Văn bản pháp luật: Quyết định 792/1997/QĐ-UB

Nguyễn Văn Lâm
Phú Thọ
STP tỉnh Phú Thọ;
Quyết định 792/1997/QĐ-UB
Quyết định
11/06/1997
11/06/1997

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành bản quy định về chế độ và quan hệ phối hợp trách nhiệm trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân

Chủ tịch
1.997
UBND tỉnh Phú Thọ

Toàn văn

ubnd tỉnh

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ

Về việc ban hành bản quy định về chế độ và quan hệ

phối hợp trách nhiệm trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.

Căn cứ Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 2/5/1991; Nghị định số 38/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); Thông tư số 842/TTNN ngày 17/7/1995 của Tổng Thanh tra Nhà nước.

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh Phú Thọ.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản qui định về chế độ và quan hệ phối hợp trách nhiệm trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 884/QĐ-UB ngày 9/6/1996 của UBND tỉnh Vĩnh Phú. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc căn cứ quyết định thực hiện.

QUY ĐỊNH

Chế độ và quan hệ phối hợp trách nhiệm trong

công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân

(Ban hành kèm theo Quyết định số 792/QĐ-UB ngày 11/6/1997 của UBND tỉnh Phú Thọ)

Chương I: Quy định chung

Điều 1: Tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc các Sở, ban, ngành và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cơ sở.

Chánh Thanh tra các cấp, các ngành theo phạm vi quyền hạn qui định có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, tố cáo của công dân, giúp Thủ trưởng cùng cấp xem xêt giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền và quản lý, chỉ đạo việc thực hiện pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc ngành, đơn vị.

Điều 2: Việc tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phải thực hiện đúng pháp luật và bản quy định này.

Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cơ sở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và thủ trưởng cấp trên về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền.

Chương II: Tổ chức tiếp dân và giảI quyết khiếu nạI tố cáo ở các cấp, các ngành

Điều 3: Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cơ sở phải tổ chức tiếp dân tại trụ sở làm việc của cơ quan. Phòng tiếp dân phải được bố trí riêng, bảo đảm trang nghiêm, tiện lợi trong giao tiếp, có nội quy, lịch tiếp, biển báo hòm thư góp ý, tiện nghi cần thiết phục vụ tiếp dân. Những cơ quan đơn vị không có điều kiện bố trí phòng giành riêng cho tiếp dân thì các ngày tiếp theo lịch phải có phòng đảm bảo điều kiện cần thiết như đã nêu để định kỳ tiếp dân.

Điều 4: Lịch tiếp dân được quy định như sau:

a. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan đơn vị cơ sở tổ chức tiếp dân 2 kỳ trong 1 tuần.

b. Chủ tịch UBND huyện, thành, thị, Giám đốc các sở, ban, ngành tổ chức tiếp dân 2 kỳ trong 1 tháng (trong đó có 1 kỳ vào ngày 10 hàng tháng, nếu trùng ngày nghỉ theo quy định thì tiếp vào ngày hôm sau).

c. UBND tỉnh tổ chức tiếp dân vào ngày 10 hàng tháng (nếu trùng ngày nghỉ theo quy định thì tiếp vào ngày hôm sau).

Việc tiếp dân ngày 10 hàng tháng của UBND tỉnh do: Chuyên viên chuyên trách của Văn phòng UBND tỉnh và các chuyên viên chuyên trách của một số ngành chức năng đảm nhiệm. Chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kết quả tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Điều 5: Các cơ quan: Thanh tra, Công an, Địa chính, lao động thương binh và xã hội và những cơ quan khác do công việc phải tiếp xúc thường xuyên với công dân, phải tổ chức tiếp dân thường ngày.

Điều 6: Việc phân công cán bộ tiếp dân cùng thủ trưởng được quy định như sau:

Những nơi có tổ chức thanh tra (kể cả thanh tra Nhà nước và thanh tra chuyên ngành) thì việc tiếp dân do lãnh đạo thanh tra và 1 thanh tra viên đảm nhiệm.

Những nơi không có tổ chức Thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị cử 1 cán bộ tiếp dân thường xuyên.

Cán bộ tiếp dân phải có trình độ và am hiểu luật pháp, có năng lực và phẩm chất tốt để hoàn thành công việc được giao. Sau mỗi kỳ tiếp dân, thủ trưởng cơ quan phải xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo:

a. Chỉ nhận và giải quyết những đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan nhận đơn phải trả lại và hướng dẫn cho đương sự gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo điều 21 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.

b. Chỉ giải quyết những đơn tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Những đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết, cơ quan nhận đơn phải nghiên cứu để chuyển đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết và báo tin cho người có đơn biết theo quy định của pháp luật: không được trả lại đơn tố cáo cho người có đơn, không được để lộ tên và địa chỉ của người có đơn tố cáo.

c. Những đơn khiếu nại, tố cáo do cấp trên hoặc Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND, Báo, Đài chuyển đến, Thủ trưởng cơ quan nhận được đơn phải chỉ đạo xem xét, phân loại để xử lý theo điểm a, b điều 7 và thông báo kết quả xử lý với cơ quan chuyển đơn đến. Đối với những đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng cơ quan phải trực tiếp chỉ đạo giải quyết, kết luận trả lời cho người có đơn và thông báo kết quả giải quyết với cơ quan chuyển đơn đến, đồng báo cáo cấp trên biết.

d. Những đơn vừa khiếu nại, vừa tố cáo, cơ quan nhận được đơn phải trích tách riêng từng nội dung để xử lý theo các điểm a, b điều 7.

e. Đơn khiếu nại, tố cáo có nội dung liên quan tới nhiều cơ quan phải giải quyết, không thể trích tách riêng như điểm (d) nói trên thì Thủ trưởng cơ quan nhận được đơn phải thống nhất với các cơ quan đó thành lập đoàn thanh tra liên ngành cùng giải quyết. Nội dung đơn thuộc trách nhiệm cơ quan nào phải giải quyết nhiều hơn, thì Thủ trưởng cơ quan đó chủ trì giải quyết, cùng các cơ quan tham gia giải quyết thống nhất kết luận, đề xuất biện pháp xử lý, ra quyết định đối với đơn khiếu nại và kết luận đối với đơn tố cáo. Kết quả giải quyết đơn phải được thông báo cho người có đơn, cơ quan chuyển đơn và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.

Điều 8: Giải quyết đơn:

a. Thẩm quyền, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo phải theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

b. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo phải có: Quyết định thụ lý đơn, vào sổ, ghi chép đầy đủ, có đầy đủ hồ sơ xác minh; kết thúc giải quyết đơn phải có quyết định đối với đơn khiếu nại, kết luận đối với đơn tố cáo.

Quyết định hoặc kết luận giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân phải được làm thành văn bản gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo và những tổ chức, cơ quan có liên quan; đồng thời gửi cho cơ quan, người chuyển đơn đến được biết.

Cơ quan giải đơn khiếu nại, tố cáo tuyệt đối không được ra công văn hoặc thông báo kết luận, hoặc biên bản làm việc để trả lời công dân, báo cáo cấp trên và các cơ quan hữu quan

Điều 9: Sau khi đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo nếu thuộc thẩm quyền của mình thì cơ quan giải quyết đơn phải ra quyết định xử lý kịp thời. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì phải báo cáo hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý dứt điểm.

- Quyết định, kết luận giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền khi có hiệu lực pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan phải nghiêm chỉnh thi hành. Hết thời hạn quy định, cá nhân, tập thể không tự giác thực hiện quyết định, thì thủ trưởng cơ quan ra quyết định xử lý phải áp dụng những biện pháp thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị, yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý theo qui định của pháp luật để đảm bảo cho quyết định hoặc kết luận được thực hiện.

Điều 10: Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị cơ sở hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm phải báo cáo bằng văn bản kết quả tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp với Thường trực HĐND cùng cấp và thông báo với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, đồng gửi cơ quan Thanh tra cấp trên để theo dõi, tổng hợp.

Chương III: Tổ chức thực hiện

Điều 11: Trong việc thực hiện pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành phải tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Thường trực HĐND, Thường trực đoàn đại biểu Quốc hội, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để cùng làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ở cấp và ngành mình.

Chủ tịch UBND các cấp, Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các đơn vị cơ sở phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân và bản quy định này để mọi cấp, mọi ngành, mọi công dân trong tỉnh hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân đã được pháp luật quy định.

Điều 12: Mọi cơ quan, tổ chức Nhà nước và mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh bản quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện có những điểm chưa phù hợp cần bổ sung, sửa đổi báo cáo UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh tổng hợp báo cáo) để xem xét kịp thời.

Điều 13: Giao cho Thanh tra tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện bản quy định này, định kỳ tổng hợp báo cáo và đề xuất biện pháp thực hiện 3 tháng 1 lần về UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện.

Mọi quy định về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ban hành trái với quy định của pháp luật và quy định này đều bãi bỏ.

 


Nguồn: vbpl.vn/phutho/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5268&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận