uỷ ban nhân dânQUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY
Duyệt quy hoạch phát triển ngành Văn hoá - Thông tin Hà Tây đến năm 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994;
Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010;
Hội nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh họp ngày 8/01/2002 có sự tham gia của các ngành liên quan nhất trí thông qua quy hoạch phát triển ngành VHTT đến năm 2010;Xét Tờ
trình số 43-TT/KHĐT-QH ngày 11/3/2002 của Sở Kế hoạch Đầu tư đề nghị phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Văn hoá-Thông tin Hà Tây đến năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Duyệt quy hoạch phát triển ngành Văn hoá
- Thông tin Hà Tây đến năm 2010 như sau:I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
Giữ vững đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW5 (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội Đảng khoá
IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khoá IX; Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Văn hoá-Thông tin, bảo tồn, phát huy vốn văn hoá và không ngừng nâng cao nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.Phát triển lĩnh vực văn hoá thông tin của tỉnh trên cơ sở lồng ghép, thống nhất với phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành, các huyện, thị xã.
Bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử, cách mạng, danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá phi vật thể, phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.
Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá xây dựng gia đình văn hoá, làng, khu phố, cơ quan đơn vị văn hoá và thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá thông tin.
Tăng cường quản lý Nhà nước về văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, báo chí phát thanh truyền hình; phối hợp với các ngành, các cấp phòng chống các tệ nạn xã hội.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ:
1. Hệ thống Nhà văn hoá Trung tâm:
Hoàn thành việc nâng cấp khu trung tâm
VHTT của tỉnh. Xây dựng mới, cải tạo các nhà văn hoá ở các huyện, thị, đến 2005 có 100% các huyện, thị xây dựng xong Nhà văn hoá, đảm bảo các hoạt động VHTT và hướng dẫn phong trào văn hoá cơ sở.2. Hoạt động thông tin triển lãm:
Tăng cường hoạt động thông tin, triển lãm, đầu tư trang thiết bị cho các đội thông tin lưu động tỉnh, huyện đặc biệt là các huyện miền núi.
Xây dựng các cụm tranh cổ động tại các cụm điểm dân cư, đô thị, phù hợp với qui hoạch đô thị và qui hoạch các ngành.
3. Công lác quản lý Nhà nước về báo chí, phát thanh truyền hình:
Bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của địa phương, tăng cường công tác Nhà nước về báo chí trên địa bàn. Phấn đấu đảm bảo chất lượng, số lượng, và công tác phát hành tờ báo của Đảng bộ tỉnh.
Đầu tư trang thiết bị hiện đại hoá công tác in phát hành báo Đảng đáp ứng yêu cầu tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được kịp thời.
Đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị cho Đài phát thanh truyền hình của tỉnh. Tăng thời lượng, chất lượng sóng phát thanh truyền hình tỉnh.
Duy trì và nâng cao chất lượng của hệ thống phát thanh, truyền thanh các huyện, thị xã, truyền thanh ở
các xã, phường, thị trấn. 4. Hệ thống thư viện:
Đến 2005, 100% số thư viện huyện, thị xã được xây dựng và có cơ sở hoạt động đạt hạng IV trở lên.
Tăng cường xây dựng mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan, trường học…
Từng bước hiện đại hoá hoạt động thư viện, đưa công nghệ tin học vào hoạt động. Lập dự án nối mạng hệ thống thư viện trong toàn tỉnh.
5. Hoạt động bảo tồn bao tàng và quản lý di tích:
Đầu tư xây dựng nhà Bảo tàng tỉnh. Đến năm 2005 có 25-30% di tích được xếp hạng, năm 2010 đạt 40-50%. Lập phương án trình duyệt đề nghị bổ sung di tích thuộc loại đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn văn hoá phi vật thể, tăng cường công tác quản lý di tích, chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo các di tích được Bộ VHTT công nhận, UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ. Có 50% di tích được xếp hạng, được chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo vào năm 2005 và 80% vào năm 2010.
Chú trọng bảo tồn tôn tạo và phát huy làng Việt Cổ thuộc xã Đường Lâm, khu dí tích Lăng- đền thờ Ngô Quyền, đình Phùng Hưng, khu di tích Nguyên Trãi, khu di tích cách mạng Hoà Xá, chùa Bối Khê, làng kháng chiến Tam Hưng, đền thờ Hai Bà Trưng và những di tích được xếp loại đặc biệt quan trọng, di tích cách mạng, nhà lưu niệm Bác Hồ thuộc hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh.
6. Hệ thống tượng đài, bia, phù điêu
Xây dựng các tượng đài sau: tượng đài chiến thắng Cầu Giẽ, tượng đài nhà sử học Ngô Sĩ Liên, tượng đài Bác Hồ, Phùng Hưng, Ngô Quyền tượng đài cách mạng Hoà Xã, tượng đài chiến thắng Quế Sơn Ba Vì ... theo quy hoạch và theo qui chế về xây dựng tượng đài của Bộ VHTT. Dựng bia, biểu ở những nơi diễn ra những trận đánh. Sự kiện lớn trong các cuộc kháng chiến.
7. Hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, điện ảnh: Duy trì và phát huy hiệu quả 3 đoàn nghệ thuật hiện có của tỉnh (chèo,kịch nói và cải lương):
Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Đầu tư phát huy tài năng nghệ thuật, đề nghị phong tặng các danh hiệu nghệ sỹ.
Từng bước nâng cấp đầu tư các rạp hiện có. Duy trì cơ số đội chiếu bóng lưu động phục vụ khu vực miền núi và đầu tư cơ sở vật chất để các đội, rạp hoạt động có hiệu quả, chất lượng.
8. Văn hóa thông tin cơ sở:
Mục tiêu đến năm 2005 phấn đấu 50%, năm 2010 có 100% các xã, phường, thị trấn có: Địa điểm hoạt động văn hoá thông tin, thư viện, sinh hoạt câu lạc bộ.
Phát triển các đội văn nghệ không chuyên ở các phường, xã, phục hồi, bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể để giữ gìn, phát huy vốn văn hoá truyền thống.
9. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá.
Mục tiêu năm 2005 đạt 70%, năm 2010 đạt 85% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
Năm 2005 có 30%, năm 2010 đạt 65% số làng, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá.
Năm 2005 có 20%, năm 2010 đạt 40-50% đơn vị, cơ quan đạt chuẩn văn hóa.
III. CỦNG CỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ THÔNG TIN:
1
. Cấp tỉnh:
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về văn hoá thông tin đáp ứng được yêu cầu phát triển văn hoá thông tin trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức, xắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong từng giai đoạn cụ thể.
2. Cấp huyện:
Củng cố bộ máy quản lý văn hoá thông tin thể thao cấp huyện, thực hiện công tác quản lý Nhà nước về văn hoá thông tin, thể thao, phát thanh, truyền thanh cấp huyện và tham mưu cho UBND các huyện, thị xã về văn hoá thông tin thể thao.
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ:
Đầu tư phát triển lĩnh vực văn hoá thông tin được lồng ghép với đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, phát triển kinh tế- xã hội của các huyện, thị xã. Ưu tiên các công trình trọng điểm sau:
Các công trình ưu tiên:
Cấp tỉnh
Hoàn thiện các bước tiếp theo khu Nhà văn hoá du lịch trung tâm tỉnh
Xây dựng Bảo tàng tỉnh.
Bảo tồn, tôn tạo các di tích gắn với phát triển văn hoá của tỉnh.
Quy hoạch xí nghiệp in, Hiệu sách nhân dân tổng hợp, rạp Nguyễn Trãi, rạp 2-9 Sơn Tây và các thiết chế khác.
Xây dựng các tượng đài trọng điểm.
Cấp huyện, thị xã:
Đầu tư xây dựng nhà văn hoá các huyện Mĩ Đức, Phúc Thọ, thị xã Hà Đông, cải tạo, nâng cấp các nhà văn hoá Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ. Thư viện các huyện Thạch Thất, Phú Xuyên. Nâng cấp các nhà văn hoá được chuyển từ các thiết chế khác sang.
Cấp xã, phường, thị trấn: Ưu tiên đầu tư các nhà văn hoá, điểm vui chơi văn hoá thể thao, các thư viện tại các xã.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Quy hoạch phát triển lĩnh vực văn hoá thông tin Hà Tây đến năm 2010 là cơ sở để lập kế hoạch phát triển 5 năm, kế hoạch hàng năm lập các dự án đầu tư cụ thể phát triển lĩnh vực văn hoá thông tin. Sở Văn hoá - Thông tin đơn vị quản lý Nhà nước về văn hoá thông tin trên địa bàn phối hợp với các Ban, Ngành của tỉnh, các huyện thị tổ chức thực hiện.
Điều 2: Thủ trưởng Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành./.