Văn bản pháp luật: Quyết định 621/2001/QĐ-BLĐTBXH

Nguyễn Lương Trào
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 621/2001/QĐ-BLĐTBXH
Quyết định
03/07/2001
03/07/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành "Qui chế thực hiện đưa người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản".

Thứ trưởng
2.001
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

LOVE

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Về việc ban hành Qui chế thực hiện

đưa người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30/9/1992;

Căn cứ Nghị định số15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quảnlý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ qui định việc người lao động vàchuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

Căn cứ Quyết địnhsố 68/2001/QĐ-TTg ngày 02/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp xửlý đối với tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc tự ý bỏ hợp đồng tunghiệp;

Căn cứ Biên bản làmviệc ký ngày 10 tháng 5 năm 2001 giữa Đoàn công tác Liên Bộ của Chính phủ ViệtNam và Cơ quan Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO);

Xét đề nghị của Cụctrưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết địnhnày "Qui chế thực hiện đưa người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tạiNhật Bản".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởngCục Quản lý lao động với nước ngoài, Thủ trưởng Tổ chức phái cử tu nghiệp sinhViệt Nam sang Nhật Bản; Thủ trưởng các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịutrách nhiệm thi hành quyết định này./.

           

Quy chế

Thực hiện đưa người lao động Việt Nam sang tu nghiệptại Nhật Bản

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 621/2001/QĐ-BLĐTBXH

ngày 03 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội)

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng.

1- Quy chế này áp dụngđối với:

a) Doanh nghiệp ViệtNam đưa lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản (sau đây gọi là tổ chứcphái cử).

b) Người lao động ViệtNam sang tu nghiệp tại Nhật Bản (sau đây gọi là tu nghiệp sinh).

2- Tổ chức phái cử, tunghiệp sinh phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam, phápluật Nhật Bản và những qui định cụ thể tại Quy chế này.

Điều 2. Hợp đồng phái cử và tiếp nhậntu nghiệp sinh.

1- Hợp đồng phái cử vàtiếp nhận tu nghiệp sinh ký giữa Tổ chức phái cử và đối tác Nhật Bản phải đảmbảo các điều kiện, nội dung, hình thức theo qui định của pháp luật Việt Nam vàpháp luật Nhật Bản.

2- Tổ chức phái cử cótrách nhiệm gửi bản sao hợp đồng và đăng ký thực hiện hợp đồng tại Cục Quản lýlao động với nước ngoài.

Điều 3. Tuyển chọn tu nghiệp sinh.

1- Tổ chức phái cửphải trực tiếp tuyển chọn tu nghiệp sinh là lao động đang làm việc tại các nhàmáy, xí nghiệp, công trường xây dựng, doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tạiViệt Nam.

2- Người lao động ViệtNam được tuyển chọn đi tu nghiệp tại Nhật Bản phải đủ các điều kiện sau:

- Có trình độ và kinhnghiệm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệpsinh sang Nhật Bản;

- Có đủ sức khoẻ, phẩmchất đạo đức, tư cách tốt, không vi phạm kỷ luật và pháp luật.

Điều 4. Đào tạo, giáo dục định hướngcho tu nghiệp sinh.

1- Tổ chức phái cửphải tổ chức cho tu nghiệp sinh học tiếng Nhật theo chương trình của đối tácNhật Bản và giáo dục định hướng theo chương trình do Cục Quản lý lao động với nướcngoài biên soạn. Tổ chức phái cử phải đảm bảo mỗi tu nghiệp sinh có 01 bộ tàiliệu học tập.

Trước khi tổ chức đàotạo, giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh đi Nhật Bản, Tổ chức phái cử phảibáo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động với nướcngoài) và cơ quan chủ quản danh sách tu nghiệp sinh, địa điểm, thời gian, chươngtrình, nội dung đào tạo giáo dục định hướng (theo mẫu số 1 kèm theo Qui chếnày).

2- Kết thúc khoá họctiếng Nhật và giáo dục định hướng, Tổ chức phái cử báo cáo Cục Quản lý lao độngvới nước ngoài về địa điểm, thời gian tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả họctiếng và giáo dục định hướng của tu nghiệp sinh để Cục Quản lý lao động với nướcngoài theo dõi, giám sát. Kết quả kiểm tra phải có xác nhận của Tổ chức phái cửvà của cơ sở đào tạo; Tổ chức phái cử phải gửi kết quả kiểm tra về Cục Quản lýlao động với nước ngoài.

3- Việc cấp chứng chỉđào tạo, giáo dục định hướng cho tu nghiệp sinh thực hiện theo qui định tại Quichế tạm thời về cấp phát và quản lý chứng chỉ đào tạo và giáo dục định hướngcho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 179/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/02/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội.

Điều 5. Thực hiện chế độ tài chính.

1- Tổ chức phái cử đượcthu của tu nghiệp sinh khoản tiền đặt cọc bằng một lượt vé máy bay từ Việt Namđến Nhật Bản và 01 tháng trợ cấp tu nghiệp. Khoản tiền đặt cọc này sẽ được hoàntrả cả gốc và lãi theo qui định khi tu nghiệp sinh hoàn thành chương trình tu nghiệpvà thực tập kỹ thuật trở về.

2- Tổ chức phái cửkhông thu của tu nghiệp sinh các khoản chi phí sau: Chi phí tuyển chọn; chi phíhọc tiếng Nhật trước khi đi; khám sức khoẻ; làm hộ chiếu; Visa; chi phí đi lạitrong nước; chi phí đi lại từ Sân bay đến nơi tu nghiệp; chi phí thông tin, tưvấn với các tổ chức liên quan; chi phí cần thiết cho việc tiếp nhận tu nghiệpsinh trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ; tiền đóng BHXH và phí dịch vụ.

Các khoản chi phí nêutrên sẽ do Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản chịu trách nhiệm chi trả cho Tổ chứcphái cử của Việt Nam theo hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh.

3- Trong thời gian tunghiệp tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh không phải nộp thuế thu nhập đối với ngườicó thu nhập cao tại Việt Nam.

4- Tu nghiệp sinh có quyềntự quyết định việc chuyển tiền về Việt Nam cho gia đình.

5- Tổ chức phái cử cótrách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo theo qui định tại Thông tư Liên tịch số16/2000/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 28/2/2000 của Bộ Tài Chính và Bộ Lao động-Thươngbinh và Xã hội.

Điều 6. Quản lý tu nghiệp sinh tạiNhật Bản.

1- Tổ chức phái cử cótrách nhiệm ký "Hợp đồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản" với từng ngườilao động trước khi đưa họ đi tu nghiệp tại Nhật Bản (theo mẫu số 2 kèm theoQui chế này).

2- Đối với mỗi hợpđồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh, Tổ chức phái cử phải gửi cho Cục Quảnlý lao động với nước ngoài và JITCO 01 bản sao "Hợp đồng đi tu nghiệptại Nhật Bản" ký với một tu nghiệp sinh.

3- Tổ chức phái cử cótrách nhiệm báo cáo danh sách tu nghiệp sinh đưa đi theo từng đợt gửi Cục Quảnlý lao động với nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản theo mẫu số 10ban hành kèm theo Thông tư số 28/1999/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/1999 của Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội.

4- Căn cứ số lượng tunghiệp sinh đang tu nghiệp, làm việc tại các khu vực, địa phương của Nhật Bản,Tổ chức phái cử phải báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài phương án tổchức quản lý tu nghiệp sinh do tổ chức mình đưa sang Nhật Bản tu nghiệp.

Điều 7. Tu nghiệp sinh Việt Nam tạiNhật Bản nếu tự ý bỏ hợp đồng sẽ bị xử lý như sau:

1- Bồi thường cho Tổchức phái cử những thiệt hại và chi phí có liên quan đến việc tự ý bỏ hợp đồng,bao gồm:

a) Chi phí tuyển chọn,đào tạo phục vụ cho việc đi tu nghiệp tại Nhật Bản;

b) Các khoản tiềnphạt, tiền bồi thường mà Tổ chức phái cử trả cho đối tác Nhật bản;

c) Các thiệt hại thựctế do tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng gây ra cho Tổ chức phái cử.

2- Bị buộc về nước vàphải chịu toàn bộ chi phí đưa về nước;

3- Bị thông báo chogia đình, nơi làm việc trước khi đi tu nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi tu nghiệp sinh cư trú về việc tự ý bỏ hợp đồng.

4- Không được tuyểnchọn đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm kể từ ngày trở về nước.

Điều 8. Trách nhiệm của Tổ chức pháicử trong việc đưa tu nghiệp sinh vi phạm về nước:

1- Trong thời hạn 7ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tổ chức tiếp nhận tu nghiệp sinh vềviệc tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng, Tổ chức phái cử phải có văn bản đề nghịCơ quan Đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản đưa tunghiệp sinh đó về nước; đồng thời báo cáo Cục Quản lý lao động với nước ngoài (theomẫu số 3 kèm theo Qui chế này).

2- Tổ chức phái cửphối hợp với Tổ chức tiếp nhận tu nghiệp sinh, các cơ quan chức năng của NhậtBản, Cơ quan Đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bảnthực hiện tổ chức đưa tu nghiệp sinh vi phạm về nước.

3- Tạm ứng kinh phí đểkịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và được khấu trừ tiền đặt cọc của tunghiệp sinh.

Điều 9. Tổ chức phái cử vi phạm Qui chếnày và các qui định hiện hành của Nhà nước thì bị xử lý:

1- Tạm đình chỉ đưa tunghiệp sinh sang Nhật Bản trong thời gian 6 tháng nếu vi phạm một trong nhữngtrường hợp sau:

a) Tuyển tu nghiệpsinh qua trung gian, môi giới;

b) Thu tiền của tunghiệp sinh qua trung gian, môi giới;

c) Thu tiền không đúngqui định;

d) Đào tạo, giáo dụcđịnh hướng cho tu nghiệp sinh không đúng theo qui định hiện hành của Nhà nước;

e) Có tỷ lệ tu nghiệpsinh tự ý bỏ hợp đồng từ 10% trở lên trên tổng số tu nghiệp sinh đang tu nghiệptheo hợp đồng (tính từ ngày Qui chế này có hiệu lực);

f) Không thực hiện chếđộ báo cáo theo qui định của Qui chế này và các văn bản hướng dẫn thực hiệnNghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.

2- Đình chỉ việc đưatu nghiệp sinh sang Nhật Bản nếu vi phạm một trong những trường hợp sau đây:

a) Sau thời gian bịtạm đình chỉ vẫn tái phạm một trong những điểm qui định tại khoản 1 Điều này.

b) Có tỷ lệ tu nghiệpsinh tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp từ 15% trở lên.

Điều 10. Cơ quan cấp trên của Tổ chứcphái cử chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Tổ chức phái cửthuộc phạm vi quản lý theo qui định tại Điều 20 của Nghị định số 152/1999/NĐ -CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.

Điều 11. Cục Quản lý lao động với nướcngoài phối hợp với Thanh tra chính sách - lao động xã hội, Giám đốc sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểmtra, thanh tra các Tổ chức phái cử, kịp thời uốn nắn các sai phạm và kiến nghịhình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Quy chế này và cácquy định khác của pháp luật./.

Mẫu số 1

Tên doanhnghiệp......................

Danh sách tu nghiệp sinh được tuyển chọn,

tổ chức đào tạo và giáo dục định hướng đưa đi Nhật Bản

           

Kính gửi: - Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội (Cục Quản lý lao động với nước ngoài).

- (Tên cơ quan chủquản) ...................................................

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nghề và nơi làm việc

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tổ chức đào tạotiếng Nhật và giáo dục định hướng cho số tu nghiệp sinh nêu trên tại......................................................................................

thuộc..................................................................................................................

Địa chỉ........................................................................................................

Thời gian: Từ............................. đến.........................................................

............................,ngày .... tháng ..... năm ...........

T/M doanhnghiệp.......................

(Ký tên và đóng dấu)

 Mẫu số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐI TU NGHIỆP TẠI NHẬT BẢN

Hôm nay, ngày..... tháng......năm........,tại:................................................

chúng tôi gồm:

1- Tổ chức pháicử:....................................................................................

- Đại diện là ông(bà):................................................................................

- Chứcvụ:...................................................................................................

- Địa chỉ cơquan:........................................................................................

- Điệnthoại:..............................................................................................

2- Họ và tên tu nghiệpsinh:........................................................................

- Sinh ngày......tháng........ năm ......................

- Số Hộchiếu:........................................... Ngàycấp:......../......./...............

- Số chứng minh nhândân:.......................... Ngày cấp:......./......./.............

Cơ quancấp:............................................................................................

- Nơi thường trú trướckhi đi:.....................................................................

- Nghề nghiệp trướckhi đi:......................................................................

- Nơi làm việc trướckhi đi:.....................................................................

(Khi cần báo tin choông (bà):................................................................

là .................;địa chỉ:...........................................................................)

Hai bên thoả thuậnvà cam kết thực hiện những điều khoản sau:

Điều 1: Thời hạn và công việc:

- Thời hạn hợp đồng:

+ Tunghiệp:......................................................................................

+ Thực tập kỹthuật:..........................................................................

- Thời giờ tu nghiệp(giờ/ngày; giờ/tuần; các ngày nghỉ.v.v...)

- Địa chỉ nơi tunghiệp:..............................................................................

- Loại côngviệc/nghề:...............................................................................

Điều 2: Quyền lợi và nghĩa vụ của tunghiệp sinh:

1- Quyền lợi:

- Trợ cấp tu nghiệp đượchưởng hàng tháng:.............................................

- Các khoản thu nhậpkhác: Tiền làm thêm giờ, tiền thưởng .v.v...

- Điều kiện sinh hoạt:..............................................................................

- Được hưởng Bảo hiểmtổng hợp theo qui định của JITCO trong thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuậttại Nhật bản.

- Các ngày đượcnghỉ:.............................................................................

- Chi phí vé máy bayđi và về, chi phí đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc;

- Tu nghiệp sinh đượchưởng các quyền lợi theo qui định tại Điều 8 - Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày20/9/1999 của Chính phủ

2- Nghĩa vụ:

- Thực hiện hợp đồngđi tu nghiệp tại Nhật Bản với Tổ chức phái cử;

- Ký kết và thực hiệnhợp đồng với Tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản;

- Nộp tiền đặt cọc choTổ chức phái cử trước khi đi:..............................;

- Nghiêm chỉnh chấphành các qui định của pháp luật Việt Nam và Nhật Bản;

- Trách nhiệm đền bùnhững thiệt hại do bản thân gây ra cho Tổ chức phái cử, tổ chức tiếp nhận theoqui định tại các hợp đồng đã ký với các bên và các qui định của Pháp luật ViệtNam và Nhật bản;

Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn củaTổ chức phái cử.

- Làm thủ tục xuấtnhập cảnh cho tu nghiệp;

- Tổ chức tuyển chọntu nghiệp sinh;

- Tổ chức cho tunghiệp sinh học Nhật ngữ, giáo dục định hướng, học tập các vấn đề có liên quan,kiểm tra kết quả học tập của tu nghiệp sinh;

- Trách nhiệm quản lýtu nghiệp sinh tại Nhật bản, giám sát tổ chức tiếp nhận trong việc thực hiệnhợp đồng ký với Tổ chức phái cử và với tu nghiệp sinh; xử lý, giải quyết cácvấnđề phát sinh, bảo về các quyền và lợi ích chính đáng của tu nghiệp sinh...;

- Trách nhiệm xử lýkhi tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng;

- Thu và quản quản lýtiền đặt cọc của tu nghiệp sinh;

- Yêu cầu tu nghiệpsinh bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;

Điều 4: Giải quyết các vấn đề phátsinh:

- Cơ sở pháp lý choviệc giải quyết các vấn đề phát sinh đối với tu nghiệp sinh trong thời gian tunghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản: là quyền lợi và nghĩa vụ của các bêntheo các hợp đồng đã ký kết (Hợp đồng phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh, Hợpđồng đi tu nghiệp tại Nhật Bản, Hợp đồng ký giữa tu nghiệp sinh và Tổ chức tiếpnhận) và các qui định có liên quan của pháp luật Nhật Bản.

- Khi có vấn đề phátsinh, tu nghiệp sinh có trách nhiệm báo cáo với đại diện của Tổ chức phái cửhoặc Cơ quan Đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản canthiệp, giải quyết.

Điều 5: Giải quyết tranh chấp giữa tunghiệp sinh và Tổ chức phái cử:

Khi phát sinh tranhchấp giữa tu nghiệp sinh và Tổ chức phái cử, hai bên tiến hành thương lượng,hoà giải trên cơ sở đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên.

Trường hợp thương lượng,hoà giải không thành thì các bên đều có quyền đưa vấn đề tranh chấp ra toà ánViệt nam yêu cầu toà án giải quyết theo qui định của pháp luật Việt nam.

Điều 6: Điều khoản chung:

Hợp đồng này được làmthành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, tu nghiệp sinh giữ một bản, Tổ chứcphái cử giữ một bản.

Hợp đồng này có hiệulực từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn ...............................................................................................

Hai bên đã đọc,hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng và nhất trí ký tên.

Tu nghiệp sinh Đạidiện Tổ chức phái cử

(Ký tên và đóng dấu)

 Mẫu số 3

Tổ chức phái cử...... cộnghoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

Danh sách

Tu nghiệp sinh tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp

Kính gửi: Cục Quản lý lao động với nướcngoài

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Số hộ chiếu

Ngày cấp hộ chiếu

Ngày sang Nhật Bản

Địa chỉ thường trú trước khi đi

Địa chỉ nơi tu nghiệp

Ngày bỏ ra ngoài hợp đồng

Ghi chú

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

......................,Ngày...... tháng...... năm......

Thủ trưởng tổ chứcphái cử

(Ký tên và đóng dấu)


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22977&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận