Văn bản pháp luật: Quyết định 748/1998/QĐ-UB

Trương Thành Trung
Lâm Đồng
STP tỉnh Lâm Đồng;
Quyết định 748/1998/QĐ-UB
Quyết định
26/03/1998
26/03/1998

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Bản qui định cơ chế quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia tại Lâm Đồng

Phó Chủ tịch
1.998
 

Toàn văn

Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc ban hành Bản qui định cơ chế quản lý các chương trình

mục tiêu quốc gia tại Lâm Đồng

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý các chương trình quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14/1/1998 và Quyết định số 19/1998/QĐ-TTg ngày 24/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu cũ;

Căn cứ Thông tư liên bộ 06/TT-LB của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính ngày 27/4/1997 về việc hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 531/TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này là Bản qui định cơ chế quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia tại Lâm Đồng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá, Thủ trưởng các sở, ban, ngành quản lý chương trình và các cơ quan có liên quan cùng Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH LÂM ĐỒNG

***

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

-----------------------------------

QUI ĐỊNH

CƠ CHẾ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

QUỐC GIA TẠI LÂM ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 748/1998/QĐ-UB ngày 26/3/1998

của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 7 chương trình mục tiêu trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình do Uỷ ban Dân số Kế hoạch hoá gia đình Lâm Đồng quản lý.

2. Chương trình Thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm do Sở Y tế Lâm Đồng quản lý.

3. Chương trình phòng chống HIV/AIDS do Sở Y tế quản lý.

4. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.

5. Chương trình xây dựng lực lượng vận động viên tài năng và xây dựng các trung tâm thể thao so Sở Văn hoá Thông tin thể thao quản lý.

6. Chương trình giải quyết việc làm do Ban quản lý điều hành 120/CP Lâm Đồng quản lý (trong đó Sở Lao động Thương binh và Xã hội là thường trực).

7. Chương trình xoá đói giảm nghèo (bao gồm cả công tác định canh định cư và hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn) do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh quản lý, trong đó:

Ban Dân tộc Miền núi là thành viên Ban quản lý chương trình trực tiếp quản lý công tác định canh định cư và công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.

Điều 2: Giao cho các sở, ban, ngành tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ các chương trình quốc gia cũ, chương trình xây dựng xã điểm như sau:

1. Ban quản lý chương trình 327 tỉnh tiếp tục thực hiện các dự án đang làm thuộc chương trình 327 và sẽ chuyển các nhiệm vụ này vào nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của đơn vị khi có qui định cụ thể của Trung ương.

2. Đài PTTH Lâm Đồng tiếp tục tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chương trình phủ sóng truyền hình và phát thanh và sẽ chuyển các nhiệm vụ này vào kế hoạch hàng năm của Đài khi có qui định cụ thể của Trung ương.

3. Sở Giáo dục Đào tạo tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của chương trình giáo dục đào tạo và sẽ chuyển các nhiệm vụ này vào kế hoạch hàng năm của Sở khi có qui định cụ thể của Trung ương.

4. Sở Văn hoá Thông tin thể thao tiếp tục thực hiện chương trình văn hoá và sẽ chuyển vào kế hoạch hàng năm của sở khi có qui định cụ thể của Trung ương.

5. Phân công trách nhiệm tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở tỉnh như sau:

a. Chuyển giao mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em sang Sở Y tế quản lý.

b. Chuyển giao mục tiêu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sang Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Công an tỉnh quản lý (Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Công an tỉnh quản lý đối tượng trẻ em làm trái pháp luật).

c. Sở Văn hoá Thông tin thực hiện kế hoạch phát triển các điểm vui chơi cho trẻ em.

Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tập trung làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước, tổ chức phối hợp liên ngành, địa phương về kế hoạch, nhu cầu nguồn lực, các giải pháp cho việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp ngành và các địa phương; tổ chức chỉ đạo một số mô hình thí điểm, một số dự án viện trợ đầu tư cho trẻ em.

6. Phân công trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình 05, 06 (mại dâm, ma tuý) như sau:

Ban Dân tộc và miền núi thực hiện mục tiêu xoá bỏ cây thuốc phiện.

Công an tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, truy quét các ổ nhóm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán và sử dụng trái phép thuốc phiện và các loại ma tuý khác và tổ chức thực hiện truy quét các ổ chứa mại dâm.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với UBND các huyện và các ngành có liên quan tổ chức công tác phòng chống tệ nạn mại dâm, tổ chức cai nghiện ma tuý, chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, giúp tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng nghiện ma tuý và người mại dâm.

7. Sở Y tế tiếp tục thực hiện các mục tiêu về nâng cấp trang thiết bị y tế và chuyển mục tiêu này vào kế hoạch hàng năm của sở khi có qui định cụ thể của Trung ương.

8. Chương trình xây dựng vùng đồng bào dân tộc do Ban Dân tộc và miền núi quản lý.

9. Chương trình ổn định dân di cư tự do do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.

 

Chương II

CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

(Kể cả các chương trình cũ chưa chuyển thành nhiệm vụ thường xuyên)

Điều 3: UBND tỉnh Lâm Đồng quản lý thống nhất nguồn lực, điều hành để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Điều 4: Giao cho các sở chuyên ngành quản lý chương trình mục tiêu quốc gia tại Điều 1 và điều 2 nêu trên, chịu trách nhiệm về:

Cùng với UBND các huyện, thị xã, thành phố (từ đây gọi là UBND huyện) xác định các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia. Hàng năm xây dựng kế hoạch và thống nhất với Sở Kế hoạch & Đầu tư, trình UBND tỉnh để UBND tỉnh trình các Bộ quản lý chương trình mục tiêu quốc gia;

Phân bổ nhiệm vụ và kinh phí cho các ngành, đơn vị cùng tham gia và theo địa bàn từng huyện.

Điều hành thống nhất các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia trong tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện tổng hợp báo cáo đánh giá... trên cơ sở phối hợp với UBND các huyện, các sở ban ngành có liên quan và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh.

Điều 5: Giao Sở Kế hoạch & Đầu tư là cơ quan thường trực làm đầu mối tổng hợp, cân đối, xây dựng kế hoạch chương trình quốc gia hàng năm, 5 năm trên cơ sở kế hoạch chương trình của các sở quản lý, theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia ở Trung ương, của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính; Tháng 7 hàng năm Sở Kế hoạch & Đầu tư có trách nhiệm làm việc với các sở quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để đăng ký kế hoạch với cơ quan quản lý chương trình ở Trung ương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính.

Điều 6: Trên cơ sở đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư, có sự phối hợp thống nhất của Sở Tài chính Vật giá, UBND tỉnh sẽ giao kế hoạch chính thức về nhiệm vụ và kinh phí của các chương trình cho các đơn vị quản lý và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cho Chủ tịch UBND các huyện tuỳ theo tính chất công việc, khả năng huy động nhân dân... của từng công việc của các chương trình trên địa bàn tỉnh (các cơ quan quản lý chương trình Trung ương sẽ không giao kế hoạch cho các cơ quan ngành dọc ở cấp tỉnh mà chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực của các chương trình đã được Chính phủ giao).

Điều 7: UBND các huyện có trách nhiệm tham gia cùng các sở quản lý chương trình và các sở ban ngành có liên quan trong việc xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình quốc gia, là trung tâm thực hiện lồng ghép các chương trình quốc gia trên địa bàn và chịu trách nhiệm trong việc triển khai và kết quả thực hiện các chương trình trên địa bàn huyện mình.

Điều 8: Việc lồng ghép các chương trình trên các địa bàn huyện: thực hiện lồng ghép về kế hoạch, chỉ đạo, con người quản lý, cộng tác viên, kinh phí trên địa bàn huyện và giao UBND huyện làm trung tâm lồng ghép, điều phối các chương trình trên địa bàn mình và cùng với các sở quản lý chương trình tổ chức thực hiện.

Các sở ban ngành quản lý chương trình phải có dự kiến kế hoạch triển khai hàng năm gửi UBND huyện, UBND huyện tổ chức lồng ghép và bàn bạc thống nhất với các sở ban ngành quản lý chương trình để cùng thực hiện. Công việc này phải triển khai trong vòng 20 ngày kể từ ngày UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch chương trình.

Một số nội dung cần được triển khai, thực hiện trong quá trình lồng ghép, phối hợp thực hiện các chương trình như sau:

Các mục tiêu, nhiệm vụ và công việc của các chương trình mang tính chất XDCB cần huy động thêm vốn nhân dân hoặc xét thấy địa phương thực hiện có hiệu quả hơn thì giao cho UBND huyện làm chủ dự án (các công trình thuộc ngành, tỉnh sẽ thông báo cụ thể). Sở quản lý chương trình tổng hợp, kiểm tra và quản lý theo sự uỷ quyền của Trung ương.

Các hoạt động tuyên truyền vận động mang tính chất xã hội hoá cao của các chương trình thì các cơ quan quản lý chương trình phối hợp và chuyển giao trách nhiệm này cho UBND huyện làm đầu mối.

Cần tập trung nguồn lực cho các chương trình cho các đối tượng cần ưu tiên và các vùng trọng điểm, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là 27 xã điểm vùng đồng bào dân tộc. Ngoài việc cụ thể hoá kế hoạch chương trình trên từng địa bàn huyện, các sở quản lý chương trình phải xây dựng kế hoạch triển khai trên từng xã điểm vùng đồng bào dân tộc, thông báo và phối hợp với Ban Dân tộc miền núi, UBND các huyện và chủ dự án cùng thực hiện hàng năm.

Về lực lượng cán bộ, Ban chỉ đạo cũng như đội ngũ cộng tác viên của các chương trình ở cơ sở, địa bàn huyện, các sơ quản lý chương trình phải lấy ý kiến thống nhất của UBND huyện. Mỗi cộng tác viên cần tham gia vào nhiều chương trình.

Phần kinh phí cho tuyên truyền vận động ở cơ sở cũng như chế độ hàng kỳ của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên của các chương trình, các cơ quan quản lý chương trình uỷ quyền chi cho UBND huyện, sau đó huyện sẽ có quyết toán lại với đơn vị quản lý chương trình.

Ngoài phần nguồn lực của chương trình được thực hiện trên địa bàn của huyện mình, UBND huyện được quyền chủ động theo luật định các nguồn lực tại địa phương để bổ sung cho chương trình và phải thực hiện thanh quyết toán theo qui định tài chính hiện hành.

Điều 9: Các công việc mang tính chất XDCB (cả công việc mua sắm trang thiết bị) cơ quan quản lý chương trình, đơn vị thực hiện phải tuân thủ đúng theo quy chế đầu tư XDCB hiện hành (Nghị định 42/CP, 92/CP...).

Các công việc mang tính chất hoạt động sự nghiệp phát triển, đơn vị quản lý chương trình tuân thủ theo đúng định mức, chế độ chi hiện hành của Nhà nước.

Điều 10: Tỉnh sẽ tổ chức giao ban hàng quý thông qua Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh để nắm tình hình và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Điều 11: Việc quản lý kinh phí, thanh quyết toán kinh phí cho các đơn vị quản lý thực hiện chương trình theo Quyết định 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên Bộ số 06/TT-LB-KHTC ngày 29/4/1997 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12: Việc thay đổi cơ chế quản lý từ chương trình quốc gia cũ thành các nhiệm vụ thường xuyên của ngành, cũng như việc chuyển giao các mục tiêu nhiệm vụ của chương trình từ ngành này sang ngành khác phải được thực hiện từng bước, theo các qui định của Trung ương, không gây xáo trộn về mặt tổ chức, cán bộ và bảo đảm tính vững chắc, tính liên tục cho việc thực hiện chương trình.

Điều 13: Giám đốc các Sở Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính vật giá, thủ trưởng các sở ban ngành quản lý chương trình và các cơ quan có liên quan cùng các ông Chủ tịch UBND các huyện căn cứ Quyết định 531/TTg, Quyết định 05/1998/QĐ-TTg, Quyết định 19/1998/QĐ-TTg và theo qui định này có biện pháp triển khai và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình quốc gia cũ. Hàng quý Sở Kế hoạch & Đầu tư họp giao ban với các cơ quan quản lý chương trình và UBND các huyện để đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc.

Điều 14: Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư là cơ quan đầu mối trực tiếp giúp UBND tỉnh triển khai qui định này, kịp thời tổng hợp việc chấp hành qui định này ở các sở, ban, ngành, các huyện báo cáo UBND tỉnh; đồng thời, báo cáo những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện và kiến nghị những biện pháp khắc phục./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4451&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận