QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 2933 BKH/QLKTngày 18 tháng 5 năm 2000; ý kiến các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh có liênquan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Loại hình kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu.
1.Tại các Khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng các loại hình kinh doanh: xuất nhậpkhẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàngmiễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sảnxuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nướcvà ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch...
2.Cho phép thành lập Khu bảo thuế tại các Khu kinh tế cửa khẩu, nhưng phải cáchbiệt với các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu.
Điều 2. Các ưu đãi.
1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu.
a)Căn cứ số thực thu ngân sách nhà nước hàng năm tại Khu kinh tế cửa khẩu (khôngbao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; cáckhoản thu không tính cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp như: thu tịchthu hàng buôn lậu, huy động dân đóng góp; học phí; viện phí; viện trợ...), nhànước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu theo các mứcsau đây:
Đốivới các Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện thu ngân sách dưới 50 tỷ đồng/năm thì đượcđầu tư trở lại 100%.
Đốivới các Khu kinh tế cửa khẩu có số thực hiện thu ngân sách từ 50 tỷ đồng/nămtrở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thực thu còn lại.
Đốivới các Khu kinh tế cửa khẩu đã thực hiện 5 năm (kể từ khi thực hiện thí điểm)và có số thực thu ngân sách trên 100 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại khôngquá 50% số thực thu.
b)Các Khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn ưu đãi nhà nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển)để phát triển cơ sở hạ tầng và được sử dụng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản1 Điều 2 để trả gốc và lãi.
c)Các khu kinh tế cửa khẩu có số thực thu ngân sách thấp, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trítrong kế hoạch ngân sách hàng năm để đầu tư. Việc đầu tư các công trình hạ tầngtại Khu kinh tế cửa khẩu do Ủyban nhân dân tỉnh quyết định theo các quy định hiện hành, trên cơ sở quy hoạch,kế hoạch được duyệt.
d)Nếu các công trình hạ tầng trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu đã được đầu tưđồng bộ, hoàn chỉnh thì được dùng nguồn vốn còn lại được quy định tại điểm akhoản 1 Điều 2 để đầu tư hỗ trợ các công trình khác ngoài địa bàn Khu kinh tếcửa khẩu (kể cả các Khu kinh tế cửa khẩu mới) nhưng có liên quan và phục vụtrực tiếp Khu kinh tế cửa khẩu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình,đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi chung.
2. Thương mại, du lịch.
a)Các doanh nghiệp kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 1 được vay vốn ưu đãi nhànước để đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh trên các cửa khẩu.
b)Các hoạt động thương mại được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới theo cácquy định hiện hành của Nhà nước và các cam kết nước ta đã ký kết với các nướcláng giềng.
c)Tại khu bảo thuế được áp dụng cơ chế phi thuế quan như đối với kho ngoại quan.
d)Chủ đầu tư có dự án đầu tư kinh doanh du lịch được hưởng các ưu đãi như quyđịnh tại Điều 15 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998.
3. Đất đai.
Cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu khi thuêđất, mặt nước, ngoài quyền được hưởng các ưu đãi hiện hành, còn được giảm thêm50% giá thuê đất và mặt nước so với mức giá cho thuê đất, mặt nước đang áp dụngtại Khu kinh tế cửa khẩu đó.
4. Thuế.
Doanhnghiệp tại các Khu kinh tế cửa khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế trong nhữngtrường hợp cụ thể theo các quy định hiện hành phù hợp với các luật, nghị địnhvề thuế và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 3. Quản lý một số lĩnh vực.
1. Xuất nhập cảnh.
a)Công dân các huyện của nước láng giềng có biên giới đối diện với Khu kinh tếcửa khẩu được qua lại Khu kinh tế cửa khẩu bằng chứng minh thư biên giới hoặcgiấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp. Nếumuốn vào các địa điểm khác của tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thì cơ quan công antại tỉnh cấp giấy phép một lần, có giá trị trong một thời gian nhất định.
b)Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân của nước lánggiềng hay nước thứ ba), được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại Khukinh tế cửa khẩu, thời gian lưu trú không quá 15 ngày; nếu đi du lịch ra khuvực khác của Việt Nam theo chương trình do các Doanh nghiệp lữ hành quốc tếViệt Nam tổ chức thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) xét cấp thịthực ngay tại Khu kinh tế cửa khẩu.
c)Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của nước láng giềng và nước thứ ba đượcvào Khu kinh tế cửa khẩu theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoàivới doanh nghiệp Việt Nam. Nếu các phương tiện vận tải này có nhu cầu giao nhậnhàng hoá tại các địa điểm khác ngoài địa phận Khu kinh tế cửa khẩu thì phảithực hiện theo quy định hiện hành.
Ngườiđiều hành phương tiện (thuyền viên trên các tàu, lái xe, phụ xe) được ra vàoKhu kinh tế cửa khẩu bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giớihoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
d)Cho phép mở rộng việc đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộchiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại Khu kinh tế cửa khẩu để đi đếncác tỉnh, thành phố trong cả nước theo quy định tại mục b Điều 3.
đ)Chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam, có quan hệ kinh doanh với đối tác nướcláng giềng được phép theo hàng và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhậnhàng hoá bằng chứng minh thư hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩmquyền của Việt Nam cấp.
e)Công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã có Khu kinh tếcửa khẩu được sang nước láng giềng bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấythông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2. Ngân hàng.
Việcthành lập bàn đổi tiền và thực hiện nghiệp vụ mua bán tiền của nước có chungbiên giới tại Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTgngày 08 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tiềncủa nước có chung biên giới tại khu vực biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu ViệtNam và các quy định hiện hành.
3. Kiểm dịch động, thực vật, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhậpkhẩu.
Việckiểm dịch động, thực vật và kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với hàng nhập khẩutại các Khu kinh tế cửa khẩu phải được thực hiện chặt chẽ theo các quy địnhhiện hành của pháp luật nhằm hạn chế tối đa việc lan truyền các dịch bệnh vàhàng hoá kém chất lượng vào Việt Nam.
Điều 4. Tổ chức thực hiện.
1. Ởcấp các cơ quan Trung ương.
a)Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi cácchính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối với Khu kinh tế cửa khẩu và chủtrì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan đề xuất với Chính phủviệc kết thúc đầu tư đối với từng Khu kinh tế cửa khẩu.
b)Bộ Tài chính nghiên cứu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thực hiệncác chính sách về thuế, phí và lệ phí nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhấtcho doanh nghiệp, cho xuất khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu.
c)Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quannghiên cứu các chính sách thương mại dành cho Khu kinh tế cửa khẩu, quy chế chợtrong Khu kinh tế cửa khẩu được ưu đãi hơn so với chợ biên giới, quy chế Khubảo thuế tại Khu kinh tế cửa khẩu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩuthực hiện.
CácBộ, ngành: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệvà Môi trường, Công an, Quốc phòng, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Địa chính, Tổngcục Hải quan... theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành mình hướng dẫn các tỉnhcó Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện.
2.Ở cấp tỉnh.
a)Ủy ban nhân dân tỉnh có Khu kinhtế cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương để thống nhất quyđịnh nội dung quản lý hành chính nhà nước đối với các hoạt động tại Khu kinh tếcửa khẩu theo nguyên tắc: tại Khu kinh tế cửa khẩu chỉ có một đầu mối thực hiệnmột lần kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá và một lần thu thuế, thu phí đốivới hàng hoá và dịch vụ.
Ủy ban nhân dân tỉnh lập BanQuản lý Khu kinh tế cửa khẩu (là cơ quan phối hợp của các tổ chức có liên quan)làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiệnviệc thống nhất quản lý hành chính nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu vàgiải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách đượcquy định tại Quyết định này. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu có quy chế hoạtđộng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b)Ủy ban nhân dân tỉnh có Khu kinhtế cửa khẩu được phép quan hệ với chính quyền cấp tỉnh của nước láng giềng đểgiải quyết các vấn đề có liên quan đến Khu kinh tế cửa khẩu trong khuôn khổ cácHiệp định Chính phủ hai nước đã ký.
Điều 5. Điều khoản thi hành.
CácKhu kinh tế cửa khẩu đang thực hiện thí điểm các chính sách theo các Quyết địnhtrước đây của Thủ tướng Chính phủ nay chuyển sang thực hiện theo Quyết địnhnày, (riêng Khu thương mại Lao Bảo thực hiện theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTgngày 12 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ).
Việctriển khai một số Khu kinh tế cửa khẩu mới, Ủy ban nhân dân tỉnh phải làm đề án trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt để được áp dụng chính sách tại Quyết định này.
Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành./.