Văn bản pháp luật: Quyết định 42/2002/QĐ-BNN

Bùi Bá Bổng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 42/2002/QĐ-BNN
Quyết định
19/06/2002
04/06/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành

Thứ trưởng
2.002
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

C sở dữ liệu văn bn quy phạm pháp luật

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ "Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá";

Căn cứ vào Quy chế lập, xét duyệt và ban hành kèm theo quyết định số 135/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 10 năm 1999;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành các tiêu chuẩn ngành sau:

1. 10 TCN 515-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ chuột hại lúa của các thuốc trừ chuột.

2. 10 TCN 516-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hại xoài của các thuốc trừ bệnh.

3. 10 TCN 517-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh giả sương mai hại cây họ bầu bí của các thuốc trừ bệnh.

4. 10 TCN 518-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi hại chè của các thuốc trừ sâu.

5. 10 TCN 519-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ sâu khoang hại đậu đỗ của các thuốc trừ sâu.

6. 10 TCN 520-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp sáp hại cà phê của các thuốc trừ sâu.

7. 10 TCN 521-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ thập tự của các thuốc trừ sâu.

8. 10 TCN 522-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ nhện lông nhung hại cây vải của các thuốc trừ nhện.

9. 10 TCN 523-2002 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ nhện hại cây có múi của các thuốc trừ nhện.

10. 10 TCN 524-2002 Thuốc trừ cỏ 2,4D

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và CLSP, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

QUY PHẠM

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNGHIỆU LỰC PHÒNG TRỪ CHUỘT HẠI LÚA

CỦA CÁC THUỐC TRỪ CHUỘT

Bio - Test of rodenticides against rat in the rice field

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ chuột hại lúa (Rattus argentiventer, R. losea Swinhoe, R. exulans, Musmusculus homourus Hodyson, ...) của các loại thuốc trừ chuột đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở thuộc màng lưới khảo nghiệm thuốc BVTV mới của Cục Bảo vệ thực vật, có đủ điều kiện như điều 11 của quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ nông nghiệp và PTNT.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm:

Các khảo nghiệm thuốc trừ chuột khi triển khai phải chú ý bố trí những nơi xa dân cư, khu chăn nuôi. Phải có biển báo khu vực khảo nghiệm, khi tiến hành đặt bả phải chú ý quản lý thuốc không để ảnh hưởng tới con người, gia súc. Phải có hướng dẫn an toàn cho nhân dân, trạm y tế gần nhất phải biết cách chữa trị trong trường hợp người, vật bị ngộ độc thuốc.

Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những ruộng lúa thuờng bị chuột gây hại, có mật độ phù hợp cho khảo nghiệm; trong các thời vụ và giai đoạn phát triển của cây trồng thuận lợi cho chuột phát triển và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái. Không bố trí khảo nghiệm vào giai đoạn lúa trổ đến chín và lúa mới sạ.

Các khảo nghiệm phải được tiến hành diện hẹp và diện rộng ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất, nhưng nhất thiết phải tiến hành khảo nghiệm diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp tốt thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:

Chọn địa đIểm khảo nghiệm: do đặc tính sinh học, tập tính kiếm mồi, hoạt động của các loài chuột nên việc chọn điểm khảo nghiệm cần chú ý chọn đIểm khảo nghiệm nơi có nhiều chuột đang phá hại và ruộng phải đủ rộng, liền thửa, không bị ngăn cách bởi kênh rạch quá lớn sẽ không đản bảo cho việc bao kín bằng nylon trong khu vực khảo nghiệm.

Bố trí khảo nghiệm: Sau khi đã chọn được địa điểm khảo nghiệm, tiến hành bao kín diện tích ô khảo nghiệm bằng nylon có chiều cao tối thiểu lá 0,5 m để ngăn không cho chuột từ bên ngoài vào cũng như chuột từ bên trong di chuyển đi nơi khác trong suốt thời gian khảo nghiệm.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

Diện tích ô tối thiểu là 1 ha và được tiến hành ở những vùng sinh thái khác nhau.

2.3. Tiến hành đặt thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được đặt đều trên toàn ô khảo nghiệm, khoảng cách giữa các điểm đặt bả thuốc(bả hoặc viên thuốc ) tối thiểu 5 m một điểm tuỳ điều kiện trú ẩn, hang ổ chuột tập trung hay không, chú ý đặt những nơi có hang, ổ chuột hoặc đường đi nơi chuột thường lui tới ẩn náu và phải bảo đảm thuốc đặt đại diện ô khảo nghiệm.

2.3.2 Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hoặc g hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha và phù hợp với phương thức tác động của từng loại thuốc đảm bảo lượng thuốc được phân bố thích hợp ở những nơi có mật độ chuột cao.

2.3.3. Trong thời gian đang khảo nghiệm không sử dụng bất kỳ loại thốc trừ chuột nào khác trên toàn ô khảo nghiệm. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng dịch hại khác như sâu, bệnh, cỏ dại, … thì những loại thuốc này phải không làm ảnh hưởng đến khảo nghiệm và phải được xử lý đều trên toàn khu khảo nghiệm. Các trường hợp trên ( nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Phương pháp xử lý thuốc:

2.3.4.1 Đặt mồi trước khi xử lý thuốc:

Đặt mồi (khoai lang cắt thành từng lát hoặc lúa ngâm cho ra mộng hay các loại thức ăn khác như: cua, ốc … tại địa phương mà chuột ưa thích). Đặt khoảng 150 đến 200 điểm mồi cho 1 ha, mồi được đặt vào chiều hôm trước và kiểm tra bổ sung vào sáng hôm sau. Tiến hành đặt mồi cho đến số lượng mồi bị chuột ăn thay đổi không đáng kể thì ngừng để chuẩn bị đặt thuốc ( thường từ 3-5 ngày).

2.3.4.2 Đặt bả thuốc:

Thuốc có thể là dạng thành phẩm đã được chế thành viên không cần phải trộn thêm thức ăn, hoặc những dạng khác phải trộn thêm mồi đều gọi là bả thuốc để đặt.

Vào buổi sáng thu gom toàn bộ mồi đã đặt trước khi đặt thuốc, thí buổi chiều cùng ngày tiến hành đặt bả thuốc cùng vị trí như trên, bả thuốc được đặt vào buổi chiều hôm trước và bổ sung vào sáng hôm sau, liên tục cho đến khi bả thuốc bị chuột ăn thay đổi không đáng kể thì ngưng ( thường từ 7 đến 10 ngày). Sau đó gom toàn bộ các bả thuốc còn lại và tiêu hủy.

2.3.4.3. Đặt mồi sau khi xử lý thuốc.

Ngừng một thời gian khoảng 3 ngày sau khi kết thúc việc thu hồi bả thuốc, tiến hành đặt mồi như lần đầu trước khi xử lý thuốc cũng cùng vị trí như trên, thời gian đặt mồi liên tục cho đến khi số lượng mồi bị chuột ăn thay đổi không đáng kể

(thường từ 3- 5 ngày).

2.4. Thời điểm, số lần điều tra:

2.4.1 Thời điểm và số lần điều tra: Số liệu được thu thập 3 thời điểm.

Thời điểm đặt mồi trước khi xử lý thuốc: Mỗi buổi sáng ghi nhận số mồi bị chuột ăn và tổng số mồi đã đặt để tính chỉ số hoạt động của chuột hằng ngày cho đến khi ngưng đặt mồi.

Chỉ số hoạt động (CSHĐ) của chuột được tính theo công thức sau:

Số mồi bị chuột ăn

CSHĐ (%) = ------------------------------- x 100.

Tổng số mồi đặt

Thời điểm đặt bả thuốc: Vào buổi sáng kiểm tra ghi nhận số bả thuốc bị chuột ăn và tổng số bả thuốc đã đặt vào các thời điểm 1, 2, 3, 5, 7, 9, … đến ngày kết thúc đặt thuốc.

Thời điểm đặt mồi sau khi xử lý thuốc: Ghi nhận số mồi bị chuột ăn vào tổng số mồi đặt mỗi đêm để tính CSHĐ của chuột như thời điểm trước khi xử lý thuốc.

2.4.1.1. Số điểm quan sát, điều tra:

Trung bình mỗi ha đặt khoảng 150 - 200 mồi.

2.4.1.2 Chỉ tiêu đIều tra:

Ghi chép số mồi và số bả thuốc bị chuột ăn vào các thời điểm đã nêu trên. Chú ý các trường hợp sau:

Số mồi có dấu chuột ăn hoặc số mồi chuột tha đi nơi khác nhưng có dấu chuột ăn đều tính là số mồi được chuột ăn.

Số mồi đã bị mất mà không rõ nguyên nhân thì không tính vào số mồi bị chuột ăn.

2.4.2 Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ chuột ngoài đồng.

Hiệu lực (E) của thuốc được đánh giá gián tiếp qua số mồi chuột đã ăn ở 2 thời điểm trước và sau khi đặt bả thuốc và được tính theo công thức sau:

A

E (%) = (1 - ----- ) x 100.

B

Trong đó: A: chỉ số hoạt động của chuột sau khi xử lý thuốc.

B: chỉ số hoạt động của chuột trước khi xử lý thuốc.

3. Xử lý số liệu báo cáo và công bố kết quả:

3.1. Nội dung báo cáo: Báo cáo theo các mẫu " Báo cáo kết quả khảo nghiệm đồng ruộng các loại thuốc trừ chuột" do Cục Bảo Vệ Thực Vật hướng dẫn

- Tên khảo nghiệm.

- Đơn vị tiến hành khảo nghiệm.

- Thời gian tiến hành khảo nghiệm.

- Điều kiện khảo nghiệm.

+ Địa điểm khảo nghiệm.

+ Nội dung khảo nghiệm.

+ Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống ...

+ Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

+ Tình hình phát triển của chuột hại lúa trong khu thí nghiệm.

- Phương pháp khảo nghiệm.

+ Công thức khảo nghiệm.

+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

+ Kích thước ô khảo nghiệm.

+ Lượng thuốc dùng g hoạt chất/ha hoặc kg,lít thuốc thương phẩm/ha.

+ Ngày xử lý thuốc.

+ Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

- Kết quả khảo nghiệm.

+ Các bảng số liệu.

+ Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

+ Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác.

- Kết luận đề nghị.

3.3. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ chuột hại lúa trên lúa chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét trong quá trình đánh giá công nhận thuốc vào trong danh mục các thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ NN và PTNT – Cục BVTV. Báo cáo tổng kết công tác diệt chuột bảo vệ mùa màng, Hà Nội, 1999.
  2. Lê Vũ KhôI, Vũ Quốc Trung, Nguyễn Văn Biền. Chuột và phương pháp phòng trừ, NXB NN, 1979.
  3. Nguyễn Quý Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Việt Quốc, Lã Phạm Lân, Grant R., Sinleton, Monicavan Wensveen và CTV., Viện KHKTNN Miền Nam. Một kết quả nghiên cứu chuột hại lúa ở các tỉnh phía Nam và quản lý tổng hợp, NXB NN 1998.
  4. Sở KHCNMT - sở NN và PTNT Kiên Giang. Nghiên cứu chuột hại lúa tại Hà Tiên Tỉnh Kiên Giang 1998
  5. Trường Đại học Cần Thơ. Bước đầu khảo sát chuột trong khu trồng tràm, Hoà An - Phụng Hiệp - Cần Thơ 1999.
  6. Vũ Khắc Sơn, Cục Trồng trọt và BVTV. Phương pháp khảo nghiệm thuốc trừ chuột, 1993.
  7. Rodents and rice, Report and proceeding of an Expert Panel meeting on rice rodent control. Lorbanos, Sep. 10 - 14, 1990.
  8. The rat fighter, practical instructions on the control of the field rat 1978.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 516 - 2002

KHẢO NGHIỆM

TRÊN ĐỒNG RUỘNGHIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ HẠI CÂY XOÀI CỦA CÁC

THUỐC TRỪ BỆNH

Bio-test of fungicides against anthracnose

on Mango in the field

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz.) hại cây xoài của các thuốc trừ bệnh đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của qui định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02/12/1998 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những vườn xoài đã từng có bệnh gây hại, vào các giai đoạn thuận lợi cho bệnh thán thư phát triển, thường là vào lúc cây ra hoa và hình thành trái non, và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất hai vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp nhưng nhất thiết phải tiến hành khảo nghiệm diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau, phương pháp sử dụng khác nhau, hoặc những dạng thành phẩm khác nhau... của một hay nhiều loại thuốc khảo nghiệm.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc trừ bệnh đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bệnh thán thư trên cây xoài.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ bệnh trên cây xoài và được phun bằng nước lã (nếu thuốc khảo nghiệm là thuốc dùng để phun ).

Khảo nghiệm được sắp xếp theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được qui định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: Kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 3 cây, số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: Kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 9 cây và không cần nhắc lại.

Khu khảo nghiệm, cũng như giữa các ô phải có hàng bảo vệ là một hàng cây xung quanh để tránh thuốc bay tạt từ ô này sang ô khác trong khi xử lý.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

Đối với thuốc phun: Tất cả các nghiệm thức thuốc được tính theo nồng độ thuốc phun ( theo chế phẩm hoặc theo hoạt chất ).

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc cũng như cách thức tác động của chúng và phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây, đảm bảo sao cho giọt nước thuốc được phân bố đều trên các tầng lá của cây và đồng đều cho tất cả các nghiệm thức.

Đối với thuốc rải hoặc xử lý bằng các biện pháp khác thì xử lý theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc.

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc (l/ha) dùng để xử lý cần được ghi rõ.

2.3.2. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: sâu, cỏ dại ... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng gây hại này phải không ảnh hưởng đến thuốc khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.3. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp nhằm đảm bảo yêu cầu của thí nghiệm. Ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ phun rải thuốc.

2.4. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì có thể phun thuốc vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa ( 5-7 ngày sau khi phát hoa hình thành) hoặc khi thấy vết bệnh bắt đầu xuất hiện trên trái trái .

Số lần xử lý: Tùy đặc điểm của thuốc và yêu cầu khảo nghiệm.

2.5. Điều tra và thu thập số liệu:

2.5.1. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với bệnh thán thư.

2.5.1.1. Phương pháp và chỉ tiêu điều tra:

* Số điểm điều tra:

Mỗi ô chọn ngẫu nhiên 1 cây (khảo nghiệm diện hẹp) hoặc 3 cây (khảo nghiệm diện rộng). Trên mỗi cây chọn 8 chùm hoa phân bố chung quanh tán để điều tra cố định trong suốt thời gian thí nghiệm. đếm tổng số chùm hoa, quả điều tra và tổng số chùm hoa, quả bị bệnh.

Đánh giá mức độ bệnh trên lá theo thang cấp như sau:

- Tỷ lệ bệnh (TLB) được tính:

Số lá bị bệnh

TLB (%) = ----------------------------- x 100

Tổng số lá điều tra

- Chí số hại (CSB) được tính:

5n5 + 4n4 + 3n3 + 2n2 + n1

CSB (%) = -------------------------------------- x 100

5N

Trong đó: N: Tổng số lá điều tra

n1: số lá bị hại cấp 1: < 5 % diện tích lá bị bệnh

n2: số lá bị hại cấp 3: 5 - 10 % diện tích lá bị bệnh

n3: số lá bị hại cấp 5: >10 - 20% diện tích lá bị hại

n4: số lá bị hại cấp 7: >20 - 30% diện tích lá bị hại

n5: số lá bị hại cấp 9: > 30 % diện tích lá bị hại

(Ngoài ra, để đánh giá mức độ bệnh trên hoa và quả, xem phụ lục 1 )

 2.5.1.2. Thời điểm và số lần điều tra:

Thời điểm quan sát tùy thuộc vào đặc điểm tác động của thuốc, loại thuốc và yêu cầu cụ thể của khảo nghiệm. Thông thường, quan sát trước mỗi lần xử lý và 7,14, 21 sau xử lý thuốc lần cuối.

2.5.2. Đánh giá độc tính của thuốc đến cây trồng.

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sinh trưởng và phát triển cây trồng. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sư thay đổi màu sắc lá ... thì phải đánh giá theo thang phân cấp ở phần phụ lục.

Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây trồng cần được mô tả một cách đầy đủ và tỉ mỉ.

2.5.3. Đánh giá tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép tỉ mỉ mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện hay mất đi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã ...)

2.5.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất.

Nếu địa điểm khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỉ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như: nắng hạn, mưa, lụt bão ...

3. Xử lý số liệu, báo cáo, và công bố kết quả:

3.1. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới, các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

3.2. Nội dung báo cáo:

- Tên khảo nghiệm.

- Yêu cầu của khảo nghiệm.

- Điều kiện khảo nghiệm.

+ Địa điểm khảo nghiệm.

+ Thời gian khảo nghiệm.

+ Nội dung khảo nghiệm.

+ Đặc điểm khảo nghiệm.

+ Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống ...

+ Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

+ Tình hình phát sinh, phát triển của bệnh thán thư trong khu thí nghiệm.

- Phương pháp khảo nghiệm.

+ Công thức khảo nghiệm.

+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

+ Số lần nhắc lại.

+ Kích thước ô khảo nghiệm.

+ Dụng cụ phun rải.

+ Lượng thuốc dùng: gr (kg) hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha hoặc nồng độ dung dịch nước thuốc.

+ Lượng nước thuốc dùng (l/ha) hoặc l/cây.

+ Ngày xử lý thuốc.

+ Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

- Kết quả khảo nghiệm.

+ Các bảng số liệu.

+ Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

+ Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục 2).

- Kết luận và đề nghị.

3.3. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ bệnh thán thư trên cây xoài chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

Phần phụ lục

Phụ lục 1: Đánh giá mức độ bệnh trên hoa và quả.

+ Đối với hoa: Đếm tổng số chùm hoa cũng như số chùm hoa bị bệnh và tiến hành phân cấp mức độ bệnh.

Đánh giá mức độ bệnh theo thang cấp như sau:

Cấp 0: Không bị bệnh

Cấp 1: Chùm hoa có Ê 10 % số nhánh hoa cấp 1 bị bệnh

Cấp 2: Chùm hoa có > 10 - 20 % số nhánh hoa cấp 1 bị bệnh

Cấp 3: Chùm hoa có > 20 - 30 % số nhánh hoa cấp 1 bị bệnh

Cấp 4: Chùm hoa có > 30 - 50 % số nhánh hoa cấp 1 bị bệnh

Cấp 5: Chùm hoa có > 50 % số nhánh hoa cấp 1 bị bệnh

(Ghi chú: Nhánh hoa cấp 1 - nhánh gắn trực tiếp với hoa)

Từ đó tính tỷ lệ bệnh (TLB) và chỉ số bệnh (CSB) như sau:

Số chùm hoa bị bệnh

TLB (%) = ------------------------------------- x 100

Tổng số chùm hoa điều tra

n1 + 2n2 + 3n3 + 4n4 + 5n5

CSB (%) = ---------------------------------------

5N

Trong đó: ni : Số chùm hoa bị bệnh cấp i.

N : Tổng số chùm hoa điều tra.

+ Đối với quả: Đếm tổng số quả cũng như số quả bị bệnh và tiến hành phân cấp mức độ bệnh.

Đánh giá mức độ bệnh theo thang cấp như sau:

Cấp 0: Không bị bệnh

Cấp 1: Có < 1% diện tích quả bị bệnh

Cấp 2: Có 1 - < 5 % diện tích quả bị bệnh

Cấp 3: Có 5 - 10 % diện tích quả bị bệnh

Cấp 4: Có > 10 - 25% diện tích quả bị bệnh

Cấp 5: Có > 50 % diện tích quả bị bệnh

Từ đó tính tỷ lệ bệnh (TLB) và chỉ số bệnh (CSB) như sau:

Số quả bị bệnh

TLB (%) = ---------------------------- x 100

Tổng số quả điều tra

n1 + 2n2 + 3n3 + 4n4 + 5n5

CSB (%) = ---------------------------------------

5N

Trong đó: ni : Số quả bị bệnh cấp i.

N : Tổng số hoa điều tra.

Phụ lục 2:

Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây xoài.

Cấp độc Mức độ độc

1. Không có triệu chứng ngộ độc, cây bình thường.

2. Có triệu chứng ngộ độc nhẹ, cây hơi không bình thường.

3. Triệu chứng ngộ độc rõ.

4. Triệu chứng ngộ độc khá nặng (ví dụ có các vết hoại tử) tuy nhiên có thể chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5. Cây gầy yếu, những vết hoại tử nặng hoặc ngọn cây xoăn, lá biến dạng, trái méo mó, ảnh hưởng đến năng suất.

6. Mức độ thiệt hại nặng dần cho đến mức cây chết hoàn toàn.

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi.

Tài liệu tham khảo:

  1. CIBA GEIGY. Manual for field trials in plant protection, Third Edition 1992.
  2. Viện Bảo Vệ Thực Vật. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật - Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp 1997.
  3. Nguyễn Văn Huỳnh; Võ Thanh Hoàng. Sâu và bệnh gây hại cây ăn trái - Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp 1995.
  4. Handbook on mango farm care and management, Thai -German Integrated Pest Management in Selected Fruit Trees Project. Department of Agriculturae & Department of Agricultural Extension Thailand. 1978.

TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN517- 2002

QUY PHẠM

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH GIẢ SƯƠNG MAI

HẠI CÂY HỌ BẦU BÍ

CỦA CÁC THUỐC TRỪ BỆNH

Bio-test of fungicides against downy mildew disease

on curbensis in the field

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis) hại một số cây rau họ bầu bí (Cucurbitaceae) bao gồm: cây dưa chuột, dưa hấu, bí xanh, mướp, mướp đắng (khổ qua)... của các thuốc trừ bệnh đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của qui định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc được ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02/12/1998 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên các giống dễ nhiễm bệnh, vào các thời điểm thuận lợi cho bệnh giả sương mai phát triển, thường là vào thời điểm trời nhiều sương hoặc trời râm mát, có mưa phùn nhất là trong vụ Đông Xuân và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác ...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất hai vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp nhưng nhất thiết phải tiến hành khảo nghiệm diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc trừ bệnh đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bệnh giả sương mai trên một số cây họ bầu bí.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là các ô khảo nghiệm không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ bệnh trên cây họ bầu bí và phun băng nước lã

Khảo nghiệm được sắp xếp theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được qui định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: Kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 30 m2 (chiều rộng tối thiểu là 4 hàng cây) , số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: Kích thước của mỗi ô khảo nghiệm ít nhất là 300 m2 và không cần nhắc lại.

Khu khảo nghiệm, cũng như giữa các ô phải có hàng bảo vệ là một hàng cây xung quanh để tránh thuốc bay từ ô này sang ô khác trong khi xử lý.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm (hoặc hoạt chất) trên đơn vị diện tích 1 ha. Lượng thuốc dùng cũng có thể được tính theo nồng độ chế phẩm.

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc cũng như cách thức tác động của chúng và phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây, đảm bảo sao cho giọt nước thuốc được phân bố đều trên các tầng lá của cây. Thông thường lương nước thuốc từ 500-600 l/ha

Đối với thuốc rải hoặc xử lý bằng các biện pháp khác thì xử lý theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc.

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc (l/ha) dùng để xử lý cần được ghi rõ.

2.3.2. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: sâu, cỏ dại ... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng gây hại này phải không ảnh hưởng đến thuốc khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.3. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp nhằm đảm bảo yêu cầu của thí nghiệm. Ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ phun rải thuốc.

2.4. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì có thể phun thuốc vào thời điểm bệnh chớm xuất hiện trên ruộng.

Số lần xử lý: Tùy đặc điểm của thuốc và yêu cầu khảo nghiệm. Thường phun hai lần cách nhau 5 (hoặc 7) ngày tuỳ áp lực bệnh.

2.5. Điều tra và thu thập số liệu:

2.5.1. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với bệnh giả sương mai trên một số cây họ bầu bí.

2.5.1.1. Phương pháp và chỉ tiêu điều tra:

* Số điểm điều tra:

Mỗi ô chọn ngẫu nhiên 5 điểm (đối với khảo nghiệm diện hẹp) hoặc 10 điểm (đối với khảo nghiệm diện rộng). Trên mỗi điểm chọn 2 dây, mỗi dây theo dõi tất cả các lá trên thân chính. Đếm tổng số lá, số lá bị bệnh và phân cấp bệnh theo thang phân cấp dưới đây

Đánh giá mức độ bệnh theo thang cấp như sau:

Cấp 0: Lá không bị bệnh

Cấp 1: < 1% diện tích lá bị bệnh.

Cấp 2: >1-10% diện tích lá bị bệnh.

Cấp 3: >10-25% diện tích lá bị bệnh.

Cấp 4: >25-50% diện tích lá bị bệnh.

Cấp 5: > 50% diện tích lá bị bệnh.

* Tính tỷ lệ bệnh (TLB), chỉ số bệnh (CSB):

Số lá bị bệnh

TLB (%) = ------------------------- x 100

Tổng số lá điều tra

n1 + 2n2 + 3n3 + 4n4 + 5n5

CSB (%) = ---------------------------------- x 100

5N

Trong đó: n1 : Số lá bị bệnh cấp 1.

n2 : Số lá bị bệnh cấp 2.

n3 : Số lá bị bệnh cấp 3.

n4 : Số lá bị bệnh cấp 4.

n5 : Số lá bị bệnh cấp 5.

N: Tổng số lá điều tra

 2.5.1.2. Thời điểm và số lần điều tra:

Thời điểm quan sát tùy thuộc vào đặc điểm tác động của thuốc, loại thuốc và yêu cầu cụ thể của khảo nghiệm. Thông thường, quan sát trước mỗi lần phun thuốc và 5 (hoặc 7) và 10 (hoặc 14) ngày sau lần phun thuốc cuối cùng.

2.5.2. Đánh giá độc tính của thuốc đến cây trồng.

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sinh trưởng và phát triển cây trồng. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ... thì phải đánh giá theo thang phân cấp ở phần phụ lục 2.

Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây trồng cần được mô tả một cách đầy đủ và tỉ mỉ.

2.5.3. Đánh giá tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép tỉ mỉ mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện hay mất đi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã ...) .

2.5.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất.

Nếu địa điểm khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỉ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như: nắng hạn, mưa, lụt bão ...

3. Xử lý số liệu, báo cáo, và công bố kết quả:

3.1. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới, các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

3.2. Nội dung báo cáo:

- Tên khảo nghiệm.

- Đơn vị tiến hành khảo nghiệm.

- Thời gian tiến hành khảo nghiệm.

- Yêu cầu của khảo nghiệm.

- Điều kiện khảo nghiệm.

+ Địa điểm khảo nghiệm.

+ Nội dung khảo nghiệm.

+ Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống ...

+ Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

+ Tình hình phát sinh, phát triển của bệnh giả sương mai trong khu thí nghiệm.

- Phương pháp khảo nghiệm.

+ Công thức khảo nghiệm.

+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

+ Số lần nhắc lại.

+ Kích thước ô khảo nghiệm.

+ Dụng cụ phun rải.

+ Lượng thuốc dùng: g (kg) hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha hoặc nồng độ dung dịch nước thuốc.

+ Lượng nước thuốc dùng (l/ha).

+ Ngày xử lý thuốc.

+ Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

- Kết quả khảo nghiệm.

+ Các bảng số liệu.

+ Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

+ Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục).

- Kết luận và đề nghị.

3.3. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ bệnh giả sương mai trên cây họ bầu bí chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

Phụ lục 1

Mô hình ước lượng % diện tích lá bị bệnh áp dụng khi phân cấp lá bị bệnh. (xem hình vẽ trang sau)

* Ghi chú: Triệu chứng đặc trưng của bệnh giả sương mai dùng để phân biệt với các bệnh do tác nhân khác: Đầu tiên là những đốm bệnh màu vàng nhạt, hình góc cạnh do vết bệnh bị giới hạn bởi các gân lá . Sau đó vết bệnh chuyển sang màu nâu và đặc biệt trong điều kiện ẩm độ cao, ở mặt dưới lá chổ có vết bệnh hơi ươn ướt và xuất hiện lớp bào tử nấm màu tím nhạt, nhất là vào lúc sáng sớm và mất đi khi trời nắng.

Phụ lục 2:

Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với một số cây họ bầu bí.

Cấp độc Mức độ độc

1 Không có triệu chứng ngộ độc, cây bình thường.

2 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ, cây hơi không bình thường.

3 Triệu chứng ngộ độc rõ.

4 Triệu chứng ngộ độc khá nặng (ví dụ có các vết hoại tử) tuy nhiên có thể chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5 Cây gầy yếu, những vết hoại tử nặng hoặc ngọn cây xoăn, lá biến dạng, trái méo mó, ảnh hưởng đến năng suất.

6 Mức độ thiệt hại nặng dần cho đến mức cây chết hoàn toàn.

Tài liệu tham khảo

  1. CIBA GEIGY. Manual for field trials in plant protection, Third Edition 1992.
  2. Viện Bảo Vệ Thực Vật. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật - Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp 1997.
  3. Dr. Wza.payna, 1991. Pests and Dideases of vegetable in Tropic.
  4. 4. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi. Sổ tay người trồng rau. NXB NN, 1999.

  5. U.S. Department of Agriculture, Plant Diseases, 1953.

KT. Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và PTNT

Thứ trưởng

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 518- 2002

QUY PHẠM

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG

HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỌ XÍT MUỖI HẠI CHÈ CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

Bio-test of insecticides against tea bug (Helopeltis theivora Waterhouse )

on Tea in the field

1. Quy định chung:

1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ xít muỗi (Helopeltis theivora Waterhouse) hại chè của các thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam

2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam được ban hành kèm theo QĐ số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những nương chè thường bị bọ xít muỗi gây hại; trong các vụ có điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi phát triển và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ít nhất trên 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất chè, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu các kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

  1. Phương pháp khảo nghiệm:
  2.  Bố trí công thức khảo nghiệm:

    Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

    - Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

    - Nhóm 2: Công thức so sánh là loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bọ xít muỗi hại chè

    - Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào và được phun bằng nước lã (nếu là thuốc phun)

    Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê toán học.

    Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

    - Khảo nghiệm diện hẹp: kích thưóc ô từ 30- 50m2 có dạng hình vuông hoặc chữ nhật (nếu hình chữ nhật thì chiều dài không quá 1,5 lần chiều rộng). Khoảng cách giữa các ô tối thiểu là một hàng chè Số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần sao cho độ tự do tối thiểu là 12.

    - Khảo nghiệm diện rộng: kích thước từ 300- 500 m2 .Khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng đều bố trí trên nương chè kinh doanh

  3. Tiến hành phun, rải thuốc:

1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

  1. Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hoặc g hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha hoặc nồng độ % của chế phẩm
  2. Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun.

    Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc phải phun ướt đều toàn bộ tán cây.

    Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc dùng (l/ha) cần được ghi rõ.

    Chú ý: khi phun, rải thuốc tránh để thuốc ở ô này sang ô khác.

    2.3.3. Trong thời gian đang khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào khác trên toàn khu khảo nghiệm. Nếu vườn khảo nghiệm bắt buộc

    phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: Bệnh, cỏ dại, chuột... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

    2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong các khảo nghiệm diện hẹp phải dùng bình bơm tay đeo vai, trong khảo nghiệm diện rộng có thể dùng bơm động cơ để phun.

    2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

    - Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

    - Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học và phương thức tác động của thuốc mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

    - Thuốc trừ bọ xít muối thường được xử lý 1 lần khi bọ xít muỗi phát triển mạnh. Các lần phun thuốc sau (nếu có) phụ thuộc vào yêu cầu khảo nghiệm cũng như diễn biến của bọ xít muỗi trên vườn khảo nghiệm. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

    2.4. Điều tra, thu thập số liệu

    2.4.1. Điều tra tác động của thuốc đối với Bọ xít muỗi hại chè

    2.4.1.1. Số điểm điều tra:

    Với khảo nghiệm diện hẹp: Mỗi ô khảo nghiệm điều tra 5 điểm theo hai đưòng chéo góc mỗi điểm 50 búp

    Với khảo nghiệm diện rộng: Mỗi ô khảo nghiệm điều tra 10 diểm mỗi điểm 50 búp

    2.4.1.2. Thời điểm điều tra:

    Lần điều tra thứ nhất vào ngày trước khi xử lý thuốc, các lần điều tra sau vào 7, 14 ngày sau khi xử lý thuốc.

    Tuy nhiên thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo quy định của từng cơ sở sản xuất thuốc.

  3. Chỉ tiêu điều tra:

Số búp bị hại

- Tỷ lệ búp bị hại (%) = --------------------------- x 100

Tổng số búp điều tra

Chỉ số búp bị hại. Tính chỉ số búp bị hại theo thang phân cấp như sau:

Cấp Mô tả % Diện tích lá bị hại

0 Không có vết hại 0

1 Vết hại ít, rải rác, lẻ tẻ 1- 10

3 Vết hại nhiều, lá chưa biến dạng 11 -30

5 Vết hại nhiều, lá biến dạng 31-50

7 Lá khô, nhăn nheo, co dúm lại 51

7n7 + 5n5 +3 n 3 + n1

Chỉ số búp hại (%) = -------------------------- x 100

7N

Trong đó: ni - Số búp bị hại ở cấp i

N - Tổng số búp điều tra

- Năng suất: Thu búp tại 5 điểm (mỗi điểm 0,2m2) trên hai đường chéo góc của ô khảo nghiệm đối với khảo nghiệm diện hẹp; thu búp trên 10 điểm (mỗi điểm 2m2) trên hai đường chéo góc của ô khảo nghiệm diện rộng

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng:

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè theo thang phân cấp (phần phụ lục).

Phương pháp đánh giá:

Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như: số lá rụng... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ... thì phải mô tả tỉ mỉ.

Nếu thuốc làm ảnh hưởng đến cây chè cần theo dõi và ghi nhận ngày cây phục hồi trở lại.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự thay đổi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như sinh vật có ích.

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm, nếu gần trạm khí tượng thì lấy số liệu của trạm.

3. Báo cáo và công bố kết quả:

  1. Nội dung báo cáo:

    • Tên khảo nghiệm
    • Cơ quan khảo nghiệm
    • Cán bộ khảo nghiệm
    • Yêu cầu của khảo nghiêm
    • Điều kiện khảo nghiệm:
    • Địa điểm khảo nghiệm
    • Thời gian khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm

- Đặc điểm khảo nghiệm

- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống..

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của bọ xít muỗi trong khu thí nghiệm

Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm

- Số lần nhắc lại

- Kích thước ô khảo nghiệm

- Dụng cụ phun rải thuốc

- Lượng thuốc dùng g hay kg hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha

- Lượng nước thuốc dùng (1/ha)

- Ngày xử lý thuốc

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm

  • Kết quả khảo nghiệm

- Các bảng số liệu

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục)

- Kết luận,đề nghị

3.2. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo. Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ bọ xít muỗi hại chè chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

Phụ lục1: Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây chè

Cấp Triệu chứng nhiễm độc của cây chè

1 Cây bình thường

2 Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ

3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt

4 Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất

5 Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất

6 Thuốc làm giảm năng suất ít

7 Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây

9 Cây bị chết hoàn toàn

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi

Tài liệu tham khảo chính:

1. Nguyễn Khắc Tiến Bọ xít muỗi hại chè Một số kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp . Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.Hà Nội 1970

2. Nguyễn Kkắc Tiến Một số nhận xét về bọ xít muỗi hại chè ở Phú hộ .Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp .Hà nội 9/1963 Trang 547

3. Tổng công ty chè Việt Nam .Viện nghiên cứu chè. Sâu, bệnh, cỏ dại hại chè và biện pháp phòng trừ .Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 1968

4. CIBA- GEIGY. Manual for Field Trials in Plant Protection Switzerland 1992 p 84-88

5 Viện Bảo Vệ Thực Vật . Kết quả điều tra côn trùng ở Miền Bắc -Viêt Nam 1967-1968. Nhà xuất bản nông ngiệp 1976

6. Viện Bảo Vệ Thực Vật. Kết quả điều tra côn trùng ở các tỉnh phía nam 1977-1978. Nhà xuất bản nông nghiệp 1999

Nhóm B&C

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN519- 2002

Quy phạm

khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực trừ sâu khoang

hại cây đậu đỗ của các thuốc trừ sâu

Bio -test of insecticides against cut worm on beans in the field

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu khoang (Spodoptera litura Fab.) hại đậu đỗ (gồm: đậu tương, đậu xanh, đậu trắng, đậu đen, lạc...) của các loại thuốc trừ sâu đã có hoặc chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở khảo nghiệm có đủ điều kiện như điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới nhằm mục đích đăng ký tại Việt nam ban hành kèm quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm:

- Các khảo nghiệm cần được tiến hành trong những điều kiện thuận lợi (giống, thời vụ, phân bón ...) cho sự phát triển của sâu khoang.

- Các điều kiện trồng trọt (loại đất, độ dốc và màu mỡ của ruộng đậu đỗ, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc....) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và đảm bảo yêu cầu của quy trình khảo nghiệm. Tại khu ruộng dự định chọn để khảo sát thuốc cần nắm rõ những loại thuốc đã sử dụng trước khi khảo nghiệm nếu có, tốt nhất là không nên thực hiện ở những ruộng mà ngay trước đó đã sử dụng thuốc trừ sâu với cùng mục đích.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp, nhưng nhất thiết phải tiến hành diện hẹp trước. Nếu các kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu mới thực hiện diện rộng.

2 Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm 1: Thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Thuốc so sánh là các loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến và có hiệu quả ở địa phương để trừ sâu khoang hại đậu đỗ.

- Nhóm 3: Đối chứng không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu, hoặc biện pháp nào để trừ sâu khoang trong suốt thời gian khảo nghiệm và phải phun nước lã (nếu công thức sử dụng thuốc là thuốc phun).

Khảo nghiệm được sắp xếp theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được qui định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô là 25 - 30m2. Các ô khảo nghiệm có dạng hình vuông, hoặc hình chữ nhật (nhưng chiều dài không được lớn gấp đôi chiều rộng). Số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô khảo nghiệm là 200-300m2. Khu khảo nghiệm phải có dải bảo vệ xung quanh, kích thước rộng tối thiểu là 1m.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều lên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hoặc gr hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha hoặc nồng độ % của chế phẩm

Với dạng thuốc pha với nước để phun:

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc phải đủ để phun ướt đều toàn bộ tán cây, thông thường là 400 - 500 l/ha).

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc dùng (l/ha) cần được ghi rõ.

Chú ý: tránh để thuốc từ ô này sang ô khác.

2.3.3. Trong thời gian đang khảo nghiệm, nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác (ngoài thuốc trừ sâu), thì những loại thuốc này phải là những loại thuốc không trực tiếp hoặc gián tiếp tương tác với thuốc đang khảo nghiệm, việc xử lý phải được tiến hành đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phải được ghi chép đầy đủ.

2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong các khảo nghiệm diện hẹp phải dùng bình bơm tay đeo vai. Trong các khảo nghiệm diện rộng có thể dùng bình bơm tay đeo vai hay bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

- Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học và phương thức tác động của thuốc mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

- Thuốc trừ sâu khoang thường được xử lý 1 lần khi sâu tuổi nhỏ, mật độ sâu trung bình1-2 con/cây. Các lần phun thuốc sau (nếu có) phụ thuộc vào yêu cầu khảo nghiệm cũng như diễn biến của sâu khoang trên ruộng khảo nghiệm. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

2.4. Điều tra và thu thập số liệu:

2.4.1. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với sâu khoang hại đậu đỗ:

2.4.1.1. Phương pháp và chỉ tiêu điều tra:

* Số điểm điều tra:

- Đối với khảo nghiệm diện hẹp: Mỗi ô khảo nghiệm chọn ngẫu nhiên 5 điểm nằm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm 10 cây.

- Đối với khảo nghiệm diện rộng: Mỗi ô khảo nghiệm chọn ngẫu nhiên 10 điểm nằm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm 10 cây.

Tất cả các cây chọn để quan sát (diện hẹp và diện rộng) đều phải cách bìa ô khảo nghiệm tối thiểu là 0,5m và cố định cho các lần quan sát.

* Chỉ tiêu điều tra:

Điều tra mật độ sâu sống trên cây tại các thời điểm điều tra.

2.4.1.2. Thời điểm điều tra:

Lần điều tra thứ nhất vào ngay trước khi xử lý thuốc, các lần điều tra sau vào 1, 3, 7 ngày sau khi xử lý thuốc.

Tuy nhiên thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo quy định của từng cơ sở sản xuất thuốc.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng:

Sau khi phun thuốc cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu đỗ (nếu có). Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như chiều cao cây, số lá rụng... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể, nếu cây bị ảnh hưởng bởi thuốc thì quan sát theo dõi ghi nhận đến khi nào cây hồi phục hoặc chết. Với các triệu chứng của cây có thể đánh giá bằng mắt như độ quăn lá, sự cháy lá... thì đánh giá dựa theo bảng phân cấp ở phần phụ lục.

2.4.3. Đánh giá tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện hay mất đi của các loài sâu bệnh.. và những loài sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã ....).

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Lúc xử lý cần ghi nhận những số liệu về thời tiết như nhiệt độ, ẩm độ, điều kiện khí hậu (nắng, mưa, gió ...). Trong suốt thời gian thí nghiệm, nếu có những biến động thời tiết bất thường như: nắng hạn, mưa lớn, mưa đá, gió lốc ... kéo dài cần được ghi nhận cụ thể, mô tả mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sinh trưởng của cây và dịch hại khảo nghiệm (nếu có).

3. Xử lý số liệu, báo cáo và công bố kết quả:

1. Xử lý số liệu:

Hiệu lực trừ sâu của thuốc được hiệu đính bằng công thức Henderson-Tilton.

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm có lặp lại (khảo nghiệm diện hẹp) cần được xử lý bằng những phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm có tính so sánh phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng các phép tính thống kê đó.

3.2. Nội dung báo cáo:

- Tên khảo nghiệm.

- Yêu cầu của khảo nghiệm.

- Điều kiện khảo nghiệm.

+ Địa điểm khảo nghiệm.

+ Nội dung khảo nghiệm.

+ Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống ...

+ Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

- Phương pháp khảo nghiệm.

+ Công thức khảo nghiệm.

+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

+ Số lần nhắc lại, kích thước ô khảo nghiệm.

+ Dụng cụ phun rải.

+ Lượng thuốc dùng (kg hoặc lít chế phẩm/ha), lượng nước dùng (l/ha)

+ Ngày xử lý thuốc.

+ Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

- Kết quả khảo nghiệm.

+ Các bảng số liệu.

+ Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

+ Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác.

- Kết luận đề nghị.

3. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm trên đồng ruộng về hiệu lực trừ sâu khoang đậu đỗ chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật tập hợp các số liệu đó để xem xét đánh giá khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

Phụ lục: Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây đậu đỗ.

Cấp Triệu chứng nhiễm độc của cây đậu đỗ

1 Cây bình thường

2 Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ

3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt

4 Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất

5 Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất

6 Thuốc làm giảm năng suất ít

7 Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây

9 Cây bị chết hoàn toàn

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi hoặc chết.

Tài liệu tham khảo:

1. CIBA- GEIGY Switzerland 1992 p84-88. Manual for Field Trials in Plant Protection.

2. Viện Bảo Vệ Thực Vật Kết quả điều tra côn trùng ở Miền Bắc Viêt Nam 1967-1968. Nhà xuất bản nông ngiệp 1976.

3. Viện Bảo Vệ Thực Vật. Kết quả điều tra côn trùng ở các tỉnh phía nam 1977-1978 . Nhà xuất bản nông nghiệp 1999.

  1. Cục Bảo vệ thực vật. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng. Nhà xuất bản nông nghiệp 1995.

Nhóm B & C

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 520- 2002

QUY PHẠM

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG

HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RỆP SÁP HẠI CÂY CÀ PHÊ CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

Bio-test of insecticides against mealy bug (Pseudococcus sp.) on coffee in the field

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp để đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp sáp ( Pseudococcus sp. ) hại cây cà phê của các thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới nhằm mục đích đăng ký tại Việt nam được ban hành kèm theo QĐ số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những vườn cây cà phê thường bị rệp sáp gây hại; trong các vụ có điều kiện thuận lợi cho rệp sáp phát triển và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

 Phương pháp khảo nghiệm:

1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Công thức so sánh là loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ rệp sáp hại cây cà phê.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ rệp sáp

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê.

2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước ô ít nhất là 9 cây. Số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần sao cho độ tự do tối thiểu là 12.

  1. Khảo nghiệm diện rộng: kích thước ô tối thiểu là 20 cây

  1. Tiến hành phun, rải thuốc:

  1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.
  2. Lượng thuốc dùng được tính bằng nồng độ % của chế phẩm hoặc kg hay lít chế phẩm hay g hoạt chất tương ứng trên đơn vị diện tích 1 ha.

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun:

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc.

Lượng nước thuốc phải đủ để phun ướt đều toàn bộ tán cây. Nếu phun cho rệp hại gốc thì phải phun ướt đẫm vùng quanh gốc cây

Các số liệu về nồng độ % hay lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc dùng (l/ha) cần được ghi rõ.

Chú ý: khi phun, rải thuốc tránh để thuốc từ ô này sang ô khác.

2.3.3. Trong thời gian đang khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào khác trên toàn khu khảo nghiệm. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: Bệnh , cỏ dại, chuột... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong các khảo nghiệm diện hẹp phải dùng bình bơm tay đeo vai, trong khảo nghiệm diện rộng có thể dùng bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

- Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học và phương thức tác độn1g của thuốc mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

- Thuốc trừ rệp sáp được xử lý 1 đến 2 lần khi mật độ rệp sáp khoảng 5 - 7 con trên một chùm quả. Các lần phun thuốc sau (nếu có) phụ thuộc vào yêu cầu khảo nghiệm cũng như diễn biến của rệp sáp trên vườn khảo nghiệm. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

2.4. Điều tra, thu thập số liệu

2.4.1. Điều tra tác động của thuốc đối với rệp sáp hại cây cà phê.

2.4.1.1. Số điểm điều tra

Với khảo nghiệm diện hẹp: Mỗi ô khảo nghiệm điều tra 3 cây.

Với khảo nghiệm diện rộng: Mỗi ô khảo nghiệm điều tra 5 cây

2.4.1.2 Phương pháp điều tra

Đối với rệp sáp hại quả : Mỗi cây điều tra số rệp sống trên 2 chùm quả của 4 cành ở 4 hướng và các chùm quả này được cố định trong quá trình điều tra

Đối với rệp hại trên cổ rễ: Bới đất một cách nhẹ nhàng xung quang gốc cây tới độ sâu 15 –20 cm để đếm số rệp sống sau đó lấp đất lại và các cây này được cố định trong quá trình điều tra.

Ngoài ra có thể đánh giá tác động của thuốc tới rệp sáp thông qua diện tích rệp nhiễm trên chùm quả ( khi mật độ rệp trên chùm quả trên 30 con/chùm ) . Nếu đánh giá tác động của thuốc theo phương pháp này thì số mẫu điều tra là: tất cả số chùm quả trên 4 cành cố định nằm trên 4 hướng. Mức độ nhiễm rệp được tính theo các cấp sau:

Cấp 1: 25% chùm quả bị nhiễm rệp

Cấp 3: 50% chùm quả bị nhiễm rệp

Cấp 5: 75% chùm quả bị nhiễm rệp

Cấp 7: trên 75% chùm quả bị nhiễm rệp

2.4.1.3. Thời điểm điều tra:

Lần điều tra thứ nhất vào ngay trước khi xử lý thuốc , các lần điều tra sau vào 3,7,14 ngày sau khi xử lý thuốc.

Tuy nhiên thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo yêu cầu của mỗi khảo nghiệm.

2.4.1.4. Chỉ tiêu điều tra:

- Số rệp sống trên chùm quả ( cổ rễ ) tại các thời điểm điều tra

- Đối với cách đánh giá thông qua diện tích nhiễm rệp của chùm quả 2 chỉ tiêu được theo dõi là tỷ lệ chùm quả nhiễm rệp và chỉ số nhiễm rệp theo các công thức sau:

Số chùm quả nhiễm rệp

Tỷ lệ nhiễm rệp (% ) = ----------------------------------------- x 100

Tổng số chùm quả quan sát

n1 + 3 n3 + 5 n5 + 7 n7

Chỉ số nhiễm rệp (%) = ---------------------------------------x 100

7 N

Trong đó:

ni - là số chùm quả bị nhiễm rệp ở cấp i

N -Tổng số chùm quả quan sát

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

Hiệu lực của thuốc được hiệu đính bằng công thức Henderson - Tilton. (trừ trường hợp đánh giá hiệu lực của thuốc thông qua tỷ lệ nhiễm rệp)

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng:

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Phương pháp đánh giá:

Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như: Số chùm quả bị rụng, số lá bị ảnh hưởng.... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ... thì phải mô tả tỉ mỉ theo thang phân cấp (phần phụ lục)

Nếu thuốc làm ảnh hưởng đến cây trồng cần theo dõi và ghi nhận ngày cây phục hồi trở lại.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự thay đổi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như sinh vật có ích.

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm, nếu gần trạm khí tượng thì lấy số liệu của trạm.

3. Báo cáo và công bố kết quả:

1. Nội dung báo cáo:

Tên khảo nghiệm

Yêu cầu của khảo nghiêm

Cơ quan và tên cán bộ tiến hành khảo nghiệm.

Điều kiện khảo nghiệm:

- Địa điểm khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm

- Đặc điểm khảo nghiệm

- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống.

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của rệp sáp trong khu thí nghiệm

  • Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm

- Số lần nhắc lại

- Kích thước ô khảo nghiệm

- Dụng cụ phun rải

- Lượng thuốc dùng: nồng độ % hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha hay g hoạt chất/ha.

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha)

- Ngày xử lý thuốc

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm

  • Kết quả khảo nghiệm

- Các bảng số liệu

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục)

  • Kết luận và đề nghị:

3.2. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo. Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ rệp sáp hại cây cà phê chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt nam, Cục Bảo vệ thực vật tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

Phụ lục 1: Bảng phân cấp mức độ của thuốc khảo nghiệm đối với cây cà phê:

Cấp Triệu chứng nhiễm độc của cây cà phê:

1 Cây bình thường

2 Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ

3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt

4 Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất

5 Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất

6 Thuốc làm giảm năng suất ít

7 Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây

9 Cây bị chết hoàn toàn

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi

Tài liệu tham khảo:

1. CIBA- GEIGY. Manual for Field Trials in Plant Protection Switzerland 1992 p,92-96 94.

2. Dan Smith, Beattie,G.A ,C;Broadley,R.H(Roger,H) .Citrus Pest and their natural enemies: Integrated Pest Management in Australia. Queensland, Department of Primary Industries (Series information series.Q197030) 1997.p 89-

3. FAO. Efficacy Test Protocol. Scale Insects On Citrus FAO/AP/O17/1991

Kosztarab M. ; F. Kozar : Scale insects of central Europe. Akademiai kiado . Budapet. 1988. pp ; 58 - 60.

4. Viện Bảo Vệ Thực Vật. Kết quả điều tra côn trùng ở Miền Bắc -Viêt Nam 1967-1968. Nhà xuất bản nông ngiệp 1976.

  1. Viện Bảo Vệ Thực Vật. Kết quả điều tra côn trùng ở các tỉnh phía nam 1977-1978 .Nhà xuất bản nông nghiệp 1999.
  2. Viện bảo vệ thực vật. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật Nhà xuất bản nông nghiệp 1997. tr: 5-13.
  3. Vũ văn Tố: Nghiên cứu rệp sáp (Pseudococcus citri Risso) hại quả cà phê và biện pháp phòng trừ bằng phương pháp hoá học tại tỉnh Dak lak và Gia lai. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp - 2000

 Nhóm B & C

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 521- 2002

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG

HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU XANH BƯỚM TRẮNG

HẠI CÂY RAU HỌ THẬP TỰ CỦA CÁC

THUỐC TRỪ SÂU

Bio - Test of insecticide against white butterfly

on cruciferous vegetable in the field

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Lin.) hại rau họ thập tự của các thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới nhằm mục đích đăng ký tại Việt nam ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02/12/1998 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những ruộng rau đã từng có sâu xanh bướm trắng gây hại; trên các giống dễ bị loài sâu này gây hại; tại các vụ có điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của sâu xanh bướm trắng và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác ...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất hai vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp nhưng nhất thiết phải tiến hành

khảo nghiệm diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các những loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau, phương pháp sử dụng khác nhau, hoặc những dạng thành phẩm khác nhau ... của một hay nhiều loại thuốc khảo nghiệm.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc có kiểu tác dụng tương tự với các loại thuốc khảo nghiệm, đã được đăng ký sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ thập tự.

- Nhóm 3: Công thức thuốc đối chứng là các ô khảo nghiệm không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào và được phun bằng nước lã (nếu là thuốc dùng để phun).

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Đối với khảo nghiệm diện hẹp: diện tích của mỗi ô khảo nghiệm là 20 - 30 m2, số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần.

- Đối với khảo nghiệm ô lớn diện rộng: diện tích của mỗi ô khảo nghiệm là 200- 300 m2 (tối thiểu là 200 m2) và không cần nhắc lại.

Hình dạng các ô khảo nghiệm nên có dạng hình vuông hay hình chữ nhật nhưng chiều dài không được lớn gấp đôi chiều rộng là thích hợp.

Giữa các ô cần có khoảng cách ly hợp lý để tránh thuốc bay từ ô này sang ô khác (thông thường khoảng cách này là 0.5m).

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được xử lý đúng vị trí (như phun lên tán lá nên chú ý phun đều 2 mặt lá, phun kỹ nõn lá nơi sâu xanh bướm trắng thường gây hại đối với thuốc nước, hoặc bón vào rễ đối với thuốc hạt ...), đúng lượng thuốc đã quy định cho mỗi ô và đồng đều trên toàn ô khảo nghiệm. Lượng thuốc dùng được tính theo kg hay lít chế phẩm/ha, hoặc tính theo g hoạt chất/ha hoặc tính theo nồng độ (%).

2.3.2.Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc cũng như cách thức tác động của chúng và phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây, đảm bảo

sao cho giọt nước thuốc được phân bố đều trên tán lá cây. Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc (l/ha) dùng để xử lý cần được ghi rõ. Thường lượng nước thuốc dùng từ 400 - 600 l/ha.

Đối với thuốc rải hoặc xử lý bằng các biện pháp khác thì xử lý theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc.

2.3.3. Trong thời gian làm khảo nghiệm, nhất thiết không được xử lý một loại thuốc trừ sâu nào trên ruộng khảo nghiệm. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại ... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng gây hại này phải không ảnh hưởng đến thuốc khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp nhằm đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm. Ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ phun rải thuốc.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

Nếu trong hướng dẫn sử dụng không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thì có thể phun, rải thuốc vào lúc sâu xanh bướm trắng xuất hiện tuổi nhỏ (tuổi 1 - 2) và mật độ khoảng 0,5 - 1 con/cây và phải đồng đều trong ruộng khảo nghiệm.

Số lần xử lý: thường là 1 lần, hoặc có thể nhiều hơn tùy vào đặc điểm của thuốc và yêu cầu khảo nghiệm. Số lần xử lý và ngày xử lý cần được ghi lại.

2.4. Điều tra và thu thập số liệu:

2.4.1. Đánh giá tác động của thuốc đối với sâu xanh bướm trắng hại rau họ thập tự:

2.4.1.1. Số điểm điều tra:

Đối với khảo nghiệm diện hẹp: theo dõi 5 điểm cố định trong ô trên hai đường chéo góc, mỗi điểm 4 cây.

Đối với khảo nghiệm diện rộng: theo dõi 10 điểm cố định trên ô trên hai đường chéo góc, mỗi điểm 4 cây.

2.4.1.2. Thời điểm điều tra:

Thời điểm quan sát tùy thuộc vào đặc điểm tác động của thuốc, loại thuốc và yêu cầu cụ thể của khảo nghiệm. Thông thường quan sát trước khi xử lý và 1, 3, 7 ngày sau xử lý thuốc.

2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra: Số sâu non xanh bướm trắng sống tại các thời điểm điều tra

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson - Tilton

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó.

3. Đánh giá độc tính của thuốc đến cây trồng.

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sinh trưởng và phát triển cây trồng. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ... thì phải đánh giá theo thang phân cấp ở phần phụ lục.

Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây trồng cần được mô tả một cách đầy đủ và chi tiết.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép tỉ mỉ mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện hay mất đi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (các loài kẻ thù tự nhiên, động vật có ích, động vật hoang dã ...) .

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Ghi chép cụ thể các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất.

Nếu địa điểm khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỉ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như: nắng hạn, mưa, lụt bão ...

3. Báo cáo, và công bố kết quả:

3.1. Nội dung báo cáo:

- Tên khảo nghiệm (ghi cụ thể sâu xanh bướm trắng hại cây rau gì, nếu có thể).

- Đơn vị tiến hành khảo nghiệm.

- Thời gian tiến hành khảo nghiệm.

- Yêu cầu của khảo nghiệm.

- Điều kiện khảo nghiệm.

+ Địa điểm khảo nghiệm.

+ Nội dung khảo nghiệm.

+ Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống ...

+ Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

+ Tình hình phát sinh, phát triển của sâu xanh bướm trắng hại rau họ thập tự trong khu khảo nghiệm.

- Phương pháp khảo nghiệm.

+ Công thức khảo nghiệm.

+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

+ Số lần nhắc lại.

+ Kích thước ô khảo nghiệm.

+ Dụng cụ phun rải.

+ Lượng thuốc dùng: g hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha.

+ Lượng nước thuốc dùng (l/ha).

+ Ngày xử lý thuốc.

+ Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm.

- Kết quả khảo nghiệm.

+ Các bảng số liệu.

+ Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

+ Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng (xem phụ lục), sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác(nếu có).

- Kết luận và đề nghị.

3.2. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ sâu xanh bướm trắng hại rau họ thập tự mà chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

Phụ lục:

Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây rau họ thập tự.

Cấp Triệu chứng nhiễm độc của cây

1 Cây bình thường.

2 Ngộ độc nhẹ - Sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt.

4 Triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5 Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

6 Thuốc làm giảm năng suất ít.

7 Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất .

8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần đến làm chết cây.

9 Cây bị chết hoàn toàn.

  1. Tài liệu tham khảo

1. Ciba Geigy. Manual for field trials in plant protection - Third edition 1992.

2. Mai Thị Phương Anh và CTV. Rau và trồng rau - Giáo trình cao học, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội, 1996.

3. Viện Bảo Vệ Thực Vật Kết quả điều tra côn trùng ở Miền Bắc -Viêt Nam 1967-1968. Nhà xuất bản nông nghiệp 1976.

4. Viện Bảo Vệ Thực Vật. Kết quả điều tra côn trùng ở các tỉnh phía Nam 1977-1978 . Nhà xuất bản nông nghiệp 1999.

5. Viện Bảo vệ thực vật. Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật 1996 - 2000. Nhà xuất bản Nông nghiệp 2000.

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 522- 2002

Quy phạm

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG

HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ NHỆN LÔNG NHUNG

HẠI NHÃN, VẢI CỦA CÁC THUỐC TRỪ NHỆN

Bio -test of miticides against erinse mite on litchi and longan in the field

1. Quy định chung:

1. Qui phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer) hại nhãn, vải của các thuốc trừ nhện đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt nam.

2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới nhằm mục đích đăng ký tại Việt nam ban hành kèm theo QĐ số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những vườn nhãn, vải thường bị nhện lông nhung gây hại; trong các vụ có điều kiện thuận lợi cho nhện lông nhung phát triển và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, giống cây trồng, mật độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nhãn, vải, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

Phương pháp khảo nghiệm:

1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Công thức so sánh là loại thuốc trừ nhện đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ nhện lông nhung hại cây nhãn, vải

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để trừ nhện và được phun bằng nước lã (nếu là thuốc phun)

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê toán học.

2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thưóc ô từ 3 - 5 cây. Số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: kích thước từ 10- 15 cây, không nhắc lại.

  • Khảo nghiệm diện hẹp và diện rộng đều bố trí trên vườn nhãn, vải kinh doanh (Vườn cây đạt trên 4 tuổi)

3. Tiến hành phun, rải thuốc:

1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

2. Lượng thuốc dùng được tính bằng nồng độ % của chế phẩm hay bằng kg hoặc lít chế phẩm hoặc g hoạt chất tương ứng trên đơn vị diện tích 1 ha

Với dạng thuốc pha với nước để phun:

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc phải phun ướt đều toàn bộ tán cây, thông thường là 600 - 800 l/ha.

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc dùng (l/ha) cần được ghi rõ.

Chú ý không để thuốc ở ô này tạt sang ô khác.

2.3.3. Trong thời gian đang khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ nhện nào khác trên toàn khu khảo nghiệm. Nếu khu khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: Sâu, bệnh, cỏ dại... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm, không ảnh hưởng tới nhện và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong các khảo nghiệm có thể dùng bình bơm tay đeo vai hay bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

- Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học và phương thức tác động của thuốc mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

- Thuốc trừ nhện lông nhung thường được xử lý 2 lần, lần 1 khi bắt đầu phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ. Các lần phun thuốc khác (nếu có) phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng loại thuốc. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

2.4. Điều tra, thu thập số liệu

1. Điều tra tác động của thuốc đối với nhện lông nhung hại cây nhãn, vải:

2.4.1.1. Số điểm điều tra:

Với khảo nghiệm diện hẹp: Mỗi ô khảo nghiệm điều tra 1 cây, mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng điều tra toàn bộ lá (hoa, quả) trên 3 cành lộc hay 3 chùm quả ở tầm giữa tán cây. Cần chọn cố định các cành lộc tương đối đều nhau.

Với khảo nghiệm diện rộng: Mỗi ô khảo nghiệm điều tra 3 cây, mỗi cây điều tra toàn bộ lá (hoa, quả) trên 4 cành theo 4 hướng, mỗi hướng điều tra toàn bộ lá (hoa, quả) trên 3 cành lộc hay 3 chùm quả ở tầm giữa tán cây. Cần chọn cố định các cành lộc tương đối đều nhau.

2.4.1.2.. Thời điểm điều tra:

Điều tra hiện tượng lá bị lông nhung vào các thời điểm 7, 14, 21 ngày sau khi xử lý thuốc. Nếu khảo nghiệm bố trí vào thời điểm nhãn, vải ra hoa, quả thì điều tra cả mức độ lông nhung trên hoa, quả.

Tuy nhiên thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo quy định của từng cơ sở sản xuất thuốc.

3. Chỉ tiêu điều tra: Hiệu lực trừ nhện lông nhung của thuốc trừ nhện được đánh giá thông qua mức độ cây nhãn, vải bị lông nhung trên lá, hoa, quả như sau:

* Trên lá:

- Tỷ lệ hại (TLH) được tính:
Số lá bị hại

TLH (%) = ----------------------------- .100

Tổng số lá điều tra

- Chí số hại (CSH) được tính:

9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1

CSH (%) = -------------------------------------- . 100

9N

Trong đó: N: Tổng số lá điều tra

n1: số lá bị hại cấp 1: < 5 % diện tích lá bị hại

n3: số lá bị hại cấp 3: 5 - 15 % diện tích lá bị hại

n5: số lá bị hại cấp 5: >15 - 30% diện tích lá bị hại

n7: số lá bị hại cấp 7: >30 - 50% diện tích lá bị hại

n9: số lá bị hại cấp 9: > 50 % diện tích lá bị hại

Ngoài ra, để đánh giá mức độ hại trên hoa và quả, xem phụ lục 1

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng:

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nhãn, vải theo thang phân cấp (phần phụ lục).

Phương pháp đánh giá:

Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được (như số lá rụng...) cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt (như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá ...) thì phải mô tả tỉ mỉ.

Nếu thuốc làm ảnh hưởng đến cây nhãn, vải cần theo dõi và ghi nhận ngày cây phục hồi trở lại.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự thay đổi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như sinh vật có ích.

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm, nếu gần trạm khí tượng thì lấy số liệu của trạm.

3. Báo cáo và công bố kết quả:

1. Nội dung báo cáo:

Tên khảo nghiệm

Yêu cầu của khảo nghiêm

Điều kiện khảo nghiệm:

- Cơ quan khảo nghiệm

- Thời gian khảo nghiệm

- Cán bộ khảo nghiệm

- Địa điểm khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm

- Đặc điểm khảo nghiệm

- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống..

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của nhện lông nhung trong khu thí nghiệm

Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm

- Số lần nhắc lại

- Kích thước ô khảo nghiệm

- Dụng cụ phun rải

- Lượng thuốc dùng gr hay kg hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha)

- Ngày xử lý thuốc

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm

- Các bảng số liệu

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục)

Kết luận và đề nghị.

3.2. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo. Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ nhện lông nhung hại cây nhãn, vải

chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt nam, Cục Bảo vệ thực vật tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

Phần phụ lục

Phụ lục 1: Đánh giá mức độ hại trên hoa và quả.

Đếm tổng số chùm hoa, quả cũng như số chùm hoa, quả bị hại và tiến hành phân cấp mức độ hại.

Đánh giá mức độ hại theo thang cấp như sau:

Cấp 0: Không bị bệnh

Cấp 1: Chùm hoa (quả) có Ê 10 % số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị hại.

Cấp 2: Chùm hoa (quả) có > 10 - 20 % số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị hại.

Cấp 3: Chùm hoa (quả) có > 20 - 30 % số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị hại.

Cấp 4: Chùm hoa (quả) có > 30 - 50 % số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị hại.

Cấp 5: Chùm hoa (quả) có > 50 % số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị hại.

(Ghi chú: Nhánh hoa (quả) cấp 1 - nhánh gắn trực tiếp với hoa, quả)

Từ đó tính tỷ lệ hại (TLH) và chỉ số hại (CSH) như sau:

Số chùm hoa (hoặc quả) bị hại

TLH (%) = --------------------------------------------- x 100

Tổng số chùm hoa (hoặc quả) điều tra

n1 + 2n2 + 3n3 + 4n4 + 5n5

CSH (%) = ---------------------------------------

5N

Trong đó: ni - Số chùm hoa (hoặc quả) bị hại cấp i.

N - Tổng số chùm hoa (hoặc quả) điều tra.

Phụ lục 2: Bảng phân cấp mức độ của thuốc khảo nghiệm đối với cây nhãn, vải

Cấp Triệu chứng nhiễm độc của cây nhãn, vải

1 . Cây bình thường

2 Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ

3 Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt

4 Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất

5 Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất suất ít

6. Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8 Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây

9 Cây bị chết hoàn toàn

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi

Tài liệu tham khảo:

1. CIBA- GEIGY. Manual for Field Trials in Plant Protection. Switzerland 1992 p84-88

2. Cục Bảo Vệ Thực Vật. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà nội 1998

3. Nguyễn Văn Đĩnh. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng phòng chống một số loài nhện hại cây trồng ở Hà nội và vùng phụ cận. Luận án Phó tiến sỹ khoa học Nông nghiệp. Hà nội, 1994

4. Nguyễn Văn Đĩnh. Sức tăng quần thể của nhện đỏ hại Cam chanh. Tạp chí BVTV. Tháng 4-1992, Tr 11 - 15

5. Nguyễn Văn Đĩnh. Nhện trắng hại cây trồng. Tạp chí BVTV. Tháng 4 - 1992. TR 19 - 20.

6. Nguyễn Thị Phương. Nghiên cứu thành phần côn trùng và nhện hại cam, quất tại Hưng yên, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hoá học phòng chống nhện rám vàng (Phylocoptruta olevora Achmet). Luận án thạc sỹ BVTV. Hà nội 1997.

7. Viện Bảo Vệ Thực Vật. Kết quả điều tra côn trùng ở các tỉnh phía nam 1977-1978. Nhà xuất bản nông nghiệp 1999

8. Viện Bảo Vệ Thực Vật . Kết quả điều tra côn trùng ở Miền Bắc -Viêt Nam 1967-1968. Nhà xuất bản nông ngiệp 1976

Nhóm B & C

TIÊU CHuẩn NGàNH 10 TCN 523 - 2002

quy phạm

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG

HIỆU LỰC TRỪ NHỆN HẠI CÂY CÓ MÚI

CỦA CÁC THUỐC TRỪ NHỆN

Bio-test of miticides against mites

on citrus in the field

1. Quy định chung:

1.1. Quy phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ nhện (Eutetranychus sp., Tetranychus urticae Koch, Panonychus citri Mc Gregon, Polyphagotarsonemus latus Banks, Phyllocoptruta oleivora Ashuerd...) hại cây có múi (cam, quít, bưởi, chanh,...) của các loại thuốc trừ nhện đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của Qui định về Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02/12/1998 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những vườn cây thường bị nhện gây hại, với mật số phù hợp cho khảo nghiệm, trong những vụ có điều kiện thuận lợi cho nhện phát triển và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái. Nếu trên vừơn cây có múi có cây che bóng thì phải cẩn thận đề phòng nhện từ cây che bóng di chuyển sang làm ảnh hưởng kết quả thí nghiệm. Các điều kiện trồng trọt (loại đất, mật độ trồng, tưới tiêu nước, các cách chăm sóc khác,...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

Các khảo nghiệm phải được bố trí trên diện hẹp và diện rộng có thể được tiến hành ở ít nhất hai vùng sinh thái khác nhau, trong các thời điểm khác nhau, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm thuốc khảo nghiệm: là các loại thuốc trừ nhện được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm thuốc so sánh: là loại thuốc trừ nhện đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ nhện hại cây có múi.

- Công thức đối chứng là các ô phun nước lã và không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào ảnh hưởng đến khảo nghiệm.

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối đầy đủ ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được qui định trong thống kê toán học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

Tùy theo dạng thuốc (thuốc hạt, thuốc bột, thuốc nước) và công cụ phun, rải thuốc (bơm tay, bơm động cơ,...) mà các ô khảo nghiệm cần có kích thước thích hợp.

- Khảo nghiệm diện hẹp: số cây/ô ít nhất là 3 cây, số lần nhắc lại ít nhất 3 lần. Khoảng cách giữa các ô tối thiểu một hàng cây.

- Khảo nghiệm diện rộng: Số cây/ô ít nhất là 9 cây và không cần nhắc lại.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn cây và ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng: Phải được tính bằng kg hay lít chế phẩm hoặc g hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha hoặc nồng độ % của chế phẩm dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun.

- Lượng nước dùng phải theo khuyến cáo cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng và phù hợp với phương thức tác động của từng loại thuốc với bình bơm tay, đảm bảo trải đều lượng thuốc trên diện tích dự định xử lý. Thông thường với bình phun tay đeo vai, lượng nước trên 1 ha là 500 lít đối với vườn cây có múi khoảng 2-4 năm tuổi và tăng lượng nước lên phù hợp ở những năm sau.

- Với các loại thuốc bột, thuốc hạt, phương pháp pha trộn và sử dụng phải theo đúng qui định của cơ sở sản xuất. Các số liệu về nồng độ % và lượng nước dùng (l/ha) cần được ghi rõ. Khi phun thuốc chỉ nên dùng bình bơm tay đeo vai để phun. Do đó cần ưu tiên chọn vườn cây có múi có tán nhỏ từ 2-4 năm tuổi hoặc các vườn cây có tán thấp để tiện cho việc tiến hành khảo nghiệm. Cần phun rải đúng lượng thuốc đã qui định cho mỗi ô khảo nghiệm. Trường hợp trong khi phun, rải thuốc do sai sót nào đó mà lượng thuốc dùng trên một ô vượt quá 10% lượng thuốc dự kiến thì cần ghi lại. Chú ý không để thuốc ở ô này tạt sang ô khác.

2.3.3. Trong thời gian khảo nghiệm không được dùng bất kỳ loại thuốc trừ nhện nào khác trên toàn khu khảo nghiệm. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để các đối tượng dịch hại khác như côn trùng, bệnh, cỏ dại... thì những loại thuốc này không làm ảnh hưởng đến thuốc đang làm khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ phun rải thuốc. Trong các khảo nghiệm diện hẹp phải dùng bình bơm tay đeo vai, trong khảo nghiệm diện rộng có thể dùng bình bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm để đánh giá được hiệu lực của các loại thuốc. Mật độ nhện trước khi xử lý thuốc phải đạt 3-5 con/lá.

- Nếu trên nhãn thuốc không ghi cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tùy theo mục đích khảo nghiệm và đặc tính tác động của thuốc mà qui định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.Tùy theo đặc tính của thuốc là thuốc lưu dẫn hay tiếp xúc, thuốc trừ ấu trùng và diệt được trứng hay chỉ trừ được thành trùng,... mà thời điểm phun thuốc cần được tính sao cho phù hợp ở từng giai đoạn sinh trưởng của nhện.Tùy theo áp lực của nhện mà có thể phun lặp lại lần thứ hai cách lần thứ nhất từ 5-7 ngày trong trường hợp thuốc tuy diệt được ấu trùng nhưng không trừ được thành trùng, để có thể xác định được đúng hiệu lực. Số lần và ngày xử lý thuốc được ghi lại.

2.4. Điều tra và thu thập số liệu:

2.4.1. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với nhện hại cây có múi.

2.4.1.1. Số điểm điều tra:

- Đối với diện hẹp: Mỗi ô thí nghiệm chọn 1 cây đại diện để điều tra cố định.

- Đối với diện rộng: Mỗi ô thí nghiệm chọn 3 cây đại diện để điều tra cố định.

2.4.1.2. Phương pháp điều tra: Trên cây điều tra, chọn 4 cành cố định theo 4 hướng khác nhau, mỗi cành chọn ngẫu nhiên 10 lá trưởng thành thuộc giai đoạn lá bánh tẻ (tức là đã qua giai đoạn non trở nên trưởng thành nhưng không quá già) hoặc 10 trái

ngẫu nhiên để quan sát (khi quan sát,dùng kính lúp soi và đếm số nhện sống có trên mỗi lá hoặc trái).

2.4.1.3. Thời điểm và số lần điều tra:

Lần điều tra thứ nhất 1 ngày trước khi xử lý thuốc, các lần điều tra sau vào 2, 7 và 14 ngày sau khi xử lý thuốc. Thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tùy thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và yêu cầu của khảo nghiệm.

2.4.1.4. Chỉ tiêu điều tra:

Mật số nhện sống trên lá hoặc trái tại các thời điển điều tra. Hiệu lực của thuốc được hiệu đính theo công thức Henderson-Tilton.

2.4.2. Đánh giá độc tính của thuốc đến cây có múi.

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sinh trưởng và phát triển cây có múi. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như lá úa vàng và rụng, số chồi non, trái bị biến dạng... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể. Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này cần theo đúng các phương pháp theo dõi sinh trưởng của cây trồng. Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá... thì phải đánh giá theo bảng phân cấp ở phục lục. Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây có múi cần được mô tả một cách đầy đủ và tỉ mỉ.

2.4.3. Đánh giá tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện hay mất đi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã , rong, tảo...) .

2.5.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất. Nếu địa điểm khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỉ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như: nắng hạn, mưa, lụt bão ...

3. Xử lý số liệu, báo cáo, và công bố kết quả:

3.1. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới, các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

3.2. Nội dung báo cáo: Báo cáo theo mẫu "báo cáo kết quả khảo nghiệm đồng ruộng các loại thuốc trừ sâu (nhện)" do Cục BVTV hướng dẫn.

* Tên khảo nghiệm.

* Yêu cầu của khảo nghiệm.

* Điều kiện khảo nghiệm.

- Địa điểm khảo nghiệm.

- Nội dung khảo nghiệm.

- Đặc điểm khảo nghiệm.

- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống ...

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của nhện hại cây có múi trong khu vực khảo nghiệm.

* Phương pháp khảo nghiệm.

- Công thức khảo nghiệm.

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

- Số lần nhắc lại.

- Số cây/ô khảo nghiệm.

- Dụng cụ phun rải.

- Lượng thuốc dùng: g hoặc kg hoạt chất/ha; kg, lít thuốc thương phẩm/ha; nồng độ dung dịch thuốc.

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha).

- Ngày xử lý thuốc.

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

* Kết quả khảo nghiệm.

- Các bảng số liệu.

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác.

* Kết luận và đề nghị.

3.3. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo. Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ nhện hại cây có múi chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

Phụ lục : Bảng phân cấp mức độ độc của thuốc khảo nghiệm đối với cây có múi.

Cấp độc Triệu chứng nhiễm độc của cây có múi

1- Cây bình thường.

2- Sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

3- Ngộ độc tăng lên, sinh trưởng của cây giảm, nhưng triệu chứng (về màu sắc, hình dạng ...) chưa rõ ràng.

4- Có triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5- Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

6- Thuốc làm giảm năng suất ít.

7- Thuốc gây ảnh hưởng nhiều tới năng suất.

8- Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây.

9- Cây bị chết hoàn toàn

 Tài liệu tham khảo:

1.CIBA GEIGY. Manual for field trials in plant protection-Third Edition, 1992.

2. W. Helle and M.W.Sabelis. Spider mites their biology, natural enemies and control- World crop pest, Amsterdam-Oxford-New york-Tokyo, 1985.

3. Efficacy test protocol. Mites on citrus-FAO/AP/016, 1991.

4. Dan Smith, GAC Beattie & Roger Broadley. Citrus pest and their natural enemies, Integrated pest management in Australia-First published, 1997.

5. Nguyễn Văn Huỳnh và ctv. Xác định tác nhân và đề nghị biện pháp phòng trị thiệt hại vỏ trái cam quít tại tỉnh Cần Thơ-Báo cáo kết quả khoa học của Bộ môn BVTV ĐH Cần Thơ, 1996.

6. Nguyễn Thị Thu Cúc. Côn trùng gây hại cây ăn trái vùng ĐBSCL và biện pháp phòng tri-NXB Nông Nghiệp TP. HCM, 2000.

  Nhóm B&C

Tiêu chuẩn ngành 10 tcn 524-2002

Thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất 2,4-D

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Herbicide containing 2,4-D Technical requirement and test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- 2,4-D kỹ thuật;

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có chứa hoạt chất 2,4-D muối natri dạng bột hoà tan trong nước dùng làm thuốc trừ cỏ hại cây trồng;

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có chứa hoạt chất 2,4-D muối tan trong nước dạng dung dịch dùng làm thuốc trừ cỏ hại cây trồng;

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có chứa hoạt chất 2,4-D este dạng nhũ dầu dùng làm thuốc trừ cỏ hại cây trồng.

2. Quy định chung

2.1. Lấy mẫu

Theo 10TCN 386-99

2.2. Hoá chất

Hoá chất là loại tinh khiết phân tích

Nước cứng chuẩn, theo TCVN 3711 -82

Nước cất, theo TCVN 2217 -72

2.3. Mức sai lệch cho phép của hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

%

g/l hoặc g/kg ở 20o C

 

Từ 2,5 trở xuống

Từ trên 2,5 đến 10

Từ trên 10 đến 25

Từ trên 25 đến 50

Từ trên 50 trở lên

Từ 25 trở xuống

Từ trên 25 đến 100

Từ trên 100 đến 250

Từ trên 250 đến 500

Từ trên 500 trở lên

± 15 % hàm lượng đăng ký

± 10 % hàm lượng đăng ký

± 6 % hàm lượng đăng ký

± 5 % hàm lượng đăng ký

± 2,5 %

± 25 g/kg hoặc g/l

2.4. Cân phân tích

Cân sử dụng có độ chính xác đến 0,00001 g

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. 2,4-D kỹ thuật

Sản phẩm có dạng tinh thể, hạt, bột mầu trắng tới nâu, với thành phần chính là 2,4-D và tạp chất sinh ra do quá trình sản xuất.

3.1.1.Hoạt chất

Hàm lượng 2,4-D đăng ký khi xác định phải phù hợp với qui định trong mục 2.3

3.1.1. Tạp chất

3.1.1.1. Hàm lượng nước

Không lớn hơn 15g/Kg

3.1.1.2. Hàm lượng phenol tự do

Không lớn hơn 3g/kg (tính theo 2,4 dichlorophenol)

3.2. 2,4-D muối natri kỹ thuật

Sản phẩm có dạng tinh thể mầu trắng tới nâu, với thành phần chính là 2,4-D monohydrat natri và tạp chất sinh ra do quá trình sản xuất.

3.2.1. Hoạt chất

Hàm lượng 2,4-D muối natri đăng ký khi xác định phải phù hợp với qui định trong mục 2.3

3.2.2. Tạp chất

3.2.2.1 Hàm lượng nước

Không lớn hơn 90g/Kg

3.2.2.2 Hàm lượng phenol tự do

Không lớn hơn 3g/kg (tính theo 2,4 dichlorophenol) của hàm lượng 2,4-D natri xác định được.

3.3. 2,4-D este kỹ thuật

Sản phẩm có thành phần chính là 2,4-D este và tạp chất sinh ra do quá trình sản xuất.

3.3.1. Hoạt chất

Hàm lượng 2,4-D este đăng ký (phải ghi rõ loại este) khi xác định phải phù hợp với qui định trong mục 2.3 (trong trường hợp là hỗn hợp este, phải ghi rõ thành phần tương ứng với mỗi loại)

3.3.2. Tạp chất

3.3.2.1. Hàm lượng nước

Không lớn hơn 10 g/Kg

3.3.2.2. Hàm lượng phenol tự do

Không lớn hơn 3g/kg (tính theo 2,4 dichlorophenol) của hàm lượng 2,4-D este xác định được.

3.4. Thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất 2,4-D muối natri dạng bột hoà tan trong nước

Sản phẩm là hỗn hợp đồng nhất dạng bột mịn mầu trắng đến hồng nhạt, với thành phần chính là 2,4D muối natri kỹ thuật và các chất phụ gia.

3.4.1. Hoạt chất

Hàm lượng 2,4-D muối natri đăng ký khi xác định phải phù hợp với qui định trong mục 2.3.

3.4.2. Tạp chất

3.4.2.1. Hàm lượng nước

Không lớn hơn 90g/kg

3.4.2. 2. Hàm lượng phenol tự do

Không lớn hơn 3g/kg (tính theo 2,4 dichlorophenol) của hàm lượng 2,4 D muối natri xác định được.

3.4.3. Tính chất vật lý

3.4.3.1. Chất không tan trong nước

Chất không tan trong nước còn lại trên rây 250m m: bằng 0

Chất không tan trong nước còn lại trên rây 150m m: không lớn hơn 1g/kg

3.4.4. Độ bền bảo quản

ở nhiệt độ 540C: Sau khi bảo quản ở 540 - 200C trong 14 ngày, sản phẩm phải phù hợp với qui định trong mục 3.4.

3.5. Thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất 2,4-D este dạng nhũ dầu

Sản phẩm là hỗn hợp dung dịch trong suốt không lắng cặn, với thành phần chính là 2,4D este kỹ thuật, dung môi và các chất phụ gia.

3.5.1. Hoạt chất

Hàm lượng 2,4-D este đăng ký (phải ghi rõ loại este và trong trường hợp là hỗn hợp este, phải công bố thành phần tương ứng với mỗi loại) khi xác định phải phù hợp với qui định trong mục 2.3.

3.5.2. Tạp chất

3.5..2.1.Hàm lượng phenol tự do

Không lớn hơn 3g/kg (tính theo 2,4 dichlorophenol) của hàm lượng 2,4 D este xác định được.

3.5.3. Tính chất vật lý

3.5.3.1. Độ bền nhũ tương

Độ tự nhũ ban đầu hoàn toàn

Độ bền nhũ tương sau 30 phút, lớp kem lớn nhất 2 ml

Độ bền nhũ tương sau 2 giờ, lớp kem lớn nhất 4 ml

Độ tái nhũ sau 24 giờ Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau 24 giờ 30 phút, lớp kem lớn nhất 4 ml

3.5.4. Độ bền bảo quản

ở nhiệt độ 00C: Sau khi bảo quản ở 00C trong 7 ngày, thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 3 ml/l.

ở nhiệt độ 540C: Sau khi bảo quản ở 540C - 20C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất 2,4-D este không nhỏ hơn 97% so với hàm lượng ban đầu và sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.5.3, 3.5.4.

3.6. Thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất 2,4-D muối tan trong nước dạng dung dịch

Sản phẩm là hỗn hợp dung dịch trong suốt, không lắng cặn với thành phần chính là 2,4D muối tan trong nước (phải được tạo thành từ 2,4D kỹ thuật), dung môi và các chất phụ gia.

3.6.1. Hoạt chất

Hàm lượng 2,4-D muối tan trong nước đăng ký (phải ghi rõ loại muối tan) khi xác định phải phù hợp với qui định trong mục 2.3.

3.6.2. Tạp chất

3.6.2.1. Hàm lượng phenol tự do

Không lớn hơn 3g/kg (tính theo 2,4 dichlorophenol) của hàm lượng 2,4 D muối tan trong nước xác định được.

3.6.3. Tính chất vật lý

3.6.3.1 Chất không tan trong nước

Chất không tan trong nước còn lại trên rây 250m m : bằng 0

Chất không tan trong nước còn lại trên rây 150m m : không lớn hơn 1g/kg

3.6.4. Độ bền bảo quản

ở nhiệt độ 00C: Sau khi bảo quản ở 00C -10C trong 7 ngày, thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 3ml/l.

ở nhiệt độ 540 C: Sau khi bảo quản ở 540C - 20C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất 2,4-D muối tan trong nước không nhỏ hơn 97% so với hàm lượng ban đầu và tính chất vật lý sản phẩm phải phù hợp với quy định trong mục 3.6.3.

4. Phương pháp thử

4.1. Xác định hàm lượng hoạt chất 2,4-D

4.1.1. Nguyên tắc

Hàm lượng 2,4-D được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp với detector tử ngoại (UV), cột pha đảo, dùng phenol làm chất nội chuẩn. Kết quả được tính toán dựa trên sự so sánh giữa tỷ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn và tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn.

4.1.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết bị

Chất chuẩn 2,4-D axit đã biết hàm lượng

Chất nội chuẩn phenol

Acetonitril

Methanol

Nước cất

NaH2PO4..2H2O

H3PO4

Bình định mức dung tích 25 ml

Cốc thuỷ tinh dung tích 1000ml

Màng lọc 0,45m m

Máy sắc ký lỏng cao áp, detector UV

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột sắc ký lỏng cao áp pha đảo Hypersil ODS 5m m (250 x 4 mm) hoặc tương đương

Microxylanh bơm mẫu 50 m l chia vạch đến 1 m l

Cân phân tích

Máy lắc siêu âm

4.1.3. Chuẩn bị dung dịch

4.1.3.1. Dung dịch nội chuẩn

Cân khoảng 0,2 g chất nội chuẩn phenol chính xác tới 0,0001 g vào bình định mức 50 ml, hoà tan và định mức tới vạch bằng methanol.

4.1.3.2. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,025 g chất chuẩn 2,4-D chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 25 ml, thêm vào 5 ml dung dịch nội chuẩn. Hoà tan và định mức tới vạch bằng methanol.

4.1.3.3. Dung dịch mẫu thử

Cân lượng mẫu thử có chứa 0,025 g hoạt chất 2,4-D chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 25 ml, thêm vào 5 ml dung dịch nội chuẩn. Hoà tan và định mức tới vạch bằng methanol. Lọc qua màng lọc 0,45 m m trước khi bơm vào máy.

4.1.3.4. Chuẩn bị dung dịch pha động

Cân 47g natri dihydro phosphate vào cốc 1000ml, thêm vào 700ml nước cất. Điều chỉnh pH đến 2,5 bằng axit phosphoric. Thêm 300ml acetonitril và điều chỉnh pH của dung dịch bằng axit phosphoric đến 2,95.

4.1.4. Thông số máy

Pha động: theo mục 4.1.3.4

Tốc độ dòng: 1 ml/phút

Bước sóng: 280 nm

Thể tích vòng bơm mẫu: 20 m l

Nhiệt độ cột: 400C

4.1.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn cho đến khi tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn và dung dịch mẫu thử lặp lại 2 lần (sai lệch giữa các lần bơm không lớn hơn 1%).

4.1.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất 2,4-D axit (X) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

Trong đó:

Fm: Trung bình tỷ số số đo diện tích của pic mẫu nội chuẩn với pic mẫu thử

Fc : Trung bình tỷ số số đo diện tích của pic mẫu nội chuẩn với pic mẫu chuẩn

mc : Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm: Khối lượng mẫu thử, g

P: Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

Hàm lượng hoạt chất 2,4-D natri (Z) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

Z = 1,1809 ´ X

d20 - Tỷ trọng của dung dịch mẫu thử ở 200C (xác định theo TCVN 3731-82)

Hàm lượng hoạt chất 2,4-D muối tan (Y1) trong mẫu được tính bằng g/l theo công thức

Y1= Khối lượng phân tử 2,4D muối tan / 221 ´ X ´ d20, ´ 10

Hàm lượng hoạt chất 2,4-D este (Y2) trong mẫu được tính bằng g/l theo công thức

Y2= Khối lượng phân tử 2,4D este/221 ´ X ´ d20, ´ 10

4.2. Xác định hàm lượng 2,4-dichlorophenol

4.2.1. Nguyên tắc

Hàm lượng 2,4-dichlorophenol được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp với detector tử ngoại (UV), cột pha đảo, dùng phenol làm chất nội chuẩn. Kết quả được tính toán dựa trên sự so sánh giữa tỷ số số đo diện tích của pic mẫu thử với pic nội chuẩn và tỉ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn.

4.2.2. Hoá chất, dụng cụ, thiết bị

Chất chuẩn 2,4-dichlorophenol đã biết hàm lượng

Chất nội chuẩn phenol

Acetonitril

Methanol

Nước cất

NaH2PO4..2H2O

H3PO4

Bình định mức dung tích 25 ml

Cốc thuỷ tinh dung tích 1000ml

Màng lọc 0,45m m

Máy sắc ký lỏng cao áp, detector UV

Máy tích phân kế hoặc máy vi tính

Cột sắc ký lỏng cao áp pha đảo Hypersil ODS 5m m (250 x 4 mm) hoặc tương đương

Microxylanh bơm mẫu 50 m l chia vạch đến 1 m l

Cân phân tích

Máy lắc siêu âm

4.2.3. Chuẩn bị dung dịch

4.2.3.1. Dung dịch nội chuẩn

Cân khoảng 0,2 g chất nội chuẩn phenol chính xác tới 0,0001 g vào bình định mức 50 ml, hoà tan và định mức tới vạch bằng methanol.

4.2.3.2. Dung dịch mẫu chuẩn

Cân khoảng 0,025 g chất chuẩn 2,4-dichlorophenol chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 25 ml, thêm vào 5 ml dung dịch nội chuẩn. Hoà tan và định mức tới vạch bằng methanol.

4.2.3.3. Dung dịch mẫu thử

Cân lượng mẫu thử có chứa 0,025 g 2,4-dichlorophenol chính xác tới 0,00001 g vào bình định mức 25 ml, thêm vào 5 ml dung dịch nội chuẩn. Hoà tan và định mức tới vạch bằng methanol. Lọc qua màng lọc 0,45 m m trước khi bơm vào máy.

4.2.3.4. Chuẩn bị dung dịch pha động

Cân 47g natri dihydro phospate vào cốc 1000ml, thêm vào 700ml nước cất. Điều chỉnh pH đến 2,5 bằng axit phosphoric. Thêm 300ml acetonitril và điều chỉnh pH của dung dịch bằng axit phosphoric đến 2,95.

4.2.4. Thông số máy

Pha động: theo mục 4.3.3.4

Tốc độ dòng: 1 ml/phút

Bước sóng: 280 nm

Thể tích vòng bơm mẫu: 20 m l

Nhiệt độ cột: 400C

4.2.5. Tiến hành phân tích trên máy

Bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn cho đến khi tỷ số số đo diện tích của pic mẫu chuẩn với pic nội chuẩn thay đổi không lớn hơn 1%. Sau đó, bơm lần lượt dung dịch mẫu chuẩn và dung dịch mẫu thử lặp lại 2 lần (sai lệch giữa các lần bơm không lớn hơn 1%).

4.2.6. Tính toán kết quả

Hàm lượng hoạt chất 2,4-dichlorophenol (X) trong mẫu được tính bằng phần trăm theo công thức:

Trong đó:

Fm : Trung bình tỷ số số đo diện tích của pic mẫu nội chuẩn với pic mẫu thử

Fc : Trung bình tỷ số số đo diện tích của pic mẫu nội chuẩn với pic mẫu chuẩn

mc : Khối lượng mẫu chuẩn, g

mm: Khối lượng mẫu thử, g

P: Độ tinh khiết của chất chuẩn, %

4.3. Xác định hàm lượng nuớc

Theo 10TCN 321-95

4.4. Xác định hàm lượng các chất không tan trong nước

Theo 10TCN 103-88

4.5. Độ bền bảo quản

ở nhiệt độ 540C: Theo 10TCN 105 - 88

Tài liệu tham khảo

1. TCVN 3731-82

2. TCVN 103-88

3. 10TCN 105-88

4. 10TCN 103-88

5. 10TCN 231-95

6. 10TCN 386-99

7. FAO Specification for Plant Protection Products, 1994

8. FAO Panel of Expert on Pesticide Specification, Registration Requirements and Application Standards and Prior Informed Consent, Manual on Development and Use of FAO Specifications for Plant Protection Products-fifth edition, 1999.

9. The British Crop Protection Council & The Royal Society of Chemistry, UK, the pesticide Manual, tenth edition, 1994

10. Hokko Chemical industry Co. Ltd, Technical information of manage 5% Wettable powder, 1994


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22405&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận