Văn bản pháp luật: Quyết định 58/2003/QĐ-TTg

Nguyễn Tấn Dũng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 58/2003/QĐ-TTg
Quyết định
22/05/2003
17/04/2003

Tóm tắt nội dung

Về việc sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010

Phó Thủ tướng
2.003
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triểnngành

Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căncứ Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủvề việc phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty nhà nước vàdoanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp, giai đoạn 2003-2005;

Xétđề nghị của Bộ Công nghiệp tại Tờ trình số 1243/TTr-KHĐT ngày 02 tháng 4 năm2003 về việc sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu -Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều1. Phê duyệt sửa đổi bổ sung Quyhoạch tổng thể và một số giải pháp phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khátViệt Nam đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1.Mục tiêu:

Xâydựng ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh.Sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước để phát triển sản xuất các sản phẩm chấtlượng cao, đa dạng hoá về chủng loại, cải tiến bao bì, mẫu mã; phấn đấu hạ giáthành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩmxuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thếgiới.

Xâydựng Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu- Nước giải khát Sài Gòn thành hai Tổng công ty mạnh, giữ vai trò chủ đạo trongngành công nghiệp sản xuất bia và rượu; làm nòng cốt trong sản xuất nước giảikhát chất lượng cao.

Khuyếnkhích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát đạt chất lượngcao từ nguyên liệu trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu.

2.Định hướng phát triển:

a) Vềcông nghệ, thiết bị: Hiệnđại hoá công nghệ, từng bước thay thế công nghệ, thiết bị hiện có bằng côngnghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng,an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế đểsản phẩm có khả năng cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

b) Vềđầu tư: Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn; pháthuy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất có thiết bị và công nghệ tiên tiến;đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạnghoá hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, khuyến khích huy động nguồn vốncủa các thành phần kinh tế trong nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu; đẩy mạnhviệc cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100%vốn.

c) Vềnghiên cứu khoa học và đào tạo: Quy hoạch và xây dựng các phòng thí nghiệm, Trung tâmnghiên cứu; triển khai thực nghiệm gắn với việc ứng dụng khoa học, công nghệvào sản xuất; đồng thời quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nhânkỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

3.Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Vềbia:

Sản lượng:

Năm2005: 1.200 triệu lít;

Năm2010: 1.500 triệu lít.

Tổngcông ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nướcgiải khát Sài Gòn phải vươn lên giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng uy tín thươnghiệu bia Việt Nam, đảm bảo sản xuất và tiêu thụ đạt tỷ trọng từ 60% đến 70% thịphần trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Tậptrung đầu tư các nhà máy công suất lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả, quản lý chặtchẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá thành được người tiêudùng chấp nhận, cụ thể:

Xâydựng mới 01 nhà máy bia tại Củ Chi thuộc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giảikhát Sài Gòn với công suất 100 triệu lít/năm (giai đoạn 2002 - 2005) và có khảnăng mở rộng lên 300 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo.

Xâydựng mới 01 nhà máy bia thuộc Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nộivới công suất 100 triệu lít/năm và có khả năng mở rộng lên 200 triệu lít/nămvào những năm tiếp theo.

Đốivới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo đúng giấy phépđầu tư, tập trung khai thác đủ công suất thiết kế đã được phê duyệt. Trongnhững năm tới, chưa xem xét cấp giấy phép thành lập liên doanh mới hoặc tăngnăng lực sản xuất của các cơ sở hiện có.

b) Vềrượu:

Sản lượng:

Năm2005: 250 triệu lít;

Năm2010: 300 triệu lít.

Tổngcông ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nướcgiải khát Sài Gòn giữ vai trò chủ chốt trong sản xuất các loại rượu đặc sảntruyền thống, rượu chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu;có biện pháp thích hợp nhằm giảm dần rượu nấu bằng phương pháp thủ công.

Tăngcường quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ rượu.

Tậptrung đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệpchất lượng cao, giảm tối đa thành phần độc hại.

Đềxuất việc hợp tác hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất một số loại rượu chấtlượng cao sử dụng các loại nguyên liệu trong nước, nhằm thay thế nhập khẩu.

Tronggiai đoạn từ 2001 - 2005, Công ty Rượu Hà Nội, Công ty Rượu Bình Tây tiến hànhđầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị, để mỗi Công ty đạt công suất: cồn tinhbột 5 triệu lít/năm, rượu các loại 10 triệu lít/năm và tăng công suất lên gấpđôi ở giai đoạn sau.

c) Vềnước giải khát:

Năm2005: 800 triệu lít;

Năm2010: 1.100 triệu lít.

Tổngcông ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia Rượu - Nước giảikhát Sài Gòn giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thànhsản phẩm; đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nướcgiải khát từ nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên tăng năng lực sản xuất nướcquả; không đầu tư tăng năng lực sản xuất nước giải khát có gaz pha chế từ hươngliệu nhập khẩu. 

Điều2. Tổ chức thực hiện: trách nhiệm các Bộ, ngành, Tổng công ty Bia - Rượu - Nướcgiải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn và của các địa phương liên quan.

1. BộCông nghiệp:

Chủtrì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giảikhát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn và y bannhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng lộ trình cổ phần hoá; xác định danh mụccác doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với ngành Bia, Rượu, Nướcgiải khát; đồng thời, chỉ đạo thực hiện tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuấtbia, rượu, nước giải khát hiện có.

Bốtrí các dự án đầu tư mới phù hợp với quy hoạch của từng vùng và từng địa phương.

Chỉđạo Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu- Nước giải khát Sài Gòn phối hợp với các địa phương sắp xếp lại các nhà máysản xuất bia, rượu, nước giải khát có thiết bị công nghệ tiên tiến, nhưng sảnxuất kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo về chất lượng vệ sinh, an toàn thựcphẩm, không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm. Những nhà máy có quy mônhỏ, công nghệ lạc hậu cần nghiên cứu chuyển hướng sản xuất kinh doanh hoặcthực hiện cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, giải thể hoặc phá sản theo quyđịnh.

Phốihợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành văn bản liên quan đến hoạt động sảnxuất và kinh doanh bia, rượu, nước giải khát.

Căncứ vào mục tiêu và chỉ tiêu trong Quy hoạch ngành, chỉ đạo thực hiện, tổ chứcđánh giá định kỳ việc thực hiện Quy hoạch và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phùhợp với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của cả nước.

2. Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội vàTổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn:

Chủtrì, phối hợp với các địa phương tổ chức sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh bia,rượu, nước giải khát trong toàn ngành; xây dựng một số đơn vị thành viên làmnòng cốt đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị, hợp lý hoá sản xuất, hạgiá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phốihợp với địa phương nghiên cứu trồng mì mạch trong nước thay thế một phần nguyênliệu nhập khẩu, để từng bước có sản phẩm xuất khẩu.

3.Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầutư, Tài chính, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa họcvà Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, QuỹHỗ trợ phát triển theo chức năng của mình, phối hợp với Bộ Công nghiệp và Tổngcông ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nướcgiải khát Sài Gòn:

Nghiêncứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ, khai thác nguồn vốn đầu tư cho các dự ánsản xuất và vùng nguyên liệu của ngành bia, rượu, nước giải khát.

Banhành tiêu chuẩn chất lượng bia, rượu, nước giải khát và phối hợp với các địa phươngtổ chức việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thựcphẩm vệ sinh môi trường và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp.

Xâydựng Quy chế chống bán phá giá, hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhập lậu vàvề khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, ghi nhãn mác hàng hoá đối với các sản phẩmbia, rượu, nước giải khát lưu hành trên thị trường trong nước.

Tăngcường quản lý, thông qua việc đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng, đảm bảothực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu quymô vừa và nhỏ.

Xemxét, xử lý theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài đối với các liên doanh vớinước ngoài sản xuất bia, rượu, nước giải khát bị thua lỗ kéo dài.

4. y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chỉđạo các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của địa phương thựchiện theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển của ngành. Chú trọng phát triểnổn định các vùng nguyên liệu tại chỗ, nhằm bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất;đồng thời tăng thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.

Phốihợp với Bộ Công nghiệp, các Bộ ngành liên quan và Tổng công ty Bia - Rượu - Nướcgiải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn thựchiện sắp xếp các doanh nghiệp và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ngànhBia, Rượu, Nước giải khát trên địa bàn thuộc tỉnh, thành phố quản lý.

Điều3. Quyết định này thay Quyết địnhsố 28/2002/QĐ-TTg ngày 06/02/2002, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăngCông báo. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty Bia - Rượu -Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

CHÍNH PHỦ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phụlục I

Sảnlượng sản xuất ngành Bia - Rượu - Nước giải khát

(Banhành kèm theo Quyết định số 58/2003/QĐ-TTg

ngày17 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơnvị tính: Triệu lít

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

 I. Sản xuất bia

1.200

1.500

1. Tổng công suất của hai Tổng công ty thuộc Bộ Công nghiệp:

550

780

- TCTy Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn

350

430

- TCTy Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội

100

200

- Các nhà máy khác

100

150

2. Liên doanh và 100% vốn nước ngoài

350

400

3. Địa phương và các TP. kinh tế

300

320

- Địa phương

200

270

- Các thành phần kinh tế khác

100

50

II. Sản xuất rượu

250

300

1. Rượu sản xuất công nghiệp

120

220

2. Rượu dân tự nấu

130

80

III. Sản xuất nước giải khát

800

1.100

1. Nước giải khát có gaz

350

380

2. Nước khoáng và nước tinh lọc

326

440

3. Nước quả

124

280

 

CHÍNH PHỦ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phụlục II

Nhucầu vốn đầu tư ngành Bia - Rượu - Nước giải khát

(Banhành kèm theo Quyết định số 58/2003/QĐ-TTg,

ngày17 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơnvị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

I. Sản xuất bia

2.870

4.060

1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư của hai Tổng công ty thuộc Bộ Công nghiệp:

2.730

3.780

- TCTy Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn

1.680

2.100

- TCTy Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội

700

1.400

- Các nhà máy khác

350

280

2. Địa phương

140

280

II. Sản xuất rượu

600

1.080

1. Rượu sản xuất công nghiệp

600

1.080

III. Sản xuất nước giải khát

381

2.862

1. Nước giải khát có gaz

86

144

2. Nước khoáng và nước tinh lọc

150

456

3. Nước quả

145

2.262

Cộng:

3.851

8.002

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21514&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận