QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Về việc ban hành Quy định kiểm kê than tồn kho
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 1 tháng 11n năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Xét đề nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam tại tờ trình số 02/TTr-ĐCTĐ ngày 09 tháng 4 năm 2002 về việc xin phê duyệt Quy định kiểm kê than tồn kho;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định kiểm kê than tồn kho.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1278 ĐT/KT1 ngày 19 tháng 6 năm 1978 của Bộ Điện và Than về việc ban hành Quy định kiểm kê than tồn kho.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ,Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH
Kiểm kê than tồn kho
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69 /2003/QĐ-BCN
ngày 25 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này áp dụng đối với các đơn vị sản xuất, chế biến và kinh doanh than (sau đây gọi là doanh nghiệp)
Điều 2.
1. Than tồn kho là khối lượng than được chứa tại các kho và trên các phương tiện vận chuyển tính đến thời điểm kiểm kê mà chưa được thanh toán;
2. Than tồn kho gồm hai loại: Than tồn kho thành phẩm và than tồn kho bán thành phẩm.
a) Than tồn kho thành phẩm là than được chứa tại các kho và trên phương tiện của doanh nghiệp đang chờ tiêu thụ tính đến thời điểm kiểm kê, đạt tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở.
b) Than tồn kho bán thành phẩm là than tồn kho bán thành phẩm ở dạng nguyên khai hoặc than chưa đạt tiêu chuẩn quy định tính đến thời điểm kiểm kê được chứa trong các kho.
Điều 3. Kho chứa than phải được xây dựng, quản lý theo Quy định này và theo các quy định của pháp luật có liên quan và phải được cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp thẩm định và phê duyệt.
Điều 4. Doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê than tồn kho bằng phương pháp đo đạc trắc địa. Số liệu về khối lượng than tồn kho sau khi được cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp nghiệm thu và phê duyệt sẽ là số liệu chính thức làm cơ sở xem xét thanh toán, hạch toán theo quy định và báo cáo cơ quan quản lý có liên quan.
Đơn vị tính than tồn kho quy tròn đến đơn vị tấn.
Điều 5.
Tại thời điểm kiểm kê, phải đo đạc kiểm kê tất cả các kho than có đủ các điều kiện phù hợp theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Quy định này.
Đối với than tồn kho còn nguyên vẹn khối lượng từ lần kiểm kê trước nếu đã được Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp kiểm tra, xác nhận bằng văn bản thì được phép sử dụng kết quả của lần kiểm kê gần nhất để làm số liệu báo cáo.
Điều 6.
Việc kiểm kê than tồn kho phải tiến hành đồng thời với việc lấy mẫu xác định chất lượng than tồn kho theo từng chủng loại.
Việc phân loại và xác định ranh giới các chủng loại than, các kho than phải căn cứ theo các tiêu chuẩn hiện hành về chất lượng than.
Ba tháng một lần, trước khi đo đạc, kiểm kê than tồn kho, doanh nghiệp phải xác định khối lượng riêng của than tồn kho theo từng chủng loại ở mỗi khu vực chứa than. Đối với các loại than tiêu chuẩn và loại than có chất lượng ổn định cho phép lấy một số mẫu để kiểm tra khối lượng riêng. Trường hợp trị số khối lượng riêng kiểm tra chênh lệch nhỏ hơn ± 5% so với trị số khối lượng riêng của lần kiểm kê trước thì được sử dụng trị số khối lượng riêng của lần kiểm kê trước, nếu sai lệch vượt quá ± 5% thì phải tiến hành làm lại toàn bộ mẫu đơn để xác định khối lượng riêng theo Quy định này.
Điều 7.
Khối lượng than tồn kho phải được xác định riêng theo từng chủng loại ở mỗi kho chứa, đống bãi, phương tiện chứa (sau đây gọi chung là kho).
Trước khi đo đạc kiểm kê than tồn kho, các doanh nghiệp phải tổ chức thu gom, san gạt mặt đống than đến khi đạt quy định của công tác đo đạc.
Điều 8.
Tài liệu đo đạc xác định than tồn kho và những tài liệu liên quan khác phải thể hiện chính xác khối lượng và chất lượng than tồn kho phù hợp với Quy định này và những quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghiêm cấm tẩy xoá, sửa chữa số liệu, tài liệu đo đạc xác định khối lượng than tồn kho và các tài liệu khác có liên quan.
Điều 9.
Trường hợp có thay đổi, mất mát, thiếu hụt hoặc dôi dư khối lượng than
tồn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, kể cả trường hợp bất khả kháng, doanh nghiệp phải đo đạc, giải trình và báo cáo cấp trên trực tiếp.
Việc khấu trừ than tồn kho phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp quản lý có thẩm quyền.
Chương II
CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THAN TỒN KHO
Mục I
XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH
Điều 10.
Cơ sở toạ độ để đo đạc xác định than tồn kho phải phù hợp với hệ thống toạ độ thống nhất hiện dùng ở doanh nghiệp; được phát triển từ các lưới khu vực bằng phương pháp đường chuyền kinh vĩ, phương pháp giao hội, phương pháp các chuỗi tam giác nhỏ hoặc các phương pháp phù hợp khác.
Trường hợp kho than ở xa mốc toạ độ cơ sở không thể đo nối thì cho phép sử dụng hệ thống tọa độ độc lập, nhưng sau đó phải liên kết và sử dụng hệ thống tọa độ thống nhất của doanh nghiệp.
Khi sử dụng hệ tọa độ độc lập phải xây dựng mốc vững chắc. Trong một kho than phải thường xuyên duy trì ít nhất ba mốc khống chế.
Điều 11.
Trường hợp đặc biệt, việc đo đạc kiểm kê than tồn kho được phép sử dụng cọc phụ nhưng phải phù hợp với điều kiện sau đây:
1. Từ mỗi mốc của đường chuyền kinh vĩ chỉ được phóng một cọc phụ và không được dùng cọc phụ này để phóng cọc phụ khác. Chiều dài từ mốc đường chuyền kinh vĩ đến cọc phụ không được vượt quá 60m (khi đo bằng máy kinh vĩ cơ quang) và đạt độ chính xác tương đương khi đo bằng máy kinh vĩ điện tử, máy toàn đạc điện tử;
2. Phóng cọc phụ phải đo hai lần (đo đi và đo về cả độ cao và chiều dài).
Điều 12.
Chiều dài đường chuyền kinh vĩ và cạnh đường chuyền khi đo đạc kiểm kê than tồn kho phải phù hợp những yêu cầu sau đây:
S TT | Tỷ lệ bản đồ | Chiều dài đường chuyền | Chiều dài cạnh chuyền Dài nhất Ngắn nhất |
1 | 1: 500 | 1200m | 130m | 40m |
2 | 1: 200 | 800m | 100m | 30m |
Sai số khép toạ độ các đường chuyền kinh vĩ phục vụ đo đạc kiểm kê than tồn không được vượt quá 1/2000. Nếu chiều dài đường chuyền vượt quá các quy định trên thì sai số khép toạ độ không được vượt quá 1/4000.
Trường hợp sử dụng phương pháp chuyền toạ độ khác phải bảo đảm đạt độ chính xác tương đương.
Điều 13.
Cơ sở độ cao để đo đạc kiểm kê than tồn kho là các lưới thuỷ chuẩn kỹ thuật, phát triển từ các mốc độ cao có độ chính xác cao hơn và phải phù hợp với hệ thống độ cao hiện dùng ở mỏ.
Trường hợp đặc biệt có thể sử dụng độ cao độc lập nhưng mốc độ cao phải xây dựng theo quy định tại Điều 11 của Quy định này.
Điều 14.
Phương pháp đo, tính các lưới thủy chuẩn kỹ thuật khi đo đạc kiểm kê than tồn kho phải phù hợp với quy định tại Điều 2.26 và Điều 2.27 Quy phạm kỹ thuật trắc địa mỏ ở các mỏ than do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành tại Quyết định số............... ngày....... tháng.......năm....... Sai số khép đường thuỷ chuẩn kỹ thuật:
fh 50mm
Trong đó: L chiều dài đường đo tính bằng km.
Điều 15.
Đo đạc kiểm kê than tồn kho được tiến hành bằng một trong các phương pháp sau đây:
1. Phương pháp đo toàn đạc.
Phương pháp đo toàn đạc sử dụng khi xác định đống than tồn kho có dung tích lớn, bề mặt phức tạp;
2. Phương pháp đo các mặt cắt.
Phương pháp đo các mặt cắt sử dụng khi xác định đống than tồn kho nằm kéo dài và có bề mặt ít phức tạp;
3. Phương pháp đo bằng thước dây
Phương pháp đo bằng thước đo trực tiếp sử dụng khi xác định đống than tồn kho có dung tích nhỏ hơn 1000 m3 hoặc có dạng hình học đơn giản.
Điều 16.
Doanh nghiệp phải có bản đồ địa hình nền các kho than tỷ lệ 1/200 hoặc 1/500. Bản đồ nền kho than phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định đối với mỗi loại tỷ lệ bản đồ.
Bản đồ địa hình nền các kho than phải xây dựng trên giấy vẽ cứng ít co dãn, phải để phẳng, không gấp, không cuốn tròn nhàu nát.
Bản đồ địa hình nền kho than phải thể hiện:
Vị trí và độ cao tất cả các điểm đo địa hình,
Vị trí và độ cao các mốc trắc địa,
Các đường đồng mức cao cách nhau 0,2m độ cao (đối với bản đồ tỷ lệ 1: 200) hoặc 0,5 độ cao (đối với bản đồ tỷ lệ 1: 500). Đối với những kho than có nền xây hoặc san gạt bằng phẳng thì không vẽ các đường đồng mức cao,
Vị trí và độ cao các công trình cố định, các băng máng rót than, tường chắn, hệ thống nương thoát nước, điện chiếu sáng, các đường sắt cố định, trạm giao nhận, trạm bảo vệ.
Khi đo vẽ địa hình nền kho than và đo đạc kiểm kê than tồn kho bằng phương pháp toàn đạc phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
1. Các điểm mia phải đặt ở những vị trí đặc trưng của nền và của các kho than như chân, đỉnh các kho than, các chỗ lồi, lõm;
2. Khoảng cách và mật độ điểm đo quy định như sau (khi sử dụng máy
Delta và các máy có độ chính xác tương đương):
TT | Tỷ lệ bản đồ | Khoảng cách lớn nhất từ máy đến mia | Khoảng cách lớn nhất giữa các điểm mia | Số lượng trung bình các điểm mia trên một ô vuông toạ độ trên bản đồ (0,1m x 0,1m) | Ghi chú |
1 | | 80m | 8m | 50 điểm (50m2/1điểm) | |
2 | | 60m | 5m | 25 điểm (16m2/1 điểm) | |
Khi đo bằng máy toàn đạc điện tử vẽ điểm chi tiết bằng chuyển toạ độ khoảng cách từ máy đến gương đơn cho phép theo khả năng đo chính xác của máy, nhưng phải bảo đảm đo vẽ đúng hiện trạng bề mặt thực tế của kho than.
Đo chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử vẽ điểm bằng thước và vòng chia độ, khoảng cách từ máy đến gương <100m khi vẽ bản đồ tỷ lệ 1/200 và <200m khi vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500.
Điều 17.
1. Khi xác định khối lượng than tồn kho bằng phương pháp đo các mặt cắt phải đo nối các mặt cắt với các mốc toạ độ để thành lập bản đồ theo quy định tại Điều 20 và các yêu cầu đo địa hình quy định ở Điều 16 của Quy định này. Các mặt cắt bố trí trực giao với chiều dọc của kho than;
2. Khoảng cách giữa các mặt cắt quy định như sau:
a) Đối với bản đồ tỷ lệ 1/500 khoảng cách giữa các mặt cắt là 10m,
b) Đối với bản đồ tỷ lệ 1/200 khoảng cách giữa các mặt cắt là 5m,
c) Khoảng cách và mật độ các điểm đo phải phù hợp với những quy định ở Điều 16 của Quy định này.
Điều 18.
Khi xác định than tồn kho bằng phương pháp đo thước thép trực tiếp, phải vẽ sơ đồ thể hiện hình dáng và kích thước của mỗi kho than hoặc mỗi ngăn chứa than theo hướng dẫn tại Phụ lục 1.
Kích thước của mỗi kho than hoặc mỗi ngăn chứa than phải đo từ những vị trí đặc trưng của kho (chân, mép trên, mép dưới, các góc ngăn chứa than).
Phải tính toán chính xác và thống kê có hệ thống, theo từng chủng loại, từng kho than hoặc từng ngăn chứa than và phải ghi đầy đủ vào biên bản kiểm kê.
Điều 19.
Trường hợp sử dụng kết hợp các phương pháp đo đạc để kiểm kê than tồn kho thực hiện theo đúng quy định tại Điều 15 của Quy định này. Doanh nghiệp phải báo cáo cấp quản lý có thẩm quyền về các số liệu sau khi đo đạc.
Điều 20.
Bản đồ bề mặt các kho than khi kiểm kê than tồn kho phải thể hiện những đối tượng sau đây:
Vị trí và độ cao các mốc trắc địa;
2. Vị trí và độ cao tất cả các điểm đo địa hình;
3. Các đường đồng mức cao 0,2m (đối với bản đồ tỷ lệ 1: 200) hay 0,5m (đối với bản đồ tỷ lệ 1: 500). Khi xác định khối lượng than tồn bằng phương pháp mặt cắt đứng song song có thể không vẽ các đường đồng mức cao, nhưng khi cắt các mặt cắt phải nội suy chính xác độ cao các điểm đặc trưng bề mặt kho;
4. Ranh giới từng chủng loại than hoặc từng đống than;
5. Vị trí và độ cao các công trình cố định hoặc tạm thời như các băng máng rót than, các đường sắt đặt trên than, các tường chắn;
6. Vị trí và tên hiệu các mặt cắt tính khối lượng than tồn kho;
7. Trong đường vẽ ranh giới mỗi chủng loại than, mỗi kho than phải ghi rõ sáu chỉ tiêu sau đây: số thứ tự kho; loại than; độ tro; khối lượng riêng; khối lượng; vị trí lấy mẫu.
Điều 21.
1. Trên các bản đồ địa hình nền và bề mặt kho than, sai số mỗi cạnh ô vuông toạ độ không được vượt quá ± 0,3mm;
2. Sai số giới hạn khi đưa vị trí các điểm lên bản đồ quy định như sau:
a) Với các điểm đặt máy: gồm cả các mốc khống chế toạ độ phải nhỏ hơn ± 0,3mm;
b) Đối với các điểm địa hình: phải nhỏ hơn ± 0,5mm theo chiều dài và ± 15 phút theo góc.
Điều 22.
Khối lượng than tồn kho có thể tính theo phương pháp mặt cắt thẳng đứng hay phương pháp mặt cắt nằm ngang (phương pháp bình đồ).
Khoảng cách giữa các mặt cắt thẳng đứng song song và tỉ lệ của các mặt cắt đó quy định như sau:
1. Tỷ lệ bản đồ 1/500:
a) Khoảng cách đều giữa các mặt cắt 5 hoặc 10m,
b) Tỷ lệ vẽ mặt cắt ngang 1/500,
c) Tỷ lệ bản vẽ mặt cắt đứng 1/500.
2. Tỷ lệ bản đồ 1/200:
a) Khoảng cách đều giữa các mặt cắt 5m,
b) Tỷ lệ vẽ các mặt cắt ngang 1/200,
c) Tỷ lệ vẽ các mặt cắt đứng 1/200.
3. Mặt cắt tính khối lượng than tồn kho phải vẽ trên giấy ít co giãn và phải thể hiện:
a) Tên hiệu mặt cắt,
b) Toạ độ điểm gốc mặt cắt,
c) Đường biểu diễn nền và bề mặt các kho than tại thời điểm kiểm kê.
Trường hợp hai hoặc nhiều loại than chồng lấn lên nhau phải thể hiện được đường ranh giới giữa các loại than trên mặt cắt để tính toán (các đường ranh giới nền, bề mặt các loại than phải dùng các loại mực khác nhau để vẽ),
d) Vị trí và độ cao các điểm đo địa hình trên nền và bề mặt các kho than;
đ) Đường ranh giới giữa các kho than,
e) Trên từng mặt cắt phải thống kê đầy đủ diện tích của từng loại than để tiện đối chiếu và kiểm tra.
Các kho than hình thù phức tạp cần vẽ thêm các mặt cắt phụ để tính,
g) Các kho than đồng nhất về chất lượng cho phép sử dụng máy tính để tính diện tích các mặt cắt từ sổ ghi toạ độ các mặt cắt. Sổ ghi toạ độ các mặt cắt phải có toạ độ của nền và kho than, điểm khởi đầu và kết thúc của mặt cắt;
Điều 23.
Diện tích mặt cắt trên các mặt cắt thẳng đứng hay trên bình đồ có thể xác định bằng phương pháp sau đây:
1. Phương pháp dùng máy đo diện tích;
2. Phương pháp chia thành các hình đơn giản;
Điều 24.
Khi tính khối lượng than tồn kho bằng máy đo diện tích phải kiểm tra máy và xác định hệ số của máy đối với từng loại tỷ lệ mặt cắt, bản đồ. Các kết quả xác định hệ số máy phải ghi vào sổ tính khối lượng. Mỗi diện tích phải đo ít nhất hai lần, chênh lệch giữa hai lần đo không vượt quá ba đơn vị của máy.
Thể tích đầu và cuối kho than xác định theo các công thức tính thể tích các hình khối giản đơn tại Phụ lục 1 của Quy định này.
Điều 25.
Phải có sổ theo dõi việc tính khối lượng than tồn kho cho từng kho chứa, khu vực theo chủng loại than. Sổ theo dõi tính khối lượng than tồn kho phải được ghi chép rõ ràng, sạch sẽ, lưu trữ có hệ thống theo quy định.
Điều 26.
Sai số cho phép giữa hai lần xác định thể tích (V) than tồn kho bằng phương pháp trắc địa được quy định như sau (theo % thể tích):
Thể tích | V <3000m3 | V từ 3000 -10.000m3 | V từ 10.000 -25.000m3 | V từ 25.000 -50.000m3 | V từ 50.000 - 200.000m3 | V >200.000m3 |
Sai số cho phép chênh lệch giữa hai lần từ đo đạc thực địa đến tính toán. | 6% | 5% | 4% | 3% | 2% | 1% |
Sai số cho phép chênh lệch giữa hai lần từ vẽ đến tính toán | 4% | 3% | 2,5% | 2% | 1,5% | 0,7% |
Điều 27.
Doanh nghiệp phải thực hiện việc tính và kiểm tra khối lượng than tồn kho theo quy định. Số liệu chính thức là số liệu đã được loại trừ các sai sót phát hiện sau khi kiểm tra. Nếu sai số vượt quá quy định tại Điều 26 thì phải đo đạc, tính toán lại.
Thời gian đo đạc kiểm kê cho phép tiến hành trước và sau năm ngày so với kỳ báo cáo. Khối lượng than nhập, xuất các ngày đo sớm và đo muộn được sử dụng số thống kê để cộng hoặc trừ vào kết quả kiểm kê.
Điều 28.
Các loại than trên phương tiện vận tải tại thời điểm xác định than tồn kho phải kiểm kê theo quy định sau:
1. Khối lượng than trên phương tiện vận tải trong dây chuyền sản xuất, kiểm kê xác định bằng số lượng phương tiện chứa than nhân với mô hình chất tải nhân với khối lượng riêng từng loại than, đơn vị tính là tấn. Phải xác định rõ chủng loại than và ghi khối lượng cụ thể theo từng chủng loại than còn nằm trên phương tiện chứa than;
2. Khối lượng than của doanh nghiệp bán cho khách hàng (bán CIF) đang trên đường vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc than đã giao nhận xong đang làm thủ tục thanh toán thì việc kiểm kê xác định than tồn kho phải dựa trên cơ sở phiếu giám định chất lượng số lượng, biên bản giao nhận theo từng loại than và phải ghi rõ số lượng, chủng loại, chất lượng từng loại than còn nằm trên phương tiện giao hàng;
3. Các đơn vị cung ứng đã nhận than và làm xong thủ tục mua với đơn vị bán, nếu đang trên đường vận chuyển về, đang bốc dỡ vào kho thì đơn vị mua phải kiểm kê xác định than tồn kho trên cơ sở hoá đơn, phiếu giám định chất lượng, tên đơn vị bán.
Mục II
LẤY MẪU, XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
VÀ KHỐI LƯỢNG RIÊNG THAN TỒN KHO
Điều 29.
1. Việc xác định chất lượng, khối lượng riêng của các chủng loại than tồn kho dựa trên cơ sở:
a) Kết quả kiểm tra, phân tích chất lượng của các mẫu than được cập nhật hàng ngày trong quá trình xuất, nhập than;
b) Kết quả xác định chất lượng, khối lượng riêng của các mẫu than được lấy làm đại diện để đánh giá chất lượng và khối lượng than chứa trên kho.
2. Phương thức lấy mẫu than chứa trên kho thực hiện theo quy định tại TCVN 1693: 1995.
Điều 30.
Việc lấy mẫu cơ sở làm đại diện để kiểm tra và xác định chất lượng than chứa trên kho được lập trên cơ sở mẫu đơn lấy ở từng kho.
Trường hợp một kho có nhiều chủng loại than khác nhau hoặc được chất thành từng đống theo khu vực riêng, thì phải lấy mẫu cơ sở riêng biệt cho từng chủng loại, từng đống và khu vực riêng.
Điều 31.
Số lượng mẫu đơn để tạo nên mẫu cơ sở lấy làm đại diện cho việc kiểm tra và xác định chất lượng than tồn kho phụ thuộc vào khối lượng than chứa trên từng kho được quy định như sau:
1. Kho than khối lượng đến 1000 tấn, số lượng mẫu đơn được lấy để lập mẫu cơ sở thực hiện theo bảng sau:
Loại than | Số lượng mẫu đơn lấy để xác định chất lượng | Số lượng mẫu đơn lấy để kiểm tra chất lượng |
Than sạch hỗn hợp | 32 | 8 |
Than nguyên khai | 64 | 16 |
Than đã sàng, phân loại cỡ hạt | 16 | 4 |
Than cám rửa | 32 | 8 |
2. Kho than có khối lượng trên 1000 tấn, số lượng mẫu đơn được lấy để lập mẫu cơ sở được xác định bằng số mẫu đơn quy định tại bảng trên và nhân với hệ số k. Hệ số k được tính bằng công thức:
Khối lượng than trong kho (tấn)
k = V x
1000
Điều 32.
Trường hợp kho chứa một chủng loại than có khối lượng trên 100.000 tấn, được phép chia thành các khu vực chứa than để lập mẫu cơ sở. Số lượng mẫu đơn cần lấy để lập mẫu cơ sở đại diện cho than chứa ở các khu vực trên xác định theo quy định tại Điều 33 của Quy định này.
Kết quả phân tích chất lượng của than chứa trong kho được tính bằng trung bình gia quyền kết quả chất lượng và tỷ lệ khối lượng tương ứng của từng kho than.
Điều 33.
Khối lượng nhỏ nhất của mẫu đơn phụ thuộc chủ yếu vào cỡ hạt than được lấy mẫu và theo quy định sau:
1. Loại than cỡ hạt lớn nhất đến 150 mm:
Khối lượng nhỏ nhất của mẫu đơn được xác định theo công thức:
P (kg) = 0,06 D (mm). Trong đó: D (mm): là cỡ hạt lớn nhất,
P (kg): là khối lượng mẫu đơn; P (kg) không được nhỏ hơn 0,5 kg.
2. Loại than cỡ hạt lớn nhất trên 150mm:
P (kg): không được nhỏ hơn 10kg.
Điều 34.
Trên cơ sở số mẫu đơn đã xác định, phải tiến hành lập sơ đồ, bố trí, vị trí, điểm lấy mẫu đối với công tác lấy mẫu kiểm tra và xác định chất lượng than. Sơ đồ này phải đưa vào hồ sơ kiểm kê than.
Điều 35.
Trước khi lấy mẫu phải làm ổn định bề mặt hoặc mặt dốc trên vị trí lấy mẫu, đối với loại than cục cần chú ý tránh than trượt từ phía trên xuống gây nguy hiểm cho người lấy mẫu và không đảm bảo quy định về lấy mẫu.
Khi lấy mẫu trên kho than, chiều rộng tối thiểu của xẻng xúc hoặc đường kính nhỏ nhất của ống lấy mẫu phải bằng 2,5 lần kích thước cục than lớn nhất. Mẫu đơn phải đại diện cho khu vực xung quanh điểm lấy mẵu.
Điều 36.
Việc lấy mẫu than tại kho để xác định độ tro, phân bổ mẫu đơn phải lấy ở các vị trí cách đều nhau trên bề mặt và trên các lớp của kho than. Việc lấy mẫu phải đảm bảo việc lập mẫu cơ sở có tính đại diện của than chứa trong kho.
Điều 37.
Khi lấy mẫu để xác định độ ẩm, phải đào hố có độ sâu tối thiểu từ 0,30 m 0,40 m, mẫu được lấy phải không bị ảnh hưởng độ ẩm của lớp bề mặt và đảm bảo tính đại diện khi đưa đi phân tích độ ẩm.
Điều 38.
Khi lấy mẫu để xác định hoặc kiểm tra cỡ hạt, chủng loại và tỷ lệ dưới cỡ của than, số mẫu đơn cần lấy để lập mẫu cơ sở phụ thuộc vào khối lượng than chứa trong kho và được quy định như sau:
1. Kho chứa than khối lượng đến 1000 tấn, số mẫu đơn phải lấy để xác định cỡ hạt là bốn mươi và để kiểm tra cỡ hạt là 10 mười;
2. Kho chứa than khối lượng trên 1000 tấn, số mẫu đơn phải lấy để xác định cỡ hạt là bốn mươi và để kiểm tra là mười nhân với hệ số k.
Hệ số k được tính theo công thức tại Điều 33 của Quy định này;
3. Khối lượng nhỏ nhất của mẫu đơn phụ thuộc vào cỡ hạt than được lấy mẫu:
a) Đối với loại than cỡ hạt lớn nhất đến 150mm, khối lượng P (kg): không được nhỏ hơn 0,5kg;
b) Đối với loại than cỡ hạt lớn nhất trên 150 mm, khối lượng nhỏ nhất của mẫu đơn được tính theo công thức:
P (kg) = 7,2 x ()3
Trong đó:
D (mm) là cỡ hạt lớn nhất;
P (kg): không được nhỏ hơn 10 kg.
Điều 39.
Việc gia công, phân tích mẫu, xác định chỉ tiêu chất lượng thực hiện theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) nêu tại Phụ lục 2 của Quy định này.
Kết quả kiểm tra, xác định chất lượng độ tro, độ ẩm của than tồn kho, được tính bằng trung bình gia quyền của các mẫu được kiểm tra và các mẫu xác định chất lượng than.
Điều 40.
1. Việc xác định khối lượng riêng than chứa tại kho phải được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra, xác định chất lượng, chủng loại than tồn kho;
2. Việc xác định khối lượng riêng than tại kho có thể thực hiện bằng hai cách:
a) Xác định khối lượng riêng than bằng cách dùng hộc mẫu,
b) Xác định khối lượng riêng than bằng cách đào hố mẫu trong than trên kho, đo thể tích hố mẫu, cân khối lượng than chứa trong hố mẫu.
Phương pháp này thường áp dụng cho các loại than đã để lâu ngày hoặc bị nén chặt trong kho.
Điều 41.
Số lượng mẫu cần lấy để xác định khối lượng riêng than phụ thuộc vào khối lượng than chứa trong kho và được quy định như sau:
Khối lượng than (t) | Cỡ hạt than (mm) | Số lượng mẫu tối thiểu |
Đến 1000 tấn | 0- 150 mm | 3 |
1000-10 000 tấn | 0-150 mm | 4 |
10 000- 50 000 tấn | 0-150 mm | 5 |
50 000-100 000tấn | 0-150 mm | 8 |
Trên 100 000 tấn | 0-150 mm | 10 |
Đối với loại than cỡ hạt lớn nhất trên 150 mm, khối lượng than chứa trên kho tương đương thì số lượng mẫu tối thiểu cần lấy để xác định khối lượng riêng than quy định như trên cộng thêm hai mẫu.
Điều 42.
Kho chứa than có khối lượng trên 100 000 tấn, được phép chia thành từng khu vực để xác định số mẫu cần lấy để xác định khối lượng riêng than. Số lượng mẫu cần lấy tại các khu vực trên được xác định theo quy định tại Điều 41 của Quy định này.
Kết quả xác định khối lượng riêng than chứa trong kho được tính bằng trung bình gia quyền kết quả khối lượng riêng và tỷ lệ khối lượng tương ứng của từng kho than.
Điều 43.
Việc xác định khối lượng riêng than chứa tại kho phải căn cứ vào số lượng mẫu cần lấy để tiến hành lập sơ đồ, bố trí vị trí điểm lấy mẫu. Vị trí điểm lấy mẫu phải bố trí đồng đều trên bề mặt và ở độ sâu của các lớp than khác nhau. Mẫu đuợc lấy phải đại diện cho khối lượng than chứa trong kho.
Điều 44.
Phương pháp xác định khối lượng riêng than bằng cách dùng hộc chủ yếu được áp dụng đối với loại than cám hoặc các loại than khác lưu tại kho trong thời gian ngắn, độ nén coi như không đáng kể, cách thức tiến hành như sau:
1. Đối với than cám cỡ hạt 0 -15 (25) mm:
Dùng hộc kích thước 500 x 500 x500 (mm), tại vị trí điểm lấy mẫu gạt phẳng sâu khoảng 0,2 - 0,3m so với bề mặt đống than, ấn hộc sâu xuống lớp than đến ngang bề mặt thành hộc, dùng xẻng xúc hết lượng than chứa trong hộc đem ra cân, khi lấy không để rơi vãi than. Căn cứ vào thể tích của hộc mẫu và khối lượng than chứa trong hộc, xác định khối lượng riêng của than;
2. Đối với than có cỡ hạt 15 (25) - 150mm:
Dùng phương thức đong hộc, kích thước 1000 x 1000 x 500 (mm), tại vị trí điểm lấy mẫu gạt sâu khoảng 0,2 - 0,3m so với bề mặt đống than, dùng xẻng lấy than ở hố mẫu đổ vào hộc cho đầy có ngọn vào hộc, gạt ngang san phẳng đều, sau đó dùng xẻng xúc hết lượng than chứa trong hộc đem ra cân, không để than rơi ra ngoài. Căn cứ vào thể tích của hộc mẫu và khối lượng than chứa trong hộc, xác định khối lượng riêng của than;
3. Đối với các loại cỡ hạt lớn hơn 150mm, tuỳ theo địa hình và điều kiện thực tế có thể lựa chọn phương pháp lấy mẫu cho phù hợp, đảm bảo được tính đại diện của khối lượng riêng của than chứa trong kho.
Điều 45.
Phương pháp xác định khối lượng riêng than bằng cách đào hố mẫu chủ yếu áp dụng đối với loại than cám hoặc các loại than có thời gian lưu trữ trong kho kéo dài hoặc thường xuyên bị nén ép, có độ nén chặt lớn.
Các bước được tiến hành như sau:
1. Sau khi gạt lớp than bề mặt đến độ sâu khoảng 0,2 - 0,3m so với bề mặt đống than, tạo thành mặt phẳng, dùng xẻng đào hố mẫu trong than có kích cỡ 1000 x 1000 x 500 (mm), hố mẫu được sửa theo hình khối vuông thành sắc cạnh. Dùng xẻng xúc toàn bộ lượng than chứa trong hố mẫu đem ra cân;
2. Đo các kích thước bên trong hố mẫu:
Đo chiều dài, chiều rộng, mỗi chiều ở ba vị trí, thường đo ở vị trí cách các cạnh góc 0,1m và ở điểm giữa.
Đo chiều cao ở bốn điểm giữa của mặt đáy hố.
Thể tích của hố mẫu là kết quả tính toán các kích thước trung bình của kết quả đo ở những vị trí khác nhau. Căn cứ vào thể tích của hố mẫu và khối lượng than chứa trong hố mẫu xác định khối lượng riêng của than.
Điều 46.
Khối lượng riêng của than chứa tại kho được tính như sau:
1. Khối lượng riêng của than mỗi lần xác định được tính theo công thức:
P1
Khối lượng riêng (1) = (T/m3 )
V1
Trong đó:
(1): Khối lượng riêng than tại một lần xác định, (T/m3)
(P1): Khối lượng than chứa trong hộc mẫu, (Tấn)
(V1): Thể tích hộc mẫu, (m3)
2. Khối lượng riêng than trung bình của các lần xác định tính theo công thức sau:
(i)
Khối lượng riêng than (i) = (T/m3)
n
i: Khối lượng riêng than của lần xác định thứ i (i= 1,2,3...n)
n: Số lần xác định (n>3).
3. Khối lượng riêng than chứa trong kho được tính bằng kết quả trung bình gia quyền khối lượng riêng và tỷ lệ khối lượng than tương ứng của từng điểm lấy mẫu than có độ nén chặt khác nhau.
Điều 47.
Trường hợp độ ẩm thực tế xác định lớn hơn độ ẩm quy định (max) trong tiêu chuẩn than thương phẩm TCVN, thì khối lượng riêng than của kỳ kiểm kê được tính chuyển đổi theo công thức hiệu chỉnh như sau:
100 -Wtttp
(kk) = (tt) (T/m3)
100 - W tpqd (max)
Trong đó: (kk) : khối lượng riêng than của kỳ kiểm kê, (T/m3)
(tt) : Khối lượng riêng than thực tế xác định, (T/m3)
quyền cao hơn. Trong thời gian kiểm tra xem xét, tạm thời lấy theo số liệu xét duyệt của doanh nghiệp. Sau khi kết quả kiểm tra được xét duyệt thì quyết định của cấp quản lý có thẩm quyền cao nhất sẽ là quyết định cuối cùng.
Cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc tổ chức, chỉ đạo các doanh nghiệp kiểm kê, báo cáo khối lượng than tồn kho hàng năm và có trách nhiệm kiểm tra tổng hợp báo cáo số liệu, tài liệu theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 50. Các doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng kiểm kê than tồn kho do Giám đốc chủ trì.
Thành phần Hội đồng kiểm kê than tồn kho của doanh nghiệp phải bao gồm các thành phần sau: Trắc địa trưởng hoặc Trưởng phòng trắc địa, KCS, Trưởng phòng KCS hoặc cán bộ kỹ thuật theo dõi chất lượng than, thống kê, thủ kho than và một số thành viên khác có liên quan.
Thành viên Hội đồng kiểm kê chịu trách nhiệm trước Giám đốc doanh nghiệp về nhiệm vụ được giao.
Điều 51.
1. Ba tháng một lần cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp, tổ chức xét duyệt kết quả kiểm kê than tồn kho cho các đơn vị trực thuộc và tổng hợp, gửi báo cáo kết quả về cấp quản lý có thẩm quyền;
2. Sáu tháng và hàng năm, cấp quản lý có thẩm quyền tổ chức thẩm tra, xét duyệt kết quả kiểm kê than tồn kho của các doanh nghiệp.
Tài liệu để xét duyệt phải bao gồm:
a) Các biểu báo cáo theo mẫu do cấp quản lý có thẩm quyền ban hành,
b) Bản đồ địa hình nền kho than (đối với trường hợp xét duyệt lần đầu hoặc có thay đổi),
c) Bản đồ đo đạc kiểm kê than tồn kho,
d) Tài liệu xác định khối lượng riêng và phẩm cấp than,
đ) Sơ đồ tóm tắt kết quả kiểm kê phải thể hiện rõ: Vị trí tương đối các kho than, số hiệu kho, thể tích, khối lượng riêng, khối lượng, chủng loại, độ tro của than chứa trong từng kho than tồn,
e) Biên bản xét duyệt của đơn vị thành viên đối với đơn vị trực thuộc.
Điều 52. Trường hợp phải kiểm kê than tồn kho để phục vụ quản lý, bàn giao, sát nhập, giải thể, chia, tách thì cấp quản lý có thẩm quyền và Hội đồng kiểm kê của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Việc báo cáo, xét duyệt kết quả kiểm kê than tồn kho hực hiện theo Quy định này và các văn bản khác có liên quan.
Điều 53. Cơ quan quản lý cấp trên có quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa, kiểm tra định kỳ và đột xuất doanh nghiệp cấp dưới về các vấn đề liên quan đến than tồn kho theo quy định này.
Điều 54. Tài liệu lưu trữ than tồn kho phải có đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng kiểm kê than tồn kho và đóng dấu của doanh nghiệp. Các chữ số trong tài liệu lưu trữ phải rõ ràng, không được tẩy xoá, sửa chữa.
Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo quản lưu trữ tài liệu than tồn kho theo quy định hiện hành của pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 55. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh than và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh Quy định này.
Doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 56. Việc bổ sung, sửa đổi Quy định này do Vụ trưởng Vụ Quản lý công nghệ và Chất lượng sản phẩm nghiên cứu trình Bộ quyết định./.