QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNHPHỦ
Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhànước
về di dân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 108/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2001 củaThủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân, tái định cư Dự ánnhà máy thủy điện Sơn La;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân, tái định cưDự án nhà máy thủy điện Sơn La,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động củaBan Chỉ đạo Nhà nước về di dân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thànhviên Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn Lachịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Quy chế
hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước
về di dân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69/2002/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
Những Quy định chung
Điều 1.Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La (gọitắt là Ban Chỉ đạo Nhà nước) được thành lập tại Quyết định số 108/2001/QĐ-TTgngày 23 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ:
1.Chỉ đạo việc xây dựng mô hình tái định cư, định canh mẫu để rút kinh nghiệm, đềxuất giải pháp về cơ chế, chính sách để tổ chức quản lý và thực hiện di dân,tái định cư phù hợp với từng địa bàn.
2.Chỉ đạo các Bộ, ngành, chính quyền các địa phương và phối hợp với các đoàn thểnhân dân thực hiện việc đền bù di dân, tái định cư cho các hộ thuộc Dự án nhàmáy thủy điện Sơn La.
3.Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, các địa phương và đề xuất chínhsách, giải pháp trong việc thực hiện di dân, tái định cư đảm bảo ổn định sảnxuất và đời sống cho nhân dân.
4.Định kỳ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về kết quả và tiến độ thực hiện về didân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
Điều 2.Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân, tái định cư Dự án nhàmáy thủy điện Sơn La do ngân sách nhà nước cấp; có dự toán riêng lập kế hoạchvà quyết toán chi tiêu hàng năm.
Chương II
Chế độ hoạt động
Điều 3.Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước triệu tập và chủ toạ các phiên họp thường kỳ 6tháng một lần và các phiên họp bất thường theo yêu cầu của tình hình thực tế docác thành viên đề nghị. Trưởng ban có thể ủy nhiệm cho Phó Trưởng ban thườngtrực chủ toạ các phiên họp. Nội dung các phiên họp do cơ quan thường trực BanChỉ đạo Nhà nước chuẩn bị, các thành viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ, đúngthành phần các phiên họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
Điều 4.Phiên họp thường kỳ nhằm đánh giá các mặt hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước,kết quả thực hiện việc di dân, tái định cư, thực hiện chính sách, chế độ, kếtquả tháo gỡ khó khăn và đề nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượtquá quyền hạn của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
Điều 5.Ban Chỉ đạo Nhà nước phân công từng thành viên phối hợp với các Bộ, ngành kiểmtra, xây dựng, bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ và những giải pháp thực hiệndi dân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La; Ban Chỉ đạo Nhà nước là đầumối phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện dự án di dân,tái định cư.
Điều 6.Chế độ thông tin báo cáo
-Báo cáo định kỳ : hàng tháng, hàng qúy các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước báocáo tình hình thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo Nhà nước phân công về công tácdi dân, tái định cư cho thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước.
-Vào tháng 10 hàng năm các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước sẽ làm việc trực tiếpvới các Bộ, ngành về tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm, hàng năm củaBộ, ngành, địa phương về công tác di dân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điệnSơn La.
-Báo cáo đột xuất: các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước có trách nhiệm báo cáonhững vấn đề liên quan đến công tác di dân, tái định cư phục vụ cho việc lãnhđạo, chỉ đạo theo yêu cầu đột xuất của Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước.
Điều 7.Chế độ đi công tác cơ sở
Căncứ vào yêu cầu công việc các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước chủ động đi côngtác cơ sở để nắm bắt tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo chứcnăng, nhiệm vụ được phân công và thực hiện các chuyến đi công tác đột xuất theoyêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước.
Chương III
Phân công trách nhiệm các thành viên
Ban Chỉ đạo Nhà nước
Điều 8.Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện SơnLa chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban theonhiệm vụ được giao quy định tại Điều 1 của bản Quy chế này; phân công, chỉ đạo,kiểm tra, đôn đốc các thành viên của Ban Chỉ đạo Nhà nước thực hiện các nhiệmvụ được giao.
Điều 9.Trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước
1.Đồng chí phái viên của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ chính là cầu nối trựctuyến giữa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước;trực tiếp giúp Trưởng Ban kiểm tra, đôn đốc các thành viên của Ban và chỉ đạothực hiện nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công.
2.Phó Trưởng Ban thường trực, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôngiúp Trưởng Ban điều hành giải quyết công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo Nhànước và thay mặt Trưởng Ban giải quyết một số công việc cụ thể theo sự uỷ quyềncủa Trưởng Ban. Trực tiếp chỉ đạo một số công việc cụ thể:
-Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và kế hoạch di dân, tái định cư.
-Chỉ đạo quy hoạch, bố trí sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêuthụ sản phẩm vùng tái định cư.
-Xây dựng cơ chế chính sách phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đối với vùngtái định cư.
-Kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn công tác di dân, tái định cư.
-Chuẩn bị chương trình, nội dung các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
-Chỉ đạo công tác Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước:
+Tổng hợp báo cáo tình hình.
+Đảm bảo điều kiện vật chất và kinh phí phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạoNhà nước theo quy định.
3.Phó Trưởng ban - Thứ trưởng Bộ Công nghiệp tham gia chỉ đạo hoạt động chung củaBan Chỉ đạo Nhà nước, trực tiếp chỉ đạo và phối hợp:
-Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với sảnxuất nông, lâm, ngư nghiệp ở vùng tái định cư.
-Chỉ đạo xây dựng tổng tiến độ di dân, tái định cư, tiến độ giải ngân, phù hợpvới mực nước dâng, phù hợp với tổng tiến độ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La.
-Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Tổng cục Bưu điện và các Bộ,ngành liên quan trong việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho côngtác di dân, tái định cư.
-Chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam đảm bảo đủ nguồn vốn và giải ngân kịpthời nhằm thực hiện tốt chính sách đền bù và các chính sách liên quan trongviệc thực hiện di dân, tái định cư.
4.Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có nhiệm vụ:
-Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định các dự án di dân, táiđịnh cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng.
-Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách khuyếnkhích đầu tư vào địa bàn di dân, tái định cư, trước hết là chính sách đối vớicác doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất tại vùngtái định cư.
-Chỉ đạo việc tổng hợp và cân đối kế hoạch vốn đầu tư về di dân, tái định cưtheo tiến độ; trong đó bố trí và cân đối đủ nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch.
5.Thứ trưởng Bộ Tài chính, có nhiệm vụ:
-Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng chínhsách, chế độ đền bù di dân, tái định cư; chính sách quản lý và sử dụng vốn ngânsách nhà nước để thực hiện công tác đền bù, di dân, tái định cư.
-Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối, đảm bảo vốn và hướng dẫnkiểm tra, giám sát việc cấp vốn, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán các nguồnvốn để thực hiện di dân, tái định cư.
6.Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, chủ trì phối hợp với các Bộ,ngành, địa phương liên quan thẩm định, xử lý những ảnh hưởng về môi trường sinhthái và các vấn đề liên quan khi thực hiện di dân tái định cư. Nghiên cứu cácnội dung và mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống và xâydựng hạ tầng cơ sở cho vùng tái định cư.
7.Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc và Miền núi, chủ trì phối hợp với cácBộ, ngành và địa phương kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, tuyêntruyền vận động đồng bào cư trú trên địa bàn miền núi thực hiện tốt chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước; tham gia ý kiến vào các quy hoạch, mô hình táiđịnh cư trên cơ sở phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước vềcông tác dân tộc (đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển).
8.Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội thực hiện nhiệm vụ được giao trongBan Chỉ đạo Nhà nước, đồng thời chủ trì phối hợp với các cơ quan của Quốc hội;Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh và các cơ quan liên quankiểm tra, giám sát việc thực hiện di dân, tái định cư Dự án nhà máy thuỷ điệnSơn La.
9.Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo các cấp Hội tham gia thực hiện việcdi dân tái định cư; chủ trì phối hợp với các cơ quan kiểm tra, giám sát việcthực hiện chính sách, chế độ đền bù, ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm,ngư nghiệp; đề xuất, kiến nghị các chủ trương, biện pháp để nhanh chóng ổn địnhđời sống và phát triển sản xuất cho đồng bào tái định cư thuộc Dự án nhà máythuỷ điện Sơn La.
10.Phó Ban Kinh tế Trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan giám sát việc thựchiện các chính sách kinh tế đối với di dân, tái định cư thuộc Dự án nhà máythuỷ điện Sơn La; tham gia thẩm định các dự án, xây dựng chế độ chính sách didân, tái định cư, công tác kiểm tra.
11.Đồng chí chuyên viên cao cấp Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:
-Thư ký chuyên trách của Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân tái định cư Dự án nhàmáy thủy điện Sơn La.
-Phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước theo dõi, tổng hợp tình hình liênquan đến công tác di dân, tái định cư Dự án nhà máy thuỷ điện Sơn La.
12.Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Sơn La và Lai Châu: trực tiếp thực hiệnnhững nhiệm vụ cụ thể về di dân, tái định cư trên địa bàn tỉnh bao gồm :
-Chỉ đạo công tác giáo dục, tuyên truyền và thuyết phục nhân dân chấp hành tốtchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về di dân, tái định cư.
-Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch và chính sách di dân, tái định cư củatỉnh theo sự phân công của Chính phủ; chủ trì thẩm định các dự án di dân, táiđịnh cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Quy chếquản lý đầu tư và xây dựng.
-Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về di dân, tái định cư trên địa bàn từngtỉnh.
-Tổ chức việc đền bù, di chuyển dân và đề xuất các chính sách có liên quan đếndi dân, tái định cư.
-Tổ chức ổn định đời sống, phát triển sản xuất ở khu tái định cư.
-Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác di dân, tái định cư.
-Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, đoàn kết dân tộc trên địabàn di dân, tái định cư.
Chương IV
Bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo Nhà nước
Điều 10.
-Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La có bộphận giúp việc là Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (Cục Định canh định cư và Vùng kinh tế mới).
-Cục trưởng Cục Định canh định cư và Vùng kinh tế mới trực tiếp làm Chánh Vănphòng chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Vănphòng. Giúp việc Cục trưởng - Chánh Văn phòng có một đến hai Phó Văn phòng.
-Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước sử dụng bộ máy tổ chức, công chức và phương tiệncủa Cục Định canh định cư và Vùng kinh tế mới để thực hiện nhiệm vụ.
Vănphòng Ban Chỉ đạo Nhà nước được phép sử dụng con dấu của Cục Định canh định cưvà Vùng kinh tế mới và được mở tài khoản riêng, được cấp kinh phí hoạt động từngân sách nhà nước do Bộ Tài chính cân đối.
Điều 11.Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước:
Nhiệmvụ:
-Tổ chức phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn và các cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác ở Trung ương và địaphương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Nhà nước giao.
-Thường xuyên nắm chắc tình hình, tham mưu cho Ban Chỉ đạo Nhà nước về chươngtrình công tác của Ban nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạoNhà nước.
-Chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
-Chuẩn bị nội dung và tổ chức các hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo Nhà nướctheo sự chỉ đạo của đồng chí Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước.
-Đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước trongphạm vi nguồn kinh phí được cấp.
-Dự toán, thanh quyết toán kinh phí được cấp cho hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nướcvà Văn phòng Ban Chỉ đạo theo quy định chế độ tài chính hiện hành.
Quyềnhạn:
-Được dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
-Được dự các cuộc họp của các Bộ, ngành, địa phương có nội dung liên quan đến didân, tái định cư Dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
Chương V
Điều khoản thi hành
Điều 12.Quy chế này áp dụng cho Ban Chỉ đạo Nhà nước về di dân, tái định cư Dự án nhàmáy thủy điện Sơn La và các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong quá trìnhthực hiện.
Điều 13.Từng thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước phải chịu trách nhiệm cá nhân trước BanChỉ đạo Nhà nước, trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ và trước Thủ tướngChính phủ về những công việc được Ban Chỉ đạo Nhà nước phân công; sử dụng cánbộ, phương tiện, các trang thiết bị do đơn vị mình quản lý để thực hiện cácnhiệm vụ được giao.
Điều 14.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc Ban Chỉ đạo Nhà nước sẽ tổng hợp ýkiến, đề xuất nội dung cần bổ sung, sửa đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định./.