Văn bản pháp luật: Quyết định 76/2003/QĐ-BTC

Lê Thị Băng Tâm
Toàn quốc
Công báo số 60/2003;
Quyết định 76/2003/QĐ-BTC
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
08/07/2003
28/05/2003

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thứ trưởng
2.003
Bộ Tài chính

Toàn văn

No tile

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng

 Quỹ hỗ trợ sắpxếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ,

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy địnhvề nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ vềchuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần;

Căn cứ Quyết định số 174/2002/QĐ-TTg ngày 02/12/2002 của Thủ tướngChính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước,

Căn cứ ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số2181/VPCP-ĐMDN ngày 07/5/2003 của Văn phòng Chính phủ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ trưởngVụ Ngân sách nhà nước, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trung ương,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếpvà cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2.Uỷ quyền cho Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp quản lý và điều hành Quỹ hỗtrợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Điều 3.Quyết định này thay thế Quyết định số 95/2000/QĐ-BTC ngày 09/6/2000 của Bộ trưởngBộ Tài chính và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộtrưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịchHội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước, Cục trưởng Cục Tài chính doanhnghiệp, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp vàcổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quanchiu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

QUY Chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổphần hóa doanh nghiệp nhà nước

(ban hành kèm theo Quyết định số 76/2003/QĐ-BTC ngày28/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quỹhỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Quỹ sắpxếp doanh nghiệp) được thành lập để hỗ trợ giải quyết chế độ cho người lao độngvà hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắp xếp lạivà chuyển đổi sở hữu theo quy định tại Quyết định số 174/2002/QĐ-TTg ngày02/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắpxếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (dưới đây viết tắt là Quyết định số174/2002/QĐ-TTg).

Điều 2.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp được thành lập ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là địa phương) và các Tổngcông ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Tổng công ty nhà nước), cụthể:

1.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương được tập trung tại một tài khoản mở tại Khobạc Nhà nước Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý để hỗ trợ cho hoạtđộng sắp xếp, chuyển đổi của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ.

2.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương được tập trung tại một tài khoản mở tại Khobạc Nhà nước các tỉnh, thành phố do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương quản lý để hỗ trợ cho hoạt động sắp xếp, chuyển đổi củacác doanh nghiệp thuộc địa phương.

3.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp của các Tổng công ty nhà nước được tập trung tại mộttài khoản riêng của Tổng công ty mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơiTổng công ty đặt trụ sở chính do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (đối vớitrường hợp Tổng công ty không có Hội đồng quản trị) Tổng công ty quản lý.

Điều 3.Cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp (được hiểu là Bộ Tài chính đốivới Quỹ sắp xếp doanh nghiệp trung ương; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phốđối với Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương; Hội đồng quản trị đối với Quỹ sắpxếp doanh nghiệp của các Tổng công ty nhà nước) có trách nhiệm quản lý và sửdụng nguồn Quỹ đúng theo quy định của Quyết định số 174/2002/QĐ-TTg và Quy chếnày; chịu sự kiểm tra, giám sát, điều hòa của Bộ Tài chính.

II. NGUỒN QUỸ

Điều 4.Nguồn hình thành Quỹ sắp xếp doanh nghiệp ở các cấp được xác định như sau:

1.Nguồn của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp trung ương bao gồm:

a)Các khoản thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu toàn bộ doanh nghiệp vàđơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước độc lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ. Bao gồm cả tiền thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổisở hữu doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty được thành lập theo Quyếtđịnh số 90/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, phát sinh trước ngàyNghị định số 64/2002/NĐ-CP có hiệu lực.

b)Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Chính phủ vàcác Bộ, ngành để thực hiện sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

c)Ngân sách trung ương cấp theo kế hoạch hàng năm (nếu có).

2.Nguồn của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương bao gồm:

a)Các khoản thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu toàn bộ doanh nghiệp vàđơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước độc lập thuộc các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương.

Baogồm cả tiền thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp thànhviên của các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 07/3/1994của Thủ tướng Chính phủ, phát sinh trước ngày Nghị định số 64/2002/NĐ-CP cóhiệu lực.

b)Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho địa phươngđể thực hiện sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

c)Ngân sách địa phương cấp theo kế hoạch hàng năm (nếu có).

3.Nguồn của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Tổng công ty nhà nước bao gồm:

a)Các khoản thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu toàn bộ doanh nghiệpthành viên hoặc đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công tynhà nước.

b)Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các Tổngcông ty để thực hiện sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Điều 5.Các khoản thu của Nhà nước khi thực hiện sắp xếp và chuyển đổi sở hữu doanhnghiệp nhà nước được nộp về Quỹ bao gồm:

1.Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổphần hóa (bao gồm cả chênh lệch do bán đấu giá cổ phần thuộc vốn nhà nước) saukhi trừ chi phí cề phần hóa được duyệt.

2.Tiền thu từ hoạt động giao, bán doanh nghiệp sau khi trừ chi phí phục vụ choviệc chuyển đổi sở hữu.

3.Tiền thu từ bán tài sản không cần dùng, tài sản thanh lý, tiền thu được từ côngnợ khó đòi được loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu saukhi trừ chi phí cho việc nhượng bán và tổ chức thu hồi công nợ (nếu có).

4.Tiền thu từ nhượng bán thanh lý tài sản khi doanh nghiệp nhà nước bị giải thểvà phá sản sau khi thanh toán hết nợ cho chủ nợ theo quy định của pháp luật(nếu còn).

5.Lợi tức được chia, cổ tức và các khoản thu do bán bớt phần vốn nhà nước tại cácdoanh nghiệp khác (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn...) như quyđịnh tại Điều 12 và Điều 14 Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệpkhác ban hành kèm theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủvà Phần IV Thông tư số 64/2001/TT-BTC ngày 10/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác.

Điều 6.Chậm nhất sau 30 ngày hoàn tất việc bán tài sản, bán doanh nghiệp, bán cổ phầnvà chia cổ tức, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu và Banthanh lý doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp bị giải thể, phá sản) cồ tráchnhiệm nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu của Nhà nước về Quỹ sắp xếp doanhnghiệp cùng cấp như quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy chế này. Mọikhoản chậm nộp sau thời hạn trên đều phải tính thêm lãi suất (tương đương vớilãi suất vay Ngân hàng Thương mại).

Điều 7.Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổngcông ty nhà nước có trách nhiệm:

1.Kiểm tra các khoản chi phí cho việc chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp thuộcquyền quản lý và xác định số tiền doanh nghiệp phải nộp về Quỹ.

2.Đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sở hữu, Ban thanh lý tài sản vàHội đồng giải thể doanh nghiệp thuộc Bộ, địa phương, Tổng công ty quản lý, nộpđầy đủ, kịp thời tiền thu từ hoạt đông sáp xếp, chuyển đổi sở hữu về Quỹ nhưquy định tại Điều 4 của Quy chế này.

3.Chỉ đạo người trực tiếp quản lý phần vốn của Nhà nước góp tại các công ty cổphần kiểm tra, đôn đốc việc phân phối và trích chuyển kịp thời các khoản thunhập được chia vào tài khoản của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp cùng cấp theo quyđịnh của Quy chế này.

III. NỘI DUNG HỖ TRỢ CỦA QUỸ

A. HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ

Điều 8.Hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp, chuyển đổi thanh toán trợ cấptheo quy định tại Bộ Luật Lao động cho người lao động bị mất việc, thôi việckhông thuộc đối tượng hưởng chính sách lao động dôi dư quy định tại Nghị địnhsố 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ. Cụ thể:

1.Đối với lao động tự nguyện thôi việc và lao động được tuyển dụng sau ngày21/4/1998 bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm chuyển đổisở hữu và trong 12 tháng sau doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu chính thứchoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì được Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ toànbộ phần kinh phí còn thiếu để giải quyết trợ cấp thôi việc, mất việc cho ngườilao động (sau khi doanh nghiệp đã sử dụng hết số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mấtviệc làm, được trích lập đầy đủ theo chế độ).

Mứchỗ trợ từ Quỹ được xác định trên cơ sở:

Tổngmức trợ cấp cho người lao động được xác định theo quy định tại Điều 17 và Điều42 của Bộ Luật Lao động.

Khảnăng tự thanh toán từ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp.

Hoạtđộng hỗ trợ của Quỹ cho các doanh nghiệp để thanh toán trợ cấp đối với ngườilao động thuộc hai loại đối tượng dưới đây:

Trợcấp đối với người lao động bị mất việc, thôi việc tại thời điểm doanh nghiệpthực hiện sắp xếp, chuyển đổi;

Trợcấp đối với người lao động bị mất việc, thôi việc trong 12 tháng sau khi doanhnghiệp nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Thời hạn để Quỹ tiếpnhận hồ sơ và thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp để thanh toán trợ cấp cho đối tượngnày là không quá 03 tháng kể từ ngày kết thúc 12 tháng hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp.

2.Đối với lao động (có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểmsắp xếp, chuyển đổi sở hữu) bị mất việc, thôi việc trong thời gian từ năm thứ 2đến năm thứ 5 kể từ khi doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu chính thức hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp) thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm thanh toán 50%tổng mức trợ cấp và được Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ 50% tổng mức trợ cấp đượcxác định theo mức quy định tại Điều 17 và Điều 42 của Bộ Luật Lao động.

Hoạtđộng hỗ trợ của Quỹ cho mỗi doanh nghiệp để thanh toán trợ cấp cho người laođộng thuộc đối tượng này được thực hiện mỗi năm một lần.

3.Đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện chuyển đổi theoNghị định số 44/1998/NĐ-CP và Nghị định số 103/1999/NĐ-CP bị mất việc, thôiviệc trước thời điểm Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có hiệu lực thì doanh nghiệp đượcQuỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí để thanh toán cho thời gian người laođộng đã làm việc cho khu vực nhà nước nhưng chưa được hưởng trợ cấp theo mứcquy định tại Điều 17 và Điều 42 của Bộ Luật Lao động.

Hoạtđộng hỗ trợ của Quỹ cho các doanh nghiệp để thanh toán trợ cấp cho người laođộng thuộc đối tượng này được thực hiện có thời hạn và chấm dứt sự hỗ trợ vàongày 31 tháng 12 năm 2003.

Điều 9. Hỗtrợ doanh nghiệp đào tạo lại lao động dôi dư tại thời điểm chuyển đổi để bố tríviệc làm mới trong công ty cổ phần. Thời gian đào tạo lại không quá 6 tháng;Mức hỗ trợ được căn cứ vào hợp đồng đào tạo đã ký kết nhưng tối đa là 350.000đồng/người/tháng.

B. HỖ TRỢ VÀ ĐẦU TU VỐN CHO DOANH NGHIỆP

Điểu 10. Bổsung vốn cho doanh nghiệp đã cổ phần hóa để đảm bảo đủ tỷ trọng vốn nhà nướctrong cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần.

1.Trường hợp đến thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh có phát sinh chênh lệch giảm giá trị phần vốn nhà nước thì doanh nghiệp đượcQuỹ sắp xếp doanh nghiệp cùng cấp bổ sung vốn để đảm bảo tỷ lệ phần vốn nhà nướccần thiết nắm giữ.

Mứcvốn bổ sung tối đa không vượt quá phần thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanhnghiệp và được căn cứ vào:

Cơcấu vốn điều lệ được xác định trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Phươngán cổ phần hóa và quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt;

Cáckhoản bồi thường vật chất (nếu có).

2.Trường hợp doanh nghiệp đã chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổphần, có phương án phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn đáp ứng yêu cầu hoạtđộng sản xuất kinh doanh; nếu cơ quan đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanhnghiệp xét thấy cần duy trì tỷ trọng vốn cổ phần của Nhà nước trong công ty thìsử dụng Quỹ sắp xếp doanh nghiệp cùng cấp bổ sung vốn góp cổ phần.

Mứcvốn bổ sung được căn cứ vào phương án phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần,tỷ trọng vốn nhà nước cần duy trì và phương án bổ sung vốn dược cơ quan có thẩmquyền phê duyệt.

Điều 11. Hỗtrợ doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ vay quá hạn và nợ bảo hiểm xã hội trướckhi chuyển đổi.

1.Đối tượng được Quỹ hỗ trợ vốn để xử lý các khoản nợ trên là các doanh nghiệp:

Nằmtrong kế hoạch sắp xếp chuyển đổi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đangthực hiện phương án chuyển đổi.

Khảnăng thanh toán có khó khăn do kinh doanh thua lỗ.

2.Mức hỗ trợ từ Quỹ đôi với các doanh nghiệp này được xác định trên cơ sở:

Phươngán cơ cấu lại nợ trước khi thực hiện chuyển đổi của doanh nghiệp được cơ quancó thẩm quyền phê duyệt.

Tồngsố nợ bảo hiểm xã hội và nợ vay quá hạn đến thời điểm thanh toán.

Khảnăng thanh toán thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị hỗ trợ.

Đảmbảo vốn nhà nước tối đa không vượt quá 50% tổng vốn kinh doanh.

Điều 12. Hỗtrợ thanh toán nợ của các doanh nghiệp nhà nước áp dụng hình thức bán:

1.Đối tượng được Quỹ hỗ trợ là các doanh nghiệp nhà nước thực hiện bán theo Nghịđịnh số 103/1999/NĐ-CP và Nghị định số 49/2002/NĐ-CP để thanh toán các khoản nợtrong trường hợp người mua không kế thừa nợ của doanh nghiệp.

2.Mức hỗ trợ từ Quỹ đối với trường hợp này được xác định trên cơ sở:

Kếtquả bán doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công bố.

Kếtquả thanh lý nhượng bán những tài sản và thu hồi công nợ.

Phươngán hỗ trợ thanh toán nợ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 13. Hỗtrợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sứccạnh tranh và phát triển doanh nghiệp.

1.Đối tượng được Quỹ hỗ trợ vốn đầu tư là các doanh nghiệp thuộc đối tượng nhà nướccần thiết duy trì 100% vốn, có phương án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt.

2.Mức hỗ trợ được xác định trên cơ sở:

Nhucầu vốn đầu tư theo dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khảnăng cân đối từ các nguồn vốn đầu tư (bao gồm cả Quỹ đầu tư phát triển và khấuhao cơ bản đã trích nhưng chưa sử dụng) để đáp ứng yêu cầu đầu tư.

Khảnăng cân đối của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp.

IV. THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ

Điều 14.Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ chủ độngxây dựng phương án và lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệtvà gửi cơ quan quản lý Quỹ để thực biện chấp kinh phí hỗ trợ.

Điều 15.Hồ sơ đề nghị Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ:

1.Hồ sơ đề nghị hỗ trợ giải quyết lao động dôi dư bao gồm:

Côngvăn của doanh nghiệp đề nghị Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ giải quyết laođộng dôi dư.

Phươngán hỗ trợ để giải quyết chính sách cho người lao động, đào tạo lại (kèm theodanh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định sắp xếp chuyển đổi sởhữu, danh sách người lao động được hưởng trợ cấp và được đào tạo lại) đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt.

Báocáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện sắp xếp lại.

Quyếtđịnh thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu của cơ quan có thẩm quyền và Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đã thực hiện sắp xếp, chuyển đổisở hữu.

Hợpđồng đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

2.Hồ sơ đề nghị Quỹ hỗ trợ cơ cấu nợ và bổ sung vốn cho doanh nghiệp:

Côngvăn của doanh nghiệp đề nghị Quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ vốn hoặc bổ sungvốn.

Phươngán đầu tư, đổi mới công nghệ; phương án cơ cấu lại nợ trước khi chuyển đổi đượccơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quyếtđịnh phê duyệt phương án sắp xếp, cổ phần hóa và bán doanh nghiệp.

Nghịquyết của Đại hội đồng cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu.

Phươngán hỗ trợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Báocáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện sắp xếp lại.

Báocáo kết quả thanh lý, nhượng bán tài sản được loại trừ khi xác định giá trịdoanh nghiệp và thu hồi công nợ mà người mua doanh nghiệp không kế thừa.

3.Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và hợp lệ trong việc lập hồ sơ,cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt phương ánđúng theo quy định hiện hành.

Điều 16.Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý Quỹsắp xếp doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện hỗ trợ các doanhnghiệp theo phương án được duyệt. Trong đó, việc hỗ trợ vốn cho các doanhnghiệp nhà nước để thực hiện phương án đầu tư, đổi mới công nghệ và bổ sung vốnđể đảm bảo tỷ trọng vốn nhà nước trong các công ty cổ phần được Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp thực hiện theo tiến độ triển khai dự án.

Trườnghợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định hoặc có sai sót về số liệutính toán thì cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp phải kịp thời thông báobằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án hỗ trợ và doanhnghiệp biết để hoàn chỉnh.

Điều 17.Các doanh nghiệp được tiếp nhận hỗ trợ từ Quỹ sắp xếp doanh nghiệp có tráchnhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng theo phương án đã được phêduyệt và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Quỹ.

Mọitrường hợp sử dụng vốn sai mục đích, không đúng đối tượng đều bị thu hồi. Đồngthời, tùy theo mức độ vi phạm Giám đốc doanh nghiệp và những người có liên quanphải bồi thường vật chất hoặc chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Trongthời hạn 30 ngày kể từ khi hoàn thành việc chi trả trợ cấp mất việc, thôi việc,sau khi kết thúc chương trình đào tạo lại và hoàn thành các phương án đầu tư,phát hành cổ phiếu doanh nghiệp phải lập báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ gửivề cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án hỗ trợ (là Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;Hội đồng quản trị các Tổng công ty) và gửi về:

CụcTài chính doanh nghiệp (cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Quỹ sắp xếpdoanh nghiệp Trung ương).

SởTài chính vật giá các tỉnh, thành phố (cơ quan giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncác tỉnh, thành phố quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương).

BanTài chính kế toán hoặc Phòng Tài chính kế toán của các Tổng công ty nhà nước(cơ quan giúp Chủ tịch Hội đồng quản trị quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp cácTổng công ty nhà nước).

Báocáo quyết toán kinh phí hỗ trợ gồm các tài liệu sau:

Báocáo tổng hợp sử dụng kinh phí cấp từ Quỹ sắp xếp doanh nghiệp trong đó chi tiếttheo từng nội dung hỗ trợ, số tiền thừa và lý do.

Chứngtừ thanh toán trợ cấp cho người lao động, đào tạo lại (có xác nhận của người đượchưởng trợ cấp và cơ sở đào tạo), quyết toán kinh phí hỗ trợ.

Chứngtừ thanh toán và biên bản đối chiếu xác nhận nợ (đôi với các khoản nợ được cơcấu lại).

Quyếttoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt.

Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh (sau khi điều chỉnh vốn điều lệ).

V. KẾ HOẠCH THU CHI QUỸ

Điều 19. Kếhoạch thu chi Quỹ sắp xếp doanh nghiệp:

1.Hàng năm, cùng với thời gian lập kế hoạch ngân sách, căn cứ vào kế hoạch sắpxếp và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cáctỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhànước chỉ đạo Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thu và dựkiến các khoản chi từ Quỹ sắp xếp doanh nghiệp gửi về Bộ Tài chính (Cục Tàichính doanh nghiệp) để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Thời gian gửi kế hoạch chậmnhất là ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo.

2.Căn cứ vào tình hình thu và sử dụng Quỹ trong năm báo cáo, kế hoạch sắp xếp vàchuyển đổi sở hữu doanh nghiệp của các Bộ, các địa phương, các Tổng công ty vàkế hoạch thu chi của các Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp, Cục Tài chính doanhnghiệp - Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kếhoạch sử dụng Quỹ trong phạm vi toàn quốc.

Điều 20. Điềuhòa Quỹ:

1.Bộ trưởng Bộ Tài chính có quyển điều hòa nguồn vốn giữa các Quỹ sắp xếp doanhnghiệp ở địa phương, ở Tổng công ty nhà nước khi xét thấy cần thiết sau khi traođổi với cơ quan quản lý Quỹ có liên quan.

2.Điều kiện thực hiện điều hòa Quỹ:

a)Các Quỹ thuộc đối tượng được điều chuyển nguồn vốn là:

Cónguồn thu lớn.

Trongnăm kế hoạch nhu cầu chi nhỏ hơn số thu hoặc tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng.

Việcđiều chuyển nguồn vốn không gây ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sắp xếpchuyển đổi doanh nghiệp trong kỳ.

b)Các Quỹ thuộc đối tượng được tiếp nhận:

Cónguồn thu nhỏ.

Nhucầu chi hỗ trợ cho hoạt động sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp trong năm lớnhơn nguồn thu.

Nhucầu điều hòa phải được thể hiện trong kế hoạch thu chi Quỹ được gửi về Bộ Tàichính đúng thời hạn quy định.

3.Căn cứ vào quyết định điều động của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong phạm vi 15ngày kể từ ngày nhận được quyết định, cơ quan quản lý Quỹ bị điều động phải làmthủ tục để chuyển tiền từ Quỹ về tài khoản của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương.

Địnhkỳ hoặc đột xuất, cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương thực hiệnkiểm tra tình hình quản lý và sử dụng của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp được hỗ trợ.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO KẾ TOÁN

Điều 21. Quỹsắp xếp doanh nghiệp các cấp có trách nhiệm mở sổ sách kế toán, hạch toán đầyđủ mọi khoản thu - chi và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo đúng chế độ quy định củaNhà nước.

Nămtài chính của Quỹ sắp xếp doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúcvào 31 tháng 12. Năm tài chính đầu tiên được tính từ ngày Quỹ bắt đầu hoạt độngđến ngày kết thúc năm.

Điều 22.Định kỳ hàng quý cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp có tráchnhiệm lập và gửi báo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ sắp xếp doanh nghiệp(theo Phụ lục số....) cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) để theodõi.

Riêngbáo cáo tình hình quản lý và sử dụng Quỹ của các Tổng công ty nhà nước còn đượcgửi về Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ quảnlý ngành để theo dõi.

Điều 23. Kếtthúc năm tài chính trong phạm vi 45 ngày, cơ quan quản lý Quỹ sắp xếp doanhnghiệp các cấp phải gửi báo cáo quyết toán Quỹ về Bộ Tài chính (Cục Tài chínhdoanh nghiệp) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã công bố. Báocáo quyết toán Quỹ phải phản ánh đầy đủ, trung thực tình hình Quỹ ở thời điểmlập báo cáo; tình hình thu chi và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quảnlý Quỹ như: các khoản chưa thu được hoặc chưa chi; các khoản chi vượt hoặc chưacó nguồn thanh toán... kèm theo xác nhận số dư Quỹ của Kho bạc Nhà nước hoặcNgân hàng nơi Quỹ mở tài khoản.

Trêncơ sở báo cáo quyết toán tài chính của các Quỹ, Cục Tài chính doanh nghiệp tổnghợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VII. KIỂM TRA - QUYẾT TOÁN QUỸ

Điều 24.Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của BộTài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

Căncứ vào báo cáo quyết toán năm, trong phạm vi 90 ngày kể từ ngày nhận được báocáo quyết toán Quỹ, Cục Tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm lập kế hoạch vàthông báo lịch kiểm tra báo cáo quyết toán đến Quỹ sắp xếp doanh nghiệp tại cácTổng công ty nhà nước và một số quỹ địa phương khi cần thiết.

Kếtquả kiểm tra quyết toán Quỹ được thông báo cho Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổngcông ty, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và báo cáoBộ trưởng Bộ Tài chính.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước,các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế này.

Điều 26.Trách nhiệm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính:

1.Cục Tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm:

a)Đối với hệ thống Quỹ sắp xếp doanh nghiệp:

GiúpBộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt độngcủa Quỹ sắp xếp doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.

Tổnghợp kế hoạch và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phương án điều hòa nguồn Quỹ; thựchiện việc điều hòa theo phương án được Bộ phê duyệt.

Tổnghợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính tình hình quản lý và sử dụng Quỹ.

Kiểmtra, tổng hợp báo cáo Quyết toán thu - chi Quỹ sắp xếp doanh nghiệp báo cáo Bộtrưởng Bộ Tài chính.

b)Đối với Quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương: Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trựctiếp quản lý và điều hành Quỹ sắp xếp doanh nghiệp trung ương theo quy định củaQuy chế này.

2.Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

Hướngdẫn việc mở Tài khoản Quỹ sắp xếp doanh nghiệp.

Làmthủ tục chuyển kinh phí hỗ trợ từ Quỹ cho doanh nghiệp theo quyết định của cấpcó thẩm quyền.

Thựchiện kiểm soát việc sử dụng kinh phí theo đúng quyết định duyệt cấp kinh phí từQuỹ sắp xếp doanh nghiệp.

Phốihợp với Cục Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc điều hòa nguồn Quỹ theo phươngán được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

3.Vụ Chế độ kế toán có trách nhiệm:

Hướngdẫn hạch toán việc nhận, sử dụng kinh phí hỗ trợ tại các doanh nghiệp và kếtoán Quỹ sắp xếp doanh nghiệp các cấp.

Điều 27.Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệmgiúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việcquản lý và điều hành Quỹ sắp xếp doanh nghiệp địa phương theo quy định tại Quychế này.

IX. XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28.Những hành vi vi phạm các điều khoản quy định trong Quy chế này, tùy theo tínhchất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21135&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận