QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Dinh dưỡng
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 của Thủ tướngChính phủ về việc sắp xếp các Cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và côngnghệ trực thuộc Bộ Y tế;
Xét đề nghị của ông Viện trưởng Viện Dinh dưỡng tại Tờ trình số16/TTr-VDD ngày 12 tháng 2 năm 1999;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ và ông Vụ trưởngVụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này "Điều lệ tổ chức và hoạt động của ViệnDinh dưỡng".
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây tráivới quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Y tế dựphòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học-Đào tạo-Bộ Y tế, Viện trưởng Viện Dinh dưỡngvà Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN DINH DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 748/1999/QĐ-BYT ngày16/03/1999
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bản Điều lệ này quy định nhữngđiểm cơ bản về tổ chức và hoạt động của Viện Dinh dưỡng.
Điều 2. Viện Dinh dưỡng là đơn vị sựnghiệp trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập theo Quyết định số 181/CP ngày13-6-1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và được xác định lại theoQuyết định số 230/1998/ QĐ -TTg ngày 30-11-1998 của Thủ tướng Chính phủ, có tưcách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở làm việc, có tài khoản riêng.
Tên Viện: VIỆN DINH DƯỠNG
Têngiao dịch quốc tế:
TiếngAnh: NationalInstitute of Nutrition
TiếngPháp: Institut Nationalde Nutrition
Tênviết tắt: NIN
Trụ sở làm việc: 48 phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Số điện thoại: 84-4- 9.717.090; 9.713.784
Số fax: (844) 9,.717.885
E-mail: nin@netnam.org.vn
Điều 3. Trong quá trình thực hiện việchợp tác nghiên cứu, triển khai các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế đượcquy định trong Điều 4, Điều 5 của Điều lệ này, Viện được nhận tài chính (bằngtiền hoặc hiện vật) theo cơ chế hợp đồng, thực hiện thu chi theo đúng quy địnhcủa Nhà nước.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA VIỆN,
Điều 4. Viện Dinh dưỡng có chức năngchính là nghiên cứu về Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất vớiBộ Y tế các biện pháp phòng bệnh, chữa bệnh bằng ăn uống phù hợp với nhu cầudinh dưỡng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từnggiai đoạn.
Điều 5.Viện có cácnhiệm vụ chủ yếu sau đây:
I. Nghiêu cứu khoa học:
1.Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam phù hợp vớitrạng thái sinh lý, điều kiện sinh thái và điều kiện kinh tế xã hội của đất nướctrong từng giai đoạn.
2.Phân tích giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm dùng trong cơ cấu bữa ăn của ngườiViệt Nam. Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm trong cơ cấu bữa ăn củangười Việt Nam.
3.Nghiên cứu về vệ sinh ăn uống; tham gia xây dựng điều lệ về vệ sinh ăn uống;tham gia xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm được chế biến trong nướchoặc nhập khẩu.
4.Nghiên cứu phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống; xây dựng các chế dộ dinh dưỡngtheo bệnh lý.
5.Nghiên cứu xác định tình trạng dinh dưỡng, tiêu thụ thực phẩm và an toàn vệsinh thực phẩm.
6.Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và các giảipháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
II. Đào tạo:
1.Bổ túc nghiệp vụ và phương pháp nghiên cứu về dinh dưỡng và an toàn vệ sinhthực phẩm.
2.Đào tạo lại và đào tạo liên tục cho các đối tượng có nhu cầu về chuyên ngànhdinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.Tham gia đào tạo Đại học và Sau đại học chuyên ngành Dinh dưỡng và An toàn vệsinh thực phẩm cho các đối tượng có nhu cầu và phải theo đúng quy định của Phápluật.
III. Chỉ đạo chuyên khoa:
1.Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chuyên môn kỹ thuật tạicác cơ sở làm công tác dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.Xây dựng kế hoạch và các biện pháp để triển khai chuyên khoa dinh dưỡng và antoàn vệ sinh thực phẩm về các mặt: Tổ chức mạng lưới, nghiên cứu khoa học, đàotạo và sử dụng cán bộ chuyên khoa, trang bị máy móc, dụng cụ và thuốc menchuyên khoa; thực hiện các chương trình, dự án về dinh dưỡng và an toàn vệ sinhthực phẩm.
3.Tổ chức các hội nghị, lớp học chuyên đề về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thựcphẩm.
4.Giáo dục truyền thông và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và an toàn vệsinh thực phẩm.
IV. Hợp tác quốc tế:
1.Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nước, các tổ chức trong Khu vực vàtrên Thế giới có hoạt động về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.Gửi và nhận cán bộ để đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi kinh nghiệm vớicác nước, các tổ chức trong Khu vực và trên Thế giới.
3.Hợp tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực dinhdưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
V. Quản lý đơn vị:
1.Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, tiền lương, tài chính, vật tư thiết bị củaViện theo chế độ và chính sách của Nhà nước.
2.Phát triển các dự án trong nước và quốc tế để tăng nguồn tài chính cho Viện.
3.Làm dịch vụ khoa học kỹ thuật để tăng nguồn kinh phí cho viện và cải thiện đờisống cho cán bộ, công chức trong cơ quan.
Chương III
TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA VIỆN
Điều 6.Viện Dinh dưỡngcó Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng.
1.Viện trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởngvề toàn bộ hoạt động của Viện.
2.Việc bổ nhiệm Viện trưởng và các Phó viện trưởng được thực hiện theo quy địnhcủa Bộ Y tế.
Điều 7.Hội đồng khoa học của Viện:
1.Hội đồng Khoa học của Viện làm tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứukhoa học, đào tạo cán bộ và dự báo xu thế phát triển của chuyên ngành.
2.Thành phần và phương thức hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định của BộKhoa học Công nghệ và Môi trường.
3.Nhiệm kỳ của Hội đồng là 3 năm.
Điều 8.Tổ chức bộ máy của Viện gồm:
I. Các phòng chức năng:
1.Phòng Kế hoạch tổng hợp,
2.Phòng Quản lý khoa học,
3.Phòng Tổ chức- Cán bộ,
4.Phòng Hành chính-Quản trị,
5.Phòng Vật tư-Thiết bị y tế,
6.Phòng Tài chính - Kế toán.
II. Các Khoa chuyên môn:
1.Khoa Dinh dưỡng cơ sở,
2.Khoa Dinh dưỡng cộng đồng,
3.Khoa Dinh dưỡng bệnh lý và tiết chế,
4.Khoa Dinh dưỡng ứng dụng,
5.Khoa Hóa - An toàn vệ sinh thực phẩm,
6.Trung tâm Giáo dục-Truyền thông.
III. Các đơn vị phục vụ nghiên cứu và đào tạo:
1.Thư viện,
2.Xưởng thực nghiệm,
3.Đơn vị Kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm,
Cácđơn vị khác được thành lập khi có nhu cầu và theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Ytế.
Điều 9. Cán bộ công chức của Viện đượcsắp xếp vào ngạch bậc, theo chức danh, tiêu chuẩn công chức Nhà nước và cơ cấucán bộ, công chức theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Số lượng biên chế củaViện từ nay đến năm 2000 là 130 người và được bổ sung, điều chỉnh hằng năm theonhu cầu thực tế.
Điều 10.Để đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, Viện được mời các chuyên gia, các cánbộ khoa học thuộc các cơ quan trong và ngoài nước làm cộng tác viên.
Chương IV
TÀI CHÍNH CỦA VIỆN
Điều 11.Viện Dinh dưỡng là đơn vị dự toán cấp II, có tài khoản riêng, kể cả tài khoảnngoại tệ. Viện phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài chính -kế toán.
Điều 12.Kinh phí hoạt động của Viện do:
Ngânsách Nhà nước cấp,
Thutừ dịch vụ khoa học kỹ thuật,
Hợptác quốc tế,
Cácnguồn thu khác.
Điều 13.Kinh phí hoạt động của Viện để chi:
Hoạtđộng chuyên môn, nghiệp vụ,
Chithường xuyên,
Lươngvà phụ cấp,
Khenthưởng,
Pháttriển Viện.
Chương V
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA VIỆN VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
TRONG VÀ NGOÀI NGÀNH Y TẾ
Điều 14. Viện Dinh dưỡng chịu sự quản lý, lãnh đạo toàn diện của Bộ Y tế,chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các cơ quan chức năng của Nhà nước và tự chịutrách nhiệm về hoạt động của mình.
Điều 15.Viện được hợp tác với các Viện nghiên cứu, các Trường Y Dược, các Đơn vị trựcthuộc Bộ Y tế, các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về dinh dưỡngvà vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 16.Viện được hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nghiên cứu,đào tạo thuộc các lĩnh vực công tác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao và thực hiệntheo đúng quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 17.Trong quá trình thực hiện, Điều lệ này được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp vớitình hình thực tế. Mọi thay đổi chỉ có hiệu lực khi được Bộ trưởng Bộ Y tế phêduyệt./.