quyết địnhQUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH NGHỆ AN
Về một số chính sách hộ trợ người trồng mía.
UBND TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/06/1994;
Theo đề nghị của giám đốc các Sở công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch và đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Nay ban hành một số chính sách phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh Nghệ An.1.1: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh việc khai hoang, phục hoá nhằm mở rộng diện tích trồng mía - phấn đấu đến năm 200 tăng thêm 1000 ha diện tích khai hoang.
Ngoài các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với diện tích khai hoang trên mỗi ha 300.000 đồng, 100.000đ/ha cho diện tích phục hoá và chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía.
2.1: Đối với diện tích mía thu năm 1998 và mía chính vụ 2001:
Tất cả mọi thành phần kinh tế đều được vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp ở các huyện trồng mía. Người vay vốn chỉ chịu phần lãi suất bằng lãi vay của Ngân hàng người nghèo. Phần chênh lệch giữa lãi suất Ngân hàng Nông nghiệp và lãi suất ngân hàng người nghèo, Ngân sách tỉnh cấp bù.
Mức cho vay cụ thể như sau:
- Đối với diện tích trồng mới 5.500.000 đ/ha
- Đối với mía lưu gốc và chăm sóc 2.500.000đ/ha.
Các hộ nghèo theo quy định của Ngân hàng được vay đến 10.000.000đ/hộ không phải thế chấp nhưng phải có hợp đồng ký trồng và bán mía cho các nhà máy đường của Tỉnh.
Ngoài ra các ngân hàng sẽ ưu tiên cho các đối tượng trong vùng nguyên liệu được vay vốn mua sắm hoặc sửa chữa phương tiện vận chuyển nguyên liệu mía đường, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trong vùng.
3.1: Về hộ trợ giá giống trồng mía mới vụ thu năm 1998, trong vùng tập trung là 1500 ha, vùng Anh Sơn 100 ha, vùng Tân Kỳ 300 ha.
- Các nhà máy đường được hỗ trợ các chủ trồng mía 840.000đồng/ha .
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 350000đ/ha, trong đó hỗ trợ giống 250.000đ/ha, hỗ trợ diện tích phục hoá và chuyển đổi cây trồng mía thu 100.000đ/ha.
- Ngân sách Tỉnh sẽ để lại phần thuế sử dụng đất nông nghiệp trên diện tích phục hoá, khai hoá, chuyển đổi cây trồng để trồng mía trong 3 năm để khuyến khích nông dân ổn định vùng mía nguyên liệu.
4.1: Đối với công ty mía đường có trách nhiệm trong việc:
- Đảm bảo gía mua mía nguyên liệu tại ruống đối với mía có mười chữ đường trở lên không dưới 200.000 đ/tấn
- Các khoản hỗ trợ cho phép được hình thành trong giá mua mía bao gồm: Hỗ trợ vùng sâu, vùng xa nhà máy, hỗ trợ thu hoạch sớm hoặc muộn do yêu cầu trải vụ, khuyến khích chữ đường cao, khuyến khích tự bỏ vốn trồng mía.
-Công ty phải tìm nguồn vốn để ứng trước cho nông dân trồng mía, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, giống mới.
Có chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động và khen thưởng người trồng mía giỏi.
5.1: Về đầu tư cơ sở hạ tầng:
Cho phép trích 2% giá nguyên liêu mía để đưa vào giá thành sản xuất đường. Số tiền này thu từ các nhà máy nhằm hình thành quỹ đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu và quỹ khen thưởng người trồng mía.
6.1: Hàng năm ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí khuyến nông để thực hiện chương trình khuyên nông phát triển trồng mía vùng đồi.
7.1: Về chế độ khen thưởng đối với các tổ chức tập thể
- Các huyện hoàn thành chỉ tiêu trồng mía được giao hàng năm sẽ được thưởng bằng tiền, căn cứ vào khối lượng diện tích của từng huyện.
- Các xã hoàn thành và vượt diện tích được giao từng vụ được thưởng 30.000đ/ha.
Điều 2: Giao giám đốc các sở kế hoạch và đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, tài chính, vật giá, giao thông vận tải, các ngân hàng công ty mía đường, giám đốc các nhà máy đường, Chủ tịch UBND các huyện vùng nguyên liệu mía, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình nguyên liệu và các chính sách đối với người trồng mía. Tuyệt đối không được để xẩy ra những khó khăn, vướng mắc không đáng có làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông Chánh văn phòng UBND Tỉnh, giám đốc các sở, Chủ tịch UBND các huyện, công ty mía đường và các nhà máy đường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.