QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc phê duyệt Định hướng phát triển thoát nước đôthị Việt Nam đến năm 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại Tờ trình sô 35/TTr-BXDngày 20/11/1998,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt Định hướng phát tríển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 vớinhững nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU
Nhằmđịnh hướng cho việc phát triển lĩnh vực thoát nước đô thị, phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàbảo vệ môi trường; trên cơ sở đó, lập kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệthống thoát nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn.
A. MUC TIÊU TRUỚC MẮT (ĐẾN NĂM 2005)
Chuẩnbị tốt cho sự phát triển hệ thống thoát nước đô thị, nhanh chóng cải thiện tìnhhình thoát nước tại các đô thị:
l.Ưu tiên giẫi quyết thoát nước mưa:
Xóabỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại I và loại II; trước hết tại Thủđô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Cải thiện một bước tình hình thoát nước mưaở các đô thị từ loại IIIđến loại V; đốivới các đô thị có điều kiện địa hình thuận lợi, có thể nghiên cứu cải thiện hệthống thoát nước mưa ở mức độ cao hơn;
Mởrộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước từ 30 - 40% hiện nay lên 50 -60%; đối với Thủ đô Hà Nội đạt 80%.
2.Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước thải:
Ưu tiên Thủ đô Hà Nội, thành phốHồ Chí Minh và các thành phố lớn, các trung tâm du lịch như Hải Phòng, Đà Nẵng,Hạ Long, Huế, Vũng Tàu; Xử lý cục bộ nước thải bệnh viện và nước thải côngnghiệp trước khi xả vào cống chung của thành phố,
Xóabỏ xí thùng trong các đô thị trước năm 2005 (đối với Thủ đô Hà Nội, xóa bỏ xíthùng trước năm 2001); có đủ nhà vệ sinh công cộng tại những nơi có nhiều kháchvãng lai như chợ, bến tàu bến xe;
Giữgìn, chống xuống cấp hệ thống thoát nước hiện có tại các đô thị;
Xâydựng hệ thống thoát và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tạicác khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới.
3.Xây dựng mô hình doanh nghiệp công ích cho các công ty thoát nước đô thị: Từngbước khác phục cơ chế bao cấp ban hành chính sách thu phí thoát nước để cáccông ty thoát nước có nguồn thu trang trải chi phí quản lý, vận hành.
4.Chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững:
Kiệntoàn tổ chức ở các cấp và cơ sở;
Pháttriển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ công nhân;
Tăngcường hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng các nguồn nước;
Tuyêntruyền giáo dục, nâng cao dân trí;
Sảnxuất thiết bị, phụ tùng, vật tư trong nước.
B. MUC TIÊU LÂU DÀI (ĐẾN NĂM 2020)
Giảiquyết cơ bản yêu cầu về thoát nước nhằm bảo vệ và nâng cấp môi trường đô thị,phục vụ tốt đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách nhanh chóng,bền vững:
l.Xóa bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô thị; từng đôthị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môitrường.
Mởrộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước đô thị từ 50 - 60% lên 80 - 90%;đối với Thủ đô Hà Nội, thành phố Phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại II, các đôthị nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế, phát triển du lịch, các khucông nghiệp, khu chế xuất, đạt 90 - 100%.
2.Thiết lập cơ chế tài chính bảo đảm sự phát triển bền vững cho các hệ thốngthoát nước đô thị.
3.Phát triển khoa học kỹ thuật: ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao côngnghệ, hiện đại hóa hệ thống thoát nước đô thị để đạt trình độ quốc tế hoặc tươngđương các nước trong khu vực.
4.ÁP dụng các tiêu chuẩn, quy phạmtiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam hội nhập với các nước trongkhu vực và thế giới.
II. CÁCBIỆN PHÁP CHỦ YẾU
l.Kiện toàn tổ chức, tăng cường pháp chế, giáo dục cộng đồng:
Tổchức hợp lý chuyên ngành thoát nước thuộc Bộ Xây dựng để phối hợp với các Bộ,ngành liên quan làm tốt chức năng quản lý nhà nước như: hoạch định chính sách,lập kế hoạch, giám sát điều phối, đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ,quản lý dự án;
Kiệntoàn tổ chức và nâng cao năng lực đối với chuyên ngành thoát nước thuộc Sở Xâydựng, Sở Giao thông công chính và các công ty thoát nước đô thị để quản lý vàthực hiện quy hoạch, kế hoạch thoát nước các đô thị trên địa bàn;
Phâncông, phân cấp và nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương trongviệc chỉ đạo thực hiện công tác thoát nước đô thị trên địa bàn;
Tăngcường pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong lĩnh vực thoát nước đôthị; Tăng cường các hoạt động liên ngành trong tuyên truyền giáo dục cộng đồng,nâng cao dân trí, thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực thoát nước đô thị; tăng cườngcác biện pháp bảo đảm vệ sinh đường phố, nơi công cộng, thu gom chất thải rắnđể khắc phục tình trạng tắc cống, ga thu nước thải.
2.Đổi mới chính sách tài chính, phát huy nội lực tạo nguồn vốn phát triển lĩnhvực thoát nước đô thị:
Ngoàivốn ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn vốn từ các thành phẩn kinh tếtrong nước;
Tranhthủ các nguồn vốn nước ngoài như vốn vay và tài trợ của các ngân hàng quốc tế,các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế khác;
Thựchiện đa dạng hóa đầu tư, ban hành chính sách thu phí thoát nước bảo đảm cho cáccông ty thoầt nước từng bước trang trải được các chi phí quản lý và vận hành;
Banhành các chính sách về thuế và tín dụng nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước đầu tư xây dựng công trình thoát nước;
Nhànước quy định mức đầu tư bảo vệ môi trường có liên quan đến thoát nước đô thịđổi với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3.Nghiên cứu và áp dụng biện pháp kỹ thuật dồng bộ; hiện dại hóa công nghệ sảnxuất vật tư thiết bị trong nước: Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và phân kỳ hợplý trong việc lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước phù hợp với quy hoạch chungvà quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị; bảo đảm diện tích hợp lý dànhcho xây dựng hệ thống thoát nước trong quy hoạch sử dụng đất tại các đô thị;
Đốivới các khu đô thị mới, phải tiến hành đầu tư đồng bộ các công trình liên quanđến thoát nước và môi trường ngay từ giai đoạn đầu;
Quyđịnh và quản lý chặt chẽ về cấp xây dựng của từng khu vực để tránh úng ngập cụcbộ trong đô thị;
Lựachọn và áp dụng các giai pháp thoát nước và các loại công nghệ khác nhau, từđơn giản đến hiện đại, phù hợp với từng vùng và từng đô thị, chú ý tới các đôthị vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng trũng, vùng núi và các vùng đặc trưngkhác;
Đốivới phần lớn các đô thị, trong giai đoạn đầu, áp dụng công nghệ đơn giản, tậndụng tối đa điều kiện tự nhiên để tiêu thoát nước mưa và xử lý nước thải, như:khả năng thẩm thấu của đất khả năng điều tiết nước mưa pha loãng và làn sạch nướcthải bằng sinh vật trong hồ ao, sông ngòi, kênh rạch, thủy triều;
Áp dụng công nghệ tiên tlến, hiện đại đối với các thànhphố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp, khu chếxuất khu du lịch;
Phấnđấu đấn năm 2010-2015 tự sản xuất được khoảng 70% vật tư, thiết bị, phụ tùngthay thế trong hệ thống thoát nước như máy bơm máy khuấy, các loại ống, cốngthoát nước, phụ kiện (van, tê, cút, môí nối), các vật liệu lọc hóa chất...
4.Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Đàotạo đủ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ để quản lý, vận hành tốt hệ thống thoát nướcvà để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại được đưa vào Việt Namthông qua các dụ án. Phấn đấu đến năm 2005 cung cấp đầy đủ cán bộ đã qua đàotạo cho tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Xây dựng chươngtrình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế,kế hoạch, tài chỉnh đến công nhân vận hành, bảo dưỡng.
Tạođiều kiện thuận lợi cho cán bộ, công nhân trong nước làm việc trực tiếp vớichuyên gia nước ngoài để học hỏi nâng cao trình độ. Mặt khác, có chính sáchkhuyến khích động viên sự tham gia đóng góp của các chuyên gia người Việt Namđang sống ở nước ngoài.
Pháttriển các trung tâm đào tạo chuyên ngành cấp thoát nước; thành lập hoặc mở rộngchuyên ngành cấp thoát nước tại các trường Đại học: Xây dựng, Kiến trúc, Báchkhoa; phát triển các Trung tâm dạy nghề đào tạo công nhân chuyên ngành cấpthoát nước có tay nghề cao.
Điều 2.Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Khoa học,Cồng nghệ và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Côngnghiệp, Y tế, Ban Tổ chức - Cán bộ Chínhphủ và các Bộ, ngành liên quan, ỦY ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫnthực hiện Định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020; cụ thể hóanhững nội dung tại Điều 1 của Quyết định này để bảo đảm thực hiện có hiệu quảchương trình đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước các đô thị trongcả nước; lập mới hoặc rà soát quy hoạch, kế hoạch trước mắt và dài hạn của từngđịa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị để làm cơ sở cho việc triểnkhai các dự án đầu tư hệ thống thoát nước đô thị.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngàv kể từ ngày ký.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bô, cơ quan thuộc Chính phủ và cácChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.