QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNGBỘ THƯƠNG MẠI
Banhành Quy định về sử dụng cờ hiệu Quản lý thị trường dừng phương tiện
giaothông chở hàng lậu tại thị xã, huyện biên giới.
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạmhành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04/12/1993 về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23/1/1995 của Chính phủ về tổ chức,nhiệm vụ, quyền hạn của quản lý thị trường;
Căn cứ Văn bản số 308/VPCP-VIngày 17/1/2002 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủcho phép Đội trưởng Đội Quản lý thị trường được dùng cờ hiệu Quản lý thị trườngdừng phương tiện giao thông chở hàng lậu tại thị xã huyện biên giới;
Theo đề nghị của Cục trưởng CụcQuản lý thị trường;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về sử dụng cờ hiệu Quản lýthị trường dừng phương tiện giao thông chở hàng lậu tại thị xã, huyện biêngiới.
Điều 2. Giao cho Cục trưởng Cục Quản lý thị trường chỉ đạo, hướng dẫn, đônđốc, kiểm tra việc thi hành Quy định này.
Điều 3. Quy định về sử dụng cờ hiệu Quản lý thị trường dừng phương tiện giaothông chở hàng lậu có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý thịtrường, Giám đốc Sở Thương mại (Sở Thươngmại - Du lịch), Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH:
Về sửdụng cờ hiệu Quản lý thị trường dừng
phươngtiện giao thông chở hàng lậu tại thị xã huyện biên giới
(ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 441/2002/QĐ-BTM ngày 16/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này áp dụng đối với Đội trưởng Đội Quản lý thi trường khi đượcphân công làm nhiệm vụ tại các thị xã, huyện ở khu vực biên giới của các tỉnh có đường biên giới quốc gia giáp với cácnước láng giềng: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,Hà Tĩnh, Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang.
Trong phạm vi những địa bàntrên, nơi nào lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp có hiệu quả với lực lượngcảnh sát giao thông trong việc dừng phương tiện để kiểm tra hàng lậu thì tiếptục duy trì và phát huy sự phối hợp đó.
Điều 2. Ngoài các địa bàn quy định tại Điều 1 của Quy định này, việc dừng cácphương tiện giao thông chở hàng lậu thực hiện theo điểm 4 Chỉ thị số21/1998/CT-TTg ngày 24/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ: "Lực lượng quản lýthị trường, thuế vụ hải quan khi phát hiện phương tiện giao thông có chở hànglậu thì trực tiếp liên hệ với cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ nơi gầnnhất để cảnh sát giao thông dừng phương tiện cho các lực lượng đó kiểm tra,kiểm soát và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu dừng phươngtiện giao thông".
Điều 3. Nghiêm cấm việc lợi dụng cờ hiệu Quản lý thị trường để dừng phươngtiện giao thông trái các quy định. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo mức độ saiphạm, mà bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồithường thiệt hại về vật chất (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người điều khiển phương tiện hoặc chủhàng:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh hiệulệnh dừng phương tiện của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường và chịu sự kiểmtra, kiểm soát đối với hàng hóa chở trên phương tiện.
2. Xuất trình các hóa đơn vàchứng từ có liên quan đến nguồn gốc của hàng hóa trên phương tiện.
3. Khiếu nại và tố cáo với cơquan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật của Đội trưởng,kiểm soát viên thị trường khi thi hành công vụ.
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤCDỪNG PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG, KIỂMTRA, KIỂM SOÁT HÀNG LẬU
Điều 5. Việc dừng phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát hàng lậu phảitriệt để tuân thủ các quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởng được ủy quyền bằng văn bản khi Đội trưởngđi vắng) chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra khi có căn cứ để nhậnđịnh rằng trong phương tiện đó có chở hàng lậu qua các nguồn tin báo của cơ sởhoặc thông qua điều tra, xác minh.
Căn cứ Phiếu đề xuất dừng phươngtiện chở hàng lậu, Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởng được ủy quyền) xem xét, raquyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 7. Khi làm nhiệm vụ, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường phải chấp hành cácquy định sau:
1. Phải chấp hành đầy đủ Quychế Công tác quản lý thị trường ban hành kêu theo Quyết định số1243/2000/QĐ-BTM ngày 06/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
2. Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởngđược ủy quyền) phụ trách Tổ côngtác phải đeo băng công tác trên tay trái (băng mầu đỏ thêu hàng chữ in mầu vàngcó phản quang "KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG").
3. Phải có cờ hiệu Quản lý thịtrường (theo mẫu quy định) và các công cụ hỗ trợ dùng để phát tín hiệu dừng phươngtiện, như:
Còi hiệu (còi thổi bằng miệng);
Loa phóng thanh hoặc loa điện;
Đèn hiệu: đèn pin hoặc đèn pha(khi kiểm tra và dừng phương tiện vào ban đêm).
4. Sử dụng xe ôtô, xe mô tôphân khối lớn, tầu hoặc thuyền máy của lực lượng quản lý thị trường (quy địnhtại khoản 4 Điều 6 Nghịđịnh số 10/CP của Chính phủ) có cắm cờ hiệu Quản lý thị trường. Khi kiểm tra,kiểm soát vào ban đêm, phải gắn đèn tín hiệu tuần tra.
Điều 8. Động tác, hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát đối với việc dừng phươngtiện trên đường bộ.
1. Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởngđược ủy quyền) trực tiếp phát hiệu lệnh dừng xe: với khoảng cách tối thiểu là50m đối với các loại xe cơ giới, 5m đối với các loại xe thô sơ:
A. Ban ngày:
Hiệu lệnh dừng phương tiện:
Đứng nghiêm hướng về phía phươngtiện;
Thổi một hồi còi dài, mạnh, dứtkhoát;
Tay phải cầm cờ hiệu Quản lýthị trường giơ thẳng lên phất mạnh về phía trước 3 lần để ra lệnh dừng xe.
B. Ban đêm:
Dùng ánh sáng đèn pin hoặc đènpha hướng vào phương tiện;
Thực hiện 3 chớp ánh sáng vàthổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát;
Phất mạnh 3 lần cờ hiệu Quản lýthị trường (loại cờ hiệu có tín hiệu phát quang vào ban đêm) để ra lệnh dừngxe.
2. Khi người điều khiển phươngtiện nhận được tín hiệu dừng phương tiện và giảm tốc độ thì Đội trưởng (hoặcPhó Đội trưởng được ủy quyền) dùng cờ hiệu chỉ vị trí cho phương tiện dừng lạiđể kiểm soát.
3. Khi đang tuần tra kiểm soátbằng xe ôtô hoặc xe mô tô nếu phát hiện phương tiện chở hàng lậu, dùng loathông báo cho phương tiện đó dừng lại (thông báo rõ loại xe, biển số) và sửdụng cờ hiệu theo hiệu lệnh trên dừng phương tiện để kiểm tra.
Điều 9. Động tác, hiệu lệnh, tín hiệu dừng phương tiện giao thông đường thủy.
A. Ban ngày:
Hiệu lệnh của Đội trưởng (hoặcPhó Đội trưởng được ủy quyền) khi làm nhiệm vụ:
Đứng nghiêm hướng về phươngtiện cần kiểm tra, kiểm soát;
Tay phải cầm cờ hiệu Quản lýthị trường giơ thẳng lên phất mạnh về phía trước mặt 3 lần;
Thổi 3 tiếng còi: một tiếngdài, một tiếng ngắn, một tiếng dài hoặc dùng loa phóng thanh yêu cầu phươngtiện dừng lại để kiểm tra.
B. Ban đêm:
Hiệu lệnh dừng phương tiện:dùng ánh sáng đèn pha hoặc đèn pin và hướng ánh sáng về phía phương tiện cầnkiểm tra, kiểm soát, thực hiện 3 chớp ánh sáng: một chớp dài, một chớp ngắn,một chớp dài; đồng thời với 3 tiếng còi: một tiếng dài, một tiếng ngắn, mộttiếng dài.
Ngoài tín hiệu và hiệu lệnh nóitrên có thể kết hợp dùng loa phóng thanh hoặc loa pin yêu cầu phương tiện dừnglại để kiểm tra.
Điều 10. Khi phương tiện đã dừng hẳn, Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởng được ủyquyền) tiến đến vị trí thích hợp trước đầu phương tiện, yêu cầu người điềukhiển phương tiện tắt máy, rời khỏi phương tiện, xuất trình giấy tờ theo quyđịnh để kiểm tra hàng hóa chở trên phương tiện.
Trường hợp kiểm tra phương tiệnđường thủy thì Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởng được ủy quyền) phải cho tầu,thuyền tuần tra của quản lý thị trường cặp mạn tầu, thuyền chở hàng lậu; gặpthuyền trưởng hoặc chủ phương tiện nói rõ yêu cầu kiểm tra.
Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởngđược ủy quyền) được quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện đưa phương tiệncó nghi vấn chở hàng lậu về trụ sở của Đội hoặc địa điểm quy định để kiểm tra.
Đối với phương tiện vận chuyểnhàng độc hại, dễ cháy, nổ hoặc các chất nguy hiểm khác, phải đưa phương tiệnđến nơi xa khu vực dân cư hoặc nơi vắng người; yêu cầu người điều khiển phươngtiện hoặc chủ phương tiện áp dụng biện pháp phòng chống cháy, nổ; đảm bảo antoàn rồi mới tiến hành kiểm tra, kiểm soát.
Điều 11. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện chở hàng lậu cố tìnhchống đối, không chấp hành lệnh dừng phương tiện hoặc chống người thi hành côngvụ thì Đội trưởng (hoặc Phó Đội trưởng được ủy quyền) có quyền áp dụng các biệnpháp đã quy định của Bộ Công antại Điều 27, Điều 28 Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnhvực an toàn giao thông đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 174/2000/QĐ-BCA(C11) ngày 25/2/2000 và Điều 14, Điều 15 của Quy trình tuần tra, kiểm soát vàxử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa ban hành kèm theoQuyết định số 105/1999/QĐ-BCA (C11) ngày 09/3/1999 để thực hiện việc truy đuổiphương tiện chở hàng lậu (trừ khoản 4 Điều 28 Quy trình tuần tra, kiểm soát vàxử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và tiết 4 Điều 15 củaQuy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đườngthủy: đối với quản lý thị trường chỉ được sử dụng công cụ hỗ trợ mà pháp luậtđã cho phép).
Trường hợp đối tượng vi phạm cóhành vi chống đối quyết liệt, thì được quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặntheo thẩm quyền pháp luật đã quy định để ngăn chặn các hành vi chống đối đồngthời đề nghị lực lượng công an, hoặc chính quyền sở tại chi viện hỗ trợ.
Khi thực hiện việc dừng phươngtiện giao thông để kiểm tra hàng lậu hoặc truy đuổi phương tiện chạy trốn,không được làm ách tắc giao thông, mất an toàn, ảnh hưởng đến các phương tiệngiao thông khác.
III. ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH
Điều 12. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Giám đốc Sở Thương mại (Sở Thương mại - Du lịch), Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thịtrường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến,quán triệt, hướng dẫn đến từng cán bộ công chức trong lực lượng quản lý thị trường;tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và Quy định này vềviệc dừng phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy để kiểm tra hàng lậu.
Điều 13. Giao cho Cục Quản lý thị trường thống nhất quản lý và trang bị các côngcụ hỗ trợ cần thiết chuyên dùng phục vụ cho việc dừng phương tiện chở hàng lậuđối với lực lượng quản lý thị trường.
Kinh phí mua sắm các công cụ hỗtrợ nói trên được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho quản lý thị trường.
Trong quá trình thực hiện, nếucó khó khăn, vướng mắc gì, các Chi cục Quản lý thị trường phản ánh về Bộ Thương mại (Cục Quản lý thị trường) để xem xét giảiquyết./.
Phụ lục
TRÍCH: ĐIỀU 27, ĐIỀU 28QUY TRÌNH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 174/2000/QĐ-BCA (C11) ngày 25/2/2000 của Bộ trưởng Bộ Công an).
Điều 27. Trường hợp người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnhsát, cố tình lái xe bỏ chạy.
1. Nhanh chóng ghi nhận các đặcđiểm của xe: Biển số, loại xe, mầu sơn... và đặc điểm của người lái xe (hìnhdáng, khuôn mặt, quần áo...). Đồng thời sử dụng phương tiện thông tin thông báocho các lực lượng kiểm soát liền kề trên tuyến để phối hợp bắt giữ và báo cáolãnh đạo đơn vị để chỉ đạo.
2. Trường hợp chưa bắt giữ đượcthì thông báo mời cá nhân hoặc tổ chức, đơn vị giải quyết.
3. Nếu có dấu hiệu tội phạm thìtổ chức lực lượng truy đuổi. Khi truy đuổi được sử dụng các tín hiệu ưu tiên:còi, đèn, loa... và phải bảo đảm an toàn.
4. Khi gần đuổi kịp, dùng loayêu cầu phương tiện đó dừng lại, tìm cách vượt lên phía trước xe vi phạm (chú ýđảm bảo tuyệt đối an toàn), dùng xe tuần tra kết hợp với các tín hiệu dừng xe,từ từ khóa đầu xe vi phạm.
5. Khi xe vi phạm đã dừng hẳn,xe tuần tra phải đỗ phía trước, triển khai lực lượng ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
6. Thông báo về việc người viphạm không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát và cố tình bỏ chạy đồngthời tiến hành việc kiểm soát, lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.
7. Trường hợp người lái xe cốtình dùng phương tiện chèn ép xe tuần tra, sử dụng các phương tiện, công cụ gâynguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của cảnh sát hoặc có dấu hiệu của tội phạm,thì lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ và chuyển giao cơ quan điềutra có thẩm quyền.
Điều 28. Người vi phạm không chấp hành các yêu cầu của cảnh sát, xúi giục, lôikéo quần chúng, chống đối, cản trở người thi hành công vụ (không xuất trìnhgiấy tờ, tự ý bỏ phương tiện đi nơi khác...).
1. Giải thích để người có hànhvi vi phạm thấy rõ việc làm sai, tự nguyện chấp hành; yêu cầu những người cómặt nơi xảy ra vi phạm giải tán để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Tìm cách phân hóa, cô lậpnhững tên cầm đầu, người xúi giục hoặc có hành vi chống đối khác.
3. Trường hợp vượt quá thẩmquyền quy định phải báo cáo với lãnh đạo đơn vị đồng thời liên hệ với chínhquyền địa phương, các đơn vị có liên quan đề nghị phối hợp giải quyết.
4. Trường hợp đối tượng đe dọasử dụng hoặc sử dụng vũ lực chống lại người thi hành công vụ thì cán bộ, chiếnsỹ trong Tổ phải cảnh giác, đội hình ở tư thế sắn sàng chiến đấu, tiến hành khám và tước vũkhí. Nếu đối tượng vẫn ngoan cố chống lại, cán bộ, chiến sĩ được quyền sử dụngvũ khí và các công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Đồng thời lập hồ sơban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ, chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩmquyền.
TRÍCH: ĐIỀU 14, ĐIỀU 15QUY TRÌNH TUẦN TRA, KIỂM SOÁT
VÀ VÀ XỬ LÝ VI PHẠMTRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 105/1999/QĐ-BCA (C11) ngày 09/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Công an)
Điều 14. Người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra của ngườithi hành công vụ.
1. Trường hợp người điều khiểnphương tiện giao thông không chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tracủa cảnh sát giao thông đường thủy.
Tổ trưởng Tổ tuần tra kiểm soát tổ chức truy đuổi. Sử dụng thôngtin liên lạc để báo cáo ngay với chỉ huy phòng cảnh sát giao thông, các trạm,tầu tuần tra kiểm soát khác kể cả cảnh sát giao thông đường bộ (nếu cần) đểphối hợp truy đuổi phương tiện.
Khi tiếp cận được phương tiệnbỏ chạy, phải nhanh chóng lên phương tiện. Tổ trưởng Tổ tuần tra kiểm soát thôngbáo cho thuyền trưởng hoặc chủ phương tiện hành vi không chấp hành yêu cầu củangười thi hành công vụ, tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo nội dung quy tạikhoản 3 Điều 11 của Quy trình này và lập biên bản vi phạm hành chính để xử lývi phạm theo thẩm quyền.
2. Trường hợp những người trênphương tiện cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của cảnh sátgiao thông đường thủy:
Giải thích và yêu cầu ngườiđiều khiển, chủ phương tiện và những người khác trên phương tiện chấp hành việckiểm tra, sau đó Tổ tuần tra kiểm soát tiếnhành kiểm tra, kiểm soát phương tiện theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 14của Quy trình này. Nếu người điều khiển phương tiện vẫn không chấp hành, Tổ tuần tra kiểm soát mời người làm chứng chứng kiến việckiểm tra, kiểm soát phương tiện, lập biên bản hành vi cản trở, không chấp hànhyêu cầu của người thi hành công vụ hoặc chống lại người thi hành công vụ và cáchành vi vi phạm pháp luật qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện được.
Trường hợp cần thiết thì raquyết định tạm giữ phương tiện, lập biên bản tạm giữ phương tiện, khám phươngtiện theo thủ tục hành chính.
Báo cáo tình hình vụ việc và đềxuất với lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy hoặc Phòng Cảnh sát giaothông:
Ra quyết định tạm giữ người viphạm theo thủ tục hành chính nếu người vi phạm chống lại người thi hành công vụhoặc cần ngăn chặn không để người đó tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật.
Ra quyết định xử phạt hànhchính hoặc quyết định chuyển giao hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan điều tra để truycứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp vi phạm có đủ các dấu hiệuphạm tội.
Trong khi thi hành công vụ, cánbộ, chiến sĩ tuần tra kiểm soát phải cảnh giác, bố trí đội hình sẵn sàng chiếnđấu, cảnh giới bảo vệ đề phòng người vi phạm chống đối, tấn công lại.
Điều 15. Người vi phạm chống lại hoặc kích động, lôi kéo quần chúng chống đối,cản trở người thi hành công vụ hoặc gây mất trật tự.
Trường hợp người vi phạm chốnglại, hoặc kích động, lôi kéo quần chúng chống đối, cản trở người thi hành côngvụ hoặc gây mất trật tự thì Tổ tuầntra kiểm soát phải tuyên truyền, giải thích để người có hành vi vi phạm thấy rõviệc làm sai trái, tự nguyện ngừng chống đối, yêu cầu những người có mặt khôngnghe kích động, tự nguyện giải tán;
Tìm cách phân hóa đám đông, côlập bọn cầm đầu và những tên côn đồ hung hãn.
Báo cáo với cấp trên, đồng thờiliên hệ với chính quyền địa phương đề nghị phối hợp giải quyết bắt giữ bọn cầmđầu, đối tượng côn đồ hung hãn;
Trường hợp đối tượng sử dụng vũkhí chống lại cán bộ, chiến sĩ trong Tổ tuần tra kiểm soát phải cảnh giác, bốtrí đội hình sẵn sàng chiến đấu, cảnh giới bảo vệ. Tổ trưởng Tổ tuần tra kiểm soát ralệnh cho đối tượng ngừng ngay các hoạt động đó, tiến hành khám và tước vũ khí.
Nếu đối tượng vẫn sử dụng vũkhí chống lại quyết liệt, Tổ trưởng Tổ tuần tra kiểm soát ra lệnh cho cán bộ, chiến sỹ sử dụng vũ khí theo Điều20 của Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam, Điều 1 Nghị định số94/HĐBT ngày 02/7/1984, đồng thời bằng cách nhanh nhất báo cáo cấp trên xin chiviện, hỗ trợ./.