính sách cho người lao động.

Khả năng tự thanh toáncủa doanh nghiệp từ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Số còn thiếu đề nghịQuỹ hỗ trợ.

3- Danh sách và phươngán giải quyết chính sách cho người lao động thuộc diện được đào tạo lại để bốtrí công việc mới, lao động hết hạn hợp đồng hoặc tự nguyện thôi việc, lao độngkhông bố trí được việc làm, phải được công bố công khai tại doanh nghiệp và gửicùng Đề án sắp xếp hoặc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp cho Sở quản lý chuyênngành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới vàphát triển doanh nghiệp và Sở Tài chính - Vật giá để tổng hợp báo cáo Uỷ bannhân dân thành phố quyết định mức hỗ trợ.

Điều 5: Mức hỗ trợ từ Quỹ cho việc đàotạo và đào tạo lại để giải quyết việc làm mới cho người lao động để tiếp tụclàm việc tại doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu trongphương án nói tại Điều 4 được xác định như sau:

1- Đối với người laođộng thuộc diện được đào tạo, đào tạo lại tại các doanh nghiệp Nhà nước sau khithực hiện chia tách, sáp nhập: Mức hỗ trợ của Quỹ bằng 50% định mức kinh phí doNhà nước quy định cho 01 năm đào tạo và đào tạo lại; phần chi phí đào tạo cònthiếu doanh nghiệp hạch toán và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

2- Đối với số lao độngthuộc diện được đào tạo và đào tạo lại tại các doanh nghiệp Nhà nước sau khithực hiện cồ phần hoá, giao, bán khoán kinh doanh, cho thuê: Hỗ trợ theo kinhphí thực tế phát sinh nhưng không vượt quá mức kinh phí do Nhà nước quy địnhcho 01 năm đào tạo và đào tạo lại; phần chi phí còn thiếu doanh nghiệp hạchtoán và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

3- Định mức chi phíđào tạo và đào tạo lại được điều chỉnh thích hợp trong từng thời kỳ, trước mắtáp dụng theo định mức chi đào tạo đã được Bộ Tài chính quy định và áp dụng từnăm 1998 (Phụ biểu đính kèm).

Điều 6: Mức hỗ trợ từ Quỹ để thanhtoán các khoản trợ cấp cho người lao động bị mất việc, thôi việc (hết hạn hợpđồng được tự nguyện chấm dứt hợp đồng) ở các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp vàchuyển đổi sở hữu trong Quy chế nói tại Điều 4 được xác định như sau:

Mức hỗ trợ từ
Quỹ sắp xếp
doanh nghiệp

=

Chi phí trợ cấp cho người lao động
thôi việc, mất việc

-

Số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp

 

Chi phí trợ cấp thôiviệc, mất việc theo chế độ được quy định tại Bộ Luật lao động, Nghị định số198/CP ngày 31/12/1994, Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ và cácvăn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 7: Căn cứ vào phương án và mức hỗtrợ từ Quỹ được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt, doanh nghiệp tiến hành:

Lập hồ sơ đề nghị cơquan quản lý Quỹ chuyển tiền hỗ trợ.

Tiếp nhận các khoản hỗtrợ từ Quỹ.

Tổ chức chi trả chocác đối tượng.

Thanh quyết toán vớiQuỹ sắp xếp doanh nghiệp.

Điều 8: Hồ sơ đề nghị Quỹ bao gồm:

Phương án hỗ trợ đểgiải quyết chính sách cho người lao động ở doanh nghiệp đã được Uỷ ban nhân dânthành phố phê duyệt (kèm theo danh sách người lao động được hưởng trợ cấp vàmức trợ cấp được hưởng).

Bản sao báo cáo tàichính của doanh nghiệp tại thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp và chuyển đổisở hữu.

Hợp đồng đào tạo giữadoanh nghiệp và cơ sở đào tạo (trường hợp doanh nghiệp không có cơ sở tự đàotạo).

II- Chi hỗ trợ và đầutư vốn cho doanh nghiệp:

Điều 9: Bổ sung vốn cho các doanh nghiệpNhà nước bao gồm:

1- Bổ sung vốn cho cácdoanh nghiệp Nhà nước cần ưu tiên củng cố.

2- Bổ sung vốn cho cácdoanh nghiệp có số vốn Nhà nước không đủ để thực hiện chính sách ưu đãi về giábán cổ phần cho người lao động theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệtnhư quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6-1998 của Chínhphủ.

3- Bổ sung vốn cho cácdoanh nghiệp có số vốn Nhà nước không đủ để đảm bảo tỷ trọng vốn Nhà nước chiphối.

Đối với các doanhnghiệp loại này mức hỗ trợ của Quỹ được xác định trên cơ sở: Tỷ trọng vốn Nhà nướccần thiết phải duy trì trong cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp theo phương ánchuyển đổi sở hữu đã được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt và số vốn Nhà nướcthực tế có ở doanh nghiệp.

4- Bổ sung vốn cho cácdoanh nghiệp có tỷ trọng vốn Nhà nước trên vốn kinh doanh thấp, để tạo điềukiện cho doanh nghiệp xử lý các khoản nợ quá hạn và cơ cấu lại nợ, nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh trước khi chuyển đổi.

Đối với các doanhnghiệp loại này mức hỗ trợ của Quỹ được xác định trên cơ sở: Phương án có cấulại nợ trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu của doanh nghiệp được Uỷ ban nhândân thành phố phê duyệt. Tổng số nợ vay quá hạn và khả nămg thanh toán thực tếcủa doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định thực hiện chuyển đổi sở hữu.

Điều 10: Đầu tư vốn cho những doanhnghiệp đã thực hiện cổ phần hoá.

1- Hình thức hỗ trợ:Mua lại cổ phiếu do các doanh nghiệp nói trên phát hành để thực hiện dự án đầutư.

2- Mức và phạm vi hỗtrợ từ Quỹ.

Đối với những doanhnghiệp Nhà nước cần thiết phải giữ cổ phần chi phối: Quỹ sắp xếp doanh nghiệpthực hiện thực hiện sự hỗ trợ vốn (mua lại cổ phiếu) cho doanh nghiệp theo phươngán hỗ trợ được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt, tiến độ thực hiện dự án vàtỷ trọng cổ phần Nhà nước cần thiết phải duy trì trong cơ cấu vốn của doanhnghiệp.

Điều 11: Hỗ trợ thanh toán nợ nhữngdoanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao, bán, cho thuê:

1- Đối với các doanhnghiệp thực hiện giao, cho tập thể người lao động: Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗtrợ thanh toán nợ Bảo hiểm xã hội cho những doanh nghiệp không có khả năngthanh toán tại thời điểm có quyết định giao doanh nghiệp do hoạt động sản xuấtkinh doanh trước đó bị lỗ.

2- Đối với các doanhnghiệp Nhà nước thực hiện bán, cho thuê (sau đó bán lại cho người nhận thuê):Quỹ sắp xếp doanh nghiệp chỉ hỗ trợ thanh toán các khoản nợ Bảo hiểm xã hội, nợNgân hàng, nợ phải trả khác trong trường hợp không có người mua nào chịu thừakế nợ và các khoản thu từ hoạt động cho thuê, bán doanh nghiệp, thu hồi công nợphải thu, số dư vốn bằng tiền tại thời điểm bán không đủ thanh toán. Việc chithanh toán hỗ trợ trong trường hợp này chỉ được thực hiện khi có quyết định củaBộ Tài chính.

Điều 12: Các doanh nghiệp thuộc đối tượngđược Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ, bổ sung vốn ở các Điều 9, Điều 10, Điều11 nói trên, khi có nhu cầu phải lập phương án đề nghị Quỹ hỗ trợ kèm theo cáctài liệu có liên quan (kế hoạch thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, cho thuêdoanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn hoặc xác nhận; Quyết định phêduyệt dự án đầu tư, phương án phát hành cổ phiếu, phương án cơ cấu lại nợ trướckhi thực hiện chuyển đổi sở hữu; báo cáo tài chính doanh nghiệp ...) gửi Uỷ bannhân dân thành phố đồng thời gửi Sở Tài chính - Vật giá để tổ chức thẩm định vàtrình Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt phương án hỗ trợ; Khi phươngán hỗ trợ được duyệt, Sở Tài chính - Vật giá làm thủ tục chuyển kinh phí hỗtrợ.

Điều 13: Các doanh nghiệp được tiếpnhận các khoản hỗ trợ, bổ sung vốn từ Quỹ có trách nhiệm quản lý và sử dụngnguồn vốn hỗ trợ đúng theo phương án đã được Uỷ ban nhân dân thành phố phêduyệt và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Quỹ và cơ quan tài chínhdoanh nghiệp. Nếu phát hiện hành vi sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ sai mụcđích và vi phạm chế độ, Sở Tài chính - Vật giá cơ quan trực tiếp quản lý Quỹphải báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố để có quyết định thu hồi và xửlý vi phạm theo pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG III: QUẢN LÝ QUỸ.

I- Phân cấp quản lýquỹ:

Điều 14: Việc quản lý trực tiếp Quỹ đượcphân cấp và thực hiện theo Điều 4 của Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là: Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở HảiPhòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý, quyết định cáckhoản chi hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Hải Phòng quảnlý trong quá trình sắp xếp và chuyển đổi sở hữu.

Điều 15: Giao cho Sở Tài chính - Vậtgiá giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý Quỹ theoquy định của Chính phủ và Bộ Tài chính. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đôn đốc các doanhnghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu, Ban thanh lý tài sản và Hội đồng giải thểcác doanh nghiệp nộp ngay vào Quỹ số tiền thu được từ việc giao, bán, khoán,cho thuê, cổ phần hóa doanh nghiệp, thanh lý nhượng bán tài sản của các doanhnghiệp bị giải thể, hoặc tài sản và thu hồi công nợ không tính vào giá trịdoanh nghiệp trước khi chuyển đổi hình thức sở hữu (sau khi trừ các khoản chiphí theo chế độ).

Thẩm định phương án hỗtrợ cho các doanh nghiệp địa phương trình Uỷ ban nhân dân thành phố duyệt mứchỗ trợ, kiểm tra sử dụng nguồn vốn của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở các doanhnghiệp địa phương và thực hiện chức năng quản lý trực tiếp Quỹ sắp xếp doanhnghiệp địa phương.

Hàng năm căn cứ vào kếhoạch sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước của Uỷ ban nhân dânthành phố, Sở Tài chính - Vật giá lập kế hoạch thu và dự kiến các khoản chi từQuỹ sắp xếp báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Căn cứ vào khả năng vànhu cầu chi tiêu của Quỹ, bố trí nguồn trong cân đối ngân sách hàng năm để cấpvốn bổ sung cho Quỹ.

Thực hiện chế độ báocáo hạch toán kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 16: Các ngành chức năng phối hợpvới Sở Tài chính - Vật giá trong việc kiểm tra các khoản chi phí cho việcchuyển đổi sở hữu ở các doanh nghiệp thuộc ngành, xác định số tiền phải nộp vàđôn đốc doanh nghiệp nộp tiền vào tài khoản của Quỹ. Người đại diện phần vốncủa Nhà nước góp tại các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn có tráchnhiệm kiểm tra, đôn đốc việc phân phối và trích chuyển kịp thời các khoản thunhập được chia vào tài khoản của Quỹ.

Điều 17: Tài khoản Quỹ.

Quỹ sắp xếp doanhnghiệp Nhà nước Hải Phòng được gửi vào tài khoản 945.07.00.00001 tại Kho bạcNhà nước thành phố Hải Phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố làm chủ tàikhoản. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài chính -Vật giá ký uỷ nhiệm chi Quỹ cho Kho bạc Nhà nước theo quyết định phê duyệt củaUỷ ban nhân dân thành phố.

II- Thẩm định thanhtoán trợ cấp và hỗ trợ.

Điều 18: Qui trình thẩm định, trình Uỷban nhân dân thành phố phê duyệt mức hỗ trợ từ Quỹ.

Đối với các khoản hỗtrợ về lao động và đào tạo: Sau khi nhận được hồ sơ của Ban đổi mới tại doanhnghiệp, Sở Tài chính - Vật giá chủ trì mời Sở quản lý chuyên ngành, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanhnghiệp thành phố cùng tham gia. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Sở Tài chính -Vật giá trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Đối với các khoản hỗtrợ và đầu tư vốn cho doanh nghiệp: Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp SởTài chính - Vật giá chủ trì mời Sở quản lý chuyên ngành, Thường trực Ban chỉđạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thành phố cùng tham gia. Trên cơ sở kếtquả thẩm định, Sở Tài chính - Vật giá trình Uỷ ban nhân dân thành phố phêduyệt.

Điều 19: Trước khi thực hiện cấp phát,thanh toán, Sở Tài chính - Vật giá phải kiểm tra lại điều kiện, việc tính toánmức trợ cấp, hỗ trợ cho các đối tượng, chỉ thực hiện thanh toán các khoản trợcấp và hỗ trợ cho người lao động và các doanh nghiệp thuộc đối tượng được thụ hưởngkhi có đầy đủ hồ sơ và ý kiến phê duyệt của Uỷ ban nhân dân thành phố.

Trường hợp phát hiệnsai sót hoặc có điểm chưa rõ, Sở Tài chính - Vật giá phải báo cáo ngay với Uỷban nhân dân thành phố về mức và phương án hỗ trợ để kịp thời xem xét, điềuchỉnh.

Điều 20: Việc cấp phát thanh toán cáckhoản trợ cấp và hỗ trợ từ Quỹ cho người lao động và doanh nghiệp thực hiện sắpxếp và chuyển đổi chủ sở hữu được thực hiện theo trình tự ưu tiên sau:

1- Hỗ trợ kinh phí đàotạo, đào tạo lại cho người lao động.

2- Hỗ trợ giải quyếtchính sách cho người lao động bị mất việc, thôi việc.

3- Hỗ trợ thanh toáncác khoản nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội.

4- Hỗ trợ để thực hiệnchính sách ưu đãi giá cho người lao động ở những doanh nghiệp Nhà nước cổ phầnhoá có số vốn Nhà nước không để để thực hiện.

5- Hỗ trợ tài chínhcho các doanh nghiệp Nhà nước cần ưu tiên củng cố để thực hiện chuyển đổi sởhữu.

6- Đầu tư vốn cho cácdoanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá theo phương án được Uỷ ban nhân dân thànhphố phê duyệt.

Điều 21: Căn cứ vào Quyết định phêduyệt của Uỷ ban nhân dân thành phố và Uỷ nhiệm chi của Sở Tài chính - Vật giá,Kho bạc Nhà nước làm thủ tục chuyển tiền trợ cấp, hỗ trợ cho doanh nghiệp vàcác đối tượng thụ hưởng.

Kho bạc Nhà nước khôngđược sử dụng nguồn quỹ vào mục đích khác hoặc thanh toán các khoản chi trái vớiquy định của Quy chế này.

III- Chế độ báo cáo -kế toán và kiểm tra Quỹ.

Điều 22: Quỹ sắp xếp doanh nghiệp cótrách nhiệm mở sổ sách kế toán, hạch toán đầy đủ mọi khoản thu chi và lưu giữchứng từ theo đúng chế độ Nhà nước quy định. Năm tài chính của Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 31 tháng 12. Năm tàichính đầu tiên được tính từ ngày Quỹ bắt đầu hoạt động đến ngày kết thúc năm.

Điều 23: Định kỳ hàng tháng, quý Sở Tàichính - Vật giá có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý sử dụng Quỹ cho Chủtịch Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ trưởng Bộ Tài chính. Kết thúc năm tàichính, trong phạm vi 45 ngày cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp phải lậpvà gửi báo cáo quyết toán Quỹ cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính) để phối hợp kiểmtra, xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt và tổng hợp báo cáoChính phủ. Báo cáo quyết toán Quỹ phải phản ánh đầy đủ, trung thực tình hìnhQuỹ ở thời điểm lập báo cáo, tình hình thu chi và những vấn đề còn tồn tạitrong công tác quản lý Quỹ như: Các khoản chưa thu được hoặc chưa chi; Cáckhoản vượt chi hoặc chưa có nguồn thanh toán, kèm theo xác nhận số dư Quỹ củaKho bạc Nhà nước nơi Quỹ mở tài khoản.

Điều 24: Quỹ sắp xếp doanh nghiệp chịusự kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ của Bộ Tài chính trực tiếp là CụcTài chính doanh nghiệp.

CHƯƠNG IV: XỬ LÝ VI PHẠM.

Điều 25: Những hành vi vi phạm các điềukhoản quy định trong Quy chế này tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xửlý theo quy định của pháp luật hiện hành./.

 


Nguồn: vbpl.vn/haiphong/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21288&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận