Văn bản pháp luật: Quyết định 46/2002/QĐ-BNN

Nguyễn Đình Thịnh
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 46/2002/QĐ-BNN
Quyết định
19/06/2002
04/06/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành

Thứ trưởng
2.002
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

Bộ NN & PTNT

QUYẾTĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Vềviệc ban hành tiêu chuẩn ngành

 

BỘTRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứNghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn;

Căn cứvào Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;

Căn cứvào Quy chế lập, xét duyệt và ban hành kèm theo quyết định số135/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 10 năm 1999;

Theo đềnghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩnngành: 14 TCN 120-2002: Công trình thuỷ lợi - Xây và lát gạch - Yêu cầu kỹthuật thi công và nghiệm thu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từngày ký ban hành và thay thế cho QPTL.2-1971: Quy phạm xây, lát gạch trong cáccông trình thuỷ lợi ban hành theo quyết định số 05 KT/QĐ ngày 06/01/1971 của Bộtrưởng Bộ Thuỷ Lợi.

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoahọc Công nghệ và CLSP, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thihành Quyết định này./.

TIÊUCHUẨN NGÀNH

14tcn 120 -2002

Côngtrình Thuỷ lợi - Xây và lát gạch - Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu

(Ban hànhtheo quyết định số 46/2002/QĐ-BNN ngày 4 tháng 6 năm 2002

của Bộ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Quiđịnh chung

1.1. Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu vật liệugạch, vữa, kỹ thuật thi công, kiểm tra và nghiệm thu kết cấu xây, lát, ốp gạchtrong công trình thuỷ lợi.

2. Cáctiêu chuẩn trích dẫn

TCVN1451-86: Gạch đặc đất sét nung;

TCVN 246-86:Gạch xây - Phương pháp xác định độ bền nén;

TCVN 247-86:Gạch xây - Phương pháp xác định độ bền uốn;

TCVN 248-86:Gạch xây - Phương pháp xác định độ hút nước;

TCVN 249-86:Gạch xây - Phương pháp xác định khối lượng riêng;

TCVN 250-86:Gạch xây - Phương pháp xác định khối lượng thể tích;

TCVN1450-86: Gạch rỗng đất sét nung;

TCVN6355-1998: Gạch xây - Phương pháp thử;

TCVN6477-1999: Gạch blôc bê tông;

TCXD 90-82:Gạch lát đất sét nung;

14 TCN80-2001: Vữa thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

14 TCN104-1999: Phụ gia hoá học cho bê tông và vữa - Phân loại và yêu cầu kỹ thuật;

14 TCN108-1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn cho bê tông và vữa - Phương phápthử;

14 TCN114-2001: Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi - Hướng dẫn sử dụng.

3. yêucầu kỹ thuật đối với gạch xây, lát

3.1. Gạch là vật liệu xây nhân tạo được sản xuấtthành từng viên theo hình dạng và qui cách nhất định.

3.2. Phânloại gạch

Theo nguồngốc, công nghệ sản xuất: gạch đất nung và gạch không nung. Gạch không nung thườnglà gạch bê tông (gạch blôc) với chất kết dính là xi măng;

Theo mụcđích sử dụng: gạch xây và gạch lát, ốp;

Theo khối lượngthể tích gạch g:

Gạch đặc:g/1800 kg/m3;

Gạch nhẹ: gnằm trong khoảng 1300 - 1800 kg/m3;

Gạch rấtnhẹ: g < 1300 kg/m3;

(Gạch nhẹ vàrất nhẹ có thể là gạch rỗng khi tạo hình).

3.3. Yêucầu kỹ thuật đối với gạch xây, lát trong công trình thuỷ lợi

3.3.1.   Gạch xây đặc đất sét nung

3.3.1.1. Gạch xây đặc đất sét nung (gạch đặc đất sétnung) qui định theo tiêu chuẩn TCVN 1451 - 86.

3.3.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với gạch đặc đất sétnung:

a) Gạch phảicó dạng hình hộp chữ nhật với các mặt phẳng; Kích thước cơ bản qui định trongbảng 3.1.

Bảng3.1. Kích thước gạch đặc đất sét nung

STT

Tên kiểu gạch

Chiều dài (mm)

Chiều rộng (mm)

Chiều dày (mm)

1

Gạch đặc 60 (GĐ 60)

220

105

60

2

Gạch đặc 45 (GĐ 45)

190

90

45

Sai lệchkích thước của viên gạch không được vượt quá các giá trị sau:

Theo chiềudài: 7mm;

Theo chiềurộng: 5mm;

Theo chiềudày: 3mm.

b) Cáckhuyết tật về hình dạng bên ngoài không vượt quá qui định ở bảng 3.2

Bảng3.2. Các khuyết tật bên ngoài của gạch

STT

Loại khuyết tật

Giới hạn cho phép

1

Độ cong, tính bằng mm, không vượt quá:

Trên mặt đáy:

Trên mặt cạnh:

4

5

2

Số lượng vết nứt xuyên suốt chiều dày, kéo sang chiều rộng của viên gạch không quá:

1

3

Số lượng vết nứt góc có chiều sâu từ 5 đến 10 mm và chiều dài theo cạnh từ 10 đến 15 mm:

2

4

Số lượng vết nứt cạnh có chiều sâu từ 5 đến 10 mm và chiều dài theo cạnh từ 10 đến 15 mm:

2

5

Số lượng các vết tróc có kích thước trung bình từ 5 đến 10 mm xuất hiện trên bề mặt viên gạch do sự có mặt của tạp chất vôi:

3

c) Theo độbền cơ học, gạch đặc đất sét nung được phân thành các mác: 50, 75, 100, 125,150.

Cường độ nénvà uốn của gạch không được nhỏ hơn các giá trị bảng 3.3.

3.3.1.3. Kiểm tra chất lượng của gạch đặc đất sét nung:

Gạch đượccung cấp phải có giấy chứng nhận đạt chất lượng của cơ quan có thẩm quyền cấp.Việc lấy mẫu để thử gạch theo tiêu chuẩn TCVN 1451 - 86 và thí nghiệm các chỉtiêu tính chất sau:

Kiểm trahình dạng và đo kích thước viên gạch bằng thước thép;

Xác định cườngđộ nén của gạch theo tiêu chuẩn TCVN 246 - 86;

Bảng3.3. Cường độ chịu nén và uốn của gạch

Mác gạch

Cường độ nén (daN/cm2)

Cường độ uốn (daN/cm2)

Trung bình cho 5 mẫu

Nhỏ nhất cho 1 mẫu

Trung bình cho 5 mẫu

Nhỏ nhất cho 1 mẫu

150

125

100

75

50

150

125

100

75

50

125

100

75

50

35

28

25

22

18

16

14

12

11

9

8

Xác định cườngđộ uốn của gạch theo tiêu chuẩn TCVN 247 - 86;

Xác định độhút nước của gạch theo tiêu chuẩn TCVN 248 - 86;

Xác địnhkhối lượng riêng của gạch theo tiêu chuẩn TCVN 249 - 86;

Xác địnhkhối lượng thể tích của gạch theo tiêu chuẩn TCVN 250 - 86.

3.3.1.4. Bảo quản và vận chuyển gạch đặc đất sét nung:

Phải xếpgạch thành từng kiệu ngay ngắn theo từng kiểu, mác, ở nơi khô ráo. Không đượcném, quăng và đổ đống gạch khi bốc dỡ.

3.3.1.5. Sử dụng gạch đặc đất sét nung: có thể dùng đểxây các công trình ở dưới đất, dưới nước, nơi ẩm ướt hoặc ở trên khô. Khi xâygạch trên nền ẩm ướt hoặc bão hoà nước, mác gạch không được nhỏ hơn 75. Gạchxây ở trong nước phải đặc chắc, độ hút nước nhỏ, hệ số mềm hoá không nhỏ hơn0,85. Khi chịu áp lực nước, gạch phải có khả năng chống thấm (không để nướcthấm qua trong 2 giờ khi thí nghiệm thấm dưới áp lực nước bằng 0,3 atm). Gạchđặc được dùng để xây tường chắn đất, bể xả nước, cống, kênh mương thuỷ lợi, tườngnhà trạm bơm, trạm thuỷ điện.

3.3.2.   Gạch xây rỗng đất sét nung

3.3.2.1. Gạch rỗng đất sét nung phải có dạng hình hộpchữ nhật với các mặt bằng phẳng. Trên các mặt gạch có thể có rãnh hoặc khía.Gạch xây rỗng đất sét nung (gạch rỗng đất sét nung) qui định theo tiêu chuẩnTCVN 1450 - 86.

3.3.2.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với gạch rỗng đất sétnung.

a) Kiểugạch, kích thước và độ rỗng của gạch rỗng đất sét nung qui định trong bảng 3.4.

Bảng3.4. Kiểu, kích thước và độ rỗng của gạch rỗng đất sét nung

STT

Tên và kí hiệu gạch rỗng đất sét nung

Độ rỗng lớn nhất (%)

Kích thước (mm)

Dài

Rộng

Dày

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Gạch rỗng 2 lỗ tròn (GR 60 - 2T15)

Gạch rỗng 2 lỗ chữ nhật (GR 60 - 2CN41)

Gạch rỗng 11 lỗ tròn (GR 60 - 11T10)

Gạch rỗng 17 lỗ tròn (GR 60 - 17T15)

Gạch rỗng 4 lỗ tròn (GR 90 - 4T20)

Gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật (GR 90 - 4CN40)

Gạch rỗng 4 lỗ vuông (GR 90 - 4V38)

Gạch rỗng 6 lỗ chữ nhật (GR 200 - 6CN52)

Gạch rỗng 6 lỗ vuông (GR 130 - 6V43)

15

41

10

15

20

40

38

52

43

220

220

220

220

220

220

190

220

220

105

105

105

105

105

105

90

105

105

60

60

60

60

90

90

90

200

130

Ghi chú: Trong kí hiệu gạch rỗng, con số sát sau chữGR biểu thị độ dày và con số cuối cùng biểu thị độ rỗng của gạch rỗng.

Sai lệch chophép về kích thước giống như đối với gạch đặc đất sét nung.

b) Cáckhuyết tật về hình dạng bên ngoài của viên gạch rỗng không vượt quá qui định ởbảng 3.5.

Bảng3.5. Các khuyết tật bên ngoài của gạch rỗng

STT

Loại khuyết tật

Giới hạn cho phép

1

2

3

4

Độ cong của viên gạch, tính bằng mm, không vượt quá trên mặt đáy và mặt cạnh:

Số lượng vết nứt xuyên qua chiều dầy kéo sang chiều rộng đến hàng lỗ thứ nhất của viên gạch:

Số lượng vết sứt góc sâu từ 10 á 15 mm không kéo tới chỗ lỗ rỗng:

Số lượng vết sứt mẻ cạnh sâu từ 5 á 10 mm dài tới 15 mm theo dọc cạnh:

5 - 6

2

2

2

Số lượng vếttróc qui định như đối với gạch đặc.

c) Cường độnén và uốn của gạch rỗng quy định ở bảng 3.6.

Bảng3.6. Cường độ chịu nén và chịu uốn của gạch rỗng

Mác gạch

Cường độ nén, daN/cm2

Cường độ uốn, daN/cm2

Trung bình cho 5 mẫu

Nhỏ nhất cho 1 mẫu

Trung bình cho 5 mẫu

Nhỏ nhất cho 1 mẫu

125

100

75

50

125

100

75

50

100

75

50

35

18

16

14

12

9

8

7

6

Đối với gạch có độ rỗng / 38% với các lỗ rỗng nằm ngang

50

35

50

35

35

20

 

 

3.3.2.3. Kiểm tra chất lượng gạch xây rỗng đất sét nung:

Gạch đượccung cấp phải có giấy chứng nhận đạt chất lượng của cơ quan có thẩm quyền. Việclấy mẫu để thử gạch theo tiêu chuẩn TCVN 1450 - 86 và thí nghiệm các chỉ tiêutính chất sau:

Kiểm trahình dạng và đo kích thước viên gạch bằng cách đo bằng thước thép;

Xác định cườngđộ nén của gạch theo TCVN 246 - 86;

Xác định cườngđộ uốn của gạch theo TCVN 247 - 86;

Xác định độhút nước của gạch theo TCVN 248 - 86.

3.3.2.4. Bảo quản và vận chuyển gạch xây rỗng đất sétnung như đối với gạch đặc đất sét nung.

3.3.2.5. Sử dụng gạch rỗng đất sét nung: chỉ nên sử dụngcho các khối xây gạch ở trên khô như tường các trạm bơm, trạm thuỷ điện để giảmnhẹ trọng lượng của công trình.

3.3.3.   Gạch xây bằng bê tông (gạch blôc bê tông)

3.3.3.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với gạch blôc bê tông:

a) Gạch blôcbê tông có loại đặc và loại rỗng với hai lỗ tròn xuyên suốt theo chiều dọc củaviên gạch. Gạch phải có dạng hình hộp chữ nhật với các mặt bằng phẳng kích thướcviên gạch blôc bê tông đặc thường là: 100 x 150 x 300 mm.

Kích thướcviên gạch rỗng thường là: 100 x 150 x 300 mm; 390 x 190 x 190 mm hoặc 390 x 190x 100 mm;

b) Cường độcủa gạch blôc bê tông, xác định ở tuổi 28 ngày phụ thuộc vào cường độ bê tôngdùng để làm gạch và cấu trúc tạo rỗng đối với gạch rỗng.

3.3.3.2. Kiểm tra chất lượng gạch blôc bê tông

Việc lấy mẫuđể thử gạch blôc bê tông thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 6477 - 1999 và thínghiệm các chỉ tiêu tính chất sau:

Kiểm trahình dạng và đo kích thước viên gạch bằng thước thép;

Xác định cườngđộ nén theo tiêu chuẩn TCVN 6355-1-1998;

Xác định độhút nước theo tiêu chuẩn TCVN 6355 - 3 - 1998;

Xác định độrỗng đối với gạch blôc bê tông rỗng theo tiêu chuẩn TCVN 6355-6-1998.

3.3.3.3. Bảo quản và vận chuyển gạch blôc bê tông giốngnhư đối với gạch đặc đất sét nung; Khi vận chuyển, bốc xếp cần chú ý làm nhẹnhàng, tránh sứt mẻ gạch, nhất là đối với gạch blôc bê tông rỗng.

3.3.3.4. Sử dụng gạch blôc bê tông: Gạch blôc bê tôngđặc được dùng như gạch đặc đất sét nung; Gạch blôc bê tông rỗng được dùng nhưgạch rỗng đất sét nung.

3.3.4.   Gạch lát đất sét nung

3.3.4.1. Gạch lát đất sét nung qui định theo tiêu chuẩnTCXD 90-82.

a) Gạch látđất sét nung có nhiều kích cỡ, phổ biến là: 200x200x45 mm.

b) Theo chấtlượng gạch được phân ra: loại 1 và loại 2.

3.3.4.2. Các yêu cầu kỹ thuật đối với gạch lát đất sétnung

a) Gạch látphải có bề mặt phẳng nhẵn, góc vuông, sai số về kích thước quy định như sau:

Theo chiềudài và rộng: 5 mm;

Theo chiềudày : 2 mm.

Gạch cùngmột lỗ phải đồng màu, có tiếng kêu thanh, không có những vết hoen ố, chấm đendo ôxit sắt tạo ra trên mặt.

b) Các chỉtiêu cơ lý chủ yếu của gạch lát đất sét nung qui định trong bảng 3.7.

Bảng3.7. Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của gạch đất sét nung

Chỉ tiêu gạch lát đất sét nung

Loại 1

Loại 2

Độ hút nước , %:

Không lớn hơn 3

Không lớn hơn 12

Độ mài mòn, g/cm2:

Không lớn hơn 0,2

Không lớn hơn 0,4

Cường độ nén, daN/cm2:

Không nhỏ hơn 200

Không nhỏ hơn 150

Các chỉ tiêukhác như độ lệch góc, vết sứt, mẻ cạnh, lồi lõm, tạp chất đá vôi, sỏi trên mặttheo tiêu chuẩn TCXD 90 - 82.

3.3.4.3. Kiểm tra chất lượng của gạch lát đất sét nung:

Gạch đượccung cấp phải có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Những viên congvênh phải loại bỏ. Việc lấy mẫu để thử gạch phải thực hiện theo tiêu chuẩn TCXD90 - 82 và thí nghiệm các chỉ tiêu tính chất sau:

Kích thướcviên gạch; Độ cong lồi lõm của gạch; Vết nứt;

Độ hút nước;

Cường độ nénđược xác định theo TCVN 246 - 86;

Độ mài mòn đượcxác định theo tiêu chuẩn 20TCN 85 -84.

3.3.4.4. Bảo quản và vận chuyển gạch lát đất sét nung:

Vận chuyển,xếp gạch lên xe và bốc dỡ xuống phải làm nhẹ nhàng, mỗi lớp gạch xếp phải đệmmột lớp mền bằng rơm rạ, vỏ bào v.v...

Gạch xếptrong kho được dựng nghiêng thành hàng cao không quá 5 lớp ở nơi khô ráo.

3.3.4.5. Sử dụng gạch lát đất sét nung:

Gạch loại 1:dùng ở nơi chịu cọ sát, va chạm nhiều. Gạch loại 2: dùng ở nơi cọ sát, va chạmít và chịu lực thấp hơn.

3.3.5.   Gạch lát bê tông

3.3.5.1. Gạch lát bê tông được sản xuất bằng hỗn hợp ximăng cát hoặc có thêm sỏi hoặc đá dăm hạt nhỏ.

3.3.5.2. Gạch lát bê tông có nhiều cỡ khác nhau, chủ yếulà cỡ: 300 x 300 x 40 mm. Đối với những viên gạch lớn (tấm bê tông), nên có cốtthép để tăng khả năng chịu uốn và đỡ bị gẫy vỡ khi vận chuyển.

3.3.5.3. Các yêu cầu kỹ thuật đối với gạch lát bê tông:

a) Sai số vềkích thước của gạch lát bê tông qui định như gạch lát đất sét nung;

b) Độ hút nướckhông lớn hơn 12%. Cường độ nén lấy theo cường độ bê tông, bằng 150 hoặc 200daN/cm2.

3.3.5.4. Kiểm tra chất lượng gạch lát bê tông thực hiệnnhư đối với gạch lát đất sét nung.

3.3.5.5. Sử dụng gạch lát bê tông: dùng để lát mái kênh,đáy kênh mương, lát sàn.

4. Vữaxây, lát gạch và vữa trát

4.1. Vữa dùng để xây, lát gạch, vữa trát và các vậtliệu (ximăng, cát, nước, phụ gia hoá và phụ gia khoáng nghiền mịn) dùng trongcông trình thuỷ lợi phải đạt tiêu chuẩn 14TCN 80 - 2001.

Vữa ximăngdùng chất dính kết là ximăng dùng cho khối xây ở trên khô, ở nơi ẩm ướt vàtrong đất.

Vữa hỗn hợp(hoặc vữa Bata) dùng chất dính kết là ximăng và vôi chỉ dùng cho khối xây ởtrên khô.

4.2. Yêu cầu đối với các vật liệu chế tạo vữa

4.2.1.   Ximăngdùng cho vữa

a) Loạiximăng dùng cho vữa theo tiêu chuẩn 14TCN 114 - 2001 và chỉ dẫn ở bảng 4.1.

Bảng4.1. Loại ximăng dùng cho vữa xây trát và lát gạch

STT

Loại ximăng

Có thể sử dụng

Không nên sử dụng

1

Ximăng pooclăng hỗn hợp (mác 30):

Cho các loại vữa xây mác từ 50 trở lên

Cho vữa mác nhỏ hơn 50

2

Ximăng pooclăng bền sunphat:

Cho vữa tiếp xúc với môi trường sunphat

Cho vữa không tiếp xúc với môi trường sunphat

3

Ximăng pooclăng xỉ hạt lò cao:

Cho vữa tiếp xúc với môi trường nước mềm, hoặc nước khoáng

Cho vữa dùng ở nơi có mực nước thay đổi thường xuyên

4

Ximăng pooclăng puzơlan:

Cho vữa ở nơi ẩm ướt và trong nước

Cho vữa ở nơi có mực nước thay đổi thường xuyên hoặc thiếu bảo dưỡng ẩm trong điều kiện thời tiết nắng nóng

b) Mác ximăng dùng cho vữa theo chỉ dẫnở bảng 4.2.

Bảng4.2. Mác ximăng dùng cho các mác vữa

Mác vữa

Mác ximăng

5

7,5

10

15

20

20 á 30

20 á 30

20 á 30

20 á 30

30 á 40

Ghi chú: Khi mác ximăng cao hơn các giá trị qui địnhtrong bảng đối với các mác vữa thì có thể pha thêm phụ gia khoáng nghiền mịn đểgiảm mác xi măng, hoặc pha trực tiếp vào vữa cùng với ximăng khi trộn vữa.

c) Đối vớicác công trình và kết cấu xây gạch: phải kiểm tra chất lượng ximăng trước khisử dụng theo Điều 4.1.1 của tiêu chuẩn 14 TCN 80 - 2001.

4.2.2. Vôi dùng cho vữa:

a) Vôi cục:hàm lượng tạp chất không quá 5% trọng lượng vôi; Vôi cục tôi trong hố, được vôivữa và lưu giữ vữa trong hố ít nhất 30 ngày đối với vôi dùng cho vữa xây và ítnhất 60 ngày đối với vôi dùng cho vữa trát. Có thể mua vôi tôi sẵn và chở tớicông trường.

b) Hố tôinên bố trí gần đường vận chuyển, gần nơi có nước, gần nơi trộn vữa và tránh cảntrở thi công. Đáy hố nên lót một lớp gạch, thành hố xây gạch hoặc lót ván caohơn mặt đất ít nhất 0,1 m; Quanh hố có rãnh thoát nước và hàng rào bảo hiểm. Bềmặt lớp vôi tôi (vôi vữa) phải luôn có một lớp nước dầy khoảng 0,2 m hoặc phủmột lớp cát ẩm dầy khoảng 0,2 m và được tưới ẩm thường xuyên. Trước khi trộnvôi vào vữa, phải lọc ướt vôi vữa qua sàng 0,6 mm để loại bỏ các hạt sượng.

4.2.3. Nước dùng để trộn vữa: phải đạt tiêu chuẩn14TCN80-2001, không chứa các chất cản trở quá trình đông cứng của ximăng. Việcdùng nước ngầm tại chỗ hoặc nước ao hồ để trộn vữa, phải qua thí nghiệm đểquyết định. Nếu dùng nước trong hệ thống cấp nước sinh hoạt (nước uống) thìkhông cần kiểm tra.

4.2.4. Cát dùng cho vữa: phải có các chỉ tiêu đạt tiêuchuẩn 14TCN 80 -2001.

a) Kích thướchạt lớn nhất của cát theo qui định sau:

Đối với vữaxây, lát gạch: Không lớn hơn 2,5 mm;

Đối với lớptrát thô: Không lớn hơn 2,5 mm;

Đối với lớptrát mịn: Không lớn hơn 1,25 mm.

Thành phầnhạt của cát vừa và nhỏ dùng cho vữa phải nằm trong biểu đồ thành phần hạt củacát theo 14 TCN 80 - 2001.

b) Các yêucầu khác về cát dùng cho vữa theo bảng 4.3.

c) Cát đưavề công trường cần đổ thành đống ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh để lẫn bẩn.

Khi lấy cátđể trộn vữa, cần xúc sao để cát có thành phần như thành phần vốn có của cát,không xúc quá nhiều hạt to hoặc hạt nhỏ.

4.2.5.   Phụ giadùng cho vữa: gồm phụ gia hoá và phụ gia khoáng nghiền mịn phải đạt yêu cầu củatiêu chuẩn 14 TCN 104 - 1999 và 14 TCN 108 - 1999.

Bảng4.3 Qui định đối với các chỉ tiêu của cát

Tên chỉ tiêu

Mác vữa 5 á 7,5

Mác vữa lớn hơn 7,5

- Hàm lượng sét, á sét, các tạp chất ở dạng cục:

- Hàm lượng hạt lớn hơn 5 mm:

- Khối lượng thể tích xốp, tính bằng kg/m3, không nhỏ hơn:

- Hàm lượng sunphat, sunphit tính theo khối lượng SO3 không lớn hơn:

- Hàm lượng hạt nhỏ 0,14 mm, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn:

- Hàm lượng bùn, bụi, sét, tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn:

- Hàm lượng tạp chất hữu cơ được thử theo phương pháp so mầu, mầu của dung dịch trên cát:

Không có

Không có

1150

2

Không có

10

-

Không có

Không có

1250

1

Không có

3

Không sẫm hơn mầu chuẩn

Ghi chú:Khi cát có hàm lượng bùn, bụi, sét (độ bẩn) lớn, phải tăng thêm thời gian nhàotrộn vữa 20 - 25% so với thời gian qui định.

4.3. Yêucầu kỹ thuật đối với vữa xây lát gạch và vữa trát

4.3.1.   Vữaphải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Đạt mácthiết kế qui định với thành phần đã thiết kế;

- Có độ dínhkết tốt;

- Có độ lưuđộng (độ xuyên côn), độ phân tầng, khả năng giữ nước và thời gian đông kếtthích hợp của hỗn hợp theo bảng 4.4.

Bảng4.4. Một số tính chất của hỗn hợp vữa

Tên chỉ tiêu

Loại hỗn hợp

Vữa xây, lát

Vữa trát lớp

Thô (lót)

Mịn (ngoài)

- Độ lưu động, tính bằng cm:

- Độ phân tầng, tính bằng cm3, đối với hỗn hợp vữa dẻo không lớn hơn:

- Khả năng giữ nước, tính bằng % đối với vữa ximăng - cát:

- Thời gian bắt đầu đông kết, tính bằng phút, kể từ sau khi trộn, không sớm hơn:

4 á 10

30

63

25

6 á 10

-

-

25

7 á 12

-

-

25

Ghi chú: Độ lưu động đối với hỗn hợp vữa xây nêutrong bảng ứng với điều kiện thi công không dùng chấn động; Khi dùng phươngpháp chấn động thì độ lưu động bằng 2 á 3 cm.

Độ lưuđộng của hỗn hợp vữa xây lát phụ thuộc vào độ rỗng của gạch và thời tiết khixây lát. Nếu dùng gạch kém đặc chắc và thời tiết nóng thì dùng độ lưu động lớnvà ngược lại.

4.3.2.   Yêu cầuđối với việc trộn vữa:

a) Việc chếtạo hỗn hợp vữa theo phụ lục C của tiêu chuẩn 14 TCN 80 - 2001;

b) Thànhphần vữa ximăng xác định theo tiêu chuẩn 14 TCN 80 - 2001.

c) Đối vớivữa mác thấp (dưới 7,5) và khối lượng vữa dùng ít, có thể trộn hỗn hợp vữa bằngtay. Sàn trộn vữa bằng phẳng, không thấm nước, đủ rộng để thao tác dễ dàng. Chỗtrộn vữa cần được che mưa nắng. Đối với vữa mác từ 7,5 trở lên và khi khối lượngvữa dùng nhiều, nên trộn vữa bằng máy trộn. Trước khi trộn vữa phải chuẩn bịđầy đủ vật liệu, thiết bị trộn và các dụng cụ cân đong. Kiểm tra máy trộn vàdụng cụ cân đong cẩn thận, sửa chữa hiệu chỉnh máy trộn và dụng cụ cân đong đểmáy trộn hoạt động bình thường và cân đong chính xác. Sai số cân đong không vượtquá 2% theo khối lượng của từng loại vật liệu trong mẻ trộn; Điều chỉnh lượng nướctrộn theo độ ẩm của cát. Trộn vữa theo đúng thành phần của mẻ trộn đã tínhtoán.

d) Trộn vữabằng tay, theo trình tự sau: Đầu tiên trộn đều ximăng với phụ gia khoáng hoạttính nghiền mịn (nếu có) và trộn với cát, rồi vun thành đống và moi một hốctrũng ở giữa đống. Đổ nước vào hốc và gạt hỗn hợp khô ở xung quanh hốc vào nướcđể cho phần lớn nước ngấm vào hỗn hợp. Sau đó trộn đều bằng xẻng, cuốc và càocho tới khi nhận được hỗn hợp vữa đồng màu (có nghĩa là vữa đã đồng nhất) thìngừng trộn. Nếu dùng phụ gia hoá học dạng lỏng trong vữa, thì hoà phụ gia vào nướctrộn, rồi mới đổ nước vào hốc và trộn như trên. Trộn xong, đánh gọn hỗn hợp vữavào đống.

e) Trộn vữabằng máy trộn, theo trình tự sau: Đầu tiên cho nước vào máy trộn, sau đó đổcát, ximăng và phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn (nếu có); Khi vữa có pha phụgia hoá học dạng lỏng, thì trước hết trộn phụ gia với nước trong máy trộn trongkhoảng 30 á 45 giây, sau đó mới dổ cát, ximăng và phụ gia khoáng hoạt tínhnghiền mịn vào máy. Chỉ dừng máy trộn sau khi thấy hỗn hợp vữa đồng nhất (đồngmàu), thời gian trộn không nhỏ hơn 2 phút. Các thí nghiệm hỗn hợp phải tiếnhành ngay sau khi trộn để có sự điều chỉnh cần thiết.

4.3.3.   Yêu cầuđối với việc vận chuyển và sử dụng vữa:

a) Vữa trộnở trạm trộn cần được chuyên chở bằng ô tô chuyên dụng hoặc ô tô tự đổ đến côngtrường. Dụng cụ chứa vữa để vận chuyển phải thật kín và chắc chắn để vữa khôngbị rơi vãi và mất nước.

b) Máy trộn,dụng cụ vận chuyển và chuyên chở vữa sau khi dùng xong phải được cọ rửa sạch sẽngay, không để vữa bám dính và đông cứng lại.

c) Không đổvữa trực tiếp trên nền đất, mà đổ trên sàn lót tôn hoặc nền ximăng, hoặc látgạch để vữa không bị lẫn đất bẩn, giảm chất lượng.

Cần dùng hếtvữa ximăng và vữa hỗn hợp (có ximăng) trước khi ximăng bắt đầu đông kết. Thờigian bắt đầu đông kết của ximăng được xác định bằng thí nghiệm; Nếu không cóđiều kiện thí nghiệm thì tham khảo bảng 4.5.

Bảng4.5. Thời gian bắt đầu đông kết của xi măng

Loại ximăng

Nhiệt độ, oC

Pooclăng và Pooclăng hỗn hợp

Pooclăng puzơlan

20 - 30

10 – 20

1 giờ 30 phút

2 giờ 15 phút

2 giờ

3 giờ

Nếu vữa bịphân tầng, trước khi dùng phải trộn lại. Không đổ vữa ra nắng, tránh mất nướcnhanh. Khi trời mưa phải che đậy vữa cẩn thận.

4.3.4.   Kiểm trachất lượng vữa:

Đối với cáccông trình quan trọng và vữa có mác từ 7,5 trở lên, phải kiểm tra chất lượngvữa sau khi trộn theo tiêu chuẩn 14 TCN 80 - 2001.

Chất lượngvữa được kiểm tra trên các mẫu lấy tại chỗ thi công. Phải thử độ lưu động thườngxuyên; Trong trường hợp gạch hoặc vật liệu xây lát hút nước nhiều, hoặc thicông trong mùa hè, mùa khô, mùa gió lạnh hanh khô thì ngoài việc thử độ lưuđộng, phải thử khả năng giữ nước của hỗn hợp vữa để điều chỉnh thành phần vữakhi cần. Mỗi lần sử dụng 50m3 vữa, phải đúc 1 nhóm 3 mẫu vữa thử cườngđộ. Có thể kiểm tra cường độ vữa lấy từ khối xây gạch bằng cách nén mẫu đượcchế tạo như sau: Lấy hai miếng vữa hình vuông ở mạch nằm ngang ở khối xây cóchiều dày bằng chiều dày mạch vữa, cạnh mỗi miếng lớn hơn chiều dày. Dán haitấm với nhau để tạo thành một khối gần như hình lập phương bằng hồ thạch cao,rồi trát lên hai mặt trên và dưới của khối đó một lớp thạch cao mỏng (dày 1 - 2mm). Sau một ngày đêm ép mẫu để được cường độ nén của mẫu. Phải thí nghiệm 5mẫu như vậy và tính giá trị trung bình cộng của 5 kết quả đạt được.

5. Yêucầu Kỹ thuật xây, lát, ốp gạch và trát vữa

5.1. Yêucầu chung đối với công tác xây gạch

5.1.1. Phải xử lý nền và những chỗ tiếp giáp trước khixây và lát gạch:

Nền đất: nệnchặt đất, rồi đổ lớp bê tông lót hoặc bê tông gạch vụn, sau đó rải một lớp vữadày khoảng 2 cm, rồi mới xây, lát;

Nền đá: dọnsạch lớp đá phong hoá, rửa sạch vụn đá, sau đó rải một lớp vữa như trên, rồimới xây lát;

Tường cũhoặc nền xây cũ: cạo, đục bỏ lớp vữa cũ, rửa sạch vụn và các chất bẩn, sau đórải một lớp vữa như trên, rồi xây tiếp;

Nền có nướcmạch: chủ động tiêu nước, đảm bảo nền khô ráo, rồi mới xây. Không để nước ngậpchỗ đang xây, khi vữa còn chưa đông kết.

5.1.2. Xác định trục công trình, tim móng, đường mép hốmóng trước khi xây. Sai lệch kích thước công trình không được vượt qúa:

- 10 mm đốivới kích thước tới 10 m;

- 30 mm đốivới kích thước tới 100 m;

Phải nghiệmthu mốc trước khi xây.

5.1.3. Kỹ thuật xây:

a) Trướckhi xây phải nhúng nước gạch. Những viên gạch dính bùn đất, rêu mốc phải đượccạo rửa sạch trước khi xây;

b) Quy cáchxây gạch là phải ngang bằng, thẳng đứng, mặt phẳng, góc vuông. Mạch đứng củalớp gạch trên phải so le với mạch đứng ở lớp dưới ít nhất 5 cm. Độ ngang bằngcủa hàng, độ thẳng đứng mặt bên và góc phải được kiểm tra ít nhất 2 lần trongmột đoạn cao từ 0,5 đến 0,6 m;

c) Mạch xâykhông dày quá 12 mm đối với mạch ngang và 10 mm đối với mạch đứng. Mạch nêngiới hạn trong khoảng 7- 12 mm;

d) Sau khixây xong một hoặc hai lớp, phải dùng bay để miết lại các mạch vữa cho chặt, đầychặt vữa, không dùng gạch vỡ để chèn vào mạch.

Chỗ giaonhau, nối tiếp của khối xây tường phải xây đồng thời; khi tạm ngừng xây cần đểmỏ giật, không để mỏ nanh;

e) Nên xâyvới độ cao đồng đều trên toàn bộ công trình để nền lún đều. Nếu phải chia nhiềuđoạn để xây, thì chỗ ngắt đoạn xây giật cấp theo kiểu bậc thang, chênh lệchchiều cao giữa hai khối xây không quá 1,2m;

g) Để liênkết giữa tường chính và cột khi xây cao không đồng thời, dùng các thanh thépđặt trước trong tường chính hoặc cột;

h) Chỉ nênxây tường cao từ 1m đến 1,2m với tường dầy nhỏ hơn 0,6m, rồi ngừng 24 giờ, sauđó mới xây tiếp; Nếu tường dầy hơn, thì giảm chiều cao một đợt xây;

i) Không đượcva chạm mạnh, đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại trực tiếp trên khối xây đangthi công hoặc mới thi công xong nhưng vữa chưa đủ cứng rắn;

k) Trong quátrình xây, nếu phát hiện thấy vết nứt phải đánh dấu, xác định nguyên nhân để xửlý;

l) Khi xâytiếp trên khối xây đã cứng rắn: tưới nước, rải vữa, rồi mới xây tiếp;

m) Việc đắpđất ở phía sau và bên trên các khối xây chỉ tiến hành khi vữa trong khối xây đãđạt cường độ thiết kế, đắp từng lớp ngang bằng, đều trên toàn bộ chiều dài vàđối xứng ở hai bên để đảm bảo ổn định cho công trình; Nếu chia ra từng đoạn đểđắp, thì đắp theo từng đoạn đối xứng; Cách đắp và trình tự đắp đất phải quyđịnh trong thiết kế biện pháp thi công.

5.2. Xâygạch qua khoảng trống

5.2.1.   Kiểu xâygạch trên khoảng trống: xây gạch nghiêng, xây gạch nằm và xây gạch trên dầm bêtông cốt thép.

5.2.2.   Phươngpháp xây gạch nghiêng: chỉ áp dụng trong trường hợp khoảng trống có khẩu độ nhỏhơn 2 m; Phía dưới phải dựng chống và đặt ván khuôn. Bắt đầu xây từ hai bên vàogiữa bằng gạch nghiêng, chính giữa là gạch đứng, các mạch đứng trùng nhau, hướngvào tâm (hình 5.1). Muốn xây nhanh, có thể dùng gạch đặc hình nêm.

Hình5.1: Xây gạch nghiêng qua khoảng trống

5.2.3. Phương pháp xây gạch nằm: áp dụng cho khoảngtrống khẩu độ dưới 2 m.

Phía dướiphải đặt ván khuôn. Đầu tiên rải một lớp vữa dày 2cm (cùng loại và cùng mác vớivữa xây), sau đó đặt một số thanh cốt thép, rồi mới xây gạch lên trên. Cách đặtcốt thép theo qui định của thiết kế, nếu không có qui định thì có thể áp dụng:Dùng thép có đường kính 4 - 6 mm, khoảng cách giữa các thanh cốt thép bằngchiều dài viên gạch và cốt thép cắm vào tường khoảng 25 cm (hình 5.2).

5.2.4. Phương pháp xây gạch trên dầm bê tông: khi khẩuđộ lớn hơn 2 m. Dầm bê tông có thể được đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn; Nếu đổ dầm tạichỗ, thì bê tông đông cứng mới xây gạch lên trên, thời gian đông cứng bê tôngquy định là 7 ngày đối với bê tông chế tạo bằng ximăng pooclăng hoặc ximăngpooclăng hỗn hợp.

Sơ đồ xâygạch trên dầm bê tông theo hình 5.3.

Hình5.2 Xây gạch nằm qua khoảng trống

1. Thanhthép; 2. Vữa ; 3. Ván khuôn nằm ngang; 4. Thanh chống.

Hình5.3. Xây gạch trên dầm bê tông

1. Dầm bêtông cốt thép ; 2. Gạch xây.

5.3. Xâyvòm

5.3.1. Xây vòm qua khoảng trống: phải dựng ván khuôn vàchống trước, rồi xây từng lớp từ hai bên vào giữa cho đến khi đủ chiều dàythiết kế của vòm.

5.3.2. Phải đặt gạch nghiêng dọc theo chiều dài củathân vòm. Các lớp trên, dưới, trong, ngoài phải cân đối với nhau; Chỉ xây hàngtrên khi hàng dưới đã xây xong.

5.3.3. Mạch vữa phải hướng về tâm vòm theo đường bánkính. Nếu dùng gạch thường để xây thì mạch vữa hình nêm, bề rộng mạch nhỏ nhấtở bụng vòm bằng 5 mm, lớn nhất ở lưng vòm bằng 15 mm; Khi độ dày của vòm tươngđối lớn thì mạch vữa có thể dày từ 15 đến 20 mm. Nếu xây gạch bằng hình nêm thìmạch vữa sẽ đều nhau và dễ thích ứng với độ cong cần thiết của vòm.

Sơ đồ mạchvữa theo hình 5.4.

Hình5.4 Xây vòm

a. Viêngạch hình nêm; b. Mạch hình nêm với gạch thường;

c. Mạchđều nhau với gạch hình nêm.

5.3.4.   Đàokhuôn vòm bằng đất: đầu tiên phải đào điểm đỉnh vòm, rồi đào lan sang hai bênvà luôn luôn phải đào đối xứng.

5.4. Cáctrường hợp xây khác

5.4.1.   Xây gạchtheo mái nghiêng: thường trong trường hợp xây tường chắn, tường cánh v.v... Khixây gạch trên mái nghiêng, ngoài tuân theo những qui định chung, còn phải đảmbảo kích thước, độ dốc của mái.

Nếu máinghiêng phô ra ngoài thì sau khi xây phải sửa đẽo các góc cạnh của viên gạchhoặc đắp vữa để tạo cho mái được phẳng. Nếu mái nghiêng sau này được che khuấtchỉ cần xây giật cấp, bậc thang và độ dốc của mái theo yêu cầu của thiết kế.

5.4.2.   Xây mónggạch, đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Hai móngthẳng góc với nhau, xây theo trình tự: móng sâu hơn xây trước, móng nông xâysau; Chỗ liên kết giữa hai móng không được để mỏ nanh;

b) Khi xâymóng tiếp giáp với móng của công trình đã có: trước khi xây phải rửa sạch chỗtiếp giáp, rồi chừa khe lún giữa hai công trình, sau đó mới xây.

Nếu côngtrình mới xây chỉ là một bộ phận mở rộng của công trình cũ thì cũng phải làmkhe lún giữa hai phần móng cũ và mới;

c) Chỗ tiếpgiáp của móng gạch và móng bê tông: nên xây bằng vữa mác cao hơn vữa xây mónggạch một cấp, đồng thời đặt các neo thép vào mạch vữa để có liên kết tốt giữahai móng.

5.5. Xâygạch có cốt thép

5.5.1. Trong khối xây gạch có các lưới cốt thép ngang:chiều dày của mạch vữa phải lớn hơn tổng đường kính của các thanh thép đan nhauít nhất 4 mm, đồng thời vẫn phải đảm bảo độ dày trung bình qui định cho khốixây.

5.5.2. Cốt thép dùng trong kết cấu gạch cốt thép theoquy định của thiết kế, thông thường thuộc các loại sau:

- Thép thanhnhóm CI, CII hoặc AI, AII theo tiêu chuẩn Nga;

- Sợi thépcacbon thấp loại thông thường.

Cần tuântheo các quy định sau:

a) Không đặtcác thanh thép rời thay thế lưới cốt thép buộc hoặc hàn trong khối xây; Đầuthanh cốt thép nhô ra khỏi mặt ngoài khối xây khoảng 2 - 3 mm, để tiện kiểmtra;

b) Lưới cốtthép ngang chữ nhật hoặc chữ chi đặt vào khối xây theo chỉ dẫn của thiết kế vàkhông thưa quá 5 hàng gạch. Lưới chữ chi đặt sao cho các thanh thép của hai lướitrong hai hàng khối xây kế tiếp nhau có hướng thẳng góc với nhau;

c) Đườngkính của các thanh cốt dọc không nhỏ hơn 8 mm, cốt đai từ 3 đến 6 mm; Khoảngcách lớn nhất giữa các cốt đai không lớn hơn 5 mm. Cốt dọc phải nối với nhaubằng liên kết hàn; Nếu không hàn, các thanh phải uốn móc và nối buộc bằng đâythép với đoạn nối dài 20d (d là đường kính của thanh thép). Đầu thanh cốt thépchịu kéo phải uốn móc và hàn vào các thanh để neo vào lớp bê tông hoặc vữa;

d) Chiều dàylớp bảo vệ (tính từ mặt ngoài lớp trát vữa ximăng đến cạnh ngoài của cốt thépchịu lực) trong kết cấu gạch cốt thép không được nhỏ hơn các trị số trong bảng5.1.

Bảng5.1. Chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép

Các loại kết cấu gạch cốt thép

Chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép đặt ở, mm

Trong các phòng có độ ẩm không khí bình thường

Trong các cấu kiện xây ngoài trời

Trong móng ở nơi ẩm ướt

Dầm và cột:

Tường:

20

10

25

15

30

20

5.5.3.   ởđáy kênh gạch xây: đổ một lớp lót bằng bê tông gạch vỡ dày 5 cm, sau đó đặt cốtthép rồi xây đáy kênh bằng hai hàng gạch, rồi láng lớp vữa ximăng-cát mác 10dày 1,5 cm để chống thấm.

5.6. Látgạch

5.6.1. Nền để lát gạch: phải ổn định, bằng phẳng, khôráo. Trước khi lát gạch phải xử lý nền cẩn thận. Nếu là nền đất thì phải đầmchặt và đổ thêm một lớp bê tông lót bằng gạch hay đá dăm (nếu có thể), hoặc rảimột lớp cát đầm chặt, rồi rải lên một lớp vữa ximăng, vữa vôi hoặc vữa hỗn hợpcó chiều dày khoảng 2-3 cm. Nếu là nền cứng và phẳng thì làm sạch mặt nền. Kiểmtra độ phẳng của nền bằng nivô, nếu chưa phẳng thì rải một lớp vữa lót để tạomặt phẳng.

5.6.2. Lát trên mái dốc bằng đất đắp: phải đầm nện kỹđể nén chặt đất, rồi mới lát gạch.

5.6.3. Mạch vữa: không được quá lớn, thường khoảng từ 1đến 10mm tuỳ theo loại mạch và yêu cầu của công tác lát. Mạch lớn thì chít bằngvữa, mạch nhỏ (bằng 1 mm) thì chèn mạch bằng hồ ximăng lỏng. Khi mạch chưacứng, không được phép đi lại hoặc va chạm vì dễ làm bong lớp gạch lát.

5.6.4. Mặt lát: phải đảm bảo các yêu cầu về độ phẳng,độ dốc, độ dính kết với mặt nền. Chiều dày lớp vữa lót, chiều rộng của mạch vữaphải làm theo đúng thiết kế.

5.6.5. Kiểm tra độ chặt và liên kết giữa gạch lót vànền: bằng cách gõ bằng thanh sắt hoặc bằng thanh gỗ chắc, chỗ nào có tiếng kêubồm bộp thì liên kết không tốt, cần bóc gạch và lát lại.

5.7. ốpgạch

5.7.1. Gạch ốp: không được cong, vênh, bẩn, ố; Các góccạnh vuông vắn, cạnh thẳng sắc; Gạch trước khi ốp phải rửa sạch. Vữa để ốp:dùng cát đã rửa sạch và ximăng pooclăng hoặc ximăng pooclăng hỗn hợp có máckhông nhỏ hơn 30; Mác vữa theo qui định của thiết kế. Chiều dày lớp vữa lót từ6-10 mm, chiều rộng mạch ốp không lớn hơn 2 mm và được chít đầy hồ ximăng lỏng.

5.7.2. Sau khi ốp, mặt ốp: phải đạt yêu cầu sau:

- Mặt ốpphẳng, thẳng đứng;

- Lớp vữa dướigạch ốp đặc, chặt. Kiểm tra bằng cách gõ lên các viên gạch ốp, nếu nghe tiếngkêu bồm bộp, phải gỡ ra ốp lại;

- Khi miếtmạch xong, phải lau sạch mặt ốp, không để lại vết vữa.

5.8. Trátvữa

5.8.1. Trát vữa ngoài mặt khối xây: Tăng cường khả năngchống thấm, chống phá hoại khối xây và tăng sự liên kết giữa các viên gạch vàsự bền vững của khối xây cũng như vẻ đẹp của công trình.

5.8.2. Trước khi trát, bề mặt khối xây, phải làm sạchvà tưới nước để làm ẩm. Nếu khối xây mới được thi công thì chỉ cần tưới ẩm.

- Khi lớpvữa trát dày hơn 8 mm, trát thành nhiều lớp, mỗi lớp không mỏng hơn 5 mm vàkhông dày hơn 8 mm. Chiều dày lớp vữa trát không được quá 20 mm. Khi trát, miếtbằng bàn xoa để cho vữa dính chặt vào mặt trát, các lớp vữa liên kết chặt vớinhau và mặt trát được phẳng. Để tăng sự liên kết của lớp trát sau với lớp tráttrước, nên đánh xờm mặt lớp trát trước bằng cách dùng bay vạch các vết dàingang dọc khi vữa còn chưa cứng hẳn. Khi lớp trước đã se mặt, mới trát lớp sau;Nếu lớp trước đã khô quá thì tưới nước để làm ẩm. Mặt lớp trát cuối cùng phảixoa kỹ để mặt vữa thật bằng phẳng; Kiểm tra độ bằng phẳng của mặt trát bằngcách đặt một thước thẳng dài 1-2 m và đo khe hở giữa thước và mặt tường, chỗnào chưa phẳng thì sửa chữa ngay.

- Mặt tườngsau khi trát không được có vết nứt nẻ chân chim, gồ ghề hoặc vữa chảy.

5.8.3. Kiểm tra độ bám dính của vữa trát với nền: bằngcách gõ nhẹ trên lớp trát, phải trát lại chỗ có tiếng kêu bồm bộp bằng cách phárộng chỗ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại.

5.9. Bảovệ và bảo dưỡng khối xây gạch

5.9.1. Sau khi xây và sau khi trát, phải chú ý bảo dưỡng:che đậy khi trời nắng, tránh vữa mất nước nhanh co ngót nhiều và nứt nẻ; Khivữa bắt đầu đông cứng, tưới ẩm định kỳ sau từng thời gian 2-3 giờ trong ngày;Ban đêm nếu trời nóng cũng cần tưới 1-2 lần. Tưới ẩm như vậy liên tục trong 4-6ngày. Có thể phun chất bảo dưỡng lên mặt vữa mới trát để giữ ẩm cho vữa thaycho việc tưới nước.

5.9.2. Trong thời gian bảo dưỡng và khi vữa chưa đủcứng: cần tránh rung động, va chạm vào khối xây; Không đi lại trên khối xây,nếu cần phải có cầu công tác. Khi tháo giàn dáo, cầu công tác: làm nhẹ tay,không được rung động mạnh, tránh làm long mạch, ảnh hưởng đến sự ổn định vàchống thấm của khối xây. Che đậy khối xây khi trời mưa to mà vữa còn ướt.

5.9.3. Nếu khối xây dùng vữa xi măng, cần phải tiếp xúcvới nước thì theo quy định sau:

Nếu nướctĩnh: bảo dưỡng khối xây một ngày đêm, rồi mới cho tiếp xúc với nước;

Nếu nướcchảy có lực tác động mạnh: bảo dưỡng khối xây đủ 28 ngày đêm (vữa đã đạt cườngđộ thiết kế) rồi mới cho tiếp xúc với nước.

6. Côngtác kiểm tra và nghiệm thu khối xây, lát gạch

6.1. Kiểmtra chất lượng của gạch và các vật liệu chế tạo vữa

Gạch và cácvật liệu chế tạo vữa sử dụng vào công trình thuỷ lợi phải có giấy chứng nhậnđạt chất lượng của cấp có thẩm quyền. Nếu có nghi ngờ về chất lượng, phải kiểmtra theo quy định sau:

Chất lượnggạch đặc đất sét nung theo Điều 3.3.1.3;

Chất lượnggạch rỗng đất sét nung theo Điều 3.3.2.3;

Chất lượnggạch blôc bê tông theo Điều 3.3.3.2;

Chất lượnggạch lát đất sét nung theo Điều 3.3.4.3;

Chất lượnggạch lát bê tông theo Điều 3.3.5.4.

Chất lượngximăng, cát, nước trộn vữa theo 14 TCN 80 - 2001;

Phụ giakhoáng hoạt tính nghiền mịn theo 14 TCN 108 - 1999;

Phụ gia hoáhọc theo 14 TCN 104 - 1999.

Những vậtliệu không đạt yêu cầu phải loại bỏ. Đối với vữa mác thấp (dưới 7,5) thì khôngcần kiểm tra thí nghiệm vật liệu chế tạo vữa.

6.2. Kiểmtra chất lượng của hỗn hợp vữa và vữa: theo Điều 4.3.4.

6.3. Kiểmtra thiết bị cân đong, máy trộn, vận chuyển vữa: theo Điều 4.3.2.

6.4. Kiểmtra và nghiệm thu công tác xây, lát gạch

6.4.1. Kiểm tra công tác chuẩn bị thi công khối xây:chuẩn bị nền móng, cắm tuyến, lên giá, ván khuôn, khớp nối, các bộ phận đặt trướcv.v...

6.4.2. Kiểm tra khối xây về các mặt sau đây:

a) ở các mặtđứng, mặt ngang, các góc của khối xây: mạch không trùng, chiều dầy, độ đặc củamạch, độ thẳng đứng và nằm ngang, độ phẳng và thẳng góc v.v...;

b) Chiều dầyvà độ đặc của các mạch vữa liên kết, vị trí các hàng gạch giằng;

c) Các bộphận giằng neo: đặt đúng và đủ;

d) Các khelún, khe co giãn: đảm bảo yêu cầu, thi công chính xác;

e) Chất lượngmặt tường trát, ốp gạch; Đối với tường không trát, mạch xây và miết mạch phảitheo đúng thiết kế;

g) Kích thướccủa khối xây v.v...

6.4.3.   Kiểmtra việc bảo dưỡng, thời hạn tháo dỡ ván khuôn, thời hạn cho khối xây chịu lựctừng phần và toàn phần.

6.4.4.   Nhữngkết cấu và bộ phận công trình sẽ bị che khuất, phải kiểm tra và nghiệm thu trướckhi thi công bộ phận công trình làm sau.

Những bộphận khuất sau khi thi công xong cần lập biên bản nghiệm thu:

a) Nền vàmóng: chất lượng và trạng thái đất nền, chiều sâu đặt móng, chất lượng khối xâymóng, công tác chống thấm ở móng;

b) Khe lúnvà khe nhiệt độ;

c) Lớp cáchnước trong khối xây;

d) Cốt thép,các chi tiết bằng thép đặt trong khối xây và các biện pháp chống gỉ;

e) Các bộphận khuất khác.

6.4.5.   Đốivới lớp lát và ốp gạch: kiểm tra theo Điều 5.6.5 và 5.7.2.

6.4.6.   Kiểmtra mức độ hoàn thành công tác xây lát gạch: theo yêu cầu của thiết kế; Lậpbiên bản, ghi rõ các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm tra; Quy địnhthời gian sửa chữa; Kiểm tra lại, đánh giá chất lượng sau khi sửa chữa.

6.4.7.   Khinghiệm thu phải có các văn bản sau:

a) Các bảnvẽ thi công và các văn bản sửa đổi trong quá trình thi công (nếu có) được cấpcó thẩm quyền phê duyệt;

b) Tài liệutrắc đạc xác định vị trí, kích thước, hình dạng của khối xây lát;

c) Bản vẽhoàn công do đơn vị thi công lập, có xác nhận của chủ đầu tư;

d) Sổ nhậtký thi công;

e) Các phiếukiểm tra chất lượng vật liệu, thành phần vữa, kết quả thí nghiệm hỗn hợp vữa vàvữa, gạch v.v... của phòng thí nghiệm được công nhận;

g) Các biênbản nghiệm thu nền móng và các bộ phận bị che khuất;

h) Sơ đồ vềbiện pháp sử dụng xây các vòm có nhịp lớn hơn 15 m và một số kết cấu đặc biệt.

6.4.8.   Công tácnghiệm thu phải tiến hành nghiệm thu từng phần, nghiệm thu toàn bộ và phải lậpbiên bản đầy đủ rõ ràng. Khi khối xây, lát không đạt yêu cầu kỹ thuật, yêu cầuxử lý khắc phục và tổ chức đánh giá, nghiệm thu lại; Chỉ sau khi đã nghiệm thuxong và sửa chữa đầy đủ những thiếu sót, khối xây lát mới được bàn giao cho bộphận quản lý.

Hồ sơ nghiệmthu gồm biên bản nghiệm thu từng phần, toàn bộ và các tài liệu quy định ở Điều6.4.7.

6.4.9.   Kíchthước khối xây, lát gạch phải đảm bảo các sai số quy định ở bảng 6.1.

Bảng6.1. Các sai số cho phép của khối xây gạch

STT

Các hạng mục

Sai số cho phép, mm

1

 

 

 

2

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

5

 

 

6

 

 

7

 

8

 

Độ lệch so với phương thẳng đứng trên 1m chiều cao của:

- Khe van, khe phai, bộ phận lắp máy móc:

- Tường, mố trụ pin:

- Độ lệch trên toàn bộ chiều cao của cả hai trường hợp trên không được quá:

Khoảng cách giữa tim công trình và:

- Mép móng:

- Khe van, khe phai:

- Tường, mố trụ pin:

Khe van, khe phai:

- Khoảng cách giữa hai mép song song với nhau không được nhỏ hơn khoảng cách thiết kế, có thể lớn hơn, nhưng không vượt quá:

- Sai lệch về phía thượng và hạ lưu giữa khe van và khe phai trong cùng một cửa cống:

Cao độ đỉnh:

- Đáy cống, sân trước, sân sau, bể tiêu năng, tường tiêu năng:

- Tường cánh gà, tường đầu, mố, trụ pin:

Kích thước của tường, không quá:

- Bề dầy:

- Bề rộng của tường nhà giữa hai cửa:

- Bề rộng của cửa:

Độ bằng phẳng của mặt khối xây khi kiểm tra bằng thước dài 2m, không vượt quá:

- Khối xây có trát vữa:

- Khối xây không trát vữa:

Kích thước khi xây cột, không vượt quá:

- Bề dầy:

- Độ lệch của tâm cột so với trục tim cột:

Khi xây vòm, không kể bản thân vòm hay công trình xây trên vòm:

- Cao độ đáy vòm và cao độ đỉnh vòm:

3

5

15

 25

 

3

5

+3

 

3

10

20

10

-10; +0

+8; -0

 

+5

10

5

10

20

 Phụlục A

Cách xếpgạch trong khối xây

Có nhiềucách xếp gạch để xây; Cần chọn cách xây đạt hiệu quả, năng suất cao.

A.1. Cáchxây 1 (Theo lối xây cũ): cáchxếp gạch trên tường như sau:

Đối với tường22 (lấy bằng chiều dài một viên gạch): cứ đặt một viên gạch ngang, lại đặt tiếphai viên gạch dọc.

Đối với tường33 (bề dày bằng rưỡi chiều dài của viên gạch): cứ đặt hai viên gạch ngang, lạighép một viên gạch dọc và đặt so le theo hai phía. Theo cách xây này, người xâyphải trở tay luôn và chỉ xây từng viên một, do đó năng suất xây không cao.

A.2. Cáchxây 2 (Theo lối xây sau này):cách xếp gạch trên tường như sau:

Xây thốngnhất từng hàng (toàn gạch đặt ngang hoặc toàn gạch đặt dọc cho một hàng);

Xây ba hàngdọc một hàng ngang.

Cách xâythống nhất theo từng hàng có ưu điểm:

a) Cách xếpgạch đơn giản (theo cùng một kiểu);

b) Thao tácthuận chiều, rải vữa trước và xây bằng hai tay, nên năng suất xây cao;

c) Tổ chức đượcdây truyền sản xuất, phân công lao động được hợp lý (người thợ chính làm côngviệc chính: rải vữa, miết mạch; Người thợ phụ làm việc phụ: xếp gạch), hiệusuất của công việc tăng;

d) Cường độchịu lực của tường cao và đảm bảo độ vững chắc.

Sơ đồ xâytheo cách 2: Đối với tường 22 (dầy 22 cm không kể lớp trát), xem hình A.1; Đốivới tường 33 (dầy 33 cm không kể lớp trát), xem hình A.2; Đối với tường 45 (dầy45 cm không kể lớp trát), xem hình A.3; Đối với tường 56 (dầy 56,5 cm), xemhình A.4.

HìnhA.1. Sơ đồ xây tường 22

1,2,3,4là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.

HìnhA.2. Sơ đồ xây tường 33

1,2,3,4là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.

HìnhA.3. Sơ đồ xây tường 45

1,2,3,4là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau. 

HìnhA.4. Sơ đồ xây tường 56

1,2,3,4là thứ tự các hàng gạch xây nối tiếp nhau.

Phụ lục B

Phươngpháp xây (tạo mạch) vữa

Phương phápxây (tạo mạch) vữa phải theo yêu cầu của thiết kế; Nếu không có yêu cầu cụ thể,thì có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

B.1. Phươngpháp gạt vữa: theo sơ đồ hìnhB.1, thích hợp khi xây mép ngoài của khối xây với vữa kém dẻo.

HìnhB.1. Sơ đồ phương pháp gạt vữa

1, 2, 3 -Xây gạch dọc; 4, 5, 6 - Xây gạch ngang.

Theo trìnhtự: đầu tiên dùng dao xây hoặc bay xúc vữa, rải lên chỗ định xây đủ để đặt baviên gạch dọc hoặc năm viên gạch ngang; Dùng dao xây gạt bằng lớp vữa, rối dồnép vữa lên mép viên gạch cuối cùng vừa xây xong để tạo thành mạch đứng; Dùngtay kia lấy một viên gạch, đặt lên chỗ vữa đã san cho sát thân dao, ấn gạch vàrút dao lên; Dùng cán dao gõ nhẹ vào mặt gạch để mặt dưới viên gạch áp chặt vàovữa. Tiếp tục thao tác với viên gạch tiếp theo. Mỗi lần xây xong bốn viên gạchngang hoặc hai viên gạch dọc, lại lấy dao gạt sạch vữa ở phía ngoài và tiếp tụcxây.

B.2. Phươngpháp chèn và cào vữa: theo sơđồ hình B.2, thích hợp khi xây gạch mép ngoài với vữa xây dẻo.

HìnhB.2. Sơ đồ phương pháp chèn và cào vữa

1, 2 -Xây gạch dọc; 3, 4 - Xây gạch ngang.

Theo trìnhtự: đầu tiên dùng dao xây hoặc bay rải vữa như phương pháp gạt vữa, bắt đầu từchỗ cách viên gạch vừa xây xong 5-6 cm, rồi dùng viên gạch đẩy vữa hướng vềphía viên gạch vừa xây để tạo thành mạch đứng; Lấy tay ấn viên gạch xuống chodính chặt với vữa; Sau khi đặt xong một viên gạch ngang hoặc hai viên gạch dọcnhư vậy, dùng dao xây cạo sạch vữa bám hai phía bên ngoài tường.

B.3. Phươngpháp chèn vữa: theo sơ đồ hìnhB.3, thích hợp khi xây ruột tường với vữa xây dẻo.

Theo trìnhtự: sau khi xây gạch mép bằng một trong hai phương pháp trên, dùng dao xây hoặcbay xúc vữa rải vào khu vực ruột tường định xây; Hai tay cầm hai viên gạch, đặtvào giữa hai hàng gạch mép trên lớp vữa đã san bằng, đồng thời dùng viên gạchđẩy vữa để tạo thành mạch dọc tường. Khi đặt gạch cần ấn viên gạch xuống mặtvữa cho chặt và cho ngang bằng với hàng gạch mép tường đã xây trước.

HìnhB.3. Sơ đồ phương pháp chèn vữa

1, 2 -Xây gạch dọc; 3, 4 - Xây gạch ngang.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22406&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận