QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH SỬA ĐỔI “ QUI ĐỊNH VỀ KÊ KHAI ĐĂNG KÝ NHÀ Ở, ĐẤT Ở VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;
- Căn cứ Luật đất đai
- Căn cứ Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 và Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 về quyền ở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
- Căn cứ Thông báo số 170/TB-VPCP ngày 17/4/1999 của Văn phòng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ cộng tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Căn cứ Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000;
- Căn cứ công văn số 830/CP-NN ngày 10/8/1999 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội tại tờ trình số 1830/TTr-SĐC -NĐ ngày 2/7/1999.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “ Qui định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị Thành phố Hà Nội”.
Điều 2: Quyết định này thay thế cho Quyết định số 3564/QĐ-UB ngày 16/9/1997 của UBND Thành phố Hà Nội và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám Sở Địa chính - Nhà đất; Kiến trúc sư trưởng Thành phố; Cục trưởng Cục thuế Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện; thủ trưởng các Sở, Ngành; Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu nhà ở và sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
VỀ KÊ KHAI ĐĂNG KÝ, XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND Thành phố Hà Nội)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đất đô thị Hà Nội là đất thuộc các phường, thi trấn và đất thuộc các xã trong vùng quy hoạch phát triển đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Điều 2: Nhà ở, đất ở các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ở khu vực đô thị đều phải kê khai đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại UBND phường, thị trấn, xã sở tại (gọi tắt là UBND cấp phường) để được xét cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (gọi tắt là Giấy chứng nhận). Giấy chứng nhận này thay thế các loại giấy tờ về nhà ở, đất ở đã được cấp trước đây.
Giấy chứng nhận do UBND Thành phố cấp là duy nhất hợp pháp đối với người được cấp giấy.
Điều 3: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà ở và đất ở mà Nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo XHCN về nhà, đất hoặc đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các trường hợp nhà ở, đất ở thuộc phạm vị áp dụng Nghị quyết số 58/1999/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991 sẽ được xử lý theo Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ và được cấp Giấy chứng nhận.
Điều 4: Các trường hợp sau đây được xét cấp Giấy chứng nhận:
1. Người đang sử dụng nhà ở, đất ở có một trong các giấy tờ quy định sau đây được cấp Giấy chứng nhận:
1.1- Quyết định giao đất, cho thuê đất để làm nhà ở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật về đất đai;
1.2- Những giấy tờ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để làm nhà ở cấp trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai qua các thời kỳ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, thuê đất vẫn liên tục sử dụng từ đó đến nay;
1.3- Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng đất đai chính thức hoặc tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, hoặc có tên trong Sổ Địa chính hợp lệ, không có tranh chấp; (kể cả Giấy chứng nhận do cấp quận, huyện đã cấp trước khi Luật đất đai năm 1998 có hiệu lực).
1.4- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng nhà ở, đất ở, không thuộc diện Nhà nước quản lý, chủ nhà vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay và không có tranh chấp;
1.5- Giấy tờ về thừa kế, cho, tặng nhà đất đã được UBND cấp phường, thị trấn xác nhận và nhà đất đó không có tranh chấp;
1.6- Bản án có hiệu lực thi hành của Toà án về việc giải quyết tranh chấp nàh ở gắn liền với sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
1.7- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa;
1.8- Giấy tờ mua bán chuyển nhượng nhà ở, đất ở đã được đăng ký trước bạ sang tên hoặc được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhà đất có nguồn gốc hợp pháp.
Những trường hợp này được xét cấp ngay Giấy chứng nhận theo đúng hiện trạng không phụ thuộc vào quy hoạch xây dựng và định mức sử dụng đất do Thành phố quy định. Chủ nhà ở, đất ở phải nộp các khoản lệ phí theo quy định trước khi được cấp Giấy chứng nhận.
2. Hộ gia đình, cá nhân được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công đất để tự xây dựng nhà ở trước ngày 5/7/1994, diện tích không vượt quá mức quy định của Thành phố (có quyết định giao đất của UBND Thành phố và giấy phép xây dựng nhà ở cho cơ quanc, đơn vị), nếu người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định tài thời điểm giao đất, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì được coi là đất có giấy hợp lệ và được xét cấp Giấy chứng nhận.
3. Hộ gia đình, cá nhân mua nàh ở của các đơn vị có tư cách pháp nhân được UBND Thành phố giao đất làm nhà bán, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định thì được xét cấp Giấy chứng nhận ngày sau khi mua.
Điều 5: Các trường hợp phải xem xét xử lý trước khi cấp Giấy chứng nhận:
1. Nếu chủ nhà có một trong các giấy tờ về nhà đất nêu ở Điều 4 nhưng không phải chính chủ đang sử dụng thì phải có những giấy tờ liên quan đến thừa kế, chia, nhận quà tặng... và được UBND phường, thị trấn xác nhận sự việc có thật, không có tranh chấp, khiếu kiện sẽ được xét cấp Giấy chứng nhận.
2. Nếu chủ nhà có giấy tờ hợp lệ về nhà đất nêu ở Điều 4 nhưng sử dụng diện tích đất vượt quá diện tích quy định trong giấy tờ hợp lệ thì phần diện tích vượt quá cũng được cấp Giấy chứng nhận sau khi chủ nhà nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 của Chỉnh phủ.
3. Nếu chủ nhà không có giấy tờ về nhà đất nêu ở Điều 4 nhưng phù hợp với qui hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được chính quyền cấp phường, thị trấn xác nhận nhà ở, đất ở không có tranh chấp, đang được sử dụng ổn định thì chủ nhà được xét cấp Giấy chứng nhận với mức đất ở quy định như sau:
3.1- Từ vành đai 2 trở vào trung tâm Thành phố (thuộc 4 quận nội thành cũ, từ Vĩnh Tuy -Ngã tư Vọng -Ngã tư Sở -Cầu giấy -Nhật tân và trung tâm) không quá 120m2/hộ.
3.2- Từ vành đai 2 trở ra không quá 180m2/hộ
3.3- Các cán bộ tham gia cách mạng trước ngày 31/12/1944: diện tích được xác định không quá 120% so với 2 mức trên.
3.4- Diện tích được hợp thức phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ với mức như sau:
+ Người sử dụng đất ở ổn định trước ngày 18/12/1980 phải nộp lệ phí trước bạ nhà đất, lệ phí cấp Giấy chứng nhận và thuế nhà đất.
+ Người sử dụng đất ở ổn định sau ngày 18/12/1980 đến 15/10/1993 phải nộp 20% tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (phần nhà), lệ phí cấp Giấy chứng nhận và thuế nhà đất.
+ Phần diện tích vượt quá mức nói trên được ghi vào Giấy chứng nhận là đất vườn liền kề, chủ nhà được sử dụng. Khi chủ nhà muốn chuyển mục đích sử dụng và thực hiện các quyền theo Luật định phải nộp tiền sử dụng đất.
4. Đối với nhà ở xây dựng sai phép hoặc không phép khi được xét cấp Giấy chứng nhận phải chịu xẻ lý theo Quyết định số 12/1998/QĐ-UB ngày 5/6/1998 của UBND Thành phố và các quy định khác có liên quan.
Đối với nàh đất trong phạm vi khu phố cổ thì ngoài quy định này cần phải căn cứ Điều lệ tạm thời về quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 45/1999/QĐ-UB ngày 4/6/1999 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội để xẻ lý khi xét cấp Giấy chứng nhận.
5. Đối với các khu vực chưa công bố công khai quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chưa cắm mốc giới đối với dự án đã có quyết định đầu tư thì cấp Giấy chứng nhận theo đúng hiện trạng diện tích nhà đất đang sử dụng. Nếu khoảng cách ngôi nhà tiếp gián mặt đường nội bộ có mặt cắt ngang lòng đường tối thiểu 3,5m (tim mặt cắt ngang đường trùng với tim đường hiện có và mở rộng đều về 2 phía).
6. Đối với các khu vực đã có qui hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng thực tế đã cơi nới xây dựng không phép, sai phép trước thời điểm quy hoạch thì được giải quyết theo nguyên tắc sau:
- Các ngôi nhà gián tiếp mặt đường có mặt cắt ngang lòng đường là 5, 5m thì phải đảm bảo có khoảng cách từ nhà tới nhà tối thiếu là 7,5m (tim mặt cắt ngang trùng với tim đường hiện trạng).
- Các ngôi nhà tiếp giáp mặt đường hoặc ngõ có mặt cắt ngang lòng đường là 3, 5m thì phải đảm bảo có khoảng cách ngang từ nhà tới nhà phải tối thiểu là 5,5m (tim mặt cắt ngang trùng với tim đường hiện trạng).
- Các ngôi nhà tiếp giáp mặt đường nội bộ có mặt cắt ngang lòng đường dưới 3m thì phải đảm bảo có khoảng cách ngang từ nhà tới nhà tối thiểu là 3,5m.
- Đối với phần nhà mà không lấn chiếm mặt cắt ngang (lòng đường) nhưng vi phạm khoảng cách ngang từ nhà tới nhà thì chủ nhà được tạm thời sử dụng nhưng phải có văn bản cam kết khi Nhà nước xây dựng thường theo qui hoạch thì phải tự phá dỡ dần diện tích này và chỉ được xét hỗ trợ phá dỡ theo qui định.
- Đối với phần nhà và đất sử dụng lẫn chiếm lòng đường thì không được xét hợp thức để cấp Giấy chứng nhận. Chủ nhà được tạm thời sử dụng nhưng phải tự phá dỡ không điều kiện khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng theo qui hoạch. Phần diện tích nhà đất vi phạm được ghi trong Giấy chứng nhận: “Không cấp Giấy chứng nhận, chờ xử lý sau”.
- Khi xin phép xây dựng, sửa chữa cải tạo nhà ở, người được cấp Giấy chứng nhận phải tuân thủ các qui định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, về quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Điều 6: Không cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp không có giấy tờ gốc hợp lệ về đất đai tại khu vực nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như: Đường giao thông, đường sắt, đường bộ, cầu cống, đê, công trình thuỷ lợi, điện... và khu vực di tích lịch sử, an ninh quốc phòng.
Trường hợp có giấy tờ gốc hợp pháp, hợp lệ về quyền sử dụng đất nhưng diện tích nhà đất thuộc phạm vi bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu di tích, an ninh quốc phòng thì xử lý như sau:
+ Nhà ở đã xây dựng trước ngày ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về phạm vi bảo vệ các công trình thì được cấo Giấy chứng nhận với điều kiện không được chuyển nhượng; khi Nhà nước giải toả được đền bù theo qui định.
+ Nhà ở xây dựng sau ngày ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về phạm vi bảo vệ các công trình thì chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với điều kiện không được chuyển nhượng, thế chấp. Nhà ở và công trình đã xây dựng phải chịu xử lý theo quy định.
Mọi trường hợp có tranh chấp, khiếu nại trong quá trình xét cấp Giấy chứng nhận thì việc cấp Giấy chứng nhận chỉ được xem xét sau khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Người sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại đô thị Thành phố Hà Nội được UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận theo mẫu qui định tại Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÊ KHAI ĐĂNG KÝ, XÉT CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
Điều 8: UBND cấp phường hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kê khai đưng ký nhà ở, đất ở; phổ biến đến từng tổ dân phố nội dung qui định này và công khai các nội dung trong quá trình phân loại hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tại địa phương, chuyển hồ sơ đến UBND cấp quận, huyện thẩm định và xét duyệt.
Điều 9: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận gồm:
1. Tờ khai đăng ký nhà ở và đất ở, trong đó sơ đồ thửa đất được chủ sử dụng đất tự vẽ và các chủ liền kề ký (theo mẫu)
2. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (theo mẫu).
3. Bản sao các giấy tờ có liên quan về nhà ở, đất ở.
4. Bản sao sổ hộ khẩu
Điều 10: Tổ chức phân loại và xác nhận hồ sơ kê khai đăng ký nhà ở, đất ở tại cấp phường:
UBND cấp phường thành lập Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường theo điều 18 của qui định này để kiểm tra và phân loại hồ sơ kê khai đăng ký. Việc phân loại hồ sơ như sau:
1. Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường có trách nhiệm xác nhận cho từng hồ sơ về diện tích nhà ở, đất ở; nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất; ranh giới, mốc giới sử dụng; tình trạng tranh chấp hoặc khiếu nại về nhà đất.
2. Hội đồng lập biên bản phân loại hồ sơ:
2.1- Các hồ sơ thuộc qui định tại Điều 4: UBND phường lập danh sách kèm theo hồ sơ kê khai đăng ký và chuển lên Sở Địa chính -Nhà đất hoặc đề nghị chủ nhà nộp trực tiếp hồ sơ tại Sở Địa chính -Nhà đất (theo quy định tại Điều 11) để thẩm định và trình UBND Thành phố xét cấp ngay Giấy chứng nhận
2.2- Các hồ sơ thuộc qui định tại Điều 5 thì Hội đồng lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND cấp phường báo cáo UBND cấp quận thẩm định và xét duyệt. Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình của Chủ tịch UBND cấp phường đề nghị xét duyệt cấp Giấy chứng nhận.
- Biên bản xét phân loại hồ sơ cuả Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường.
- Danh sách kèm theo hồ sơ kê khai đăng ký của các trường hợp được đề nghị xét cấp Giấy chứng nhận.
3. Các hồ sơ trước khi báo cáo UBND cấp quận hoặc chuyển Sở Địa chính -Nhà đất UBND cấp phường phải chịu niêm yết công khai kết quả phân loại tại trụ sở UBND phường trong thời gian 10 ngày và thông báo cho nhân dân trong địa phương biết.
Các trường hợp khiếu nại, Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường phải tổ chức thẩm tra, xác minh và lập biên bản chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định tại Điều 17.
4. UBND cấp phường có trách nhiệm căn cứ kết quả phân loại hồ sơ của Hội đồng đăng ký cấp phường, thị trấn, tổ chức lập Sổ Mục kê và Sổ địa chính. Sổ Mục kê và Sổ địa chính được lập thành 03 bộ được Chủ tịch UBND phường và Giám đốc Sở Địa chính -Nhà đất ký duyệt. Sổ Mục kê và Sổ địa chính được giao UBND phường, UBND quận và Sở Địa chính -Nhà đất mỗi tổ chức 01 bộ để quản lý và theo dõi trong quá trình cấp Giấy chứng nhận.
Điều 11: Các trường hợp có giấy tờ hợp lệ về nhà đất theo quy định tại Điều 4 của bản Quy định này được cấp đổi Giấy chứng nhận thay cho giấy tờ cũ.
Chủ nhà có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại Sở Địa chính - Nhà đất, trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Địa chính - Nhà đất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trình UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận; hoặc có thể nộp hồ sơ xin cấp đôỉ trực tiếp tại Phòng Địa chính - Nhà đất hoặc UBND phường, Phòng Địa chính - Nhà đất quận và UBND phường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận và chuyển Sở Địa chính - Nhà đất để trình UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận.
Điều 12: Tổ chức xét duyệt hồ sơ ở cấp quận:
Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ sồ sơ hợp lệ của cấp phường chuyển lên, Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận cấp quận có trách nhiệm tổ chức xét cấp Giấy chứng nhận. Hội đồng thành lập theo quy định tại Điều 19 của bản quy định này.
Sau khi xét duyệt, Chủ tịch UBND cấp quận lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận chuyển Sở Địa chính - Nhà đất để thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt. Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình của Chủ tịch UBND cấp quận đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Biên bản xét duyệt của Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận cấp quận.
- Toàn bộ hồ sơ của cấp phường đã chuyển lên cấp quận.
UBND cấp quận chỉ đạo cấp phường bổ sung các hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo kết luận của Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận cấp quận.
Điều 13: Tổ chức xét cấp Giấy chứng nhận tại Thành phố.
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do UBND cấp quận chuyển lên, Sở Địa chính - Nhà đất có trách nhiệm thẩm định trình UBND Thành phố duyệt cấp Giấy chứng nhận.
Điều 14: Tổ chức giao Giấy chứng nhận:
1- Căn cứ Quyết định của UBND Thành phố, Sở Điạ chính - Nhà đất có thông báo cho UBND cấp quận và Cục thuế Hà Nội danh sách các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận và các khoản tiền mà người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp trước khi nhận Giấy chứng nhận. Cục Thuế có trách nhiệm tính toán cụ thể số tiền nộp và phối hợp với UBND cấp quận tổ chức thu tại địa điểm phù hợp với từng địa bàn. Đối với các hộ gia đình, cá nhân có đơn xin chậm nộp tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định của Chính phủ, Cục Thuế Hà Nội và UBND cấp quận lập văn bản cho phép chậm nộp theo chính sách để Sở Địa chính - Nhà đất xác nhận và Giấy chứng nhận. Khi người được cấp Giấy chứng nhận thực hiện một trong các quyền của người sử dụng đất theo luật định thì phải nộp các khoản nợ ghi trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp phải xử lý phạt xây dựng không phép hoặc sai phép, UBND cấp quận tính mức phạt và thông báo cho Chi nhánh Kho bạc thu tại địa bàn phường.
2- Sau khi người được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc được xác nhận chậm nộp các khoản thu theo qui định, Sở Địa chính - Nhà đất giao Giấy chứng nhận (bản nền hồng) cho UBND quận, huyện để tổ chức trao Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy chứng nhận, đồng thời thu các giấy tờ gốc về nhà đất và giao lại Sở Địa chính - Nhà đất để lưu trữ.
3- Sở Địa chính - Nhà đất hướng dẫn UBND cấp phường hoàn thiện hồ sơ địa chính sau khi cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15: Người đang sử dụng nhà ở, đất ở chưa kê khai đăng ký có trách nhiệm kê khai chính xác, kịp thời và đầy đủ nội dung theo quy định về đăng ký nhà ở, đất ở. Mọi trường hợp cố tình kê khai không đúng sự thật sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16: Mọị thành viên của Hội đồng các cấp và những người thừa hành nhiệm vụ nếu vì động cơ cá nhân, tư lợi, thiếu tinh thần trách nhiệm mà làm sai lệch hồ sơ, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc tra cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
Điều 17: Trong quá trình tổ chức thực hiện kê khai đăng ký, xét duyệt cấp Giấy chứng nhận, mọi đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp nào thì đó phải tổ chức thanh tra, thông báo kết luận giải quyết khiếu nại cho đương sự và có văn bản báo cáo cấp trên. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo thực hiện theo quy định của Pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân và Luật đất đai.
Điều 18: UBND cấp phường thành lập Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở gồm:
- Chủ tịch UBND cấp phường: Chủ tịch Hội đồng
- Cán bộ địa chính phường: Uỷ viên thường trực
- Đại diện MTTQ phường: Uỷ viên
- Trưởng Công an phường: Uỷ viên
Khi phân loại và xác nhận hồ sơ của khu vực nào thì tổ trưởng hoặc cụm trưởng dân phố khu vực đó được mời tham gia Hội đồng.
Hội đồng kê khai đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường có trách nhiệm giúp UBND cấp phường phân loại và xác nhận từng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận (phân loại: nguồn gốc, diện tích đất, thời điểm sử dụng đất, có tranh chấp hay không tranh chấp).
Điều 19: UBND cấp quận thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, gồm:
- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND phụ trách nhà đất: Chủ tịch Hội đồng
- Trưởng phòng Địa chính - Nhà đất cấp quận: Uỷ viên thường trực
- Đại diện lãnh đạo MTTQ cấp quận: Uỷ viên
- Trưởng phòng Xây dựng cấp quận: Uỷ viên
- Đại diện Sở Địa chính - Nhà đất: Uỷ viên
Hội đồng cấp quận cso trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND cấp quận thẩm định, xét duyệt hồ sơ do UBND cấp phường chuyển lên (tập trung xem xét các trường hợp có vướng mắc) và công bố công khai:
- Các trường hợp đề nghị UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận.
- Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, phải bổ sung hồ sơ
- Các trường hợp không được Giấy chứng nhận
Điều 20: Trách nhiệm của các ngành:
1. Sở Địa chính - Nhà đất có trách nhiệm giúp UBND Thành phố kiểm tra, theo dõi và đôn đốc UBND quận, huyện thực hiện Quy định này. Đồng thời cử chuyên viên hỗ trợ cùng với Phòng Địa chính -Nhà đất cấp quận thẩm định hồ sơ do cấp phường chuyển lên trước khi đưa ra Hội đồng cấp Giấy xét duyệt.
2. Cục Thuế Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp quận tổ chức thu tiền, hoặc lập văn bản cho phép chậm nộp theo quy định của Chính phủ trong thời gian không quá 30 ngày sau khi có quyết định của UBND Thành phố để bảo đảm việc trao Giấy chứng nhận cho nhân dân được kịp thời.
3. Kiến trúc sư trưởng Thành phố có trách nhiệm công bố qui hoạch chi tiết của các quận, huyện, phường, thị trấn theo Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 21: Trách nhiệm của UBND cấp quận và cấp phường:
UBND cấp quận có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp phường trong quá trình tổ chức thực hiện; thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cấp quận và tổ chức xét duyệt.
UBND cấp phường có trách nhiệm tổ chức thực hiệnviệc kê khai đăng ký, thành lập Hội đồng đăng ký nhà ở, đất ở cấp phường; tổ chức tiếp nhận, phân loại và xác nhận hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định.
Điều 22: Sở Địa chính - Nhà đất, Cục Thuế Hà Nội, Kiến trúc sư trưởng Thành phố và các ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cánbộ cấp quận và cấp phường thực hiện đúng Quy định này.