QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH HÀ TÂY
Ban hành quy định tạm thời về tiêu chuẩn, tổ chức xét tặng danh hiệu
"Nghệ nhân", "Thợ giỏi" ngành Tiểu - Thủ công nghiệp Hà Tây
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân do Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994; Xét Công văn số 530CV/LN ngày 15 tháng 11 năm 2001 của Giám đốc
Sở Công nghiệp( thay mặt liên ngành: Hội đồng liên minh các Hợp tác xã tỉnh, Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính-Vật giá, Lao động-TBXH, Văn hoá-Thông tin, Khoa học Công nghệ & Môi trường, Hội đồng TĐKT tỉnh) về việc đề nghị phê duyệt quy định tạm thời về tiêu chuẩn, tổ chức xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" ngành Tiểu-Thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây;Hội nghị Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
UBND tỉnh họp ngày 29 tháng 4 năm 2002 đã thống nhất,QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định tạm thời về tiêu chuẩn, tổ chức xét tặng danh hiệu"Nghệ nhân", "Thợ giỏi" ngành Tiểu-Thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện.
Điều 4. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
Về tiêu chuẩn, tổ chức xét phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân",
"Thợ giỏi" ngành Tiểu - Thủ công nghiệp Hà Tây
(Ban hành kèm theo Quyết định số 591 -2002 QĐ/UB ngày 9/5/ 2002)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" được tặng cho những cá nhân có tay nghề cao, có nhiều sáng tạo và đóng góp cho sự phát triển nghề, truyền nghề trong lĩnh vực sản xuất Tiểu-Thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây .
Việc xét tặng đanh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" nhằm mục đích động viên, khuyến khích những người có thành tích xuất sắc, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo ở
các làng nghề.Việc xét tặng phải đảm bảo nguyên tắc đủ tiêu chuẩn, dân chủ, công bằng, kịp thời, đúng đối tượng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 2.
Mọi công dân Việt Nam, người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất Tiểu-Thủ công nghiệp tại Hà Tây không phân biệt độ tuổi, thành phần kinh tế đều thuộc đối tượng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" tỉnh Hà Tây khi có đủ tiêu chuẩn.
III. TIÊU CHUẨN
Điều 3. Danh hiệu "Nghệ nhân":
1. Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.
2. Có
tài năng sáng tạo nhiều mẫu mã, sản phẩm hàng hoá tinh xảo có tính mỹ thuật, kỹ thuật cao được đồng nghiệp thừa nhận, được trao Huy chương vàng tại các Hội chợ, Triển lãm, các cuộc thi sáng tạo trong nước và quốc tế. Có năng lực cải tiến quy trình công nghệ thúc đẩy sự phát triển của một hay nhiều nghề. 3. Luôn rèn luyện học hỏi, giúp đỡ đồng nghiệp, có công lao trong việc dạy nghề, truyền nghề có uy tín rộng rãi trong ngành. Được đồng nghiệp và nhân dân địa phương yêu mến, suy tôn.
4. Có thời gian làm nghề từ 20 năm trở lên.
Điều 4. Danh hiệu "Thợ giỏi":
1. Chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích trong việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.
2. Có tay nghề giỏi, quá trình lao động có sáng tạo, tạo ra những sản phẩm hàng hoá với kỹ-mỹ thuật cao, có giá trị sử dụng tốt, được đồng nghiệp thừa nhận, được trao tặng Huy chương tại các Hội chợ, Triển lãm, các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật trong nước và quốc tế.
3. Luôn có ý thức rèn luyện học hỏi, có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp, được đồng nghiệp suy tôn.
4. Có thời gian làm nghề từ 10 năm trở lên.
5. Phải qua thi tuyển và được công nhận thợ giỏi cấp tỉnh.
IV. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠT DANH HIỆU "NGHỆ NHÂN"' "THỢ GIỎI"
Điều 5:
Quyền lợi:
1. Người đạt danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" tỉnh Hà Tây được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp bằng công nhận.
2. Được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước và địa phương, được giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi tham dự các Hội chợ, Triển lãm trong nước và quốc tế, các lớp đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nhận thức và tay nghề của bản thân, được ưu tiên giúp đỡ về điều kiện vật chất và linh thần để phát huy tài năng sáng tạo.
3. Được tổ chức dạy nghề, truyền nghề trực tiếp và được thu học phí không cao hơn học phí các lớp dạy nghề của trường công lập, được miễn thuế thu nhập trong hoạt động dạy nghề, truyền nghề.
Điều 6. Nghĩa vụ:
1. Người được xét tặng đanh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" phải tiếp tục phấn đấu nâng cao trình độ, phát huy vai trò tích cực trong việc củng cố và phát triển nghề, không ngừng cải tiến các mẫu mã sản phẩm, cải tiến quy trình công nghệ.
2. Trường hợp vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự thì bị thu hồi hoặc huỷ bỏ danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" theo quyết định của UBND tỉnh.
V- TỔ CHỨC XÉT TẶNG DANH HIỆU ''NGHỆ NHÂN", "THỢ GIỎI"
A. Thành lập Hội đồng xét tặng cấp tỉnh:
Điều 7.
Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân, "Thợ giỏi".
Thành phần Hội đồng gồm:
Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Làm Chủ tịch Hội đồng.
Giám đốc Sở Công nghiệp: Làm Phó Chủ tịch thường trực.
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng TĐ-KT tỉnh: Làm Phó Chủ tịch.
Lãnh đạo một số Sở, Ban, ngành: Lao động - TBXH, Văn hoá - Thông tin
Khoa học công nghệ - Môi trường, Tài chính-Vật giá, Liên đoàn Lao động. tỉnh" Hội đồng Liên minh các HTX.
Mời một số chuyên gia chuyên ngành tham dự Hội đồng.
Điều 8. Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" có nhiệm vụ:
Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu kiểm tra cụ thể đối với những người được đề nghị, phân tích, đánh giá tài năng sáng tạo, thành tích đóng góp đối với tiêu chuẩn và đề nghị công nhận danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" để xét.
Lập danh sách những người đạt tiêu chuẩn trình UBND tỉnh xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân" 5 năm một lần, danh hiệu "Thợ giỏi'' 2 năm một lần.
Khi có yêu cầu tặng danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" ở cấp cao hơn, Hội đồng có trách nhiệm tìm hiểu, bổ sung hồ sơ của người được đề nghị.
Đề nghị UBND tỉnh thu hồi và huỷ bỏ các danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" đối với các cá nhân vi phạm pháp luật của Nhà nước tại mục 2 điều 6.
B. Trình tự việc xét chọn danh hiệu:
Điều 9. UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) phổ biến các văn bản qui định và tiêu chuẩn xét tặng đến người lao động.
Cơ sở sản xuất báo cáo danh sách đề nghị.
UBND xã tổng hợp danh sách đề nghị và thông báo rộng rãi để nhân dân địa phương tham gia ý kiến.
Sau khi thu thập ý kiến, UBND xã tổng hợp, báo cáo UBNĐ huyện, thị xã UBND huyện, thị xã tổng hợp danh sách xét chọn lập tờ trình, hồ sơ gửi về Thường trực Hội đồng xét duyệt của tỉnh.
Hội đồng xét duyệt theo nguyên tắc dân chủ và bỏ phiếu kín, trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định.
VI . HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU "NGHỆ NHÂN", "THỢ GIỎI"
Điều 10.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân", "thợ giỏi" gồm:
1. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền cấp cơ sở).
2. Bản tự khai thành lích của cá nhân có xác nhận của chính quyền cấp cơ sở và bản sao các văn bằng chứng nhận thành tích (nếu có).
3. Biên bản lấy ý kiến tín nhiệm của nhân dân địa phương( do, chính quyền địa phương tổ chức).
4. Ý kiến xác nhận và đề nghị của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Giao Giám đốc Sở Công nghiệp:
1. Chủ trì phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" sát hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội-khoa học- công nghệ.
2. Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành quy định này.
3. Tiếp nhận hồ sơ cùng Hội đồng xét duyệt của tỉnh thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh xét tặng định kỳ, sơ kết, tổng kết và tổng hợp tình hình tặng danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi"
4. Phối hợp với Thủ trưởng các ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã tuyên truyền, hướng dẫn nhằm phát huy vai trò của "nghệ nhân", "Thợ giỏi" phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Điều 12. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành theo chức năng, nhiệm vụ... của mình có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Công nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể, thẩm định hồ sơ báo cáo Hội đồng xét tặng danh hiệu của tỉnh.
Điều 13. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tạo điều kiện để mọi người lao động Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn rèn luyện học tập nâng cao tay nghề, phấn đấu đạt danh hiệu "Nghệ nhân", "Thợ giỏi" tỉnh Hà Tây.
Điều 14. Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa phù hợp phản ảnh về Sở Công nghiệp, Sở Công nghiệp tổng hợp báo cáo UBNĐ tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.