Văn bản pháp luật: Quyết định 78/2002/QĐ-BTC

Trương Chí Trung
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 78/2002/QĐ-BTC
Quyết định
10/06/2002
10/06/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành qui định nguyên tắc và phương pháp tính công suất tổng hợp sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy

Thứ trưởng
2.002
Bộ Tài chính

Toàn văn

tổng cục thuế

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành qui định nguyên tắc và

 phương pháp tínhcông suất tổng hợp sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, Cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;

Căn cứ điểm 3, Điều 2 Quyết định số 38/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002của Thủ tướng Chính phủ về quản lý sản xuất lắp ráp và nhập khẩu linh kiện xehai bánh gắn máy;

Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này " Bản qui định nguyên tắc và phương pháptính công suất tổng hợp sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy ".

Điều 2:Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Tổng cục trưởng Tổng cụcThuế, Chánh văn phòng Bộ Tài chính và các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe haibánh gắn máy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BẢN QUI ĐỊNH

Nguyên tắc và phương pháp tính công suất tổng hợp

sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy

(Ban hành kèm theo Quyết định số 78/2002/QĐ/BTC

ngày 10/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

I. Đối tượng áp dụng:

Tấtcả các doanh nghiệp có đầu tư sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy đảm bảo đủtiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy theo quy địnhcủa Bộ Công nghiệp (trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, lắpráp xe hai bánh gắn máy thực hiện đầy đủ, đúng trách nhiệm và nghĩa vụ qui địnhtrong giấy phép đầu tư).

Nhữngdoanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy để xuất khẩu thì phần sảnxuất, lắp ráp để xuất khẩu không bị khống chế số lượng theo hướng dẫn tại vănbản này.

II. Phương pháp tính điểm làm căn cứ xác định công suất tổng hợpcho từng doanh nghiệp: được tính theo thang điểm tối đa 100 điểm trên cơ sở cáctiêu thức sau:

1.Quy mô đầu tư: được tính theo thang điểm tối đa 45 điểm và được tính điểm theotổng số vốn đầu tư theo nguyên tắc sau:

a.Máy móc, thiết bị đầu tư sản xuất để lắp ráp (bao gồm cả máy móc, thiết bị củadoanh nghiệp đem góp vốn đầu tư liên doanh với doanh nghiệp khác để sản xuấtlinh kiện, phụ tùng xe máy phục vụ sản xuất, lắp ráp xe máy của doanh nghiệp): 35điểm

Đầu tư dưới 10 tỷ đồng

:

10 điểm

Đầu tư từ trên 10 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng

:

15 điểm

Đầu tư từ trên 15 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng

:

20 điểm

Đầu tư từ trên 20 tỷ đồng đến 25 tỷ đồng

:

25 điểm

Đầu tư từ trên 25 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng

:

30 điểm

Đầu tư từ trên 30 tỷ đồng trở lên

:

35 điểm

Vốngóp đầu tư liên doanh bằng tiền để sản xuất các linh kiện, phụ tùng xe hai bánhgắn máy được tính cộng vào vốn đầu tư máy móc, thiết bị trực tiếp sản xuất theohệ số H = 0,5.

Ví dụ:doanh nghiệp A đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máyvới trị giá 10 tỷ đồng. Đồng thời doanh nghiệp A có góp vốn đầu tư liên doanhbằng tiền để sản xuất các linh kiện, phụ tùng xe hai bánh gắn máy với số vốn là5 tỷ đồng. Theo quy định trên tổng số tiền đầu tư của doanh nghiệp A sẽ là: 10tỷ đồng (máy móc thiết bị) + 5 tỷ đồng (góp vốn đầu tư liên doanh bằng tiền) x0,5 =12,5 tỷ đồng

b.Nhà xưởng (trừ tiền thuê đất, đền bù đất), thiết bị văn phòng, xây dựng cơ sởhạ tầng (điện, nước, thoát nước, vệ sinh môi trường...): 10 điểm

Đầu tư dưới 05 tỷ đồng

:

03 điểm

Đầu tư từ trên 05 tỷ đồng đến 08 tỷ đồng

:

05 điểm

Đầu tư từ trên 08 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

:

07 điểm

Đầu tư từ trên 10 tỷ đồng trở lên

:

10 điểm

Nhàxưởng của doanh nghiệp tham gia góp vốn đầu tư liên doanh, trực tiếp phục vụsản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy thực hiện chương trình nội địa hóa củadoanh nghiệp cũng được cộng vào giá trị nhà xưởng của doanh nghiệp.

Đốivới doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm (sản xuất kinh doanhcả các sản phẩm không phải phụ tùng, linh kiện xe gắn máy) thì doanh nghiệp chỉkê khai giá trị của phần máy móc, thiết bị; nhà xưởng, thiết bị văn phòng, xâydựng cơ sở hạ tầng... trực tiếp tham gia sản xuất phụ tùng, linh kiện xe gắnmáy (nếu không tách riêng được thì căn cứ vào tỷ lệ giá trị sản lượng sản xuấtlinh kiện, phụ tùng xe máy so với toàn bộ giá trị sản lượng sản xuất, mua vàocủa doanh nghiệp để kê khai.

Tổngsố vốn đầu tư để sản xuất, lắp ráp xe máy nói trên được xác định là giá trị cònlại của tài sản cố định là máy móc thiết bị nhà xưởng và tổng số vốn đầu tưkhác được phản ánh trên sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp tại thờiđiểm đăng ký xét duyệt công suất tổng hợp. (Số cuối kỳ theo báo cáo quyết toáncủa doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm đăng ký xét duyệt).

2.Công nghệ, mức độ tiên tiến đồng bộ của máy móc, thiết bị trực tiếp sản xuất đượccăn cứ vào giá trị của từng loại máy móc, thiết bị để tính theo thang điểm tốiđa: 30 điểm; trong đó:

a.Dây chuyền lắp ráp xe máy đơn thuần: 03 điểm

Trị giá đến 02 tỷ đồng

:

01 điểm

Trị giá từ trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

:

02 điểm

Trị giá từ trên 03 tỷ đồng trở lên

:

03 điểm

b.Máy móc, thiết bị sản xuất khung xe, bình xăng: 04 điểm

Trị giá đến 01 tỷ đồng

:

01 điểm

Trị giá từ trên 01 tỷ đồng đến 02 tỷ đồng

:

02 điểm

Trị giá từ trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

:

03 điểm

Trị giá từ trên 03 tỷ đồng trở lên

:

04 điểm

c.Máy móc, thiết bị sản xuất các linh kiện, chi tiết bằng nhựa (gồm máy ép, khuônđúc, thiết bị sơn, làm bóng...): 04 điểm

Trị giá đến 02 tỷ đồng

:

01 điểm

Trị giá từ trên 02 tỷ đồng đến 3,5 tỷ đồng

:

02 điểm

Trị giá từ trên 3,5 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

:

03 điểm

Trị giá từ trên 05 tỷ đồng trở lên

:

04 điểm

d.Máy móc, thiết bị sản xuất các linh kiện chi tiết bằng nhôm, gang đúc như: moayơ, xi lanh, vỏ giảm sóc, nắp máy, lốc máy... : 05 điểm

Trị giá đến 02 tỷ đồng

:

02 điểm

Trị giá từ trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

:

03 điểm

Trị giá từ trên 03 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng

:

04 điểm

Trị giá từ trên 04 tỷ đồng trở lên

:

05 điểm

e.Máy móc, thiết bị sản xuất, lắp ráp động cơ : 05 điểm

Trị giá đến 02 tỷ đồng

:

02 điểm

Trị giá từ trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

:

03 điểm

Trị giá từ trên 03 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng

:

04 điểm

Trị giá từ trên 04 tỷ đồng trở lên

:

05 điểm

g.Máy móc, thiết bị sản xuất, lắp ráp giảm sóc : 03 điểm

Trị giá đến 01 tỷ đồng

:

01 điểm

Trị giá từ trên 01 tỷ đồng đến 02 tỷ đồng

:

02 điểm

Trị giá từ trên 02 tỷ đồng trở lên

:

03 điểm

h.Máy móc, thiết bị sản xuất các thiết bị điện (cụm IC, cụm đèn các loại, cuộncao áp, rơ-le... thuộc nhóm V danh mục tỷ lệ phần trăm linh kiện, chi tiết xehai bánh gắn máy ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số92/2001/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001): 03 điểm

Trị giá đến 02 tỷ đồng

:

01 điểm

Trị giá từ trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

:

02 điểm

Trị giá từ trên 03 tỷ đồng trở lên

:

03 điểm

i.Máy móc, thiết bị sản xuất, lắp ráp khác: 03 điểm

Trị giá đến 02 tỷ đồng

:

01 điểm

Trị giá từ trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

:

02 điểm

Trị giá từ trên 03 tỷ đồng trở lên

:

03 điểm

Trịgiá máy móc, thiết bị được tính theo giá trị còn lại của máy móc, thiết bị phảnánh trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp. (Số cuối kỳ theo báo cáo quyết toáncủa doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất). Trường hợp một máy móc, thiết bị thamgia sản xuất, lắp ráp nhiều linh kiện, chi tiết khác nhau thì được kê khai theolinh kiện, chi tiết sản xuất chủ yếu của máy móc, thiết bị đó hoặc doanh nghiệpđược lựa chọn để kê khai nếu không xác định được linh kiện, chi tiết sản xuấtchủ yếu của máy móc, thiết bị đó.

3.Tỷ lệ nội địa hóa phần do doanh nghiệp tự đầu tư sản xuất đạt được của năm đăngký thực hiện được Tổ công tác liên ngành xét duyệt (không tính phần liên doanh,liên kết sản xuất) tính theo thang điểm tối đa là: 10 điểm

Tỷ lệ nội địa hóa đạt được dưới 20%

:

02 điểm

Tỷ lệ nội địa hóa từ 20% đến dưới 25%

:

04điểm

Tỷ lệ nội địa hóa từ 25% đến dưới 30%

:

06 điểm

Tỷ lệ nội địa hóa từ 30% đến dưới 35%

:

08 điểm

Tỷ lệ nội địa hóa từ 35% trở lên

:

10 điểm

4.Tỷ lệ nội địa hóa đạt được của năm thực hiện được Tổ công tác liên ngành xétduyệt đối với động cơ do doanh nghiệp trực tiếp đầu tư sản xuất, lắp ráp tínhtheo thang điểm tối đa là: 10 điểm

Tỷ lệ nội địa hóa đạt được dưới 25%

:

03 điểm

Tỷ lệ nội địa hóa từ 25% đến dưới 30%

:

05điểm

Tỷ lệ nội địa hóa từ 30% đến dưới 35%

:

07 điểm

Tỷ lệ nội địa hóa từ 35% trở lên

:

10 điểm

5.Chuyển giao công nghệ, hợp đồng li-xăng (licence), đào tạo kỹ thuật tính theothang điểm tối đa là: 05 điểm

Cóhợp đồng chuyển giao công nghệ (đối với loại xe hai bánh gắn máy do doanhnghiệp sản xuất, lắp ráp): 02 điểm (không kể số lượng hợp đồng).

Cóhợp đồng li-xăng (đối với loại xe hai bánh gắn máy do doanh nghiệp sản xuất,lắp ráp) được phê duyệt: 01 điểm (không kể số lượng hợp đồng).

Cóhợp đồng, chương trình đào tạo kỹ thuật, tay nghề của nước ngoài cho doanhnghiệp: 02 điểm.

Trêncơ sở tính điểm theo nguyên tắc trên, Tổ công tác liên ngành sẽ kiểm tra xácđịnh số điểm đạt được của từng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy. Các doanhnghiệp sẽ được phân loại thành 04 loại để xác định công suất tổng hợp tuỳ theosố điểm đạt được của từng doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Doanhnghiệp loại 1: đạt từ 80 điểm trở lên

Doanhnghiệp loại 2: đạt từ 60 điểm đến 79 điểm

Doanhnghiệp loại 3: đạt từ 40 điểm đến 59 điểm

Doanhnghiệp loại 4: đạt dưới 40 điểm

III. Phương pháp xác định công suất tổng hợp cho từng doanh nghiệp:

1.Căn cứ vào chính sách quản lý điều hành hàng năm về tổng mức nhập khẩu bộ linhkiện xe hai bánh gắn máy của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ thông báo hạn mức nhậpkhẩu cho từng doanh nghiệp theo nguyên tắc như sau:

a.30% được chia đều cho tất cả các doanh nghiệp được phép sản xuất, lắp ráp xemáy.

b.50% được chia thêm cho các doanh nghiệp thuộc loại 1, loại 2 và loại 3. Nguyêntắc chia thêm hạn mức cho các doanh nghiệp được xác định cụ thể như sau:

Hạnmức nhập khẩu được tính thêm cho doanh nghiệp loại 1 = Sl x 2

Hạnmức nhập khẩu được tính thêm cho doanh nghiệp loại 2 = Sl x 1,5

Hạnmức nhập khẩu được tính thêm cho doanh nghiệp loại 3 = Sl x 1

Trongđó Sl được tính theo công thức sau:

Tổngsố lượng bộ linh kiện chia thêm cho

cácdoanh nghiệp loại 1, loại 2, loại 3

Sl=

(Sốlượng (Số lượng (Số lượng

doanhnghiệp + doanh nghiệp + doanh nghiệp

loại1 x 2) loại 2 x 1,5) loại 3 x 1)

c20% để dự phòng, được chia ra như sau:

10%dự phòng chia thêm cho các doanh nghiệp đã được thông báo hạn mức nhập khẩu từđầu năm nhưng doanh nghiệp tăng thêm điểm do đầu tư, tăng tỷ lệ nội địa hóa đạtđược.

10%còn lại để phân chia cho các doanh nghiệp mới được bổ sung giấy phép sản xuất,lắp ráp xe máy sau khi đã thông báo hạn mức nhập khẩu. Trường hợp không có thêmdoanh nghiệp mới thì số dự phòng này được phân chia tiếp cho các doanh nghiệptính theo công suất tổng hợp nêu trên.

2.Thời gian phân chia hạn mức nhập khẩu được xác định như sau:

a.Việc xét chia thêm hạn mức nhập khẩu cho các doanh nghiệp đạt được điểm số tăngthêm được thực hiện vào tháng 06 hàng năm cùng với việc xét cho áp dụng chínhsách ưu đãi thuế theo qui định tại Điểm 9, Mục IV Thông tư liên tịch số92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001. Nguyên tắc chia thêm được thực hiện theocác nguyên tắc nêu trên.

bĐối với số hạn mức nhập khẩu còn lại đến 31/10 hàng năm chưa phân bổ hết đượcsẽ phân bổ cho doanh nghiệp có năng lực và nhu cầu tăng thêm hạn mức nhập khẩuđể sản xuất, lắp ráp trong năm; chậm nhất đến 10/11 hàng năm, các doanh nghiệpsản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy phải tổng hợp báo cáo tình hình nhậpkhẩu, sản xuất lắp ráp, tiêu thụ xe máy của doanh nghiệp đến hết ngày 31/10 (Cóxác nhận của cục thuế địa phương) gửi Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) tổng hợp,xác định hạn mức nhập khẩu bổ sung để thông báo cho các doanh nghiệp. Đến ngày10/11 hàng năm, doanh nghiệp nào không có báo cáo và những doanh nghiệp đến hết31/10 sản xuất, lắp ráp mới đạt được dưới 70% hạn mức đã được thông báo thìkhông được xét bổ sung hạn mức.

IV. Tổ chức thực hiện

1.Hàng năm cùng với việc đăng ký thực hiện chính sách ưu đãi thuế, doanh nghiệpphải gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tình hình đầu tư sản xuất, tỷ lệ nội địa hóathực hiện, hợp đồng li-xăng, chuyển giao công nghệ theo qui định tại Phần IIbản qui định này (kèm theo hồ sơ và chứng từ liên quan ...) để Tổ công tác liênngành xem xét chấm điểm cho từng doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo và hồ sơ đăngký thực hiện chính sách ưu đãi thuế của từng doanh nghiệp, Tổ công tác liênngành sẽ tổ chức xem xét chấm điểm cho từng doanh nghiệp cùng với việc xétduyệt chính sách ưu đãi thuế. Trên cơ sở số điểm và công suất tổng hợp do Tổcông tác liên ngành xác định, Bộ Tài chính sẽ ra thông báo công suất tổng hợpcho từng doanh nghiệp cùng với thông báo về mức thuế suất ưu đãi theo tỷ lệ nộiđịa hoá mà doanh nghiệp được hưởng.

2.Trong năm đăng ký thực hiện, nếu doanh nghiệp có số điểm tăng do tăng đầu tưtrong 2 quý đầu năm và có nhu cầu tăng hạn mức nhập khẩu thì phải xuất trình hồsơ báo cáo về việc đầu tư tăng thêm trước ngày 31/05 để Bộ Tài chính xem xétchia thêm hạn mức nhập khẩu vào tháng 6 hàng năm cùng với việc xem xét cho ápdụng chính sách ưu đãi thuế theo quy định tại điểm 9, mục IV Thông tư liên tịchsố 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 20/11/2001.

Trongquá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, Ngành, doanh nghiệp kịp thời phảnánh về Bộ Tài chính để xem xét, xử lý./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22424&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận