Văn bản pháp luật: Quyết định 63/2002/QĐ-BNN

Phạm Hồng Giang
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 63/2002/QĐ-BNN
Quyết định
27/07/2002
12/07/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành

Thứ trưởng
2.002
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

C sở dữ liệu văn bn quy phạm pháp luật

QUYẾTĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Vềviệc ban hành tiêu chuẩn ngành Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

 

Căn cứNghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứvào Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;

Căn cứvào Quy chế Lập, xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn ngành ban hành kèm theo quyếtđịnh số 135/1999-QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 10 năm 1999;

Theo đềnghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩnngành: 14 TCN 59-2002: Công trình thủy lợi Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép- Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

Điều 2: Tiêu chuẩn này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từngày ký ban hành và thay thế cho tiêu chuẩn QPTL.D6.78 - Quy phạm kỹ thuật thicông và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy lợi ban hànhtheo quyết định số 505-QĐ/KT ngày 5/5/1980 của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoahọc công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịutrách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nhóm D

Tiêu chuẩn ngành

14 TCN 59-2002

 

công trình thuỷ lợi -

kết cấu bê tông và bê tông cốt thép -

yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu

Hydraulic Works - Concrete and Reinforced Concrete Structures - Technical Requirements for Construction, Check and Acceptance

1. Quy địnhchung

1.1. Tiêuchuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu để kiểm tra và nghiệm thuchất lượng thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép bằng bê tông nặng thôngthường (khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông từ 1800 kg/m3 á 2500kg/m3) trong công trình thuỷ lợi không bao gồm bê tông đầm cán.

1.2. Đơn vịthi công căn cứ vào yêu cầu thiết kế và các quy định trong tiêu chuẩn này đểtiến hành thi công.

1.3. Phảinghiên cứu tính chất đặc biệt của bê tông đối với những công trình quan trọngsẽ xây dựng và tình hình thực tế nơi xây dựng để đề ra yêu cầu cụ thể cho đơnvị thi công lập quy trình thi công riêng.

2. Các tiêuchuẩn trích dẫn

ISO10287-1992: Thép cốt bê tông-Xác định độ bền của các mối hàn trong kết cấu hàn.

TCVN4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Qui phạm thi công và nghiệmthu.

TCVN1651-1985: Thép cốt bê tông cán nóng.

TCVN6285-1997: Thép cốt bê tông - Thanh thép vằn.

TCVN2682-1999: Xi măng Pooc lăng.

TCVN3105-1993: Bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN197-1985: Kim loại - Phương pháp thử kéo.

TCVN198-1985: Kim loại - Phương pháp thử uốn.

20TCN2682-1992: Cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng.

14TCN63-2002: Bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.

14TCN64-2002: Hỗn hợp bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.

14TCN65-2002: Hỗn hợp bê tông thuỷ công và bê tông thuỷ công - Phương pháp thử.

14TCN66-2002 á 14TCN 72-2002: Vật liệu dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuậtvà Phương pháp thử.

14TCN103-1999 á 14TCN 109:1999: Phụ gia cho bê tông và vữa-Yêu cầu kỹ thuật và phươngpháp thử

14TCN114-2001: Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi - Hướng dẫn sử dụng.

3. Yêucầu kỹ thuật cho công tác chuẩn bị

3.1. Côngtác cốp pha, đà giáo chống đỡ và cầu công tác      

3.1.1. Thiếtkế cốp pha và đà giáo chống đỡ

3.1.1.1.Phải có thiết kế cốp pha đối với kết cấu bê tông cốt thép chính, hạng mục đặcbiệt, phức tạp, công nghệ đổ bê tông mới; nghiên cứu áp dụng cốp pha trượt, cốppha leo đối với kết cấu có chiều dài và chiều cao lớn.

3.1.1.2. Cầnlập bản vẽ thiết kế cốp pha phải thể hiện kiểu cốp pha, bản vẽ khai triển bềmặt cốp pha, bảng liệt kê các cấu kiện và khối lượng cốp pha, bản vẽ lắp đặtcốp pha, giàn giáo, bản vẽ gia công và sơ đồ tổ chức thực hiện công tác cốppha.

3.1.1.3.Công tác cốp pha cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Chịu lực ổnđịnh;

Hình dạng,kích thước khối đổ theo yêu cầu;

Kín nước,phẳng, nhẵn;

Dựng lắp vàtháo dỡ dễ dàng;

Dễ lắp dựngcốt thép, thuận tiện cho công tác đổ bê tông;

Sử dụng đượcnhiều lần.

3.1.1.4. Tảitrọng tiêu chuẩn tác dụng lên cốp pha, gồm:

a) Tải trọngbản thân cốp pha: căn cứ theo thiết kế cốp pha: thép lấy g = 7850 kg/m3;gỗ lấy theo TCVN 1072: 1971 như sau:

Nhóm III từ600 á 730 kg/m3               -Nhóm V từ 500 á 540 kg/m3

Nhóm IV từ550 á 610 kg/m3              -Nhóm VI từ 490 kg/m3 trở xuống;

b) Khối lượngbê tông mới đổ: g = 2500 kg/m3;

c) Khối lượngthép: lấy 100 kg/m3 bê tông;

d) Tải trọngdo người và công cụ thi công:

Đối với vánmặt tấm đan: 2 500 Pa (0,025 kG/cm2);

Đối với nẹpsau ván mặt          : 1 500 Pa (0,015kG/cm2);

Đối với cộtchống                    : 1 000 Pa (0,010kG/cm2);

e) Áplực ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ vào thành cốp pha được xác định theo bảng3.1;

g) Tải trọngđộng phát sinh khi đổ bê tông xác định theo bảng 3.2;

h) Tải trọng do chấn động của đầm bêtông:

Đối với cốp pha nằm   : 1 000 Pa (0,01 kG/cm2);

Đối với cốp pha đứng  : 2 000 Pa (0,02 kG/cm2);

i) Tải trọng do lớp phủ bề mặt khi bảodưỡng: xác định theo hình thức bảo dưỡng cụ thể, đặc biệt chú ý do nước mưakhông thoát được;

k) Tải trọng gió được tính theo tiêuchuẩn tải trọng và tác động.

3.1.1.5. ứng suất cho phép của gỗ đểtính cốp pha và chống đỡ: theo bảng 3.3, hệ số điều chỉnh lấy theo bảng 3.4.

3.1.1.6. Hệ số vượt tải: theo tiêuchuẩn tải trọng và tác động.

3.1.1.7. Độ võng cho phép f sovới nhịp kết cấu l:

Đối với cốp pha của bề mặt lộ ra ngoài:f Ê 1/400 l;

Đối với cốp pha của bề mặt bị chekhuất: f Ê 1/250 l;

Độ lún của gỗ chống cốp pha: f Ê1/1000 l.

3.1.2. Vật liệu để làm cốp pha, đà giáovà cầu công tác

a. Gỗ để làm cốp pha: Lựa chọn căn cứđiều kiện thực tế và hiệu quả kinh tế. Độ co ngót, cong vênh của gỗ không đượcảnh hưởng đến sai số về lắp dựng cốp pha và độ vững chắc của cốp pha;

b. Đối với công trình có kích thướclớn: Có thể dùng cốp pha bê tông và bê tông cốt thép (BTCT);

c. Cốp pha thép: Thép chịu lực của cốppha có số hiệu không thấp hơn nhóm AI.

Bảng 3.1: Áplực ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ

Số TT

Cách đầm

Công thức tính, Pa (kG/m2)

Phạm vi sử dụng công thức

Sơ đồ áp lực

1

2

3

4

5

1

Đầm chấn động trong

P1 = g b H

F1 = g b H2

 

H Ê Ro

 

2

 

Đầm chày

P1 = g b Ro

F1 = g b Ro (H - )

 

H > Ro

 

3

Đầm chấn động treo ngoài cốp pha (đầm ngoài)

P1 = g b H

F1 = g b H2

 

H Ê 2Rn

 

 

4

Đầm chấn động treo ngoài cốp pha (đầm ngoài)

P1 = 2g b Rn

F1 = 2g b Rn(H - Rn)

 

H > 2Rn

 

5

Đầm tay

P1 = 1,100 H

F1 = 0,550 H2

< 9,1

và H < 4v

 

6

Đầm tay

P1 = 1,100 x 4v

F1 = 1,100 x 4v(H - 2v)

< 9,1

và H ³ 4v

 

7

Đầm tay

P1 = 10,000r

F1 = 10,000rH

> 9,1

 

8

Không dùng đầm

P1 = 0,700 H

F1 = 0,350 H2

Đổ bê tông trong nước

 

 

Ghi chú bảng 3.1:

Khi đổ bê tông theo lớp nghiêng hayphương pháp bậc thang thì H được xác định bằng chiều cao khoảnh đổ;

Ro - chiều dài của chàyđầm, m;

F1 - lực tập trung củahỗn hợp bê tông mới đổ, daN/m (kG/m);

Rn - bán kính tác dụngtheo chiều thẳng đứng của đầm ngoài, m;

V - tốc độ đổ bê tông lên cao, m/h;

r - bán kính tính đổi theo mặt cắtngang của kết cấu;

Nếu là tường thì r = (m) với b làchiều dày của tường. Nếu là cột thì r =

(m) với F là diện tích mặt cắt ngangcột và P là chu vi mặt cắt ngang cột.

Bảng3.2: Tải trọng động khi đổ bê tông

Biện pháp đổ hỗn hợp bê tông
vào trong cốp pha

Tải trọng ngang tác dụng vào cốp pha, 10 Pa (kG/m2)

1.      Đổ bằng máng, phễu, ống vòi voi hoặc trực tiếp bằng đường ống từ máy bơm bê tông.

2.      Đổ trực tiếp từ các thiết bị vận chuyển có dung tích Ê 0,20m3.

3.      Như trên, nhưng có dung tích từ 0,2 - 0,8/m3.

  1. Như trên, nhưng có dung tích > 0,8m3.


200


200

400

600

Bảng 3.3. ứng suất cho phép của gỗ để tính cốp pha và chống đỡ

 

 

TT

 

 

Trạng thái ứng suất

Trị số ứng suất cho phép [ s ], 104 Pa (0,1kG/cm2)

 

 

Ghi chú

Tính cốp pha

Tính đà giáo chống đỡ

1

Chịu uốn

1500

1200

 

2

Chịu kéo

1500

1200

Nếu gỗ có khuyết tật giảm 30%

3

Chịu nén dọc thớ

1500

1200

 

4

Chịu nén ngang thớ gỗ khi toàn bộ chịu lực

230

180

 

5

Chịu nén ngang thớ gỗ cục bộ

380

300

Đầu tự do của gỗ không nhỏ hơn chiều dày và >10 cm

6

Chịu nén ngang thớ ở lỗ bu lông, dưới rông đen

450

450

Xem hình 3.1 và chú thích

7

ứng suất ở lỗ mộng

(1200 đến 300)

Tuỳ theo góc a và tính theo công thức của chú thích (4).

8

ứng suất cắt khi chịu uốn

220

220

 

9

ứng suất cắt ở mộng

120

 

Chiều dài chịu cắt LÊ 2 lần chiều cao của thanh gỗ và Ê 10 lần chiều sâu của lỗ mộng.

10

ứng suất nén trên mặt trượt của gỗ làm nền

200

 

 

Chú thích bảng 3.3:

1.      Trong mọi trường hợp tính toán, trị số trong bảng 3.3 phải nhân với hệ số điều chỉnh trong bảng 3.4;

2.      Khi độ ẩm của gỗ quá 30% hay gỗ ngâm trong nước thì phải nhân thêm với hệ số 0,85;

3.      [ s ] nén dọc thớ hay uốn nếu gỗ vuông tiết diện lớn hơn 300 cm2, hoặc gỗ tròn f / 15cm thì phải nhân thêm với hệ số 1,5;

4.      Công thức tính "ứng suất ở lỗ mộng":

 

 

 

 

 

 

 Hình 3.1

Trong đó:

[ s ] - ứng suất nén dọc thớ trị sốở dòng thứ 3 bảng 3.3;

[ s ] 90o -ứng suất nén ngang thớ trị số ở dòng thứ 5 bảng 3.3;

a - góc nghiêng (hình 3.1).

Khi tính toán thiết kế tại các vị trí4, 6, 7, 9 ở hình 3.1 thì lấy trị số tương ứng ở cột thứ tự hàng 4, 6, 7, 9 củabảng 3.3.

Bảng3.4: Hệ số điều chỉnh đối với các loại gỗ khi xác định [ s ]

 

Một vài loại gỗ thường gặp

g q (T/m3) khi

W = 15%

Hệ số của các loại ứng suất

Khô, nén dọc và uốn

Nén ngang

Cắt

Máu chó lá nhỏ, Cáng lò, Tai chua, Bồ quân.

0,65-0,75

1,2

1,2

1,0

Dẻ trắng, Sang, Côm lá bạc, Ươi sui, Bồ kết, Kề đuôi dông, Xoan đào, Giàng giàng, Mít, Sau sau côm tầng.

0,55-0,65

1,0

1,0

1,0

Gòn, Gáo rừng, Sồi bộp, Máu chó lá to, Núc nắc, Phay vi, Tung trắng, Sấu, Mò cua, Bông bạc.

0,45-0,51

0,9

0,9

0,9

Xung, Thôi chanh xoan, Tung, Vông, Cơi, Dâu gia xoan, Gạo, Quao, Lai nhà, Muống trắng.

< 0,45

0,8

0,8

0,8

3.1.3. Yêucầu đối với công tác gia công cốp pha:

a. Mặt cốppha phải nhẵn theo yêu cầu của mặt bê tông thiết kế;

b. Cạnh cốppha phải phẳng và nhẵn đảm bảo gia công ghép kín;

c. Các tấmcốp pha không nên quá nặng để dễ dàng ghép được;

d. Khoảngcách các nẹp ngang phải được xác định bằng tính toán.

3.1.4. Dựnglắp cốp pha và giằng chống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Việc vậnchuyển cốp pha cần đảm bảo an toàn, không làm hư hỏng cốp pha;

b. Cột chốngphải kê chắc, không bị lún trượt; Nên dùng nêm điều chỉnh có góc nghiêng <25o;

c. Hạn chếnối các bộ phận chủ yếu, bố trí nối so le; Việc nối phải dùng thanh nẹp và bulông, diện tích thanh nẹp không được nhỏ hơn bộ phận được nối;

d. Phươngpháp lắp dựng phải đảm bảo dễ tháo lắp, bộ phận tháo trước không ảnh hưởng đếnbộ phận tháo sau;

e. Đối vớicác kết cấu quan trọng, kết cấu yêu cầu độ chính xác cao cần bố trí thêm mốcquan trắc để dễ dàng kiểm tra công tác lắp dựng cốp pha;

f. Các kếtcấu để điều chỉnh vị trí cốp pha (giằng, tăng đơ, vít v.v…) phải đảm bảo vữngchắc, không bị biến dạng khi chịu lực lớn;

g. Đảm bảokín giữa cốp pha với nền hoặc bê tông đổ trước, tránh mất nước xi măng;

h. Các lỗđặt trước phải để theo yêu cầu thiết kế;

i. Đối vớikết cấu có chiều cao lớn phải lắp đặt để đổ bê tông thuận lợi, dễ đầm chặt,không bị phân tầng;

k. Dung saisau khi lắp dựng xong quy định ở bảng 3.5.

3.1.5. Tháodỡ cốp pha

a) Bê tông đủchịu lực mới được dỡ cốp pha, thời gian tối thiểu quy định như sau:

Đối với cốppha thẳng đứng: mùa đông, đủ 2á 3 ngày; Mùa hè, đủ 1á 2 ngày;

Đối với cốppha chịu tải trọng: bê tông phải đạt cường độ tối thiểu qui định trong bảng3.6.

b) Cácnguyên tắc khi tháo dỡ cốp pha:

Tránh làm hưhỏng mặt ngoài, sứt mẻ bê tông; hư hỏng cốp pha;

Tháo vánđứng trước, kiểm tra chất lượng bê tông xem có cần phải xử lý không;

Tháo từ trênxuống, bộ phận thứ yếu trước, bộ phận chủ yếu sau;

Phải tháonêm hoặc hộp cát trước khi tháo cột chống;

Tháo cộtchống: phải theo chỉ dẫn thiết kế thi công. Phải tháo dỡ dần và kiểm tra biếnhình của công trình, nếu không có hiện tượng nguy hiểm mới được dỡ bỏ hoàntoàn;

Cần tu sửa,phân loại, bảo quản ngăn nắp cốp pha đã tháo dỡ, không làm ảnh hưởng đến thicông và an toàn lao động;

Chỉ đượcchất tải 100% khi bê tông đạt mác thiết kế.

3.1.6. Cầucông tác

a. Cầu côngtác phải chắc chắn, bằng phẳng, ít rung động cả khi đổ bê tông, không ảnh hưởngđến các công tác khác; Cần kiểm tra trước khi cho cầu làm việc;

b. Cầu côngtác phải đủ rộng để đi lại, vận chuyển và tránh nhau dễ dàng;

c. Có lancan hai bên cầu chắc chắn và cao từ 0,8 m trở lên;

d. Mép cầuphải có nẹp gờ hai bên cao từ 0,15 m trở lên;

e. Ván ghépcầu: dùng ván chắc chắn, khe ghép ván phải < 1 cm.

3.1.7. Mộtsố yêu cầu đối với cốp pha di chuyển ngang và cốp pha di chuyển đứng

a. Đối vớicác kết cấu bê tông và bê tông cốt thép có chiều dài lớn (đường hầm, cống dàiv.v…) cần áp dụng cốt pha di chuyển ngang. Hệ chống đỡ phải chắc chắn, tháo,lắp di chuyển nhanh chóng, không bị biến dạng hoặc hư hỏng;

b. Đối vớicác kết cấu có chiều cao lớn (đập, tường, cột v.v…), cần áp dụng cốp pha dịchchuyển theo chiều cao;

Căn cứ vàotính chất, thời hạn đổ, mác, tốc độ đổ bê tông, kinh phí làm cốp pha v.v… đểlựa chọn phương án thi công bằng thủ công (chiều cao khối đổ nhỏ) hay thi côngbằng cơ giới (chiều cao khối đổ lớn hơn 1,2m);

Bảng 3.5.Sai lệch cho phép đối với cốp pha và giằng chống đã xây dựng xong

TT

Tên sai lệch

Trị số sai lệch cho phép (mm)

1

Sai lệch về khoảng cách giữa các cột chống đỡ cốp pha cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ đỡ, gỗ giằng đóng vào cột chống so với khoảng cách thiết kế:

a.       Trên 1 mét dài:

b.      Trên toàn bộ khẩu độ:

± 25

± 75

2

Sai lệch của mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của chúng so với chiều dài thẳng đứng.

a.       Móng cống, móng nhà máy v.v...:

b.      Móng tường cánh, hố tiêu năng v.v...:

c.       Rãnh van, khe phai:

d.      Tường, trụ pin:

o        Trên 1 mét chiều cao:

o        Trên toàn bộ chiều cao:

e) Mặt lèn của dầm:

 

± 5

± 10

± 3

± 2

± 10

± 3

3

Sai lệch giữa mặt cốp pha nghiêng và các đường giao nhau của chúng so với độ dốc thiết kế:

a.       Trên 1 mét chiều cao:

b.      Trên toàn bộ chiều cao:

 

 

± 2

± 15

4

Độ gồ ghề cục bộ của mặt cốp pha để đổ bê tông (dùng thước thẳng 2 mép sát vào ván để kiểm tra) được phép lồi lõm:

a.       Phần mặt bê tông lộ ra ngoài:

b.      Phần mặt bê tông không lộ ra ngoài thì không cần nhẵn:

 

 

± 3

± 5

5

Chiều cao của dầm không được nhỏ hơn so với kích thước thiết kế, có thể lớn hơn so với kích thước thiết kế trong phạm vi:

 

± 5

6

Sai lệch giữa trục tim công trình và vị trí cốp pha:

a.       Móng:

b.      Rãnh van, rãnh phai:

a.       Tường, mố, trụ pin:

 

± 15

± 2

± 5

7

Sai lệch của rãnh cửa cống:

a.       Khoảng cách giữa 2 mép song song không được nhỏ hơn khoảng cách thiết kế, song lớn hơn cũng không quá:

b.      Sai lệch theo hướng song song: không được cúp vào, có thể rộng ra song không quá:

c.       Sai lệch theo chiều thẳng đứng của rãnh cửa trên toàn bộ chiều cao:

d.      Sai lệch về phía thượng hạ lưu giữa hai rãnh trong cùng một cửa:

 

+ 3

 

+ 3

 

± 3

± 3

8

Sai lệch khoảng cách giữa đan máy điện và đan máy bơm hoặc tua bin của trạm bơm trục đứng và nhà máy thuỷ điện không được lớn hơn thiết kế, có thể nhỏ hơn song không quá:

 

 

- 3

9

Sai lệch về độ cao (cao trình) cốp pha so với bản vẽ thiết kế:

a) Bản đáy cống, Đỉnh cống:

b) Các đan trong trạm bơm:

c) Các đan trong nhà máy thuỷ điện:

d) Cầu thả phai, dàn kéo cửa van:

e) Bệ máy đóng mở cửa cống:

g) Đỉnh tường cánh gà, trụ pin, mố tiêu năng:

 

± 15

- 5

- 3

± 20

± 10

± 20

Bảng3.6: Cường độ bê tông tối thiểu khi tháo cốp pha

Đặc điểm công trình

Cường độ tối thiểu khi tháo cốp pha, 105Pa (kg/cm2)

1.      Khi kết cấu cốp pha không chịu uốn, không chịu nén cũng không phải dựa vào chống đỡ và không bị va chạm như: mặt đứng của tường dày, của trụ lớn, mặt đứng của vòm, mặt nghiêng của tường chắn đất.

2.      Khi kết cấu cốp pha dựa một phần vào chống đỡ, chịu uốn và chịu nén của tải trọng bản thân công trình như: mặt trong của vòm, mặt đứng của tường mỏng và mặt phía dưới của mặt dốc (nếu độ dốc > 45o)

3.      Với điều kiện như 1, 2 (bảng này) và chịu thêm lực nén bên ngoài như: cột, cống vòm có đất đắp bên trên đường hầm qua tầng đá bị phong hoá, đường hầm qua đất.

4.      Khi kết cấu cốp pha hoàn toàn dựa vào chống đỡ và chịu thêm lực nén và lực uốn như: xà, dầm, tấm đan (đan cống vuông, tất cả các mặt phẳng nằm ngang) và mặt phía dưới của mặt dốc (nếu độ dốc < 45o)

 

35

 

55

 

100

 


150

Cốp pha dịchchuyển theo chiều cao được thiết kế và thi công từ định hình đồng bộ của nhàcung cấp thì phải tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn về lắp đặt, thi công, vậnchuyển, tháo dỡ.

c) Các trườnghợp khác phải có qui trình từ thiết kế cốp pha (bulông neo, tấm cốp pha, bulôngđiều chỉnh, sàn thao tác trên, sàn thao tác dưới, lối lên xuống công trìnhv.v…), qui trình lắp, đổ bê tông, tháo dỡ cốp pha.

d) Các quitrình trên phải đảm bảo các yêu cầu:

An toàn chongười và công trình;

Lắp đặt vàtháo dỡ nhanh;

Đảm bảo hiệuquả kinh tế, tiến độ và chất lượng công trình.

3.2. Côngtác cốt thép

3.2.1. Vậtliệu cho công tác cốt thép

3.2.1.1. Yêucầu chung: Cốt thép để gia công lắp đặt vào kết cấu bê tông cốt thép phải đạtyêu cầu tiêu chuẩn cốt thép bê tông:

a. Đối vớicốt thép dùng trong kết cấu BTCT thường:

TCVN1651-1985: Thép cốt bê tông cán nóng;

TCVN6285-1997: Thép cốt bê tông - Thanh thép vằn.

b. Đối vớithép cốt bê tông dự ứng lực: đạt tiêu chuẩn do thiết kế quy định.

3.2.1.2.Thay đổi cốt thép so với thiết kế đã được duyệt: chỉ trong trường hợp sau:

c. Do pháthiện thấy không đảm bảo khả năng chịu lực;

d. Không cócốt thép đúng như thiết kế;

1. Bố tríquá nhiều cốt thép so với yêu cầu của kết cấu BTCT.

Cốt thépthay thế phải đảm bảo công trình an toàn, kinh tế và có sự đồng ý của thiết kế,chủ đầu tư và lập thành hồ sơ ghi rõ nội dung thay thế.

3.2.1.3.Kiểm tra cốt thép:

a. Thép làmcốt trong bê tông phải ghi rõ trên thép các thông số sau: Chủng loại; Đườngkính; Nhà sản xuất; Lô sản xuất.

b. Nội dung,khối lượng, phương pháp, tính toán, báo cáo kết quả thử kéo và uốn phải theoTCVN 197: 1985; TCVN 198: 1985.

3.2.1.4. Yêucầu chứng chỉ chất lượng cốt thép

a. Đối vớicốt thép do nhà sản xuất được cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm của cơ quan cóthẩm quyền thì không cần có chứng chỉ cho từng thép cụ thể nhưng phải có chứngchỉ của nhà sản xuất và tiêu chuẩn áp dụng để sản xuất cốt thép in trên sảnphẩm;

b. Đối vớicốt thép khác phải có chứng chỉ thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế yêucầu, do phòng thí nghiệm được công nhận thực hiện.

3.2.2. Uốncốt thép

3.2.2.1. Đốivới cốt thép có gờ hoặc lưới cốt thép hàn điện thì không cần phải uốn để neo nhưngphải đảm bảo qui định về neo cốt thép.

3.2.2.2. Cốtthép phải được uốn nguội, móc uốn hướng vào trong kết cấu; Khoảng cách từ đầumép thép đã uốn đến thanh thép tối thiểu là 3,5 d, cụ thể theo bản vẽ thiết kế;Thép sau khi uốn không rạn nứt.

3.2.3. Hànnối cốt thép

a. Cốt théptrong kết cấu bê tông chịu tải trọng chấn động thì chỉ dùng phương pháp nối hànkhi nối cốt thép;

b. Đối vớicốt thép đã qua xử lý rút nguội thì chỉ dùng phương pháp nối buộc, không dùngphương pháp nối hàn;

c. Thợ hànthép chịu lực phải được đào tạo về hàn và có chứng nhận do cơ quan có thẩmquyền cấp;

d. Cường độque hàn không được nhỏ hơn cường độ thép hàn;

e. Bề mặtmối hàn sau khi hàn phải có mặt nhẵn hoặc có vảy nhỏ đều, không đóng cục, khôngcháy, không bị thu hẹp cục bộ, không có khe nứt;

f. Sau khihàn nối 2 thanh cốt thép, đường tim của 2 thanh phải trùng nhau;

g. Thínghiệm mối hàn theo tiêu chuẩn ISO 10287: 1992 - Thép cốt bê tông - Xác định độbền của các mối hàn trong kết cấu hàn.

3.2.4.   Buộc nối cốt thép

a. Không nênnối buộc đối với cốt thép đường kính > 32 mm;

b. Khi bốtrí nối thép bằng phương pháp buộc ở các điểm dừng thi công phải tránh những vịtrí chịu lực lớn, đặc biệt là chịu kéo lớn;

c. Số mốinối trong một mặt cắt ngang của tiết diện không được vượt quá 50% số thanh chịukéo;

d. Chiều dàimối nối buộc tối thiểu theo quy định ở bảng 3.7:

Bảng 3.7.Chiều dài buộc nối tối thiểu


Loại cốt thép

Khu vực chịu kéo

Khu vực chịu nén

Dầm hoặc tường

Kết cấu khác

Đầu cốt thép có móc

Không có móc

Cốt trơn cán nóng

40 d

30 d

20 d

30 d

Cốt có gờ cán nóng

40 d

30 d

-

20 d

Cốt kéo nguội

45 d

35 d

20 d

30 d

Cốt ép nguội

45 d

35 d

-

35 d

Ghi chú:d là đường kính cốt thép.

e) Dây thépbuộc phải không bị rỉ;

g) Khi nối 2thanh, buộc ít nhất là 3 chỗ (ở giữa và hai đầu đoạn nối);

h) Lưới thépđược nối buộc phải buộc ở tất cả các nút.

3.2.5. Lắpdựng cốt thép

a. Phải đảmbảo: Vị trí, khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ cốt thép theo bản vẽ thiết kế đã đượcduyệt;

b. Phải cóbiện pháp đảm bảo cho cốt thép đã lắp dựng xong không bị hỏng và xê dịch vị trítrong quá trình thi công;

c. Vật dùngđể khống chế khoảng cách và lớp bảo vệ cốt thép phải khống chế được, không bịdi chuyển trong quá trình thi công, nếu nằm luôn trong bê tông thì không đượclàm ảnh hưởng đến cường độ bê tông, độ chống thấm, khả năng rỉ cốt thép;

d. Cốt thépsau khi lắp dựng xong phải có trục tim thẳng, sai số về chiều dày lớp bảo vệ nhưsau:

Bê tông khốilớn (chiều dày > 1 m): 20 mm;

Móng: 10 mm;

Cột, dầm,vòm, bản: 5 mm.

3.3. Vậtliệu sản xuất bê tông

3.3.1. Yêucầu chung

3.3.1.1. Vậtliệu sản xuất bê tông phải đạt yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn và yêu cầu củathiết kế.

3.3.1.2.Trong quá trình lưu kho, vận chuyển và chế tạo bê tông, phải bảo quản vật liệu,tránh nhiễm bẩn hoặc bị lẫn lộn cỡ hạt và chủng loại; Khi xẩy ra, cần có biệnpháp khắc phục để đảm bảo chất lượng.

3.3.2. Ximăng

3.3.2.1. Ximăng dùng để chế tạo bê tông và bê tông cốt thép phải đạt tiêu chuẩn 14 TCN 66- 2002: Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.

Khi dùng ximăng bền sun phát, xi măng ít toả nhiệt v.v... thì theo yêu cầu thiết kế.

3.3.2.2.Chủng loại và mác xi măng sử dụng theo yêu cầu thiết kế và phù hợp tiêu chuẩn14TCN 114 - 2001: Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi - Hướng dẫn sửdụng.

3.3.2.3. Đơnvị thi công hoặc sản xuất bê tông không nên dự trữ xi măng quá 2 tháng.

3.3.2.4.Kiểm tra cường độ của xi măng phải tiến hành với trường hợp sau:

a. Xi măngbảo quản quá 2 tháng;

b. Khi thiếtkế thành phần bê tông;

c. Có sựnghi ngờ về chất lượng xi măng;

3.3.2.5.Kiểm nghiệm chất lượng xi măng phải tuân theo tiêu chuẩn ngành 14TCN 67 - 2002:Xi măng dùng cho bê tông thủy công - Phương pháp thử.

3.3.2.6. Vậnchuyển, bảo quản xi măng theo TCVN 2682-1999: "Xi măng poóc lăng".

a) Bảo quảnxi măng khi vận chuyển:

Khi vậnchuyển bằng đường bộ thì sàn phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, khô ráo, cóbạt, ni lông che kín, khi gặp mưa xi măng không bị ẩm ướt;

Khi vậnchuyển bằng đường thuỷ, các bao hay thùng đựng xi măng phải kê cao cách đáy vàsạp của tầu thuyền ít nhất 0,1 m, không để nước làm ẩm xi măng; Khi đến công trường,xi măng phải chuyển ngay vào kho.

b) Bảo quảnxi măng trong kho:

Kho xi măngphải được xây dựng ở nơi cao ráo thoáng khí, không gần ao hồ, không bị ngậplụt, có mái che và vách tường kín chống nước mưa. Xung quanh kho phải có rãnhthoát nước. Phải đặt xi măng trên sàn gỗ kê cách mặt nền kho ít nhất 0,3 m;

Xi măng chuyểnvào kho phải được xếp thứ tự, thành từng hàng gồm 2 bao một châu đầu vào nhau,hàng nọ cách hàng kia ít nhất 0,5 m, cách tường kho 0,5 m và không xếp cao quá2 m kể từ sàn kho.

3.3.3. Cát(cốt liệu nhỏ)

3.3.3.1. Cátdùng để làm bê tông thuỷ công phải đạt tiêu chuẩn 14 TCN 68 - 2002 "Cátdùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật"; Kiểm tra chất lượng cáttheo tiêu chuẩn 14 TCN 69 - 2002 "Cát dùng cho bê tông thuỷ công - Phươngpháp thử".

Dùng cátvùng biển hoặc vùng nước lợ thì phải kiểm tra hàm lượng Cl- và SO4-2;Cát đồi, cát mỏ phải kiểm tra hàm lượng Silic vô định hình.

3.3.3.2. Cấpphối của cát phải phù hợp với các trị số trong bảng 3.8 đối với cát to và vừa;Đối với cát nhỏ và mịn có mô đun độ lớn (Mđl) từ 2,0 xuống đến 0,8sử dụng làm bê tông thuỷ công phải tuân theo 20 TCN 2682: 1992 "Cát mịn đểlàm bê tông và vữa xây dựng".

Bảng 3.8.Cấp phối quy định của cát

Đường kính mắt sàng (mm)

Lượng sót tích luỹ trên sàng theo % trọng lượng
(%)

5,00

2,50

1,25

0,63

0,315

0,14

0

0 á 20

15 á 45

35 á 70

70 á 90

90 á 100

Chú thích: 1. Vùng cát to và vừa; 2. Vùng cát nhỏ; 3.Vùng cát rất nhỏ và mịn.

Hình 3.2. Biểu đồ đường luỹ tích cấpphối hạt cát

3.3.3.3. Căn cứ theo mô đun độ lớn (Mđl),cát chia làm bốn loại như trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Phân loại cát

Tên các chỉ tiêu

Nhóm cát

To

Vừa

Nhỏ

Rất nhỏ (mịn)

Mô đun độ lớn (Mđl)

Lớn hơn 2,5 đến 3

Từ 2 đến 2,5

Từ 1,5 đến nhỏ hơn 2

Từ 1 đến nhỏ hơn 1,5

Khối lượng thể tích xốp, tính theo kg/m3, không nhỏ hơn:

 

1400

 

1300

 

1200

 

1150

Lượng hạt nhỏ hơn 0,14 mm tính theo % khối lượng cát, không lớn hơn:

 

10

 

10

 

20

 

30

3.3.3.4. Hàmlượng bùn, bụi, sét và các tạp chất khác ở trong cát không được vượt quá trị sốtrong bảng 3.10.

Bảng3.10: Hàm lượng tạp chất cho phép ở trong cát

TT

Tên tạp chất

Bê tông vùng nước thay đổi (%)

Bê tông dưới nước (%)

Bê tông trên khô (%)

1

Lượng bùn, bụi, sét bột theo % khối lượng của mẫu:


1,0


2


3

2

Hàm lượng sét theo % khối lượng mẫu khô:


0,5


1


2

3

Hàm lượng SO3 theo % khối lượng mẫu:


1


1


1

4

Hàm lượng mi ca theo % khối lượng mẫu:


1


1


1

5

Hàm lượng chất hữu cơ:

Kiểm tra theo phương pháp so sánh màu sắc; màu sắc của dung dịch kiểm tra không được thẫm hơn màu tiêu chuẩn. Nếu thẫm hơn cần đúc mẫu thí nghiệm cường độ. Cường độ mẫu vữa này không được thấp hơn cường độ mẫu vữa cùng loại cát này nhưng đã được rửa bằng nước vôi và rửa lại bằng nước trong.

3.3.3.5. Cátđể làm bê tông và vữa tuyệt đối không được lẫn sét cục.

3.3.3.6. Cátkhông được lẫn những hạt sỏi và đá dăm có kích thước >10 mm; Những hạt từ 5á 10 mm cho phép lẫn trong cát không qúa 5% khối lượng.

3.3.3.7. Bãichứa cát phải khô ráo; Đổ đống theo nhóm hạt, theo mức độ sạch bẩn để tiện sửdụng; Cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất vào cát.

3.3.4. Cốtliệu lớn (Đá dăm, dăm sỏi, sỏi)

3.3.4.1. Cốtliệu lớn dùng cho bê tông thuỷ công bao gồm dăm nghiền đập từ đá thiên nhiên,sỏi dăm đập từ đá cuội và sỏi thiên nhiên phải đạt tiêu chuẩn 14TCN 70 - 2002"Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật".

Ngoài yêucầu trên, kích thước hạt lớn nhất (Dmax) phù hợp quy định sau:

a. Dmaxkhông được lớn hơn 2/3 khoảng cách thực giữa 2 thanh cốt thép và 1/3 chiều dàynhỏ nhất của kết cấu công trình;

b. Khi đổ bêtông bản, Dmax không được lớn hơn 1/2 chiều dầy của bản;

c. Dmaxkhông được lớn hơn 120mm khi dùng máy trộn có dung tích lớn hơn 0,8m3;Dmax không được vượt quá 80 mm khi dung tích bé hơn 0,8m3;

d. Dmaxkhông được lớn hơn 0,4 đường kính trong của vòi bơm đối với sỏi và 0,33 đối vớiđá dăm khi vận chuyển bê tông bằng bơm;

e.Khi đổ bêtông bằng ống vòi voi, Dmax không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ của đường kínhống.

3.3.4.2. Hàmlượng hạt thoi dẹt trong đá dăm, dăm sỏi và sỏi không được vượt quá 35% theokhối lượng. Đối với các công trình thi công bê tông khối lớn như đập trọng lực,để giảm xi măng thì hàm lượng hạt thoi dẹt trong đá dăm, dăm sỏi và sỏi khôngnên vượt quá 25% theo khối lượng. Hàm lượng hạt mềm yếu không được lớn hơn 10%theo khối lượng; đối với bê tông ở vùng mực nước thay đổi không được vượt quá5%.

3.3.4.3. Hàmlượng tạp chất cho phép trong đá dăm, dăm sỏi, sỏi không được vượt quá trị sốtrong bảng 3.11.

3.3.4.4.Trong dăm, dăm sỏi, sỏi làm bê tông thuỷ công không được lẫn sét cục.

3.3.4.5. Để thuậntiện khi pha trộn các nhóm hạt, bảo đảm cấp phối không thay đổi trong quá trìnhthi công nên phân cốt liệu thành các nhóm sau:

Khi có Dmax= 40mm phân thành 2 nhóm: 5 á 20 và 20 á 40mm;

Khi có Dmax= 60mm phân thành 2 nhóm: 5 á 20 và 20 á 60mm;

Khi có Dmax= 80mm phân thành 3 nhóm: 5 á 20; 20 á 40 và 40 á 80mm;

Khi có Dmax= 150mm phân thành 4 nhóm: 5 á 20; 20 á 40; 40 á 80 và 80 á 150mm.

Phải khốngchế hàm lượng các hạt nhỏ quá hoặc lớn quá; Trong một nhóm, nếu hàm lượng hạtnhỏ quá vượt 10% và hàm lượng hạt lớn quá vượt 5% thì phải có biện pháp sànglại hoặc cải thiện lại cấp phối để sử dụng.

Bảng3.11: Hàm lượng tạp chất cho phép trong đá sỏi, đá dăm

Tên tạp chất

Bê tông ở vùng mực nước thay đổi (%)

Bê tông dưới nước (%)

Bê tông trên khô (%)

Hàm lượng bùn, bụi, sét (% theo khối lượng).

1

2

1

Hàm lượng sun fat và sunfur tính đổi ra SO3 (% khối lượng).

0,5

0,5

0,5

3.3.5. Nước

3.3.5.1. Nướcdùng để trộn và bảo dưỡng bê tông phải đạt yêu cầu tiêu chuẩn 14TCN 72 -2002"Nước dùng cho bê tông - Yêu cầu kỹ thuật".

Có thể dùngnguồn nước uống đượcđể trộn và bảo dưỡng bê tông.

3.3.5.2.Không được dùng nước thải nhà máy, nước bẩn từ nước sinh hoạt, nước ao hồ cólẫn chất dầu mỡ, dầu thực vật, đường, axit hay quá đục để trộn và dưỡng hộ bêtông.

3.3.5.3. Chỉcó thể dùng nước biển để trộn bê tông với điều kiện hàm lượng các muối khôngquá 3500 mg/1 lít nước biển cho công trình bê tông và BTCT nằm dưới nước biển.

3.3.6. Phụgia

3.3.6.1. Cóthể dùng các loại phụ gia thích hợp để cải thiện các đặc tính kỹ thuật của hỗnhợp bê tông và vữa theo mong muốn hoặc tiết kiệm xi măng, phải tham khảo 14TCN114 - 2001: "Xi măng và phụ gia trong xây dựng thuỷ lợi - Hướng dẫn sửdụng".

3.3.6.2. Khithiết kế và thi công các công trình thuỷ lợi có sử dụng phụ gia cần phải: Chọnloại phụ gia phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của bê tông và vữa của từng côngtrình, không gây ăn mòn cốt thép; Đảm bảo kinh tế và điều kiện vận chuyển củaphụ gia.

3.3.6.3.Phải xác định tỷ lệ pha trộn phụ gia bằng phương pháp thực nghiệm, đảm bảo chobê tông và vữa đạt các yêu cầu kỹ thuật chỉ dẫn trong thiết kế và không làmbiến đổi các tính chất cơ bản của loại xi măng sử dụng.

3.3.6.4.Chất lượng của phụ gia phải đạt tiêu chuẩn 14 TCN 103 á 109: 1999 "Phụ giacho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử".

3.3.6.5. Phụgia sử dụng phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn, chất lượng đăng ký, nhãn hiệuhàng hoá v.v...

3.3.6.6. Bảoquản, vận chuyển và sử dụng phụ gia phải theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

4- Yêucầu kỹ thuật Thi công bê tông

4.1. Chọnthành phần bê tông

4.1.1. Mácbê tông của từng bộ phận công trình do thiết kế qui định.

4.1.2. Thànhphần bê tông được xác định theo quy định sau:

a. Đối vớibê tông mác nhỏ hơn hoặc bằng 10 có thể áp dụng các bảng tính sẵn, không cầnđiều chỉnh cấp phối của cát và sỏi hay đá dăm (xem bảng C.1 của phụ lục C);

b. Đối vớibê tông mác lớn hơn 10, khi xác định thành phần hỗn hợp bê tông nhất thiết phảithiết kế cấp phối thông qua thí nghiệm và đúc mẫu (tính ra mẫu chuẩn) kiểm trado các cơ sở thí nghiệm có tư cách pháp nhân thực hiện. Cường độ kháng nén tuổi28 ngày của mẫu đúc trong phòng thí nghiệm phải lớn hơn mác bê tông do thiết kếqui định ít nhất 10%.

4.1.3. Chọnthành phần hỗn hợp bê tông đảm bảo nguyên tắc sau:

a. Sử dụngđúng các vật liệu sẽ dùng để thi công;

b. Đảm bảobê tông đạt được cường độ thiết kế ở thời hạn qui định;

c. Chọn tỉlệ N/X (nước/xi măng) và độ sụt hỗn hợp bê tông theo Điều 4.1.4 và 4.1.5.

4.1.4. Tỉ lệN/X trong hỗn hợp bê tông phải căn cứ yêu cầu về cường độ, tính chống thấmv.v... và phải thông qua thí nghiệm.

4.1.5. Độsụt của hỗn hợp bê tông (độ sụt hình nón) các kết cấu toàn khối cần phải chọntheo đúng các yêu cầu sau:

a. Khi quyđịnh chỉ số về độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông phải xét đến yếu tố:thiết bị đầm, công cụ vận chuyển, mức độ bố trí cốt thép dày hay thưa, kích thướckết cấu, tính chất công trình, điều kiện khí hậu v.v..., có thể tham khảo cáctrị số ở bảng 4.1. Sai lệch về độ sụt cho phép trong giới hạn ± 1 cm;

b. Độ sụtcủa hỗn hợp bê tông vận chuyển bằng băng chuyền không được vượt quá 6 cm;

c. Độ sụtcủa hỗn hợp bê tông vận chuyển bằng máy bơm bê tông tuỳ theo yêu cầu của từngbộ phận công trình nhưng phải ³ 10 cm;

d. Độ sụtcủa hỗn hợp bê tông đổ qua máng rung có thể lấy trong phạm vi 5á 8 cm. Khi đổqua vòi voi có máy rung thì độ sụt lấy từ 2á 6 cm.

4.1.6. Trongquá trình thi công bê tông, phải thường xuyên theo dõi độ ẩm của cát, đá để kịpthời hiệu chỉnh thành phần hỗn hợp bê tông đảm bảo các yêu cầu của bê tông vàgiữ đúng tỉ lệ nước - xi măng.

Bảng 4.1:Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bê tông tại khoảnh đổ

 

Loại kết cấu bê tông và bê tông cốt thép

Độ cứng, giây

Độ sụt, cm

Cát vừa và to (Mđl / 2)

Cát nhỏ (1,5 Ê Mđl Ê 2)

Không pha phụ gia giảm nước

Có pha phụ gia giảm nước

Không pha phụ gia giảm nước

Có pha phụ gia giảm nước

Bê tông khối lớn và kết cấu bê tông cốt thép có hàm lượng thép ít hơn 0,5%:

7 á 11

2 á 4

1 á 3

1 á 3

1 á 2

Kết cấu bê tông ít cốt thép có hàm lượng thép từ 0,5 đến 1%:

5 á 7

4 á 8

3 á 6

3 á 6

2 á 5

Kết cấu bê tông cốt thép có hàm lượng thép lớn hơn 1%:

3 á 5

8 á 14

6 á 10

6 á 10

5 á 8

Chúthích:

1. Sai sốvới độ sụt ghi trong bảng cho phép trong giới hạn ± 1 cm;

2. Phụgia giảm nước là phụ gia hoá dẻo hoặc siêu dẻo;

3. Quytrình thí nghiệm hỗn hợp bê tông theo 14 TCN 65 - 2002: Bê tông thuỷ công vàcác vật liệu làm bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

4.2. Cânđong vật liệu

4.2.1.Việccân đong vật liệu để pha trộn hỗn hợp bê tông phải theo liều lượng đã quy địnhcho từng thành phần vật liệu, không được tự ý thay đổi.

4.2.2. Ximăng, cát, đá dăm (hoặc sỏi) và các chất phụ gia cho hỗn hợp bê tông phải cânđong theo khối lượng, nước được phép cân đong theo thể tích.

Sai lệchtrong khi cân đong không được vượt quá trị số ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Sai lệch cho phép khi cânđong các vật liệu hỗn hợp bê tông

Tên vật liệu

Sai lệch cho phép (% khối lượng)

- Xi măng, phụ gia, nước

- Cát, sỏi (đá dăm)

± 1

± 3

4.2.3. Phụgia dưới dạng bột phải cân đong theo khối lượng, phụ gia dưới dạng dung dịchcân đong theo thể tích, nhưng trước khi hoà tan vào trong nước phải cân theokhối lượng, liều lượng nước trong hỗn hợp bê tông có cả lượng nước để hoà tanphụ gia.

4.2.4. Cát,đá rửa xong phải đợi 24 giờ mới cân đong để pha trộn, mục đích giảm bớt lượngngậm nước của cát, đá.

4.2.5. Cânđong vật liệu cho hỗn hợp bê tông khô phải bảo đảm độ chính xác cao để bê tôngcó chỉ tiêu độ cứng không thay đổi. Cần chú ý đặc biệt khi đong lường nước. Saisố cho phép khi cân đong nước quy định như sau (kể cả lượng ngậm nước trong cốtliệu):

a. Đối vớibê tông khô vừa phải cho phép thay đổi lượng nước trong giới hạn ± 5 l/m3;

b. Đối vớibê tông đặc biệt khô ± 3,5 l/m3.

Đối với cácthành phần khác cho phép cân đong có sai số 1%.

Chúthích: Để đảm bảo độ chính xác khi đong lường nước theo quy định của điều này,việc xác định độ ẩm của cốt liệu nên tiến hành bằng các công cụ đo độ chính xácđến ± 0,2% theo khối lượng và ± 0,5% theo thể tích.

4.2.6.   Phải kiểm tra độ chính xác của thiết bị cânđong trước mỗi đợt đổ bê tông và trong quá trình cân đong phải thường xuyênkiểm tra để phát hiện kịp thời các hư hỏng gây sai lệch.

Trong quátrình cân đong phải theo dõi hiện tượng có thể gây ảnh hưởng đến liều lượng củavật liệu để hiệu chỉnh kịp thời.

4.2.7. Tạinơi trộn hỗn hợp bê tông phải có bảng để ghi đầy đủ những nội dung sau:

Ngày ……tháng …...

Tỉ lệ pha trộn vật liệu theo khối lượngcho 1 cối trộn xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi:

Khối lượng của mỗi cối trộn (m3):

Lượng vật liệu pha trộn cho một cốitrộn:

Xi măng:                                  kg;

Cát:                                          kg;

Đá dăm hoặc sỏi:                     kg;

Nước:                                         lít;

Phụ gia (nước):                          lít

(bột):                                        kg      

4.2.8. Trongquá trình thi công, nếu cần thay đổi độ sụt hoặc độ ẩm của cát, đá thay đổi,phải điều chỉnh cho kịp thời lại liều lượng pha trộn. Những thay đổi phải ghivào sổ nhật ký thi công để theo dõi, kiểm tra.

4.3. Trộnhỗn hợp bê tông

4.3.1. Trộnhỗn hợp bê tông phải dùng máy, chỉ khi khối lượng bê tông ít hơn 10m3và ở các kết cấu không quan trọng thì mới được trộn bằng tay (trường hợp trộnbằng tay, thì sàn trộn phải đủ cứng, sạch, không hút nước).

4.3.2.Thểtích của toàn bộ vật liệu đổ vào máy trộn cho một cối bê tông phải phù hợp vớidung tích quy định của máy, thể tích chênh lệch không vượt quá ± 10%.

4.3.3. Trìnhtự đổ vật liệu vào trong máy trộn tuần hoàn phải theo các quy định sau:

a. Trước hếtđổ 15 - 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thờiđổ dần dần và liên tục phần nước còn lại;

b. Khi dùngphụ gia thì việc trộn phụ gia vào hỗn hợp bê tông phải thực hiện theo chỉ dẫncủa người sản xuất hoặc cung cấp phụ gia;

c. Cối trộnđầu tiên nên tăng thêm 0,20 - 0,35% lượng vữa xi măng cát để tránh hao hụt lượngvữa xi măng cát trong hỗn hợp bê tông do bám dính vào các bộ phận bên trong củamáy trộn và các phương tiện vận chuyển.

4.3.4. Trìnhtự trộn hỗn hợp bê tông bằng tay nên tiến hành như sau:

Trước hếttrộn khô cát và xi măng đến khi không còn phân biệt được giữa màu cát và ximăng (ít nhất là 3 lần), tiếp đó đưa hỗn hợp này trộn với đá và một phần nước;Sau cùng cho toàn bộ lượng nước còn lại và trộn cho đều đến khi không còn phânbiệt được màu đá và cát trong hỗn hợp (tưới nước để trộn hỗn hợp bê tông phảidùng thùng có ô doa hoa sen và không được nâng cao quá 30cm với mặt hỗn hợp bêtông). Thời gian trộn hỗn hợp bê tông bằng tay (kể từ lúc trộn ướt) không quá20 phút cho một cối trộn.

Chúthích: Chất lượng bê tông trộn bằng tay kém hơn chất lượng bê tông trộn bằng máy,vì thế khi trộn tay mà cần mác bê tông tương đương trên máy nên hạ thấp tỉ lệ nướcxi măng một cách thích đáng hoặc tăng thêm 5 - 10% khối lượng xi măng.

4.3.5. Thờigian trộn

a. Thời giantrộn hỗn hợp bê tông được xác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng đểtrộn. Trong trường hợp không có các thông số kỹ thuật chuẩn xác thì thời gianít nhất để trộn đều một mẻ bê tông ở máy trộn có thể lấy theo các trị số ghi ởbảng 4.3.

Bảng 4.3:Thời gian trộn hỗn hợp bê tông (phút)

Độ sụt bê tông

(mm)

Dung tích máy trộn (lít)

Dưới 500

Từ 500 á 1000

Trên 1000

Nhỏ hơn 10

2,0

2,5

3,0

10 á 50

1,5

2,0

2,5

Trên 50

1,0

1,5

2,0

Chúthích: Thể tích hỗn hợp bê tông đổ ra bằng thể tích toàn bộ vật liệu đổ vàonhân với hệ số f (tra theo lý lịch của từng loại máy: thường f trong khoảng0,65 - 0,67).

b) Khi dùngphụ gia thì thời gian trộn hỗn hợp bê tông phải thực hiện theo chỉ dẫn của ngườisản xuất hoặc cung cấp phụ gia.

Thời giantrộn hỗn hợp bê tông khô kéo dài hơn thời gian trộn hỗn hợp bê tông dẻo (thamkhảo ở chú thích) nhưng không nên trộn lâu quá 5 phút.

Chúthích: Thời gian ít nhất để trộn hỗn hợp bê tông (khối lượng thể tích bê tông ởtrạng thái chặt từ 1800 - 2200 kg/m3) phụ thuộc vào dung tích củathùng trộn như sau:

Dung tích thùng trộn (lít)

< 500

500 - 1000

1000

Thời gian trộn (giây)

Không nhỏ hơn 120

150

180

4.3.7. Nếuthời gian ngừng trộn hơn 1 giờ, thì trước khi ngừng phải rửa thùng trộn bằngcách đổ nước và cốt liệu lớn vào máy và quay cho đến khi mặt trong của thùngtrộn sạch hoàn toàn.

4.3.8. Trongquá trình trộn, để tránh vữa xi măng đông kết, bám vào thùng trộn, thì cứ saumột thời gian công tác khoảng 2 giờ lại phải đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn vànước đúng liều lượng đã quy định, quay thùng trộn trong 5 phút sau đó cho tiếpxi măng và cát với liều lượng như một cối trộn bình thường và công tác trộntiếp tục như trước.

4.3.9. Khitrút hỗn hợp bê tông từ máy trộn ra ngoài phải có biện pháp chống phân cỡ. Nênđặt các bộ phận định hướng sao cho luồng hỗn hợp bê tông đổ ra rơi theo hướngthẳng đứng vào tâm của bộ phận chứa hỗn hợp bê tông hay công cụ vận chuyển (nhưmáng, thùng xe v.v...). Độ cao rơi của hỗn hợp bê tông phải nhỏ hơn 1,5m.

4.4. Vậnchuyển hỗn hợp bê tông

4.4.1. Côngcụ và phương pháp vận chuyển phải bảo đảm cho hỗn hợp bê tông không bị phânlớp, không thay đổi tỉ lệ nước trong hỗn hợp bê tông do ảnh hưởng của gió, mưa,nắng.

4.4.2. Côngcụ để vận chuyển hỗn hợp bê tông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Có hìnhdáng thích hợp, hỗn hợp bê tông đổ vào không bị rơi ra ngoài, dễ đánh sạch vàdễ rửa, kín nước; Không được dùng sọt, rổ làm công cụ vận chuyển;

b. Thùng vàcác công cụ vận chuyển khác phải thường xuyên đánh sạch không để bê tông bámvào.

4.4.3. Nhânlực và phương tiện vận chuyển phải bố trí tương ứng với tốc độ trộn và đầm đểhỗn hợp bê tông đã được trộn xong không bị ứ đọng.

Nên bố trísơ đồ vận chuyển theo đường khép kín để công tác vận chuyển được liên tục vàthời gian bị ngừng lại ít nhất.

Đường vậnchuyển phải bằng phẳng, bảo đảm cho xe chạy được êm và dễ dàng.

4.4.4. Thờigian vận chuyển (kể từ lúc trút hỗn hợp bê tông ra khỏi trạm trộn đến lúc đổvào khoảnh đổ) phải căn cứ vào Điều 4.6.3 để quyết định, đồng thời có thể thamkhảo các trị số ở bảng 4.4.

Bảng 4.4:Thời gian vận chuyển của hỗn hợp bê tông không có phụ gia

Nhiệt độ (oC) ngoài trời

Thời gian vận chuyển cho phép (phút)

> 30

20 - 30

10 - 20

5 - 10

30

45

60

90

Chúthích:

1. Khinhiệt độ ngoài trời > 30oC, việc thi công bê tông và bê tông cốtthép tiến hành theo qui định thi công trong mùa nóng khô.

2. Trị sốghi trong bảng này sử dụng với hỗn hợp bê tông dùng xi măng có thời gian bắtđầu ninh kết không sớm hơn 1 giờ, chưa kể ảnh hưởng của phụ gia.

4.4.5. Vận chuyểnhỗn hợp bê tông bằng xe đẩy thủ công phải bảo đảm các yêu cầu của Điều 4.4.1,4.4.2 và 4.4.3., ngoài ra cần chú ý:

a. Xe đẩy phải là xe bánh hơi để hạnchế bớt chấn động khi vận chuyển;

b. Cự li vậnchuyển không xa quá 200 m;

c. Trước khiđổ hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ, nếu thấy hỗn hợp bê tông bị phân lớp thì phảitrộn lại cho đều.

4.4.6. Vậnchuyển hỗn hợp bê tông bằng xe ô tô tự đổ phải tuân theo các yêu cầu của Điều4.4.1, 4.4.2, 4.4.3, ngoài ra cần chú ý:

a. Chiều dàylớp bê tông trong thùng xe cần lớn hơn 40 cm nếu dùng ô tô ben tự đổ;

b. Vậnchuyển bằng xe tự đổ thì đường vận chuyển chính phải tốt, êm. Độ dốc của đườngkhông nên vượt quá 10%;

c. Mỗi lầnđổ, phải dốc sạch hỗn hợp bê tông ra khỏi thùng, đồng thời căn cứ vào điều kiệnkhí hậu cụ thể mà qui định kì rửa để hỗn hợp bê tông không bám cứng vào thùngxe. Gờ thành sau xe phải cạo rửa thật sạch sau mỗi lần đổ, còn thùng xe cứ sau2 giờ lại phải rửa.

4.4.7. Khi đườngvận chuyển xa, nên dùng xe trộn bê tông vừa đi vừa trộn và công nghệ vận chuyểnđược xác định theo các thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng.

4.4.8. Khidùng cần trục để đưa các thùng chứa hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ cần theo cácquy định sau:

a. Độ caogiữa đáy thùng treo và mặt đổ hỗn hợp bê tông không nên vượt quá 1,50m để bảođảm cho hỗn hợp bê tông không được phân lớp;

b. Nắp đậycủa đáy thùng treo khi đóng phải kín không cho nước xi măng chảy ra, khi mở hỗnhợp bê tông thoát ra được dễ dàng;

c. Hỗn hợpbê tông đổ vào thùng treo không quá 90 - 95% dung tích của thùng.

4.4.9. Vậnchuyển hỗn hợp bê tông bằng băng chuyền, phải ngăn ngừa hiện tượng phân lớp vàmất mát dọc đường, phải theo các quy định dưới sau:

a. Mặt băngchuyền phải có dạng hình máng và bằng cao su. Chỉ cho phép dùng băng chuyềnnhánh có dạng phẳng khi chiều dài của đường vận chuyển dưới 20m. Để tránh phânlớp khi vận chuyển bằng băng chuyền, độ sụt của hỗn hợp bê tông không lớn hơn 6cm;

b. Gócnghiêng dọc theo băng chuyền không được vượt quá những trị số ở bảng 4.5. Mặtbăng chuyền phải nghiêng đều không được gấp gãy đột ngột:

Bảng 4.5.Góc nghiêng giới hạn của băng chuyền

 

Độ sụt (cm)

Góc nghiêng giới hạn của băng chuyền

Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông lên cao

Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông xuống thấp

< 4

4 - 6

18o

15o

12o

10o

a. Tốc độvận chuyển của băng chuyền không được vượt quá 1 m/s. Tốc độ vận chuyển của hệthống băng chuyền có liên quan tương hỗ với nhau phải bằng nhau (chênh lệch chophép 0,1 m/s);

b. Phải đổhỗn hợp bê tông lên băng chuyền qua phễu dỡ liệu (hay phễu hứng) qua bộ phậnrải để hỗn hợp bê tông được phân đều và liên tục trên mặt băng chuyền, chiềudày của lớp hỗn hợp bê tông rải phụ thuộc vào sức chịu cho phép của kết cấubăng chuyền. Miệng ra của bộ phận rải hỗn hợp bê tông nên bằng 0,6 - 0,7 chiềurộng của mặt băng chuyền và có thiết bị điều chỉnh lượng hỗn hợp bê tông lênmặt băng chuyền. Hỗn hợp bê tông từ băng chuyền này chuyền sang băng chuyềnkhác hoặc từ băng chuyền đổ vào khoảnh đổ không được đổ trực tiếp mà phải quatấm chắn và phễu hứng để hướng luồng hỗn hợp bê tông rơi thẳng đứng v.v… Chiềudài của phễu này không nên bé hơn 60 cm;

Hình 4.1:Những sơ đồ đổ hỗn hợp bê tông từ băng chuyền ra

1. Tấmchắn dẫn hướng; 2. Phễu hứng; 3. Hỗn hợp bê tông;

4. Nướcvữa xi măng; 5. Cốt liệu khô.

a. Để giảmbớt lượng hỗn hợp bê tông bị hao hụt, nhánh dưới của băng chuyền phải có bộphận gạt vữa đặt ở cuối băng. Phải thường xuyên kiểm tra và tu sửa bộ phận gạtvữa. Khi chọn tỉ lệ phối hợp của hỗn hợp bê tông phải lưu ý đến lượng hỗn hợpbê tông bị hao hụt trong qúa trình vận chuyển;

b. Phải bốtrí thiết bị xói rửa xi măng bám vào băng chuyền sau khi đổ bê tông, đồng thờiáp dụng các biện pháp ngăn ngừa nước rửa chảy vào trong khoảnh đổ;

c. Băngchuyền phải được che mưa, nắng, gió.

4.4.10. Khi dùng bơm bê tông để vận chuyển hỗn hợp bêtông phải theo các quy định sau:

a. Thànhphần và độ sụt của hỗn hợp bê tông phải được thí nghiệm và dựa trên cơ sở bơmthử. Độ sụt của hỗn hợp bê tông ³ 10 cm. Đường kính cốt liệu lớn nhất theo Điều3.3.4.1. và số lượng hạt có kích thước lớn nhất không được vượt quá 15% khối lượng;

b. Tuyến đườngống bố trí thẳng. Trường hợp phải uốn cong thì góc uốn 90o, thay thếbằng 2 gối tựa với góc uốn 45o cách nhau 0,6 á 1,5 m. Đoạn ống thẳngđứng đặt cách xa máy bơm hỗn hợp bê tông ít nhất 8 á 9 m và trước đó có đặt 1van để không cho hỗn hợp bê tông chảy ngược lại khi dừng máy bơm. Mặt trong củaống phải trơn. Để tiện tính toán sức cản của hỗn hợp bê tông khi chuyển động ởnhững đoạn ống uốn cong 90o, 45o, 22o30' tươngđương với các đoạn ống có chiều dài tương ứng là 12m; 7m; 4m và 1m ống thẳngđứng tương đương với 8 m ống nằm ngang.

Trước khibơm mặt trong của ống phải rửa sạch, lắp ráp các đầu nối của ống phải kín,không cho nước xi măng chảy ra ngoài ống. Trước khi bắt đầu làm việc, toàn bộthiết bị của máy bơm bê tông phải được thử nghiệm bằng áp lực thuỷ động và trướckhi vận chuyển hỗn hợp bê tông phải cho một lượt vữa xi măng đi qua ống hoặcdùng phụ gia trợ bơm cho hỗn hợp bê tông để dễ bơm;

a. Khi bắtđầu bơm bê tông phải bơm liên tục, nếu cần ngừng lại thì cứ cách 5 phút phảicho máy bơm bê tông quay từ 2 á 3 vòng để tránh làm ống bị tắc. Trong điều kiệnnhiệt độ bình thường (20oC) thì thời gian ngừng không được lớn hơn30 - 40 phút. Nếu thời gian gián đoạn lâu quá thì phải tìm mọi biện pháp đẩyhết hỗn hợp bê tông ra ngoài ống và dùng nước xói rửa sạch đường ống;

b. Ngay saukhi đổ bê tông xong phải rửa sạch đường ống;

c. Khi thicông về mùa hè, mặt ngoài của ống phải che phủ.

4.4.11. Khichiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ quá 1,5 m thì phải dùngphễu vòi voi, trường hợp đặc biệt mới dùng máng nghiêng.

4.4.12. ngphễu vòi voi dùng để đổ hỗn hợp bê tông nên có đường kính to hơn 3 lần đườngkính lớn nhất của hạt cốt liệu; Chiều dài của ống phễu vòi voi được treo khôngđược vượt quá 10 m, nếu dài quá 10 m, phải có bộ phận giảm tốc độ rơi của hỗnhợp bê tông đồng thời có bộ phận rung động để đề phòng hỗn hợp bê tông làm tắcống.

Bề ngang củamiệng phễu (bộ phận tiếp liệu) trên cùng phải rộng hơn 1,5 lần chiều ngang củaluồng hỗn hợp bê tông đổ vào miệng phễu.

4.4.13. Khi hỗn hợp bê tông rơi trong ống vòi voi thìống vòi voi không được kéo nghiêng. Nếu cần thiết phải kéo nghiêng thì không đượcvượt quá 0,25 m trên 1m chiều cao và ít nhất phải có hai đoạn ống cuối cùng làthẳng đứng để bảo đảm cho bê tông không bị phân lớp.

4.4.14. Khidùng ống phễu vòi voi có mắc thiết bị chấn động, thì góc giữa đoạn ống dướicùng và phương thẳng đứng không được vượt quá 30o.

4.4.15. Khidùng máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn. Chiều rộng của máng không được béhơn 3 á 3,5 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu. Độ dốc của máng phải bảo đảmcho hỗn hợp bê tông không bị tắc, không trượt nhanh sinh ra hiện tượng phân cỡ.Cuối máng nên đặt phễu thẳng đứng để hướng luồng hỗn hợp bê tông rơi thẳng đứngvào chỗ đổ.

4.5. Đổ bêtông móng

4.5.1. Chuẩnbị cho đổ bê tông móng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Chuẩn bịnền phải tiến hành đúng như yêu cầu của thiết kế;

b. Nếu trênnền đá có những chỗ đá xấu, phong hoá mạnh hơn tài liệu thiết kế thì phải đàobỏ đi sau khi có ý kiến của thiết kế và cấp có thẩm quyền quyết định. Nền đá trướckhi đổ hỗn hợp bê tông phải dọn sạch rác, đất đá rời và xói rửa bằng nước có áplực và thổi khô bằng khí nén.

Nếu đáy móngđào quá cao trình thiết kế phải được bù lại bằng bê tông có mác thấp hơn, docấp có thẩm quyền quyết định.

4.5.2. Trướckhi đổ bê tông phải kiểm tra và lập biên bản:

a. Công tácchuẩn bị nền, chống thấm, đặt cốt thép các bộ phận chôn ngầm, máy móc, thiết bịquan trắc v.v...;

b. Độ chínhxác của công tác dựng lắp cốp pha, cốt thép, tấm ốp, đà giáo, giằng chống và độvững chắc của giằng néo, chống đỡ khi chịu tải trọng động do việc đổ bê tônggây ra.

Kiểm tracông tác chuẩn bị đổ bê tông: đường vận chuyển hỗn hợp bê tông; Máy móc thiếtbị dụng cụ thi công; Chất lượng và trữ lượng các vật liệu v.v...

4.5.3. Cốppha, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải làm sạch rác, bùn, bụi, cạo rỉ trướckhi đổ hỗn hợp bê tông.

Bề mặt cốppha gỗ trước khi đổ hỗn hợp bê tông phải tưới ẩm và bịt kín kẽ hở.

Bề mặt cốppha bằng gỗ dán hoặc bằng kim loại phải quét dầu nhờn; bề mặt cốp pha bằng bêtông, bê tông cốt thép, xi măng lưới thép hợp thành kết cấu BTCT thì phải đánhxờm và tưới ướt.

4.5.4. Trướckhi đổ hỗn hợp bê tông lên mặt nằm ngang của kết cấu bê tông khối lớn, các kếtcấu bê tông đúc sẵn, nửa đúc sẵn, mặt tiếp giáp, giữa các khối bê tông đã đổ trướcphải làm sạch rác, bùn, bụi và những màng mỏng xi măng trên mặt. Cách làm nhưsau:

a. Ngay saukhi xi măng đã bắt đầu đông cứng (mùa hè từ 6 - 8 giờ, mùa đông từ 12 - 24 giờ)được dùng tia nước với áp lực 0,3 á 0,5 MPa (3 á 5 kG/cm2) hoặc dùngbàn chải sắt để làm nhám mặt bê tông. Miệng vòi phun đặt cách mặt bê tông 40 -60 cm và nghiêng một góc 40 á 50o. Nếu dưới tác dụng của tia nước,mặt bê tông bị xói sâu quá 2cm hoặc có những hố xói cá biệt sâu hơn thì phảitạm ngừng phun;

b. Khi cườngđộ bê tông đạt 1,5 á 2,5 MPa (15á 25 kG/cm2) có thể dùng bàn chảimáy hoặc bàn chải sắt chải sạch lớp màng mỏng xi măng để trơ đá ra độ 1,5 cm vàsau đó dùng vòi phun nước rửa sạch. Tia nước phun làm sạch lớp vữa mới chải,không được xói động mạnh đến đá;

c. Khi mặtbê tông đã đông kết và sau 4 đến 10 giờ thì được phép đánh xờm bằng các côngcụ, hoặc dùng máy phun hỗn hợp nước cát và rửa sạch bằng tia nước.

Khi đánh xờmphải dùng các công cụ không gây rạn, nứt, lòi hoặc bật cốt thép trên bề mặt củalớp bê tông. Nước còn lại trên bề mặt bê tông cũ phải làm khô trước khi đổ bêtông.

4.5.5. Đổ bêtông phải theo đúng các quy định sau:

a. Trong quátrình đổ bê tông phải theo dõi liên tục hiện trạng của cốp pha, đà giáo giằngchống, cột chống đỡ và vị trí cốt thép;

b. Mức độ đổđầy bê tông theo chiều cao của cốp pha phải quy định phù hợp với sự tính toán cườngđộ và độ cứng của cốp pha chịu áp lực của hỗn hợp bê tông mới đổ;

c. Đổ bêtông trong những ngày nóng phải che bớt ánh nắng mặt trời;

d. Khi trờimưa, các đoạn đang đổ bê tông phải được che kín không để nước mưa rơi vào; trườnghợp thời gian ngừng đổ bê tông vượt quá quy định, trước khi đổ tiếp bê tôngphải xử lí bề mặt khe thi công theo đúng các chỉ dẫn của Điều 4.5.4.

e. nhữngchỗ mà vị trí của cốt thép và cốp pha hẹp không thể sử dụng được máy đầm dùithì cần phải tiến hành đầm tay với dụng cụ cầm tay thích hợp;

f. Trong quátrình đổ và khi đổ bê tông xong phải có biện pháp ngăn ngừa hỗn hợp bê tôngdính chặt vào các bu lông, các bộ phận khác của cốp pha và các vật chôn sẵn ởnhững chỗ chưa đổ bê tông tới;

g. Khi pháthiện thấy cốp pha, đà giáo giằng chống, cột chống đỡ và cốt thép bị biến dạnghoặc thay đổi vị trí phải ngừng việc đổ bê tông và đưa bộ phận cốp pha, đà giáogiằng chống, cột chống đỡ, cốt thép trở về vị trí cũ; Gia cố đến mức cần thiết,đồng thời phải xét ảnh hưởng của biến dạng đến chất lượng của kết cấu đang đượctiến hành đổ bê tông và khả năng có giữ lại hay phá bỏ phần bê tông đã đổ.

4.5.6. Đổhỗn hợp bê tông đến đâu phải san bằng và đầm ngay đến đấy, không được đổ thànhđống cao để tránh hiện tượng phân cỡ. Trong khi đổ và đầm, nếu thấy hiện tượngphân cỡ thì phải cào ra trộn lại cho đều, không được dùng vữa lấp phủ lên trênrồi đầm. Không được dùng đầm để san hỗn hợp bê tông.

4.5.7. Độdày của mỗi lớp hỗn hợp bê tông đổ xuống phải căn cứ vào năng lực trộn, khoảngcách vận chuyển, năng lực máy đầm và điều kiện khí hậu mà quyết định. Nói chungđộ dày của mỗi lớp hỗn hợp bê tông không được vượt quá trị số ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Độ dày lớn nhất cho phépcủa mỗi lớp hỗn hợp bê tông đổ xuống khoảnh đổ

TT

Phương pháp đầm hỗn hợp bê tông

Chiều dày lớn nhất cho phép của một lớp đổ hỗn hợp bê tông

1

Máy đầm dùi chấn động (đầm trong):

0,8 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm (khoảng 20 - 60 cm)

2

- Máy đầm mặt:

+ ở kết cấu không cốt thép và kết cấu thép đơn:

+ ở kết cấu cốt thép:

 

 

25 cm

10 cm

3

Đầm tay:

20 cm

Chúthích: Khi dùng máy đầm ngoài chấn động (đặt ở bên ngoài thành cốp pha) thìchiều dày của lớp hỗn hợp bê tông phải xác định theo thí nghiệm. Chiều dày nàyphụ thuộc vào tiết diện của kết cấu, công suất của máy đầm, các bước di chuyểnđầm và đặc tính của hỗn hợp bê tông.

4.5.8. Đầmbê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Có thểdùng các phương tiện đầm khác nhau như điều qui định ở Điều 4.5.6, 4.5.7, 4.5.8và 4.5.9, nhưng phải đảm bảo sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không bị rỗ;

b. Phải phânchia phạm vi đầm và giao cho từng tổ công nhân phụ trách để tránh hiện tượngđầm sót, đầm lại. Chỉ được bàn giao ca, kíp khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đãđổ xuống khoảnh đổ;

c. Số lượngmáy đầm phải thích ứng với khả năng cung cấp hỗn hợp bê tông, năng suất của máyđầm và điều kiện công tác ở chỗ đầm. Cần dự phòng thêm 30 - 40% số máy đầm đềphòng khi đầm bị hỏng, hoặc đầm thêm ở những chỗ chật hẹp mà máy đầm không pháthuy hết tác dụng;

d. Phải cótrực ban tại chỗ đầm hỗn hợp bê tông để thường xuyên kiểm tra máy đầm, phânphối và sửa chữa. Người không có trách nhiệm không được tự ý tháo đầm ra sửachữa.

4.5.9. Khiđầm bê tông bằng máy đầm chấn động phải theo các yêu cầu sau:

a) Đối vớimáy đầm dùi (đầm trong):

Bước dichuyển khi đầm không được vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của máy đầm;

Độ cắm sâubộ phận công tác của máy đầm phải bảo đảm xuyên một phần vào lớp bê tông đã đổtrước từ 5 - 10 cm (để sự liên kết giữa các lớp với nhau tốt hơn), chiều dàymỗi lớp bê tông không được vượt quá 0,8 chiều dài bộ phận công tác của máy đầm(chày đầm);

Không đượcđặt trực tiếp máy đầm lên hoặc cho chày đầm tỳ vào cốt thép để san đầm bê tông;

Thời gianđầm tại mỗi vị trí phải bảo đảm cho bê tông được đầm chặt (dấu hiệu chủ yếu đểnhận biết là hỗn hợp bê tông ngừng lún và sự xuất hiện nước xi măng trên mặthỗn hợp bê tông và không còn thấy những bọt khí nổi lên trong vùng tác dụng củađầm). Khi rút đầm ra phải rút từ từ tránh gây lỗ hổng trong bê tông. Tùy theođộ sụt của hỗn hợp bê tông, thời gian đầm tại một vị trí từ 20 á 40 giây;

Khi đầm bêtông ở góc thì khoảng cách bộ phận công tác của máy đầm đến mặt cốp pha không đượclớn hơn 5 á 10 cm;

b) Đối vớimáy đầm mặt:

Bước dichuyển của máy đầm mặt phải bảo đảm phủ lên vết đầm trước khoảng 10 á 22 cm;

Thời gianđầm tại mỗi vị trí khoảng 30 á 60 giây.

4.5.10. Cóthể sử dụng máy đầm mặt cho móng, tấm có độ dày dưới 250 mm có một lớp cốtthép; Móng, tấm có 2 lớp cốt thép và dày trên 250 mm nên sử dụng máy đầm dùi.

4.5.11. Đầmbê tông bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp không có máy đầm ở những côngtrình nhỏ hoặc ở những vị trí khó dùng đầm máy theo Điều 4.5.5.

a. Đối vớikhoảnh đổ có diện tích rộng, độ sụt của hỗn hợp bê tông nhỏ hơn 6 cm có thểdùng đầm gang nặng từ 8 á 10 kg. Khi đầm phải nâng cao 10 á 15 cm, đầm liên tụcvà đều. Chiều dày mỗi lớp hỗn hợp bê tông đổ xuống khoảnh đổ tham khảo bảng4.6;

b. Đối vớikhoảnh đổ có diện tích hẹp, độ sụt của hỗn hợp bê tông từ 6 cm trở lên haynhững chỗ có bố trí cốt thép dày, phải dùng thanh sắt hoặc xà beng thọc đều vàkhi lên đến lớp trên cùng dùng bàn đập bằng gỗ nặng 1 kg vỗ mặt cho đều.

4.5.12. Chỉ sử dụng máy đầm ngoài khi tường dày dưới25 cm hay cột có kích thước dưới 50 x 50 cm; Máy đầm ngoài có thể đặt ở hai mặtđối diện và chấn động cùng một lúc; Đối với tường dày dưới 15 cm, hay cột cókích thước 40 x 40 cm thì phải đặt máy đầm so le nhau (không được đặt 2 máytrên cùng một mặt cắt ngang). Thời gian đầm của máy đầm ngoài chấn động khoảng50 á 90 giây.

4.5.13. Khiđổ bê tông các kết cấu phải theo dõi, ghi vào nhật ký những số liệu chính sau:

1. Ngày bắtđầu và kết thúc việc đổ bê tông (theo kết cấu, khối, đoạn);

2. Mác bêtông, độ sụt (hay độ cứng) của bê tông;

3. Khối lượngcông tác bê tông đã hoàn thành theo phân đoạn công trình;

4. Biên bảnchuẩn bị kiểm tra mẫu bê tông số lượng: mẫu, mác bê tông (chỉ rõ vị trí kết cấumà từ đó lấy nền bê tông), thời hạn và kết quả thí nghiệm mẫu;

5. Nhiệt độngoài trời trong thời gian đổ bê tông;

6. Nhiệt độhỗn hợp bê tông khi đổ (trong các kết cấu khối lớn);

7. Loại cốppha và biên bản tháo dỡ cốp pha.

4.6. Đổ bêtông khối lớn

4.6.1. Cáckết cấu bê tông và bê tông cốt thép khối lớn khi kích thước cạnh nhỏ nhất khôngdưới 2,5 m và chiều dày lớn hơn 0,8 m. Cơ quan thiết kế phải đề ra qui trìnhthi công bê tông khối lớn cho công trình, trong đó qui định cụ thể về kích thướckhối đổ, lượng đổ, chênh lệch nhiệt độ và các biện pháp chống nứt nẻ do nhiệtcho bê tông. Đổ bê tông ở các kết cấu khối lớn phải theo qui định sau:

a. Hỗn hợpbê tông phải được đổ liên tục thành từng lớp có chiều dày đều nhau phù hợp vớitính năng của máy đầm được sử dụng (bảng 4.6) và đổ theo một phương hướng nhấtđịnh cho tất cả các lớp, phủ kín toàn bộ diện tích của khoảnh đổ và liên tụcđến hết chiều cao khối đổ. Khi chiều cao khối đổ không lớn hơn 1,5m, chiều dàikhối đổ lớn hơn 2 lần chiều rộng và năng suất trộn hỗn hợp bê tông lại nhỏ thìnên đổ hỗn hợp bê tông theo phương pháp bậc thang với chiều rộng mỗi bậc nênlớn hơn 2m (cùng một lúc đổ 2, 3 lớp trên các bậc để không sinh ra hiện tượnghỗn hợp bê tông bị ninh kết sinh ra khe lạnh). Khi áp dụng phương pháp này phảikhống chế chặt chẽ theo quy trình kỹ thuật của thiết kế thi công;

b. Đầm hỗnhợp bê tông ở các kết cấu khối lớn phải dùng máy đầm dùi. Có thể dùng riêngtừng máy đầm hoặc cả chùm máy đầm (liên kết trên 1 khung còn gọi là đầm chùm).

c. Sử dụngmáy đầm mặt khi đổ lớp bê tông trên cùng;

4.6.2. Xử lýmặt tiếp giáp giữa các khối đổ theo qui định sau:

a. Khi phânkết cấu ra nhiều khối (thi công đứng) theo chiều cao, có khe thi công thì mặttiếp giáp của các khối phải đánh xờm để bảo đảm sự liên kết của toàn khối;

b. Đổ bêtông chèn để nối các khối (khối chèn) chỉ được tiến hành sau khi các khối đổ trướcđã co ngót và nhiệt độ đã giảm tương ứng với tổ chức thi công;

c. Các móngchịu tải trọng tĩnh có thể đổ bê tông gián đoạn, nhưng phải xử lý khe thi công.Các móng chịu tải trọng động và móng của công trình thuỷ lợi thì phải đổ bêtông liên tục theo thiết kế qui định.

4.6.3.Khoảng thời gian ngừng cho phép giữa lúc đổ một lớp bê tông và lúc phủ lên nómột lớp bê tông tiếp theo mà không tạo thành khe lạnh thi công phải do phòngthí nghiệm tại công trường căn cứ vào nhiệt độ ngoài trời, điều kiện thời tiếtvà tính chất của xi măng sử dụng cùng các nhân tố khác để quyết định.

Chúthích:

1. Thờigian tạm ngừng cho phép đổ bê tông có thể dựa vào trị số qui định ở bảng 4.7 đểquyết định, nếu không có điều kiện thí nghiệm.

Bảng 4.7:Thời gian (tính bằng phút) từ lúc hỗn hợp bê tông ra khỏi máy trộn đến lúc đổxong vào khoảnh đổ một lớp hỗn hợp bê tông (không có phụ gia)

Nhiệt độ trong khoảnh đổ lúc đang thi công, oC

Xi măng Poóc lăng (thời gian ninh kết > 1 giờ)

Xi măng Poóc lăng hỗn hợp, xi măng Puzơlan

20 - 30*

10 - 20

5 - 10

90

135

195

120

180

-

(*) Trên30oC, phải xử lý theo biện pháp thi công mùa nóng khô.

Ví dụ:Khi nhiệt độ là 25oC, thời gian vận chuyển và đổ xong một lớp hỗnhợp bê tông (xi măng Poóc lăng) là 60 phút, có thể cho phép tạm ngừng đổ hỗnhợp bê tông trong khoảng: 90 - 60 = 30 phút.

1. Nếuthời gian tạm ngừng vượt quá thời gian tạm ngừng cho phép ở bảng 4.7 thì mặt bêtông phải xử lý khớp nối thi công như sau:

a. Đánhxờm và làm sạch, tiến hành theo Điều 4.5.4;

b. Trướckhi đổ tiếp hỗn hợp bê tông lên mặt khối bê tông đã đổ trước phải rửa sạch vữa,chất bẩn, hút khô nước và phải rải một lớp vữa xi măng có chiều dày từ 2 - 3cm, vừa rải vữa vừa cào để những hạt vật liệu còn sót lại trên mặt bê tông cũsẽ lẫn vào vữa. Đổ lớp vữa liên kết này phải tiến hành từ từ, vữa đến đâu thìhỗn hợp bê tông phải đổ phủ ngay đến đó (vữa này có tỉ lệ N/X không lớn hơn tỷlệ N/X của hỗn hợp bê tông đổ và phải có thành phần cát, xi măng như hỗn hợp bêtông đổ bộ phận công trình đó).

3. Nếuthời gian ngừng đổ giữa 2 khối bê tông không có cốt thép, như trong bảng:

Nhiệt độ trong khoảnh đổ

20 - 30oC

10 - 20oC

Thời gian ngừng (giờ)

4 á 8

8 á 12

mà cườngđộ bê tông chưa đạt 2,5 MPa (25kG/cm2) nhưng lại phải tiếp tục đổnữa thì phải xử lý mặt tiếp giáp như Điều 4.5.4. Công việc chuẩn bị đổ và đầmphải làm nhẹ nhàng, không được chấn động mạnh đến lớp bê tông cũ. Trong phạm vi1m bề dày của khối bê tông mới đổ không được dùng đầm dùi chấn động mà phải đầmbằng tay; Nếu dùng đầm mặt chấn động thì phải đầm tay trong một lớp dày 60 cm,để tránh chấn động ảnh hưởng đến mặt bê tông cũ đang đông kết. Đối với bê tôngcó cốt thép phải xử lý như điểm 2 chú thích này.

4.6.4. Đổ bêtông khối lớn phải khống chế chặt chẽ nhiệt độ của hỗn hợp bê tông và sự tăngnhiệt độ trong khối. Chênh lệch về nhiệt độ phải đúng quy định trong văn bảnthiết kế; Đối với những bộ phận công trình đặc biệt, có thể đề xuất yêu cầuriêng, công trình loại lớn phải lập quy trình cụ thể. Nhiệt độ của hỗn hợp bêtông sau khi trút từ máy trộn ra không được cao hơn 30oC, nếu caohơn 30oC thì phải áp dụng các biện pháp hạ thấp nhiệt độ (che đậykhông cho ánh sáng chiếu vào, thi công ban đêm v.v...); Đối với bê tông khốilớn, nhiệt độ cho phép của hỗn hợp bê tông sau khi từ máy trộn trút ra phảitheo yêu cầu của thiết kế.

Chúthích:

1. Biệnpháp khống chế nhiệt độ phải áp dụng theo các chỉ dẫn trong văn bản thiết kế vàqui trình thi công riêng. Có thể dùng các biện pháp sau:

Tăng đườngkính của cốt liệu, trộn thêm chất phụ gia và hạ thấp độ sụt của hỗn hợp bê tôngđể giảm lượng dùng xi măng trong 1 m3 bê tông;

Trộn thêmđá hộc trong khối đổ;

Dùng ximăng có nhiệt thủy hoá thấp;

Làm lạnhnước trộn bê tông và cốt liệu;

Đặt các đườngống dẫn nước làm lạnh trong khối đổ;

Thi côngtrong mùa có nhiệt độ thấp hoặc vào thời gian có nhiệt độ thấp nhất trong ngày.

2. Hạthấp nhiệt độ nước, có thể tiến hành theo các biện pháp sau:

Bố trí bểnước có hệ thống làm lạnh có đủ dung lượng và che nắng hoặc đặt sâu dưới đất;

Cho nướcđá vào trong nước. Tốt nhất là dùng nước đá nghiền vụn, nếu dùng khối nước đáthì phải thí nghiệm bảo đảm sau khi bê tông trộn xong, nước đá tan hết;

Sử dụng nướcmạch có nhiệt độ thấp.

1. Dùngkhông khí lạnh hoặc nước đá để hạ thấp nhiệt độ của cốt liệu lớn; nếu dùng nướcđá thì sau khi cốt liệu được hạ thấp nhiệt độ phải có biện pháp bảo đảm cho cốtliệu có lượng ngậm nước bằng nhau.

2. Hạthấp nhiệt độ của cốt liệu nhỏ (cát) không nên dùng nước đá, để thuận lợi trongviệc khống chế lượng ngậm nước. Nên sử dụng biện pháp hạ nhiệt độ bằng khôngkhí lạnh hoặc máy phun nước dưới dạng sương.

3. Bãi đểvật liệu và phương tiện vận chuyển phải được che nắng.

4. Nhiệtđộ của hỗn hợp bê tông mới đổ từ máy trộn ra phải thấp hơn nhiệt độ yêu cầu củahỗn hợp bê tông đổ vào khoảnh đổ.

Trong quátrình vận chuyển, cố gắng giảm bớt số lần trung chuyển, tăng cường biện phápcách nhiệt, tránh làm cho nhiệt độ của hỗn hợp bê tông tăng trở lại.

5. Khidùng đường ống dẫn nước làm lạnh để hạ thấp nhiệt độ bê tông, chú ý các điểmsau:

Tốc độ nướctrong ống nên lớn hơn tốc độ phân giới giữa chảy tầng và chảy rối. Đối với ốngcó đường kính 25 mm, tốc độ thích hợp nhất vào khoảng 0,60 m/s;

Sau khiđổ xong bê tông phải lập tức cho nước chảy vào trong ống để hạ thấp nhiệt độ;

Hướngchảy của nước mỗi ngày phải thay đổi một lần để khối bê tông hạ nhiệt đều đặn;

Sau khihoàn thành nhiệm vụ làm lạnh, hệ thống làm lạnh ở ngoài phải tháo dỡ, những lỗlàm lạnh trong khối bê tông phải dùng vữa xi măng lấp bịt lại hoặc phụt đầyvữa.

4.6.5. Nhữngkết cấu khối lớn không có cốt thép hoặc ít cốt thép, có thể độn thêm đá hộc đểgiảm lượng xi măng, hạn chế nhiệt độ khối đổ, nhưng phải đảm bảo chất lượngthiết kế yêu cầu.

Khi thi côngbê tông độn đá hộc, theo "Quy định về thi công bê tông độn đá hộc" ởphụ lục D và đảm bảo các qui định sau:

a. Kích thướccạnh nhỏ nhất của kết cấu khối lớn được độn đá hộc phải > 100 cm:

Kích thướclớn nhất của đá hộc không được lớn hơn 1/3 kích thước nhỏ nhất của khối đổ. Đácó dạng thoi dẹt, tỷ lệ kích thước các cạnh lớn hơn 2,5:1 thì không được sửdụng. Cường độ của đá hộc không được thấp hơn cường độ của cốt liệu lớn trongbê tông;

b. Đá hộc đượcxếp thưa cách đều trong khối bê tông theo mọi phía với khoảng cách không nhỏhơn 30 cm. Bê tông nằm trong vùng chịu kéo không được độn thêm đá hộc;

c. Khi đổ bêtông độn đá hộc trong thời tiết nóng cần có biện pháp giảm nhiệt độ đá hộcthích hợp, sao cho đá hộc có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ của hỗn hợp bêtông ngay sau khi trộn.

4.6.6. Thờigian tháo cốp pha phải căn cứ vào cường độ đạt được của bê tông, chênh lệchnhiệt độ trong và ngoài của khối bê tông để quyết định như Điều 3.1.5, tránhtháo cốp pha khi có luồng không khí lạnh. Khi nhiệt độ bề mặt bê tông hạ thấpquá 11 - 14oC thì sau khi tháo cốp pha phải có lớp vật liệu giữnhiệt bảo vệ mặt bê tông. Trong điều kiện cho phép có thể kéo dài thời giantháo cốp pha.

4.6.7. Bảo dưỡngbê tông khối lớn.

Nhiệm vụ chủyếu của bảo dưỡng bê tông khối lớn là khống chế sự chênh lệch nhiệt độ giữa bềmặt bê tông và trong lòng khối bê tông nhằm hạn chế vết nứt vì nhiệt. Việc bảodưỡng phải căn cứ vào điều kiện thực tế mà áp dụng các biện pháp sau:

a. Dẫn nhiệttừ trong lòng khối bê tông ra ngoài bằng đường ống với nước có nhiệt độ thấphơn hoặc bằng không khí lạnh, nitơ lỏng;

b. Bao phủbề mặt bê tông để giữ cho nhiệt độ của khối bê tông được đồng đều từ trong rangoài;

c. Các khốibê tông mỏng nằm lộ thiên trên nền đá hoặc khi đổ bê tông ở đỉnh hành lang,đỉnh cống có chiều dày nhỏ hơn 3 m thì không được để lộ thiên trong một thờigian dài, nếu để lộ thiên phải chú ý có lớp bao phủ bảo vệ.

4.6.8. Khiđổ bê tông khối lớn của công trình thuỷ lợi và các công trình khác có phân chiathành khối, phải bố trí đo diễn biến nhiệt độ tại tâm khối đổ. Thời gian đonhiệt độ ít nhất đến khi xác định được Tmax. Phải ghi nhật ký côngtác đổ bê tông theo khối và ghi tất cả những tài liệu về quá trình thi công, từcông tác chuẩn bị đến biện pháp bảo vệ bê tông sau khi đổ xong và hạn chế tácdụng của sự toả nhiệt trong bê tông. Các tài liệu này được sắp xếp thành"Lý lịch của khối đổ" để làm hồ sơ khi nghiệm thu bàn giao côngtrình.

4.7. Đổ bêtông cột, tường, bản, vòm và khớp nối thi công

4.7.1. Đổ bêtông cột và tường hay trụ đứng của khung phải tiến hành theo quy định sau:

a. Tường vàtường ngăn được đổ bê tông liên tục ở từng đoạn có chiều cao không lớn hơn 3m.Thời gian gián đoạn giữa các đoạn đó không nên nhỏ hơn 40 phút, để hỗn hợp bêtông lún và không vượt quá thời gian ninh kết ban đầu (trong trường hợp khôngbố trí khớp nối thi công);

b. Cột cócác cạnh của tiết diện ngang từ 0,4 á 0,8 m và không có cốt thép đai chồng chéothì được đổ bê tông liên tục ở từng đoạn có chiều cao không lớn hơn 5m. Cột cócác cạnh của tiết diện ngang nhỏ hơn 0,4m, cột có các cạnh của tiết diện nganglà bất kỳ nhưng có cốt thép đai chồng chéo, các tường và tường ngăn mỏng cóchiều dày nhỏ hơn 15 cm v.v... thì được đổ bê tông liên tục ở từng đoạn cóchiều cao không lớn hơn 2 m. Thời gian gián đoạn giữa các đoạn đó không nên nhỏhơn 40 phút, để hỗn hợp bê tông kịp lún và không được vượt quá thời gian ninhkết ban đầu (trong trường hợp không bố trí khớp nối thi công);

c. Hỗn hợpbê tông trong từng đoạn được san thành lớp và đầm bằng đầm dùi hoặc đầm ngoài;

d. Trước khiđổ bê tông vào đáy cốp pha tường, cột nên tiến hành đổ một lớp đệm bằng vữa ximăng có thành phần 1:2 - 1:3, dày 5 - 10 cm để ngăn ngừa hiện tượng tập trungcốt liệu lớn ở vị trí đó khi đổ hỗn hợp bê tông vào, gây ra các lỗ hổng và rỗmặt bê tông;

e. Khi đổ bêtông tường của bể chứa nước cần đổ liên tục trên suốt chiều cao theo từng lớp,mà chiều dày không lớn hơn 0,8 chiều dài bộ phận công tác của đầm dùi chấnđộng. Trong trường hợp đặc biệt cho phép bố trí khớp nối thi công nhưng phải xửlý tốt mặt tiếp xúc khi đổ bê tông tiếp theo;

f. Đổ bêtông kết cấu khung phải liên tục. Khi cần thiết ngừng đổ bê tông giữa cột (trụ)và xà khung, việc bố trí khớp nối khi thi công phải tiến hành theo Điều 4.7.7;

g. Khi đổ bêtông tường theo phương pháp cốp pha trượt thì trước tiên đổ 2 hoặc 3 lớp(khoảng 1/2 chiều cao cốp pha) và đầm bằng đầm chấn động. Thời gian đổ 2 (hoặc3) lớp đó trên suốt chu vi của tường không được vượt quá thời gian ninh kết banđầu. Sau đó cốp pha được nâng lên liên tục với tốc độ 30 á 60 cm/giờ trước thờiđiểm hỗn hợp bê tông lấp đầy toàn bộ chiều cao cốp pha. Những lớp bê tông tiếptheo được đổ liên tục với chiều dày 20 á 25 cm nhưng phải luôn luôn ở dưới méptrên của cốp pha một đoạn 5cm. Lớp sau chỉ được đổ vào sau khi lớp trước đã rảixong trên toàn bộ chu vi của cốp pha.

4.7.2. Đổ bêtông cột và tường phải chú ý thực hiện các yêu cầu sau:

a. Bê tôngphải rơi tập trung ở giữa khuôn để không chạm và bám vào cốt thép, cốp pha;

b. Công tácsan và đầm nên tiến hành từ hai bên cốp pha đi vào giữa, để khi chấn động nướcxi măng tập trung dần vào giữa. Ngoài đầm máy phải dùng đầm tay để hỗ trợ thêm;

c. Các tườnghay trụ nằm trên cùng một móng thì nên đổ bê tông cân xứng để cho móng chịu tảitrọng như nhau, tránh hiện tượng lún không đều.

4.7.3. Đổ bêtông dầm, bản của trần ngăn và bản mái phải thực hiện theo chỉ dẫn sau:

a. Đầm bêtông nên dùng máy đầm dùi và máy đầm mặt. Khi đổ và đầm phải chú ý bảo vệ vịtrí và tầng bảo vệ của cốt thép vì cốt thép của dầm và bản thường rất dày màtầng bảo vệ lại mỏng;

b. Khi đổ bêtông trần ngăn (dầm và bản) liên kết liền khối với cột hay tường, thì trước hếtđổ bê tông cột hay tường và sau đó chờ một khoảng thời gian từ 1 - 2 giờ (nhưngkhông được vượt quá thời gian ninh kết ban đầu của hỗn hợp bê tông), để cho bêtông ở cột hay tường có đủ thời gian co ngót ban đầu, rồi mới tiến hành đổ dầmvà bản;

c. Đổ bêtông dầm (xà) và bản của trần ngăn có gờ phải tiến hành đồng thời; Khi dầm, vòmvà kết cấu tương tự có kích thước lớn (chiều cao vượt quá 80 cm) thì được phépđổ riêng từng phần nhưng phải bố trí khớp nối thi công như mục b Điều 4.7.1.

4.7.4. Đổ bêtông các kết cấu vòm của các cầu, vòm, đường hầm (tuy nen) phải theo yêu cầusau:

a. Bê tôngphải đổ đồng thời từ hai bên chân lên đến chốt vòm, mặt các lớp đổ phải nằmnghiêng hướng vào tâm vòm, không được đổ bên thấp bên cao làm cho móng chân vòmlún không đều có thể làm cho vòm biến dạng bị nứt;

b. Nếu cókhớp nối thi công thì mặt phẳng của khớp nối thi công phải hướng tâm (xem hình4.4 );

c. Trước khiđổ bê tông ở phần chốt vòm phải đánh xờm sạch xi măng ở trên bê tông. Khớp nốithi công ở chốt vòm phải bố trí thành các mặt phẳng hướng tâm;

d. Vòm cókhẩu độ nhỏ hơn 10 m nên đổ bê tông liên tục từ chân vòm đến đỉnh vòm. Vòm cókhẩu độ lớn hơn 15 m nên bố trí đổ bê tông như hình 4.4;

e. Khi thicông đường hầm qua vùng nham thạch xấu, không ổn định thì khi đổ bê tông vòm,phải có bộ phận chống đỡ tạm thời (như các dầm dọc, xà ngang v.v...). Bộ phậnchống đỡ tạm thời này đặt bên ngoài giới hạn của hình dạng lớp bê tông vòmthiết kế;

f. Khi thicông đường hầm qua vùng nham thạch vững chắc, ổn định thì các đà, dầm dọc đểchống đỡ cần đặt trong giới hạn của hình dạng lớp bê tông vòm sắp đổ và tháo dỡdần dần theo mức độ đổ bê tông.

4.7.5. Đổ bêtông tường, trên đó xây vòm của đường hầm phải tiến hành theo các yêu cầu sau:

a. Các lớpbê tông đổ tường phải nằm ngang, đồng thời trong quá trình thi công dựng cốppha dần dần theo chiều cao của tường và đổ dần lên đến chân vòm, dưới chân vòmcách một đoạn lớn hơn 40 cm (chân vòm là nơi tiếp giáp giữa vòm và tường) thìngừng lại để bê tông tường có thời gian co rút và sau đó mới thi công vòm;

b. Phần bêtông ở chỗ tiếp giáp giữa tường và chân vòm phải dùng loại hỗn hợp bê tông khôvà đầm cẩn thận, đồng thời đặt sẵn các ống nhỏ để sau này phụt vữa xi măng.

4.7.6.Khi đổlớp bê tông trên cùng, phải đổ theo đúng độ cao đã quy định và san bằng lángmặt theo yêu cầu của thiết kế. Công tác láng mặt nên làm như sau:

Khi bê tôngbắt đầu se, dùng bàn láng là mặt rồi dùng bay miết nhẵn, nên dùng vữa của bảnthân hỗn hợp bê tông để láng. Nếu bê tông đã khô không thể láng mặt được, phảixử lí như mặt tiếp giáp giữa hai khối bê tông rồi mới trát lớp vữa khác lêntrên. Thành phần của lớp vữa này có tỉ lệ nước xi măng và cát như tỉ lệ củathành phần hỗn hợp bê tông.

4.7.7. Khớpnối thi công khi ngừng đổ bê tông phải quy định ở vị trí sau:

 Hình4.2: Bố trí khớp nối thi công khi đổ bê tông cột

a) Cộtchống đỡ tấm sàn có dầm; b) Cột chống đỡ dầm cầu trục;

c) Cộtchống đỡ tấm sàn không có dầm; d) Trụ cống và xà chéo.

1. Khungcủa tấm sàn; 2. Dầm cầu trục;

3. Côngxôn cho dầm, I-I; II-II; III-III- Vị trí khớp nối thi công.

a) Khi đổ bêtông cột (Xem hình 4.2)

mặt trên của móng;

mặt dưới của dầm, xà hay công xôn đỡ dầm cầutrục;

mặt trên của dầm cầu trục;

mặt dưới hay là mặt trên của bộ phận gối đỡ nằmở góc của giữa trụ chống và xà ngang;

b) Khi đổ bêtông dầm có kích thước lớn và liền khối với bản, thì khớp nối thi công phải bốtrí ở mặt dưới của bản là 2 á 3 cm, khi bản có bộ phận gối đỡ thì bố trí khớpnối thi công ở mặt dưới của gối đỡ;

Hình 4.3:Bố trí khớp nối thi công khi đổ bê tông

trần ngăncó gờ theo hướng song song với dầm phụ (a) và dầm chính (b)

I-I-vịtrí khớp nối thi công (hướng đổ bê tông được biểu thị bằng các mũi tên).

a. Khoảngcách từ đầu đến khớp nối thi công; L. Nhịp của dầm.

a. Khi đổ bêtông bản phẳng thì bố trí khớp nối thi công ở bất kì chỗ nào, miễn là phải songsong với cạnh bé nhất của bản;

b. Khi đổ bêtông ở các trần ngăn có gờ (gờ nằm dính liền với bản theo hướng song song vớidầm phụ) cũng như các dầm riêng biệt thì khớp nối thi công bố trí trong khoảng1/3 đoạn giữa của nhịp dầm (hình 4.3 a).

Khi đổ bêtông theo hướng song song với dầm chính thì khớp nối thi công bố trí ở tronghai khoảng giữa của nhịp dầm và bản (mỗi khoảng dài 1/4 nhịp) (hình 4.3 b);

c. Khi đổ bêtông ở các kết cấu khối lớn, vòm, bể chứa các bộ phận của công trình thuỷ lợi,cầu và các bộ phận công trình phức tạp khác thì khớp nối thi công phải bố trí ởchỗ đã quy định trong thiết kế (xem hình 4.4);

d. Khi đổ bêtông cống hộp: đối với tường thân cống nếu không có điều kiện đổ một đợt thìcần để khớp nối thi công ở chỗ kết cấu chịu lực nhỏ nhất, với tường cao 10m thìtối đa không vượt quá 2 khớp nối thi công (xem hình 4.5);

Hình 4.4: Bốtrí khớp nối thi công trong vòm 1, 2, 3, 4, 5- Trình tự đổ bê tông vòm

a. Đối vớicống (hoặc tràn xả lũ) đóng mở bằng cánh cửa hình cung thì khớp nối thi côngkhông được bố trí ở chỗ bệ đổ cánh cửa (tai van), thường bố trí ở khoảng 1 méttrên hoặc dưới bệ đỡ cánh cửa (tai van);

b. Các móngcông trình chịu áp lực nước, các ống cống tròn chịu áp lực, không được bố tríkhớp nối thi công (khi thi công nên bố trí khớp nối thi công như hình 4.6). Trườnghợp đặc biệt, phải do thiết kế quy định và có biện pháp xử lý khớp nối chốngthấm;

c. Các côngtrình phức tạp, khớp nối thi công phải bố trí đúng theo tính toán thiết kế,không được bố trí tuỳ tiện;

Hình 4.5: Bốtrí khớp nối thi công đối với cống hộp.

1. Móng; I-Ivà II-II - Khớp nối thi công;       

2. Tường;1,2,3 - Trình tự đổ bê tông;

3. Đan.

a. chỗ bố trí khớp nối thi c

b. Ống,trên mặt bê tông tạo thành rãnh lồi lõm với kích thước như sau: sâu 0,2-0,25m,dài và rộng 0,3-0,6m. ở bộ phận quan trọng thì cứ cách 1m trên mặt khớp nối thicông chôn sẵn cốt thép (thép trơn phải uốn móc, thép gờ không cần uốn móc) theohình hoa mai để nối tiếp liên kết với khối đổ sau được tốt. Chiều sâu chôn vàotừng khối đổ trước (hoặc sau) không được nhỏ hơn 50 cm.

a) b) c)

Hình 4.6: Sơđồ bố trí khớp nối thi công đối với cống tròn

a) Mốcống đổ trước; b) Mố cống đổ trước còn chừa lại phần đổ chèn sau;

c) Mốcống đổ trước phần chừa lại đổ cùng với ống;

1, 2,3-Trình tự đổ bê tông; I-I-Khớp nối thi công.

4.8. Bảo dưỡngbê tông và xử lý khuyết tật của bê tông

4.8.1. Cácđiều kiện bảo dưỡng bê tông trong thời kỳ đông cứng cần phải đảm bảo:

a. Giữ chếđộ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng dần cường độ của bê tông theo tốc độ đã quyđịnh;

b. Ngăn ngừacác biến dạng do nhiệt độ và co ngót để tránh sự hình thành khe nứt;

c. Không đượcđể cho bê tông bị chấn động, va chạm trực tiếp và các ảnh hưởng gián tiếp kháclàm giảm chất lượng bê tông trong thời kỳ đông cứng.

Sau khi đổbê tông phải bảo dưỡng tốt ngay từ những ngày đầu. Các biện pháp bảo dưỡng bê tông,trình tự và thời hạn tiến hành, công tác kiểm tra, trình tự và thời hạn tháocốp pha các kết cấu theo Điều 4.8.2 và các Điều có liên quan;

a. Đối vớicác kết cấu bê tông mới đổ, việc người đi lại cũng như việc đặt các giàn giáo,cốp pha và cốt thép lên trên để chuẩn bị đợt đổ bê tông tiếp sau; Chỉ cho phépsau khi bê tông đã đạt cường độ tối thiểu là 2,5 MPa (25 kG/cm2),thời hạn đạt cường độ qui định theo các số liệu của phòng thí nghiệm.

Sự đi lạicủa ô tô vận tải và các máy đổ bê tông trên các kết cấu bê tông chỉ cho phépkhi bê tông đã đạt được cường độ qui định trong thiết kế tổ chức thi công.

4.8.2. Côngtác bảo dưỡng bê tông phải thực hiện theo các quy định sau:

a. Các mặtngoài của bê tông phải được che phủ, giữ ẩm và tưới nước, bắt đầu muộn nhất là10 á 12 giờ sau khi đổ bê tông xong, còn trong trường hợp trời nóng và có gióthì sau 2 á 3 giờ cho đến khi bê tông đạt 70% cường độ thiết kế. Nếu dùng chấtphụ gia đông cứng nhanh thì sau khi đổ bê tông phải che phủ ngay. Cụ thể nhưsau:

Đối với bêtông dùng xi măng Poóc lăng: Khi nhiệt độ +15oC và cao hơn, thờitiết khô thì trong 7 ngày đầu phải tưới thường xuyên để giữ ẩm, thường thì banngày ít nhất 2 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất phải tưới 2 lần, còn những ngàysau phải giữ cho mặt bê tông, cốp pha luôn luôn ẩm;

Đối với bêtông dùng xi măng Puzơ lan: Trong 7 ngày đầu phải giữ luôn luôn ẩm bằng cáchche và tưới nước thường xuyên. Sau 7 ngày ấy thì cứ 2 giờ tưới một lần về banngày, 6 giờ 1 lần về ban đêm cho đến ngày thứ 14. Sau 14 ngày thì mỗi ngày đêmtưới ít nhất 3 lần cho đến ngày thứ 28.

Tất cả mọitrường hợp phải tưới không để cho bê tông khô trắng mặt;

a. Khi dùngcát, bao tải, mùn cưa v.v... để che phủ thì thời gian cách quãng giữa 2 lần tướicó thể dài hơn, có thể lấy bằng 1,5 lần thời gian cách quãng đã quy định ởtrên;

b. Nước dùngđể tưới bê tông phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng để trộn hỗnhợp bê tông;

c. Đối vớicác mặt bê tông, đặc biệt là mặt thẳng đứng và mặt nằm nghiêng thì tốt hơn cảlà dùng ống nước có các lỗ nhỏ ở đầu vòi và cho chảy liên tục tưới khắp mặt bêtông hoặc dùng biện pháp phun màng chất dưỡng hộ v.v...

4.8.3. Thờigian dưỡng hộ bê tông phải qua thí nghiệm xác định cho thích hợp với điều kiệnkhí hậu từng nơi, từng lúc; Có thể tham khảo trị số ở bảng 4.8.

Bảng 4.8:Thời gian dưỡng hộ bê tông

Loại bê tông

Mùa hè

Mùa đông

Bê tông bằng xi măng Poóc lăng

Bê tông bằng xi măng Puzơlan

Bê tông bằng xi măng đông kết nhanh

14 ngày

28 ngày

7 ngày

7 ngày

28 ngày

3 ngày

4.8.4.Phầnbê tông nằm tiếp giáp với các nguồn nước ngầm đang chảy (đặc biệt là nước xâmthực) cần phải được bảo vệ khỏi sự tác dụng của chúng bằng cách làm hệ thốngthoát nước tạm thời hoặc ngăn cách nước bằng các biện pháp khác trong khoảngthời gian 14 ngày đêm.

4.8.5. Cácmặt bê tông có diện tích nằm ngang lớn, thì có thể thay thế phương pháp che đậyvà tưới nước bằng cách che bờ chung quanh và đổ một lớp nước vào trong đó.

Những mặt bêtông mà sau này không tiếp tục đổ bê tông hoặc vữa lên nữa và những lớp bê tôngthi công bằng phương pháp phun được phép thay vật che đậy và tưới nước bằngcách phủ các lớp sơn đặc biệt và các màng bảo vệ (sơn etinon, lớp bitum và màngchất dẻo).

4.8.6. Đốivới các kết cấu bê tông nhẹ có cốt liệu rỗng không được tưới bằng nước mà phủbằng sơn và các màng bảo vệ.

4.8.7. Phảitìm cách khắc phục các hư hỏng trên mặt (rỗ, hổng) và bên trong bê tông. Nếutrên mặt có xuất hiện các vết rỗ thì ngay sau khi tháo cốp pha phải đục hếtphần bê tông yếu (xấu) và các hạt cá biệt của cốt liệu nhô lên, sau đó rửa sạchtoàn bộ bề mặt vết rỗ và nhét đầy bê tông mới vào. Hỗn hợp bê tông này có máccủa hỗn hợp bê tông cũ nhưng cốt liệu bé hơn phải được đầm chặt, miết cẩn thận.

4.8.8. Khixuất hiện các lỗ hổng, các vết rỗ lớn hoặc bên trong không đông đặc, làm yếutiết diện của các kết cấu bê tông cốt thép quan trọng, cần xử lý bằng phươngpháp nén vữa.

4.8.9. Trongmọi trường hợp, bề mặt bê tông phải được hoàn thiện thoả mãn yêu cầu về chất lượng,độ phẳng và đồng đều về mầu sắc theo qui định của thiết kế.

5- Công tácnghiệm thu

5.1. Nghiệmthu cốp pha: Nội dung nghiệm thu cốp pha được lập thành văn bản, gồm:

a. Các kíchthước khối đổ do cốp pha tạo ra;

b. Độ vữngchắc của cốp pha, giằng, chống;

c. Độ phẳngcủa bề mặt cốp pha;

d. Khả năngmất nước xi măng;

e. Vị trí khốiđổ phải được kiểm tra bằng các thiết bị đảm bảo độ tin cậy cần thiết;

f. Độ vữngchắc của các chỗ nối, đặc biệt là nối cột, dầm;

g. Sai sốcho phép về kích thước, vị trí cốp pha và giằng chống quy định ở bảng 3.5;

h. Biên bảnnghiệm thu cốp pha là một điều kiện cần thiết bắt buộc để cho phép đổ bê tông.

5.2. Nghiệmthu cốt thép: Cơ sở để nghiệm thu cốt thép là thuyết minh và bản vẽ cốt thép vàbiên bản cho phép sửa đổi (nếu có). Nội dung phải được lập thành văn bản do cácbên liên quan xác nhận làm cơ sở cho phép đổ bê tông, gồm:

a. Vật liệucho công tác cốt thép: chủng loại, số hiệu, đường kính, nhà sản xuất, chứng chỉchất lượng cốt thép;

b. Cốt thépđã gia công và lắp dựng:

Nghiệm thucốt thép tiến hành sau khi nghiệm thu cốp pha và trước khi đổ bê tông. Khoảngcách giữa thời gian nghiệm thu cốt thép và thời gian đổ bê tông không được quálớn;

Nội dungnghiệm thu cốt thép đã lắp dựng bao gồm: số thanh trong một lớp, số lớp, loạithép tương ứng, chiều dày bảo vệ, nối buộc, nối hàn, uốn cốt thép, các biệnpháp đảm bảo khoảng cách, vị trí thép, bề mặt cốt thép.

5.3. Kiểmtra chất lượng bê tông và công tác nghiệm thu bê tông

5.3.1. Kiểmtra chất lượng bê tông và bê tông cốt thép trên công trường gồm các phần việcsau:

a. Chất lượngcác vật liệu thành phần hỗn hợp bê tông, chất lượng cốt thép, chất lượng cốppha và các điều kiện bảo quản các vật liệu đó;

b. Sự làmviệc của các thiết bị cân đong, nhào trộn, các dụng cụ thi công, phương tiệnvận chuyển hỗn hợp bê tông và toàn bộ khu vực sản xuất bê tông nói chung;

c. Sự chuẩnbị xong khối đổ và các bộ phận công trình (chuẩn bị nền, móng, dựng đặt cốppha, đặt buộc cốt thép, giàn giáo chống đỡ, cầu công tác và các bộ phận đặt sẵntrong bê tông);

d. Chất lượngcủa hỗn hợp bê tông trong các giai đoạn: sản xuất, vận chuyển và đổ vào khoảnhđổ;

e. Cách bảodưỡng bê tông, thời hạn tháo cốp pha, thời hạn cho kết cấu chịu lực từng phầnvà toàn bộ;

f. Chất lượnghình dáng các kết cấu đã hoàn thành và các biện pháp đã xử lý các hiện tượngsai sót.

5.3.2. Đểthực hiện các công việc kiểm tra trên, cần theo dõi thi công có hệ thống, trongnhững trường hợp cần thiết phải tiến hành phân tích, nghiên cứu, thí nghiệm vàlập các tài liệu kỹ thuật về công tác thi công cũng như công tác kiểm tra chấtlượng.

5.3.3. Ngaytại khoảnh đổ cần kiểm tra độ dẻo và độ đồng đều của hỗn hợp bê tông theo tiêuchuẩn 14 TCN 65 - 2002- "Hỗn hợp bê tông thuỷ công và bê tông thuỷ công -phương pháp thử". Khi có độ chênh lệch về độ dẻo với thiết kế và hỗn hợpbê tông không được đồng đều, phải điều chỉnh lại thành phần của hỗn hợp bê tônghoặc hoàn thiện điều kiện vận chuyển hỗn hợp bê tông.

5.3.4. Việckiểm tra cường độ bê tông đã đổ phải tiến hành bằng cách lấy ngay tại chỗ đổ bêtông các tổ mẫu, bảo quản ở điều kiện phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn hiệnhành và đưa đi kiểm tra cường độ (nén, kéo v.v...).

Khi kiểm tracường độ bê tông, phải thí nghiệm tính chịu nén của bê tông theo tiêu chuẩnhiện hành về phương pháp thí nghiệm cơ học của bê tông. Trong trường hợp cầnthiết, đồng thời có yêu cầu thiết kế cần phải tiến hành kiểm tra cường độ bêtông chịu uốn và độ chống thấm của bê tông theo tiêu chuẩn hiện hành.

5.3.5. Đểkiểm tra cường độ của bê tông phải lấy mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN3105:1993; Mỗi nhóm mẫu thí nghiệm gồm 3 mẫu, lấy cùng một lúc, ở cùng một chỗ.Số lượng nhóm mẫu qui định cho mỗi loại bê tông theo khối lượng như sau:

a. Đối vớikết cấu khối lớn của công trình thuỷ lợi: khi khối lượng bê tông đổ trong mộtkhối lớn hơn 1000m3 thì cứ 500m3 lấy một nhóm mẫu; Khikhối lượng bê tông đổ trong một khối dưới 1000m3 thì cứ 250m3lấy một nhóm mẫu;

b. Đối vớimóng lớn dưới các kết cấu: cứ 100 m3 bê tông đổ lấy một nhóm mẫu nhưngkhông ít hơn một nhóm mẫu cho một khối móng;

c. Đối vớimóng khối lớn ở dưới các thiết bị có thể tích lớn hơn 50 m3 thì cứ50m3 bê tông đổ lấy một nhóm mẫu, nhưng với một khối móng có thểtích nhỏ hơn 50 m3 vẫn phải lấy 1 nhóm mẫu;

d. Đối vớikhung và kết cấu thành mỏng (cột, dầm, vòm, bản v.v...) cứ 20m3 bêtông đổ lấy một nhóm mẫu, nhưng với một khối đổ nhỏ hơn 20 m3 vẫnphải lấy một nhóm mẫu;

e. Số lượngnhóm mẫu kiểm tra chống thấm của bê tông quy định là cứ 500m3 bêtông lấy một tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn phải lấy một tổmẫu.

5.3.6. Phảilấy mẫu đối với hỗn hợp bê tông trộn ở nhà máy hoặc ngay tại hiện trường kiểmtra cho từng mác một. Mẫu phải bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn như điềukiện bảo dưỡng ngoài hiện trường. Số lượng nhóm mẫu và thời hạn thí nghiệm dophòng thí nghiệm xác định.

5.3.7. Cườngđộ bê tông trong công trình theo kết quả kiểm tra thí nghiệm mẫu được chấp nhậnphù hợp với mác thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơnmác thiết kế và không có mẫu nào trong tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiếtkế.

5.3.8. Chỉtrong trường hợp có sự nghi ngờ về chất lượng, theo yêu cầu của cơ quan có thẩmquyền cần phải kiểm tra chất lượng bê tông trực tiếp trên các công trình thìmới khoan lấy mẫu tại hiện trường hoặc dùng phương pháp kiểm tra không phá huỷ(dùng sóng siêu âm, dùng chất đồng vị phóng xạ) để kiểm tra cường độ bê tông(tính đồng đều, những lỗ hổng, khe nứt v.v...)

5.3.9. Nếucác kết quả thí nghiệm xác minh là bê tông không đạt yêu cầu thì việc quyếtđịnh khả năng sử dụng và biện pháp xử lý kết cấu đã thi công phải có sự thamgia của cơ quan thiết kế và cấp có thẩm quyền.

5.3.10. Kết quả kiểm tra chất lượng công tác bê tôngvà bê tông cốt thép phải ghi thành văn bản (như biên bản, nhật ký thi công, lýlịch khối đổ) theo mẫu đã quy định ở công trường. Nhật ký phải đánh số trang vàcó đóng dấu giáp lai.

5.3.11.Nghiệm thu tại chỗ công tác đổ kết cấu bê tông và bê tông cốt thép phải theoqui định sau:

a. Nghiệmthu công tác và các bộ phận kết cấu bằng bê tông và bê tông cốt thép không đượctiến hành trước khi bê tông đạt cường độ thiết kế và phải tiến hành trước lúctrát mặt bê tông (nếu có);

b. Trong khinghiệm thu công tác đã hoàn thành, phải tiến hành bằng cách xem xét lại thựcđịa, đo đạc, kiểm tra; Khi cần phải thí nghiệm để xác minh;

c. Chất lượngvật liệu xây dựng, bán thành phẩm, kết cấu đúc sẵn: phải có lý lịch và chứng từcủa nơi sản xuất xác minh, trước khi đưa vào sử dụng phải lấy mẫu thí nghiệmlại tại các phòng thí nghiệm được công nhận.

5.3.12.Nghiệm thu công trình phải có các văn bản sau:

a. Các bảnvẽ hoàn công hạng mục, kết cấu công trình bê tông và BTCT do đơn vị thi cônglập, có xác nhận của chủ đầu tư;

b. Các vănbản cho phép thay đổi các phần trong thiết kế;

c. Các sổnhật ký thi công;

d. Các sốliệu thí nghiệm kiểm tra các mẫu bê tông (kèm theo biên bản lấy mẫu thí nghiệmcó chữ ký của chủ đầu tư, đơn vị thi công v.v...);

e. Các biênbản nghiệm thu các lưới và khung cốt thép hàn;

f. Các biênbản nghiệm thu trung gian của các kết cấu (các khối đổ bê tông);

g. Các biênbản nghiệm thu nền và móng;

h. Các biênbản nghiệm thu các khối trước khi đổ bê tông;

i. Các sơ đồbiện pháp đổ bê tông đã được sử dụng để thi công các vòm có nhịp lớn hơn 20 m,kết cấu cầu đường, các bộ phận công trình thuỷ lợi và các công trình đặc biệtkhác.

5.3.13.Những việc và bộ phận kết cấu dưới đây cần có nghiệm thu trung gian:

a. Khối vàbộ phận công trình có đặt cốp pha và cốt thép trước lúc bắt đầu đổ hỗn hợp bêtông;

b. Các bộphận kết cấu và các bộ phận sẽ lấp kín (móng, tấm lót chống thấm, cốt thép) vàcác phần đặt sẵn trước lúc đổ hỗn hợp bê tông. Các mối nối của các kết cấu nửađúc sẵn trước khi chèn hỗn hợp bê tông thành liền khối;

c. Các kếtcấu lẻ đã hoàn thành và các bộ phận công trình theo từng giai đoạn hoàn thành.

5.3.14.Nghiệm thu trung gian cần có biên bản sau:

a. Biên bảnchuẩn bị xong các khối để đổ hỗn hợp bê tông;

b. Biên bảnnghiệm thu các công tác khuất;

c. Biên bảnnghiệm thu các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và các bộ phận công trình đãthi công xong.

5.3.15. Đểnghiệm thu khối đổ bê tông hoặc bộ phận công trình đã chuẩn bị xong phải kiểmtra:

a. Chất lượngcông tác chuẩn bị nền;

b. Chất lượngcông tác dựng lắp cốp pha, cốt thép và các bộ phận đặt sẵn theo thiết kế;

c. Chất lượngcông tác làm sạch cốp pha, cốt thép và chất lượng xử lý các mặt bê tông;

d. Độ chínhxác của vị trí và kích thước các phần bê tông cần chừa lại cho các thiết bị đặtsẵn và các thép néo cũng như các lỗ, các rãnh;

e. Chất lượngcông tác thi công phần chống thấm của các khe nối biến dạng;

f. Độ chínhxác của vị trí đã đặt các dụng cụ đo lường.

5.3.16.Trong khi nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đã hoàn thành, cầnphải kiểm tra xác định:

a. Chất lượngbê tông theo cường độ, độ chống thấm và các chỉ tiêu khác (trong những trườnghợp cần thiết);

b. Chất lượngbề mặt bê tông;

c. Các lỗ vàcác rãnh cần chừa lại theo thiết kế;

d. Số lượngvà độ chính xác các vị trí các bộ phận đặt sẵn theo thiết kế;

e. Số lượngvà chất lượng của các khe nối biến dạng;

f. Hình dángbề ngoài và các kích thước hình học của mỗi khối theo thiết kế;

g. Vị trícủa công trình trên bình đồ và các cao độ của nó. Nếu kết quả thí nghiệm mẫu bêtông không đạt yêu cầu, đơn vị nghiệm thu có thể căn cứ vào kết quả thí nghiệmtại hiện trường để quyết định việc bàn giao; Khi cần thiết phải khoan lấy nõnđể tiến hành thí nghiệm cường độ bê tông.

5.3.17. Saisố cho phép về kích thước, vị trí của kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đổtại chỗ không quá các trị số ở bảng 5.3.

Bảng 5.3.Sai số cho phép về kích thước và vị trí của kết cấu BT và BTCT

TT

Tên sai số

Trị số cho phép
(mm)

1

Độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc với chiều nghiêng thiết kế, tính cho toàn bộ chiều cao kết cấu:

a) Đối với móng:

b) Đối với tường đổ trong khuôn cố định và cột đỡ sàn đổ tại chỗ:

c) Đối với cột khung nhà nối liền với nhau bằng dầm cầu trục hoặc dầm liên kết:

d) Đối với công trình thi công bằng cốp pha trượt:

e) Đối với nhà thi công bằng cốp pha trượt:

 

 

20

15

10

1/500 chiều cao công trình nhưng không quá 100 mm

1/1000 chiều cao nhưng không quá 50 mm

2

Độ chênh lệch của mặt so với mặt phẳng ngang:

- Tính cho 1m mặt phẳng về bất cứ hướng nào:

- Cho toàn bộ công trình:

5

20

3

Sai số cục bộ của mặt trên cùng của bê tông so với thiết kế khi kiểm tra bằng thước dài 2m áp sát vào mặt bê tông:

8

4

Sai số theo chiều dài hoặc nhịp của các bộ phận:

± 20

5

Sai số về kích thước của tiết diện ngang của các bộ phận:

+ 8

6

Sai số về kích thước của các rãnh, các hầm để thiết bị:

a) Vị trí:

b) Khoảng cách giữa các tim:

c) Kích thước theo chiều ngang:

± 10

+ 15

+ 10

7

Sai số trong công tác đặt các bu lông néo:

a) Trên bình đồ trong phạm vi trụ:

b) Trên bình đồ ngoài phạm vi trụ:

c) Theo chiều cao:

5

10

+ 20

8

Sai số về cao trình của các mặt và các vật đặt sẵn làm điểm tựa cho cốt thép hoặc bê tông cốt thép lắp ghép và các bộ phận lắp ghép khác:

 

± 5

9

Sai số khi chia các trục của nền, móng và các điểm tựa khác dưới kết cấu thép có những đầu không cắt:

1,1 VL (L là trị số nhịp hoặc bước của kết cấu)

Phụlục A - thi công bê tông trong mùa mưa (bắt buộc áp dụng)

A.1. Khi thicông bê tông trong mùa mưa phải tăng cường các biện pháp, tiêu thoát nước, bảohộ lao động, làm tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo thi công an toàn.

A.2. Thicông trong mùa mưa phải làm tốt những công tác sau:

a. Bãi đểvật liệu sỏi (đá), cát phải có biện pháp tiêu nước;

b. Công cụvận chuyển và tuyến đường vận chuyển phải có biện pháp che mưa, phòng chốngtrơn lầy. Nên vận chuyển bê tông bằng xe chyên dụng có thùng kín hoặc nếu bằngcác phương tiện khác phải được che đậy cẩn thận không để nước mưa lọt vào ảnh hưởngđến chất lượng của bê tông;

c. Đổ bêtông ở những vùng nhiều mưa, trên công trình nên làm giàn che mưa;

d. Thường xuyênnghe dự báo thời tiết và linh hoạt xử lý để tránh đổ bê tông trong thời gian mưalớn;

e. Tăng cườngcông tác thí nghiệm độ ẩm của cốt liệu (cát, đá) để kịp thời điều chỉnh lượng nước,bảo đảm tỉ lệ nước - xi măng đã qui định trong thành phần hỗn hợp bê tông.

A.3. Tiếnhành đổ bê tông trong thời gian mưa nhỏ mà không có dàn che mưa phải áp dụngcác biện pháp sau:

a. Giảm bớtlượng nước khi trộn hỗn hợp bê tông (do phòng thí nghiệm công trường qui định);

b. Tăng côngtác tiêu nước đọng trong khoảnh đổ;

c. Trên mặtbê tông mới đổ phải kịp thời dùng tải, vải bạt để che phủ;

d. Ngăn nướcxung quanh không cho chảy vào khoảnh đổ.

A.4. những nơi khoảnh đổ không có giàn che mưa trong quá trình đổ hỗn hợp bê tôngnếu gặp mưa lớn phải lập tức ngừng đổ, đồng thời che đậy kín mặt bê tông. Saukhi mưa phải tiêu hết nước đọng trong khoảnh đổ và xử lý lớp bê tông trên mặt,nơi bị xói nghiêm trọng phải bỏ đi. Nếu thời gian tạm ngừng vượt quá thời gianngừng cho phép phải xử lý như xử lý khe thi công.

Phụ lục B -Thi công bê tông trong mùa nóng khô (bắt buộc áp dụng)

B.1. Để hạnchế thấp nhất hiện tượng nứt nẻ trong bê tông khi thi công bê tông trong mùanóng khô (nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 25oC và độ ẩm tương đối củakhông khí nhỏ hơn 60%), tỷ lệ nước trên xi măng (N:X) trong bê tông phải đượckhống chế quy định ở bảng B.1:

Bảng B.1: Tỷlệ N/X lớn nhất trong bê tông (đối với kết cấu không phải là khối lớn)

Điều kiện làm việc của kết cấu

Tỷ lệ N/X lớn nhất

1. Kết cấu làm việc trên mặt đất:

0,65

 

2. Kết cấu làm việc dưới đất và dưới nước:

- Không chịu áp lực nước:

- Chịu áp lực nước:

 

0,65

0,60

 

B.2. Đối vớikết cấu bê tông khối lớn, khi thi công trong mùa nóng khô phải theo Điều 4.6.

B.3. Khi thicông bê tông trong mùa nóng khô nên sử dụng loại xi măng ít toả nhiệt (xi măngcó nhiệt lượng phát ra do thuỷ hoá xác định theo phương pháp "técmốt" sau 3 ngày không lớn hơn 45 á 50 cal/g và sau 7 ngày không lớn hơn 50á 60 cal/g).

B.4. Phảitrộn hỗn hợp bê tông bằng máy và nên dùng phụ gia hoá dẻo để kéo dài thời gianninh kết ban đầu cho bê tông.

B.5. Nhiệtđộ ban đầu của hỗn hợp bê tông càng thấp càng tốt. Không được phơi cốt liệu dướiánh nắng mặt trời, trước khi sử dụng phải tưới bằng nước mát, đồng thời cũngphải dùng nước mát để trộn bê tông (nên dùng nước giếng nếu nước này đủ tiêuchuẩn).

B.6. Phảivận chuyển hỗn hợp bê tông trong các thùng kín, không rò rỉ, có nắp đậy đểtránh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, nên dùng thùng mầu trắng tránh hấp thụnhiệt trong trường hợp phải vận chuyển xa. Khi tính tỷ lệ nước/xi măng phảitính đến cả lượng nước bốc hơi trong khi vận chuyển hỗn hợp bê tông.

B.7. Nêntránh đổ bê tông vào các giờ nắng gắt nhất trong ngày. Tốt nhất nên bắt đầu đổbê tông vào lúc xế chiều.

B.8. Bảo dưỡngbê tông trong mùa nắng khô phải được đặc biệt chú ý, phải theo Điều 4.8 và nêntheo các bước sau:

a. Mặt ngoàicủa bê tông phải được che phủ chống tia bức xạ của mặt trời và được giữ ẩm liêntục ngay sau khi đổ xong;

b. Trong 3ngày đầu (tính từ sau khi đổ xong) phải liên tục tưới nước để giữ ẩm, không đểmặt bê tông và vật che phủ bị khô rồi mới tưới lại, làm cho bê tông dễ bị nứtnẻ.

B.9. Đối vớinhững kết cấu có chiều dài lớn (bê tông áo kênh, lát mái v.v... ) cũng như khikhông có khả năng thực hiện bảo dưỡng bê tông như đã nêu ở các mục trên thì cóthể dùng các dung dịch bảo dưỡng bê tông tạo thành màng phun lên bề mặt bê tôngmới đổ.

B.10. Saukhi bỏ lớp che phủ ra vẫn nên giữ ẩm tối thiểu bề mặt bê tông là 10 ngày.

Nếu các vùngcó gió nóng khô mạnh thì cần lưu ý tăng số lần tưới để bề mặt bê tông luôn ẩm,hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nứt nẻ có thể xảy ra cho bê tông.

B.11. Kiểmtra và nghiệm thu công tác thi công bê tông và chất lượng bê tông trong mùanóng khô phải theo Điều 5.3.

Phụ lục C -Qui định thành phần cấp phối bê tông mác Ê 10 (tham khảo)

Bảng C.1:Bảng tính sẵn thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông nặng mác 10

Cốt liệu và quy cách

Mác xi măng

Xi măng (kg)

Cát

(kg)

Đá sỏi (kg)

Nước

(lít)

Cốt liệu nhỏ Mđl = 2,1 - 3,5

Cốt liệu lớn cỡ hạt Dmax = 10mm

PC30

PCB30

 

265

 

615

 

1260

 

195

Cốt liệu nhỏ Mđl = 2,1 - 3,5

Cốt liệu lớn cỡ hạt Dmax = 20mm

PC30

PCB30

 

245

 

665

 

1190

 

185

Cốt liệu nhỏ Mđl = 2,1 - 3,5

Cốt liệu lớn cỡ hạt Dmax = 40mm

PC30

PCB30

 

224

 

680

 

1240

 

180

Cốt liệu nhỏ Mđl = 2,1 - 3,5

Cốt liệu lớn cỡ hạt Dmax = 70mm

PC30

PCB30

 

219

 

725

 

1270

 

170

Ghi chú:

Đây làbảng tính sẵn cho 1m3 bê tông M10 dùng để lập dự toán, sản xuất vàthi công công trình. Số liệu trong bảng chưa tính đến hao hụt trong quá trìnhvận chuyển, bảo quản và thi công trên hiện trường.

Hỗn hợpbê tông nhận được có độ sụt 3 - 4 cm trên cơ sở vật liệu:

a. Cốtliệu nhỏ theo 14 TCN 68-2002 "Cát dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹthuật";

b .Cốtliệu lớn theo 14 TCN 70-2002 "Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho bê tông thuỷcông - Yêu cầu kỹ thuật";

c .Ximăng theo 14 TCN 66-2002 "Xi măng dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹthuật".

d. Nướctheo 14 TCN 72-2002 "Nước dùng cho bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹthuật";

Thànhphần bê tông trong bảng được tính với xi măng PC30, PCB30.

Đối vớibê tông mác lớn hơn 10, bê tông có các yêu cầu đặc biệt (chống thấm, chống ănmòn v.v… ) thì không dùng các bảng tính sẵn mà chọn thành phần vật liệu trên cơsở các thí nghiệm cụ thể để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế.

Phụ lục D- Quy định về thi công bê tông độn đá hộc (bắt buộc áp dụng)

D.1. Nhữngkết cấu bê tông khối lớn và kết cấu bê tông ít cốt thép mà trong văn bản thiếtkế có quy định độn đá hộc hoặc đơn vị thi công kiến nghị và được chấp thuận thìđược độn đá hộc để tiết kiệm xi măng, hạ thấp nhiệt độ bên trong khối bê tông.Phương pháp thi công và trình tự thi công phải đảm bảo cho bê tông và đá hộcliên kết chặt chẽ và bê tông cũng được lèn chặt. Không cho phép nâng cao mứcđộn đá hộc mà làm giảm chất lượng của bê tông.

D.2. Đườngkính của đá hộc, quyết định theo điều kiện vận chuyển cụ thể và khả năng củamáy đầm. Nói chung thích hợp nhất vào khoảng 30 - 40 cm, cụ thể theo Điều4.6.5.

D.3. Đá dùngđể độn, không được sử dụng loại đá dòn, bị phong hoá, hà ăn, có khe nứt, đá đãbị mài nhẵn; cường độ của đá không được thấp hơn cường độ của cốt liệu lớn củabê tông.

D.4. Đá phảidự trữ đầy đủ, sạch; trước khi đặt vào khoảnh đổ phải được tưới ướt.

D.5. Đá hộcphải đặt đều đặn trên lớp bê tông mới đổ không được ném, không đặt trên lớp bêtông đã bắt đầu đông kết. Khoảng cách theo chiều ngang và chiều đứng của cácviên đá không được ảnh hưởng tới việc đầm chấn động bê tông, tốt nhất là khôngnên nhỏ hơn 20 cm và không nhỏ hơn 2,5 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu.Khoảng cách giữa đá hộc và ván khuôn với tường của khối bê tông đã đổ trước,với mặt nền móng và mặt ngoài của kết cấu đang đổ không được nhỏ hơn 30 cm. Đáhộc không được đặt sát vào cốt thép và các chi tiết đặt sẵn. Bê tông ở đoạncách mặt nền dưới 1m, cách mặt tiếp xúc với nước dưới 2m, và nằm trong khu vựcchịu kéo thì không được độn đá hộc.

D.6. Nếu độnđá hộc bằng cách đổ một lớp hỗn hợp bê tông, trên đặt một lớp đá hộc và dùngđầm chấn động loại mạnh để nhận chìm đá hộc vào trong hỗn hợp bê tông, thì khithi công phải có thiết bị đầm thích ứng và căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật củathiết kế và điều kiện thực tế mà áp dụng, đồng thời theo quy định sau:

a. Đườngkính của đá hộc 20 - 40 cm, chất lượng phù hợp với quy định ở các Điều D.3,D.4, D.5;

b. Khi thicông, trước hết đổ một lớp hỗn hợp bê tông ngay sau đó rải một lớp đá hộc có đườngkính 20 - 40 cm (đá hộc này không chọn theo cấp phối). Chiều dày của mỗi lớphỗn hợp bê tông và đá hộc phải thông qua thí nghiệm ở hiện trường mà quyếtđịnh;

c. Sau khirải xong đá hộc, dùng loại đầm chấn động mạnh để đầm, làm cho đá hộc lún chìmtrong lớp hỗn hợp bê tông mới đổ.

D.7. Nếu ápdụng trình tự đổ một lớp hỗn hợp bê tông, đặt đá hộc lên trên và tiến hành đầmchấn động nhưng không có máy đầm loại mạnh thì đường kính lớn nhất của cốt liệulớn của hỗn hợp bê tông không được vượt quá 8 cm. Công tác đầm phải tiến hànhcẩn thận.

D.8. Nếudùng loại máy đầm dùi có tần số cao, hoặc dùng máy đầm loại mạnh, và qua thínghiệm tại hiện trường, chứng minh rằng việc rút ngắn khoảng cách giữa các đáhộc không gây ảnh hưởng tới chất lượng của bê tông thì có thể rút ngắn đượckhoảng cách giữa các đá hộc.

D.9. Nên thicông độn đá hộc theo trình tự sau:

a. Đổ mộtlớp hỗn hợp bê tông và đầm chấn động;

b. Đặt đáhộc;

c. Đổ lớphỗn hợp bê tông phủ lên trên sao cho lấp kín các khe, đặc biệt là các khe thẳngđứng giữa các hòn đá hộc;

d. Dùng đầmchấn động đầm lớp bê tông ở trên;

e. Sau đólại tiếp tục đặt đá hộc và trình tự thi công trở lại như điểm c của Điều D.9v.v...

D.10. Để cảithiện điều kiện độn đá hộc và nâng cao chất lượng bê tông, hỗn hợp bê tông cầncó tính dễ đổ, độ sụt có thể nâng cao hơn, có thể trộn thêm chất phụ gia hoádẻo và phụ gia tạo bọt, quyết định trên cơ sở tính toán kinh tế kỹ thuật.

D.11. Khitiến hành đổ bê tông, độn đá hộc trong mùa hè cần căn cứ vào nhiệt độ khống chếcủa bê tông để có biện pháp giảm nhiệt độ của đá hộc một cách thích ứng. Nênche đậy hoặc tưới nước cho đá hộc, bảo đảm đá hộc có nhiệt độ gần bằng nhiệt độcủa hỗn hợp bê tông ngay sau khi ra khỏi máy trộn.

 Phụlục E - Quy định về việc đổ bê tông dưới nước (bắt buộc áp dụng)

E.1. Đổ bêtông dưới nước, phải theo quy định của thiết kế, đồng thời bảo đảm các yêu cầusau:

a. Hỗn hợpbê tông phải có đủ tính lưu động, tính kết dính (tính ổn định chống phân cỡ);

b. Bảo đảmsự khít chặt của cốp pha (hay các bộ phận ngăn nước khác) để cho hỗn hợp bêtông không bị trôi đi do tác động của dòng nước;

c. Phải đổliên tục hỗn hợp bê tông, đồng thời rút ngắn thời gian thao tác. Trong một khốikết cấu, bê tông phải đổ theo một phương pháp như nhau, trong quá trình đổ phảikiểm tra đảm bảo chất lượng và chiều cao khối đổ.

E.2. Phươngpháp đổ bê tông dưới nước chỉ nên áp dụng ở những công trình thứ yếu, phụ. Tuỳtừng trường hợp áp dụng các phương pháp sau:

a. Phươngpháp ống dẫn;

b. Phươngpháp đẩy vữa lên;

c. Phươngpháp đầm nện;

d. Phươngpháp xếp bao;

e. Phươngpháp dùng thùng chuyên chở.

E.3. Phươngpháp ống dẫn: áp dụng khi chiều sâu của nước từ 1,5 - 50m, công trình bê tôngđòi hỏi độ bền cao và tính liền khối.

E.3.1.   ng để đổ hỗn hợp bê tông theo phương pháp ốngdẫn nên làm bằng kim loại, kín, không có khe hở, có đường kính 20 - 40 cm. Đườngống chính được ghép bằng những đoạn ống có chiều dài 1 - 3 m và khi ghép phảibảo đảm thật kín nước. Có thể dùng những đoạn ống ngắn nối lại, nhưng mặt bêntrong của ống phải nhẵn. ở đáy ống có nắp có thể đóng mở bằng kết cấu tự động.

Số lượng vàvị trí đặt ống phải căn cứ vào phạm vi đổ và bán kính tác dụng của ống. Nóichung bán kính tác dụng của ống không quá 6m.

E.3.2.   Bê tông đổ theo phương pháp ống dẫn phải đápứng các yêu cầu sau:

a. Cốt liệulớn nên dùng sỏi, hoặc sỏi có pha 20 - 30% đá dăm (tính theo % trọng lượng) vàcần có phụ gia hoá dẻo;

b. Kích thướclớn nhất của cốt liệu không được vượt quá 1/4 đường kính của ống, thường khônglớn quá 6 cm;

c. Độ sụtcủa hỗn hợp bê tông bằng: 6 - 12 cm khi đổ có chấn động; 16 - 20 cm khi đổkhông chấn động. Khi bắt đầu đổ, độ sụt bé hơn một ít và lúc công tác đổ gầnkết thúc có thể tăng độ sụt để cho hỗn hợp bê tông chảy ra và tự san bằng;

d. Khi thiếtkế thành phần của hỗn hợp bê tông, cường độ bê tông phải lấy cao hơn 20 á 25%so với cường độ dự kiến trong thiết kế.

E.3.3.   Trong quá trình đổ, ống dẫn phải thường xuyênchứa đầy hỗn hợp bê tông, được nâng cao dần lên theo chiều cao đã đổ nhưng phảibảo đảm luôn luôn ngập trong khối bê tông (không ít hơn 0,8m khi chiều sâu đổbê tông dưới 10m và không ít hơn 1,5m khi chiều sâu đổ bê tông dưới 20m) để hỗnhợp bê tông ở trong ống đi ra không tiếp xúc trực tiếp với nước.

ng dẫn chỉ được nâng lên, hạ xuống, không dichuyển ngang.
Đáy ống khi bắt đầu đổ phải đặt gần sát mặt nền (khoảng 5-10cm) và nên đặt ởchỗ trũng.

E.3.4.   Tốc độ chuyển động của hỗn hợp bê tông trongống phải phù hợp với khả năng cung cấp hỗn hợp bê tông, bảo đảm trong ống luônđầy đến miệng phễu. Tốc độ lớn nhất không được vượt quá 12 cm/s (giảm tốc độbằng cách cắm sâu ống vào trong khối đổ).

E.3.5.   Độ dốc của mặt hỗn hợp bê tông mới đổ (từ ốngđến cốp pha) không vượt
quá 1:5 (giảm độ dốc bằng cách tăng tốc độ đổ và nâng cao độ sụt của hỗn hợp bêtông).

E.3.6.   Nếu cung cấp hỗn hợp bê tông bị gián đoạn, cầncho ống bị rỗng. Khi thời gian gián đoạn dài, chỉ được đổ lại khi:

a. Cường độcủa khối đổ bê tông đổ dưới nước đạt đến 2,5 MPa (25 kG/cm2);

b. Sau khiđã lấy lớp hỗn hợp bê tông yếu ở trên mặt (có chiều dày 10 - 15cm);

c. Có biệnpháp bảo đảm sự liên kết chặt chẽ giữa bê tông mới đổ và bê tông đã đông cứng(như các móc neo).

E.4. Phươngpháp đẩy vữa lên: áp dụng khi không thể dùng phương pháp ống dẫn (do kỹ thuật,hoặc không có hiệu ích kinh tế) để sửa chữa các công trình trong điều kiện chậthẹp, khi đổ bê tông những công trình có khối lượng nhỏ, cốt thép bố trí dày đặcvà những công trình gồm các phần xây bằng đá; Phương pháp này áp dụng khi chiềusâu của nước không vượt quá 20m. Trường hợp dùng vữa xi măng không cát hoặcloại vữa gồm phụ gia dạng bột thì có thể áp dụng cho chiều sâu đổ bê tông từ 20- 50m.

Phương phápđẩy vữa lên được tiến hành như sau: Trong khối đá đổ hoặc khối đá dăm đặt mộtống có đường kính 37 - 100 mm, qua ống đó nén vữa xi măng cát, vữa xi măngkhông cát hoặc vữa xi măng với phụ gia dạng bọt vào các khối cốt liệu đó. Vữadâng từ dưới lên, đẩy nước ra khỏi các khe hở của khối cốt liệu và thành mộtkhối liên kết. Trong qúa trình đổ, nâng ống dần lên nhưng luôn luôn ngập sâutrong vữa không ít hơn 0,8 m. Bán kính tác dụng của ống xác định bằng thựcnghiệm. Trong thực tế bán kính đó có thể lấy không vượt quá 3m khi nén vữa vàođá đổ và không vượt quá 2m khi nén vữa vào đá dăm.

E.5. Phươngpháp đầm nện: áp dụng khi chiều sâu của nước nhỏ hơn 1,5m, ở các kết cấu mà caotrình đỉnh của khối đổ nằm trên mực nước.

Đổ bê tôngbằng phương pháp đầm nện phải theo quy định sau:

a. Độ sụtcủa hỗn hợp bê tông vào khoảng 5 - 7 cm. Mái của khối đổ được đầm nện tạo thànhmột góc 35 - 45o so với mặt phẳng nằm ngang;

b. Khối bêtông đổ đầu tiên phải bắt đầu từ mé bờ hoặc góc của khối cần đổ; nên dùng ốnghoặc các thùng đặc biệt (thùng chuyên chở) để đổ và làm cho đống hỗn hợp bêtông cao hơn mặt nước khoảng 30 cm trở lên;

c. Các phầnhỗn hợp bê tông tiếp tục được đầm nện vào đống bê tông đã đổ trước phải tiếnhành đều đặn theo một trình tự nhất định, không phá hoại quá trình đông cứng củabê tông đã đổ trước và cách mép nước ít nhất 20 - 30 cm;

d. Phải cóbiện pháp chống xói lở do nước và các tác dụng cơ học khác cho bề mặt của khốibê tông nằm trên nước.

E.6. Phươngpháp xếp bao: áp dụng ở những bộ phận phụ, không quan trọng; Thường áp dụng làmvật lấp kín khe hở giữa cốp pha và nền, thay cho cốp pha để đổ bê tông ở độ sâumực nước dưới 2m, làm vật chắn nước tạm thời các hang hốc và các chỗ bị hưhỏng.

Đổ bê tôngtheo phương pháp xếp bao phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Bao bì đểchứa hỗn hợp bê tông nên dùng loại bao bì có sợi chắc (bao tải) có dung tíchkhoảng 10 - 20 lít;

b. Hỗn hợpbê tông được chứa trong bao nên có thể tích bằng 2/3 thể tích của bao để chobao bê tông có thể biến dạng một cách thích ứng khi xếp, bảo đảm độ khít chặt giữacác bao;

c. Độ sụtcủa hỗn hợp bê tông chứa trong bao tốt nhất là 2 - 5 cm, kích thước của cốtliệu không lớn hơn 10mm. Không được dùng bê tông trộn khô ở trong bao;

d. Bao bêtông phải xếp so le nhau.

E.7. Phươngpháp dùng thùng chuyên chở (các thùng mở được, chuyên chứa hỗn hợp bê tông, cácgàu ngoạm): có thể dùng đối với mác bê tông nhỏ hơn 20 để đưa hỗn hợp bê tôngđến nơi đổ và trút qua đáy thùng mở ra hoặc có cánh cửa mở. Thường dùng loạithùng chuyên chở dung tích từ 0,2 - 0,3m3, đậy kín ở trên và có thểbịt kín xung quanh các kẽ hở của nắp đáy, ngăn không cho hỗn hợp bê tông rơi ratự do qua một lớp nước. Phương pháp này có thể áp dụng với chiều sâu của nướcbất kỳ, đổ hỗn hợp bê tông ở những mặt nền mấp mô nhiều.

E.8. Caotrình của khối đổ phải cao hơn cao trình thiết kế khoảng 10 - 20 cm để sau khiđục lớp bê tông yếu trên mặt đi thì cao trình mặt bê tông bảo đảm đúng caotrình thiết kế.  a) b)

Hình E.1: Sơđồ đổ bê tông dưới nước

a) Phươngpháp ống dẫn; b) Phương pháp đẩy vữa lên

1. ngdi chuyển theo chiều thẳng đứng; 2. Cốp pha hoặc đê quai ngăn nước;

3. Vữa bêtông đổ xuống; 4. ống cung cấp vữa; 5. Khối đá đổ;

6. ngbảo vệ; 7. Khối đá đổ đã được vữa lấp kín các kẽ hở.

Hình E.2: Sơđồ đổ bê tông dưới nước bằng phương pháp đầm nện

 Phụlục F - Quy định thi công bê tông bằng phương pháp nén vữa (bắt buộc áp dụng)

F.1. Thicông bê tông bằng phương pháp nén vữa là dùng cốt liệu lớn, sạch đổ và lèn chặtvào trong khoảnh đổ sau đó nén vữa vào các khe hở của cốt liệu, vữa và cốt liệulớn đông kết thành bê tông. Phương pháp nén vữa bê tông áp dụng thích hợp vớicác công trình sau:

a. Bộ phậncông trình có bố trí cốt thép dày đặc, hoặc có đặt sẵn các cấu kiện phức tạp,công trình thi công dưới nước và những công trình khác khó đổ, khó đầm (như thicông đường hầm);

b. Tu sửa,gia cố kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

F.2. Thicông bằng phương pháp nén vữa, phải căn cứ vào quy định trong văn bản thiết kếvà quy trình thi công mà tiến hành, không được tuỳ ý thay đổi, chỉ thay đổi khicó tài liệu thí nghiệm và luận chứng rõ ràng và được thiết kế và cơ quan cóthẩm quyền đồng ý.

F.3. Cốppha: ngoài quy định ở Điều 3.1, còn phải tiến hành thiết kế kết cấu cốp pha,tránh hiện tượng biến dạng và sự cố trong quá trình nén vữa. Cốp pha phải kín,không được chảy vữa. Đỉnh của cốp pha nên chừa lỗ để khi nén vữa, không khí vàhơi nước trong cốt liệu theo lỗ đó thoát ra ngoài.

F.4. Cốtliệu lớn nên dùng cấp phối gián đoạn. Chất lượng cốt liệu lớn phải phù hợp vớitiêu chuẩn của bê tông thông thường, kích thước nhỏ nhất của cốt liệu lớn khôngnên dưới 2-3 cm), nên dùng cốt liệu có đường kính lớn, nhưng phải phù hợp vớiyêu cầu để giảm bớt kẽ hở trong cốt liệu lớn. Trước khi sử dụng cốt liệu lớnphải rửa sạch, sàng bỏ những hạt nhỏ và tạp chất. Cốt liệu lớn phải đảm bảo cócấp phối phù hợp với thiết kế. Nếu điều kiện thiết bị cho phép thì sau khi đổxong cốt liệu dùng máy đầm để lèn chặt giảm bớt kẽ hở, tiết kiệm xi măng. Khiđầm không được làm cốt liệu lớn bị nát vụn, nói chung mức kẽ hở khoảng 30 -40%.

F.5. Nêndùng loại cát nhỏ, nếu cát có đường kính vượt quá 2,5mm thì cần phải sàng lạiđể loại bỏ, mô đun độ lớn tốt nhất vào khoảng 1,2 - 2,4. Chất lượng của cát phùhợp với các yêu cầu về bê tông thông thường.

F.6. Vữadùng để nén vào các kẽ hở của cốt liệu phải có tính lưu động tốt và không bịphân cỡ nhằm bảo đảm vữa vẫn có thể được nén vào các kẽ hở của cốt liệu dướimột áp lực nhỏ. Nên trộn vào trong vữa những vật liệu hỗn hợp hoạt tính (bộttro bay, xỉ v.v...) và các chất phụ gia khác (chất tạo bọt, chất hoá dẻo).

F.7. Để chovữa có thể tích tăng lên thêm một ít trước thời kỳ đông kết ban đầu, nhằm giảmbớt độ co ngót của vữa, có thể trộn thêm một lượng bột nhôm thích hợp. Bột nhômnên trộn đều với vật liệu hỗn hợp (lượng bột nhôm vào khoảng 0,4 đến 1 phần vạncủa tổng trọng lượng xi măng và hỗn hợp vật liệu).

F.8. Khithiết kế tỉ lệ pha trộn các thành phần của bê tông theo phương pháp nén vữa,nên căn cứ vào quan hệ giữa cường độ của bê tông nén vữa và cường độ của vữa.Trước hết nên dùng phương pháp thí nghiệm để tìm quan hệ giữa cường độ bê tôngnén vữa và cường độ của vữa, rồi căn cứ vào cường độ của vữa để xác định tỉ lệpha trộn.

F.9. Khi vậnchuyển vữa có thể dùng loại bơm pít tông hoặc bơm có màng rung động, đối vớikhối lượng công trình tương đối lớn có thể dùng máy bơm bê tông. Để tránh cốtliệu lớn và tạp chất lẫn vào trong vữa, trước khi vào máy bơm vữa nên cho vữađi qua sàng có kích thước lỗ 5 ´ 5mm.

F.10. Nêndùng máy để trộn vữa, lượng vữa phải thích ứng với phương tiện chuyển vữa vàotrong kẽ cốt liệu. Nếu thiếu máy trộn vữa, có thể dùng máy trộn bê tông.

F.11. Đườngống chuyển vữa phải có đầu nối dễ tháo lắp và dễ rửa. Khi bố trí đường ống,cầnkhông gây ra những hiện tượng cản trở, làm tắc ống trong suốt quá trình chuyểnvữa. Cần phải theo các quy định sau:

a. Chiều dàiống dẫn nên bố trí ngắn nhất;

b. Đường ốngcó độ cong ít nhất, không có những chỗ gãy gấp;

c. Góc giaonhau giữa ống nhánh và ống chính không được nhỏ hơn 60o. Chiều dàicủa ống nhánh tốt nhất là bằng nhau để tránh hiện tượng lượng vữa đi ra khôngđều do lực cản của các đường ống không đều.

F.12. Hìnhthức bố trí đường ống nén vữa: căn cứ vào hình dạng và mặt cắt lớn hay nhỏ củakết cấu mà xác định. Đường ống có thể đặt nằm ngang, xuyên qua mặt bên của cốppha, hoặc đặt đứng. Khi đặt đứng, đường ống nên cách cốp pha ít nhất là 0,5m đểtránh gây áp lực lớn đối với cốp pha. Đường ống nên đặt đồng thời cùng với việcđổ cốt liệu. Vị trí và khoảng cách của đường ống phải xác định theo thí nghiệmvà tuỳ theo phạm vi đổ, bán kính của ống, độ lưu động của vữa, áp lực phụt vữamà xác định; Nói chung, khoảng cách của đường ống nên lấy 1,5 - 2,0 m.

F.13. Dùngphương pháp nén vữa để tu sửa hoặc gia cố những bộ phận bê tông bị hư hỏng, trướchết cần phải đục bỏ phần bê tông hư hỏng và dùng tia nước rửa sạch, sau đó mớilèn cốt liệu và phụt vữa.

F.14. Trướckhi thi công phải vận hành thử máy móc, thiết bị và tiến hành thí nghiệm ép nướcvào trong các đường ống để kiểm tra ống có bị rò chảy hay không.

F.15. Thờigian trộn vữa không được dưới 3 phút. Mẻ vữa đầu tiên nên dùng loại vữa cónhiều xi măng để làm trơn đường ống, sau đó mới nén loại vữa có thành phần nhưđã quy định.

F.16. Saukhi nén vữa xong hoặc do một nguyên nhân nào đó phải ngừng thi công thì phảidùng nước đổ vào bơm để rửa sạch đường ống và các dụng cụ không để vữa đông kếtlàm hỏng thiết bị.

F.17. Nénvữa phải bắt đầu từ dưới lên trên, không được gián đoạn. Nói chung áp lực dùngđể nén vào khoảng 0,2-0,5 MPa (2-5 kG/cm2), tốc độ nén vữa di chuyểntheo chiều cao vào khoảng 50 - 100 cm trong 1 giờ. Nếu ống dẫn vữa bố trí theohướng thẳng đứng thì ống được rút dần lên và luôn bảo đảm chiều sâu miệng ốngnằm ngập trong vữa trên 30cm.

F.18. Đểquan trắc một cách chính xác độ lên cao của vữa trong cốt liệu, khống chế tốcđộ phụt vữa, phải đặt ống quan trắc cùng với việc đổ cốt liệu lớn, trong ốngquan trắc nên có phao hoặc các biện pháp khác để biểu thị độ cao của vữa.

F.19. Saukhi bê tông đã đông kết xong, theo quy định trong văn bản thiết kế, tiến hànhkhoan lỗ kiểm tra và thí nghiệm áp nước, đồng thời lấy mẫu để thí nghiệm tínhchất cơ lí của bê tông đổ theo phương pháp nén vữa.

Phụ lục G -Quy định về đặt cấu kiện chôn sẵn (bắt buộc áp dụng)

G.1. Đặt cấukiện bằng kim loại

G.1.1. Trướckhi đặt các loại cấu kiện chôn sẵn bằng kim loại cần phải cạo sạch rỉ, dầu sơnvà các chất bẩn khác.

G.1.2. Quy cách, số lượng, vị trí và độ chôn sâu củacác loại bu lông chôn sẵn trên bệ máy phải đúng quy định của thiết kế. Sai lệchvị trí tim của bu lông không vượt quá 2 mm, chiều dài của đoạn thừa ra ngoàiphải bảo đảm đủ yêu cầu lắp ráp.

Các loại bulông chôn sẵn để gắn chân máy phải đặt thật vững chắc để bảo đảm không bị xêdịch trong quá trình đổ bê tông; có thể chừa lỗ trước trong bê tông để đặt bulông và hàn gắn lại sau. Trước khi đặt bu lông, phải đánh xờm mặt bê tông củalỗ chừa sẵn và rửa sạch, hút khô nước. Sau khi đặt xong bu lông dùng loại vữaxi măng có số hiệu cao để lèn chặt.

G.1.3. Các bộ phận kim loại của cầu thang, tay cầm,lan can phải chôn đủ chiều sâu. Trước khi sử dụng nên thí nghiệm phụ tải để bảođảm an toàn.

G.1.4. Thanh kim loại neo cố định trên nền đá, phảithoả mãn các yêu cầu sau:

a) Sai lệchvề vị trí lỗ khoan:

Đối với cốtthép của trụ, cắm trước trong nền đá: 2 cm;

Đối vớithanh thép cắm vào trong nền đá để nối liền với lưới cốt thép của tấm đáy: 5cm;

Đường kínhcủa lỗ khoan ở đáy lỗ không được nhỏ hơn d + 20 mm (d là đường kính của thanhthép cắm vào);

b. Chiều sâucủa lỗ khoan nằm trong nền đá không được nhỏ hơn chiều sâu quy định của thiếtkế, nhưng cũng không được sâu quá 10 cm.

c. Độ xiêncủa lỗ khoan so với trục tim thiết kế không được lệch quá 5% so với toàn bộchiều sâu;

d. Sau khikhoan lỗ xong phải rửa lỗ khoan sạch sẽ, khi chưa đặt thanh thép thì phải dùngnút nhét ở miệng lỗ khoan, không cho tạp chất rơi vào;

e. Để đảm bảocho thanh thép và nham thạch bám kết chặt chẽ, nên dùng loại vữa xi măng cát cósố hiệu cao và đổ vào lỗ với 1/3 chiều sâu, sau đó cắm thanh thép vào và lènvữa thêm;

f. Cao trìnhcủa đỉnh thanh thép phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế. Thanh thép nối liềnvới cốt thép của kết cấu bên trên cần phải vững chắc, có thể dùng điện để hànnối, hoặc dùng móc cong ở hai đầu thanh thép móc vào cốt thép;

g. Sau khiđặt xong thanh thép phải đợi cho vữa xi măng cát đạt tới cường độ 2,5MPa (25kG/cm2), mới được tiến hành công tác lắp ghép.

G.1.5. Móc hoặc vòng sắt gắn vào trong bê tông để phụcvụ cho việc neo, kéo, vận chuyển, đỡ v.v... thì vị trí, quy cách, số lượng,hình dáng phải phù hợp với quy định của thiết kế và đợi cho bê tông đạt đến cườngđộ thiết kế mới được sử dụng.

G.2. Đặt máymóc quan trắc

G.2.1. Các loại máy móc quan trắc bên trong công trìnhphải theo quy định chuyên môn có liên quan, dựa vào bản thuyết minh của xưởngchế tạo và các yêu cầu của thiết kế. Trong quá trình thi công phải theo các quyđịnh sau:

a. Trước khiđặt phải kiểm tra kỹ và hiệu chỉnh máy móc quan trắc, lau chùi sạch sẽ mặtngoài;

b. Máy phảiđặt theo số hiệu ghi ở bảng thiết kế; số lượng, vị trí phải đầy đủ và chínhxác;

c. Trong quátrình đổ bê tông phải bảo vệ máy móc. Sau khi đặt máy, phải kiểm tra nghiệm thuxong mới cho phép đổ bê tông;

d. Khi đổ bêtông phải chọn bỏ những cốt liệu bê tông có đường kính lớn ra khỏi vị trí xungquanh máy, đồng thời đầm chặt bê tông ở xung quanh máy theo phương pháp đầm thủcông;

e. Sau khichôn xong phải ghi chép kỹ tình hình xảy ra trong quá trình thi công và vẽ bảnvẽ hoàn công;

f. Phải bảoquản, giữ gìn cẩn thận đầu dây điện và số hiệu ghi trên máy. Đầu dây điện khôngđược đặt chìm trong nước hoặc để trần và phải thường xuyên giữ gìn sạch sẽ.

G.2.2. Khi lắp dây điện cho các máy đo bằng điện, phảitheo quy định sau:

a. Phải dùngloại dây điện bọc cao su có chất lượng tốt, sai lệch điện trở giữa các lõi dâykhông nên lớn quá;

b. Mối nốidây điện nên hàn tiếp (không được hàn đối đầu), không được dùng chất hàn cótính axít. Trước khi đặt cần phải kiểm tra dây (chất lượng của lõi dây và chấtcách điện). Sau khi nối xong phải kiểm tra màu sắc của lõi dây và dòng điệnchạy bình thường trong dây dẫn;

c. Dây điệnphải đặt theo tuyến đường đã quy định trong bản vẽ thiết kế. Trong quá trìnhthi công phải bảo vệ dây điện, ghi chép tỉ mỉ các hiện tượng đã xảy ra và vẽbản vẽ hoàn thành.

G.2.3. Công tác lắp ráp, chôn đặt lỗ chừa sẵn v.v...của các máy móc quan trắc đặt ở bên ngoài công trình phải tiến hành theo cácbản vẽ và bản thuyết minh của thiết kế.

G.3. Đặt đườngống

G.3.1. Các loại đường ống (như ống dẫn dây điện, ốngcung cấp nước, ống làm lạnh, ống phụt vữa và ống đo áp lực đặt bên trong bêtông) phải chôn đặt theo quy cách, hình thức, số lượng và vị trí đã quy địnhtrong văn kiện thiết kế.

G.3.2. Để tiết kiệm thép, cần nghiên cứu áp dụng ốngbằng bê tông, bê tông cốt thép và những vật liệu thay thế khác; nếu phải dùngống bằng kim loại, nên ưu tiên sử dụng ống gang và phải được thiết kế và cơ quancó thẩm quyền đồng ý.

G.3.3. Đường ống đem chôn đặt, phải không có lỗ châmkim hoặc tắc nghẽn. Phải cạo sạch các lớp rỉ, dầu sơn, trên mặt ống.

G.3.4. Chỗ đầu nối của các ống phải vững chắc, không đượcrò nước hay rò khí v.v... Nối ống có thể dùng vữa bao tải dây thừng tẩm nhựa đườngbao xung quanh. Các ống bằng kim loại có thể nối bằng phương pháp hàn, khi hànxỉ hàn không được làm giảm tiết diện của ống.

G.3.5. Khi ống đặt qua khe nhiệt độ, ở tại khe nhiệtđộ phải làm thêm đoạn co giãn.

G.3.6. Một nhóm đường ống đặt cùng một chỗ, để tránhnhầm lẫn, nên làm kí hiệu riêng ở miệng ống để phân biệt.

G.3.7. Sau khi đặt xong đường ống phải dùng phươngpháp áp lực nước, áp lực khí để kiểm tra sự thông suốt của đường ống, nếu cóhiện tượng tắc nghẽn, phải tiến hành xử lý.

G.3.8. Trong quá trình đổ bê tông phải bảo vệ đườngống không làm cho ống bị hỏng hay tắc nghẽn.

G.3.9. Khi đổ bê tông ở hai bên ống, nên tiến hànhsong song để đảm bảo có cùng một độ cao, tránh đổ một bên quá cao gây cho ốngchịu áp lực lớn, có thể sinh ra biến dạng hoặc xê dịch vị trí.

G.3.10. Mặtngoài của ống và bê tông phải liên kết chặt chẽ với nhau. Sau khi bê tông đạttuổi 14 ngày phải tiến hành kiểm tra: nếu phát hiện thấy sự liên kết không tốt,cần phụt vữa ở vùng tiếp giáp giữa bê tông và thành ống.

G.3.11. Phụtvữa ở phía ngoài ống thép lớn chịu áp lực cao, có thể chừa lỗ trước ở thành ốngđể sau này lắp đầu ống phụt hoặc bố trí hệ thống ống phụt vữa sẵn trong bêtông. Nếu chừa lỗ ở thành ống thì sau khi phụt vữa xong, chất lượng đạt yêu cầuthì dùng thép tấm để hàn lại, mặt chỗ hàn phải bằng phẳng. Công tác phụt vữaphải theo của quy phạm phụt vữa.

Phụ lục H -Quy định về thi công thiết bị chắn nước khe co giãn và thiết bị tiêu nước (bắtbuộc áp dụng)

H.1. Thiếtbị chắn nước, khe co giãn

H.1.1. Vị trí, kích thước, vật liệu của thiết bị chắnnước và hình thức, vị trí, kích thước, quy cách, vật liệu của khe co giãn phảiphù hợp với quy định của thiết kế. Nếu dùng vật liệu khác thay thế hoặc do mộtnguyên nhân nào đó, mà phải thay đổi, cần được sự đồng ý của thiết kế và phêchuẩn của cấp có thẩm quyền.

H.1.2. Tấm kim loại ngăn nước phải bằng phẳng; Nếu cólớp rỉ vảy sơn hoặc dầu bám vào trên mặt thì phải xử lý sạch sẽ; Nếu có nhữnglỗ nhỏ thì phải hàn kín.

H.1.3. Tấm kim loại ngăn nước phải kín không cho nướcrò qua. Khi nối tấm kim loại, căn cứ chiều dày để áp dụng phương pháp nối ngàmhay nối chồng, chiều dài mối nối chồng không được nhỏ hơn 20mm. Nối chồng, nốingàm cũng phải hàn chặt cả hai mặt.

H.1.4. Phần nằm trong khe co giãn của tấm kim loạingăn nước phải quét một lớp nhựa đường. Phần chôn vào trong bê tông nên giacông thành đuôi cá để đảm bảo tấm kim loại liên kết chặt vào trong bê tông,không cho nước rò rỉ.

H.1.5. Nhựa đường và hỗn hợp nhựa đường trước khi sửdụng phải tiến hành thí nghiệm, tỉ lệ của hỗn hợp phải thông qua thí nghiệm xácđịnh.

H.1.6. Trước khi phủ nhựa đường lên mặt bê tông, mặtbê tông phải khô ráo để nhựa đường và bê tông gắn chặt với nhau.

H.1.7. Cột nhựa đường ngăn nước có thể chế tạo trước hoặcđổ tại chỗ. Khe để đổ nhựa đường phải sạch sẽ, khô ráo.

H.1.8. Khi dùng khuôn bê tông đúc sẵn đặt trong khe cogiãn để tạo thành hố và sau đó đổ nhựa đường thì mặt tiếp xúc giữa khuôn bêtông đúc sẵn và khối bê tông sắp đổ phải đánh xờm (làm nhám) để liên kết chặtvới nhau, nên dùng vữa xi măng bịt kín các đầu nối của bê tông đúc sẵn nên đểkhông cho nước rò rỉ khi công trình chịu áp lực nước.

H.1.9. Khi dùng bao tải tẩm nhựa đường hay dây thừngtẩm nhựa đường thì bao tải, dây thừng phải sạch sẽ, bền chắc và thấm đều nhựa đườngvào các sợi của bao tải; Đối với dây thừng thì nhựa đường phải thấm vào đến sợibên trong của cốt lõi. Phương pháp thi công lèn dán bao tải tẩm nhựa đường vàokhe co giãn, tốt nhất là thi công trực tiếp tại hiện trường, nếu không được mớilàm sẵn từng tấm bao tải tẩm nhựa đường.

H.1.10. Khidán bao tải tẩm nhựa đường (hay giấy dầu) tại hiện trường phải theo các quyđịnh sau:

a. Trước hếtquét một lớp nhựa đường mỏng vào mặt bê tông;

b. Sau khilớp nhựa đường mỏng đã khô ráo, quét thêm một lớp nhựa đường mỏng nữa và dántấm bao tải tẩm nhựa đường lên trên và dùng quả lăn, lăn bằng;

c. Sau khidán xong lớp bao tải tẩm nhựa đường thứ nhất, thì lại quét một lớp nhựa đườngmỏng khác dán lên trên mặt và dán lớp bao tải thứ hai, dùng quả lăn, lăn bằng,và cứ tiếp tục như vậy cho đến đạt độ dày quy định trong văn bản thiết kế, nhưngphải bảo đảm lớp ngoài cùng là lớp nhựa đường;

d. Vị trícác đầu nối của tấm bao tải phải so le nhau, đặt bao tải chồng lên nhau 10 - 15cm tại chỗ nối.

H.1.11. Khidùng tấm bao tải tẩm nhựa đường đã dán sẵn vào bê tông, mặt bê tông phải khôráo và đã được quét một lớp nhựa đường mỏng để lót; Sau đó trải một lớp nhựa đườngđặc rồi mới dán tấm bao tải tẩm nhựa đường làm sẵn lên trên để cho tấm bao tảitẩm nhựa đường dính chặt vào mặt bê tông.

H.1.12. Khidùng các thỏi nhựa đường để đặt vào khe co giãn, thì phải quét trước một lớpnhựa đường mỏng vào mặt tiếp xúc giữa mặt bê tông và thỏi nhựa đường và mặt bêtông; Sau khi lớp nhựa đường mỏng khô mới đặt thỏi nhựa đường vào.

H.1.13. Khidùng vật chắn nước bằng chất dẻo thì phải có nguồn gốc rõ ràng: Nhà sản xuất,mã hiệu chủng loại, có đầy đủ các thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp,có phiếu kiểm tra chất lượng, hình dạng, kích thước và các tính năng kỹ thuậttheo các tiêu chuẩn liên quan. Việc thi công lắp đặt phải tuân theo hướng dẫncủa nhà sản xuất, phù hợp với yêu cầu của thiết kế đối với từng công trình.

H.2. Thiếtbị tiêu nước

H.2.1. Hình thức, vị trí, kích thước và quy cách vậtliệu của thiết bị tiêu nước đặt dưới móng và bên trong công trình phải phù hợpvới quy định của thiết kế. Nếu do một nguyên nhân nào đó cần thay đổi, phải đượccơ quan thiết kế đồng ý và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

H.2.2. Trong quá trình thi công thiết bị tiêu nướcphải không cho các chất rơi vào, làm thiết bị tắc nghẽn. Sau khi khoan xong lỗtiêu nước của nền móng, phải cọ rửa thật sạch sẽ.

H.2.3. Sai số cho phép của lỗ tiêu nước trong nềnmóng, ngoài những quy định của thiết kế còn phải theo các quy định sau:

a. Sai lệchvị trí mặt bằng của lỗ so với thiết kế không được lớn hơn 5 - 10cm;

b. Độ xiênlệch của lỗ: lỗ sâu không quá 0,5%; lỗ nông không quá 2%;

c. Sai lệchđộ sâu của lỗ không được vượt quá ± 2%.

H.2.4. Cao trình của đường ống tiêu nước nằm trongnền, móng công trình phải theo quy định của thiết kế, sai lệch so với cao trìnhthiết kế không được vượt quá 2 cm.

H.2.5. Chỗ nối của các ống tiêu nước nằm trên nền phảinối chặt chẽ, không cho nước hoặc nước của hỗn hợp bê tông sắp đổ vào rò rỉqua. Trước khi nối ống phải cọ rửa sạch mặt trong của ống.

H.2.6. ng tiêu nước nhiều lỗ bằng bê tông đúc sẵn phảiđạt tới cường độ thiết kế mới cho phép đem lắp ráp. Trước khi đổ bê tông xungquanh ống, thành ống phải ẩm ướt và được bao bọc bằng giấy hoặc các biện phápcó hiệu quả khác để cho vữa không làm tắc lỗ ống.

H.2.7. Khi đổ bê tông xung quanh ống tiêu nước phảichú ý bảo vệ, không cho ống bị di chuyển, tránh va chạm vào thành ống, làm choống bị hư hỏng.

H.2.8. Khớp nối giữa các ống bê tông nhiều lỗ nên dùngvữa xi măng để hàn gắn, không cho bê tông hoặc các tạp chất khác rơi vào trongống, miệng ống nên có nắp đậy tạm thời.

H.2.9. ng tiêu nước nhiều lỗ bằng bê tông có thể đặtdần trong quá trình đổ bê tông. Sai lệch cho phép của ống về vị trí cũng nhưkích thước không được vượt quá yêu cầu của thiết kế.

H.2.10. Khớpnối giữa ống gang hoặc các loại ống khác với ống tiêu nước nhiều lỗ bằng bêtông, nên dùng dây thừng tẩm nhựa đường quấn chặt xung quanh khớp nối.

Phụ lục I -Thi công khe van (bắt buộc áp dụng)

 I.1.Để đảm bảo khe van, tấm đáy, mỏm tường ngực (nếu có) chính xác theo đúng đồ ánthiết kế, sau khi thi công bê tông các mố trụ nên tiến hành thi công theo cácphương pháp sau:

a. Trongđiều kiện chưa chuẩn bị kịp phần thép chôn sẵn ở khe van, tấm đáy, mỏm tườngngực (nếu có): có thể tiến hành đổ bê tông phần mố trụ và chừa lại phần bê tôngcủa khe van, tấm đáy tạo thành khớp nối thi công, kích thước đoạn chừa lại dothiết kế quy định nhưng phải đáp ứng điều kiện thi công sau này;

b. Trongđiều kiện chuẩn bị cho phép (chưa có cửa van): thì liên kết giữa thép hình củakhe van, tấm đáy, mỏm tường ngực (nếu có) thành một khối cứng; có giằng néo vàthêm những dầm phụ vào để bảo đảm không cho chuyển vị, nếu có chuyển vị thìchuyển vị cả khối. Biện pháp này cho phép đổ bê tông khe van cùng một lúc vớiđổ bê tông mố trụ;

c. Khi đã cósẵn cửa van nên tiến hành theo các bước sau:

Đổ bê tôngtấm đáy trước (có đặt thép hình của tấm đáy);

Dựng cửa vàkhe van vào đúng vị trí thiết kế;

Ép chặt cửa van vào khe van về phía chịu áp lực nước,có đệm cao su hoặc lá đồng kín nước;

Nêm chặt khehở giữa cửa và khe van, hàn định vị chắc chắn không được dịch chuyển;

Cuối cùng đổbê tông.

Chúthích:

Phươngpháp thi công khe van cửa cung và cửa chữ nhân cũng tiến hành như trên.

I.2. Khi thicông lắp ghép khe van có thể tiến hành đúc sẵn cấu kiện bê tông khe van (baogồm cả thép hình khe van) xong, lắp vào mố trụ và đổ bê tông mố trụ.

Để cấu kiệnđúc sẵn liên kết tốt với bê tông đổ tại chỗ thì các mặt tiếp xúc phải được đánhxờm thật tốt bằng công cụ hay máy đánh xờm. Ngoài biện pháp đánh xờm ra, cấukiện đúc sẵn phải có các cốt thép thò ra ngoài (thép trơn phải uốn móc) vớichiều dài cắm sâu vào các khối không được nhỏ hơn 50 cm.

I.3. Khi thicông theo phương pháp a của Điều I.1 thì thép hình cố định trong khe van đượcnằm trong khối bê tông đổ sau có cường độ cao hơn. Để tránh rò nước qua khe thicông, liên kết các khối thật tốt với nhau, khi thi công khối đổ trước cần đểcác cốt thép chịu lực và cấu tạo của khối đổ trước xuyên thủng các ván khuôn vànối tiếp với khối đổ sau. Nếu trong các khối đổ không bố trí cốt thép thì cầnđặt cốt thép để liên kết các khối với nhau; Cốt thép này thường lấy f 14 - f16, cách nhau 200 mm; Sau khi đưa thép hình vào khe, chỉnh đúng vị trí và dọithẳng đứng rồi tiến hành hàn đính các đầu thép f 14 với kết cấu sắt hình khevan và kiểm tra lại một lần nữa rồi mới hàn chắc.

Trước khi đổbê tông chèn (phần đổ sau) thì bề mặt của khối bê tông đã đổ trước phải: đánhxờm, rửa thật sạch bằng vòi nước và thổi khô bằng khí nén.

I.4. Phải cócột mốc để thường xuyên kiểm tra vị trí tim cửa, đường tim khe van, cao độ tấmđáy, tường ngực v.v... để tránh được các hiện tượng: khe van ở hai phía mố trụkhông song song, bị vênh, lệch; tấm đáy không phẳng, phần nhô ra của tường ngựcvà đường trượt của khe van không tạo thành một mặt phẳng.

Việc kiểmtra các bộ phận đặt sẵn (thép hình khe van, tấm đáy v.v...) theo các tim thiếtkế phải bằng các dụng cụ đo kiểm tra bằng kim loại (mét, thước dây có độ chínhxác cấp II, v.v...)

I.5. Khi vậnchuyển và khi bốc dỡ các chi tiết cơ khí trên phải chú ý tránh va chạm; Các cấukiện rời, mảnh, có thể đóng thành từng hộp chắc chắn.

I.6. Các bộphận của kết cấu thép sẽ được chôn vào bê tông thì không được sơn lót, sơn màuvà cũng không phủ bằng nước vôi; ngay trước khi chôn vào bê tông phải đánh sạchhết rỉ, đất, dầu mỡ và các chất khác làm cản trở sự bám chắc của chúng vào bêtông.

I.7. Khi hàncác bộ phận đặt sẵn đã được kiểm tra vào các đầu thò của cốt thép phải theo cácyêu cầu sau:

a. Các thanhnối phải thẳng, phải đặt theo hướng lực tác động trong khi đổ hỗn hợp bê tông;

b. Chiều dàimối hàn giữa các thanh nối cốt thép và bộ phận đặt sẵn không được nhỏ hơn 50cm;

c. Theonguyên tắc: các thanh nối hàn vào cốt thép nơi sẽ được chôn vào bê tông.

I.8. Phải đổbê tông không muộn qúa 3 ngày đêm sau khi đã nghiệm thu các bộ phận đặt sẵn, trườnghợp quá 3 ngày phải kiểm tra lại việc lắp đặt chúng có còn chính xác không.

I.9.Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra mức độ chính xác việc lắp đặt các bộ phậnđặt sẵn (đạt dung sai cho phép ở bảng I.1 và I.2), độ tin cậy trong việc cốđịnh chúng. Các kết quả kiểm tra phải ghi vào biên bản và bản vẽ sơ hoạ, có ghichú tư thế thực tế của các bộ phận đặt sẵn.

BảngI.1: Dung sai cho phép lắp ráp chi tiết cơ khí của khe

cửavan phẳng chôn vào trong bê tông

 Số TT

 loại kết cấu

của các bộ phận đạt sẵn

 Tên dung sai

Dung sai (mm) của

Các tấm ốp và các thép hình chôn vào bê tông ở các mặt phẳng tự do và các góc

Các bộ phận đặt sẵn ở dưới các chi tiết làm kín nước

Bằng gỗ

Bằng cao su

1

2

3

4

5

6

1

Sai lệch về khoảng cách a và a1 từ tim khe van đến tấm ốp:

+25; -5

+25; -5

-

-

2

Sai lệch về khoảng cách a từ tim khe van đến mặt phẳng làm kín nước:

-

-

± 2

± 3

3

Sai lệch về khoảng cách b từ tim khẩu độ đến tấm ốp:

+15; -5

+15; -5

± 5

± 3

4

Sai lệch về khoảng cách b1 từ tim khẩu độ đến tấm ốp:

+25; -10

-

-

-

5

Sai lệch về khoảng cách d giữa các tấm ốp:

+30; -10

+30; -5

-

-

6

Sai lệch về khoảng cách d từ mặt phẳng làm kín nước tới đường làm việc:

- ở trong vùng làm việc:

- ở ngoài vùng làm việc:

 

 

-

-

 

 

-

-

 

 

± 2

+5; ± 2

 

 

+3; -2

+5; -2

7

Độ vặn C:

- ở trong vùng làm việc khi chiều rộng bề mặt làm việc:

tới 100mm:

lớn hơn 100mm:

- ở ngoài vùng làm việc các dung sai được tăng thêm:

 

 

-

-

-

 

 

± 5

± 10

-

 

 

± 1

± 2

2

 

 

± 2

± 2; ± 4

2

8

Các chỗ không bằng phẳng cục bộ trên bề mặt của các bộ phận đặt sẵn (ngoài dung sai về kích thước a và b):

- ở trong vùng làm việc:

- ở ngoài vùng làm việc:

 

 

 

+10; -5

-

 

 

 

± 5

-

 

 

 

± 0,5

± 2

 

 

 

± 2

± 2

9

Độ khấp khểnh ở các chỗ nối đối đầu:

- ở trong vùng làm việc:

- ở ngoài vùng làm việc:

 

3

-

 

3

-

 

0,5

1

 

1

1

Bảng I.2: Dung sai cho phép khi lắp ráp chi tiếtcơ khí (bộ phận đặt sẵn tấm đáy ngưỡng) và chi tiết cơ khí của dầm máy tườngngực chôn vào trong bê tông (tính bằng mm)



Số TT

 loại kết cấu của

bộ phận đặt sẵn

Ngưỡng (tấm đáy)

Dầm tường ngực

 

 

 

 

Tên sai lệch

Bộ phận làm kín nước của cửa van bằng gỗ

Bộ phận làm kín nước của cửa van bằng cao su

Bộ phận đặt sẵn bằng kim loại cán

Bộ phận đặt sẵn đúc

1

2

3

4

5

6

1

Sai lệch về khoảng cách a từ tim bộ phận đặt sẵn đến tim khe van:

± 5

± 5

-

-

2

Sai lệch về khoảng cách a từ tim khe van đến mặt phẳng giữ kín nước của các bộ phận đặt sẵn:

-

-

± 4

± 2

3

Sai lệch về khoảng cách b từ tim của các bộ phận đặt sẵn đến tim khẩu độ:

± 5

± 5

± 5

± 5

4

Sai lệch về vị trí của ngưỡng theo cao độ:

± 10

± 10

± 10

± 10

5

Từng chỗ không bằng phẳng cục bộ (lồi, lõm trên mặt phẳng làm việc của tấm đáy):

± 1

± 2

± 2

± 2

6

Mức độ khấp khểnh ở các chỗ nối đối đầu:

1

1

1

0

7

Chênh lệch cao độ của một đầu bộ phận đặt sẵn so với đầu kia khi:

- Chiều dài tới 10m:

- Chiều dài lớn hơn 10m:

 

 

± 1

± 2

 

 

± 1

± 2

 

 

± 5

± 7

 

 

± 5

± 7

8

Đường tấm của độ cong trong mặt phẳng thẳng đứng trên chiều dài 5m:

± 2

± 4

± 4

± 2

Chúthích bảng:

    1. Các sai lệch ở điểm 8 đo sau khi đổ bê tông;
    2. Việc đo theo điểm 4 cột 5, 6 của bảng này phải tiến hành từ ngưỡng tới các bộ phận đặt sẵn của dầm tường ngực.

Phụ lục J.Mẫu ghi nhật ký công tác bê tông (bắt buộc áp dụng)

J.1.       Nhật ký công tác bê tông

Công trường............................

Côngtrình...............................

Khối lượng bê tông.................

Không có cốt thép..............................

Có cốtthép.........................................

Trong số này gồm các loại mác bê tông:

Mác bê tông..........................

Mác bê tông..........................

Mác bê tông..........................

Cán bộ thi công..........................

Người thínghiệm..........................

Thời gian bắt đầu.....................Thời gian hoàn thành....................

1

Ngày đổ bê tông:

2

Tên gọi của phần công trình và bộ phận kết cấu được đổ bê tông

(ghi rõ toạ độ trục và cao độ):

3

Mác bê tông:

4

Thành phần bê tông và tỉ lệ nước xi măng:

5

Loại xi măng:

6

Độ sụt (trung bình):

7

Nhiệt độ hỗn hợp bê tông lúc ra khỏi máy trộn:

8

Nhiệt độ hỗn hợp bê tông khi đổ:

9

Khối lượng hỗn hợp bê tông đổ trong một kíp:

10

Phương pháp đầm hỗn hợp bê tông (loại đầm máy):

11

Nhiệt độ ngoài trời:

12

Sương và các vấn đề khác:

13

Ký hiệu của mẫu kiểm tra:

14

Cường độ mẫu khi dỡ cốp pha:

Kết quả thí nghiệm mẫu kiểm tra:

15

Cường độ mẫu ở tuổi 28 ngày:

16

Ngày dỡ cốp pha cho các bộ phận công trình:

            Chúthích:

1.      Các mục 3 - 6 ghi như sau: theo giấy chứng nhận(khi sản xuất tại nhà máy bê tông trung tâm); theo tài liệu thí nghiệm (khi sảnxuất bằng máy trộn tại chỗ).

2.      Mục 7 - 8 chỉ ghi đổ hỗn hợp bê tông khối lớncủa công trình thuỷ lợi.

3.      Các tài liệu đo nhiệt độ bê tông khi bảo dưỡngghi vào nhật ký kiểm tra nhiệt độ.

J.2. Nhật ký kiểm tra nhiệt độ

Công trường........................................

Côngtrình...........................................

Cán bộ thicông...................................

Nhân viên thínghiệm..........................

Thời gian bắt đầu.............. Thờigian kết thúc...................

1

Kết cấu:

2

Khối lượng bê tông:

3

Môđun bề mặt m2/m3:

4

Phương pháp dưỡng hộ bê tông:

5

Tháng:

Ngày đổ bê tông:

6

Ngày:

7

Số thứ tự hố khoan đo nhiệt độ:

8

Tháng, ngày, giờ:

Bắt đầu dưỡng hộ bê tông:

9

Nhiệt độ bê tông:

10

Tháng, ngày, giờ:

Ngày đo và nhiệt độ bê tông:

11

Nhiệt độ bê tông:

12

Thời gian dưỡng hộ (h):

13

Nhiệt độ (oC) giờ:

14

Nhiệt độ dưỡng hộ bình quân:

15

Mác của mẫu kiểm tra:

16

Điều kiện dưỡng hộ mẫu:

17

Cường độ mẫu daN/cm2:

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22223&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận