Văn bản pháp luật: Quyết định 773/1997/QĐ-UB

Nguyễn Văn Lâm
Phú Thọ
STP tỉnh Phú Thọ;
Quyết định 773/1997/QĐ-UB
Quyết định
01/06/1997
07/06/1997

Tóm tắt nội dung

Ban hành bản quy định cụ thể một số điểm để thực hiện Quyết định 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công vớiCách mạng cải thiện nhà ở

Chủ tịch
1.997
UBND tỉnh Phú Thọ

Toàn văn

UBND tỉnh

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ

Ban hành bản quy định cụ thể một số

điểm để thực hiện Quyết định 118/TTg của Thủ tướng

Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.

Căn cứ Quyết định 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở.

Căn cứ Chỉ thị số 166/TTg ngày 19/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quyết định 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cãn cứ điều kiện và khả năng kinh tế của tỉnh và xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định cụ thể một số điểm để thực hiện Quyết định 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng thực sự khó khăn cải thiện nhà ở.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/6/1997.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ quyết định thi hành.

Quy định cụ thể một số điểm để thực hiện quyết định 118/TTg

của thủ tướng chính phủ Về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở

(Ban hành kèm theo Quyết định số 773/QĐ-UB ngày 7/6/1997của UBND tỉnh Phú Thọ)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng hỗ trợ cải thiện nhà ở: Là đối tượng nói tại điểm 1, điều 1 Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ đang có hoàn cảnh thực sự khó khăn, không thể tự tạo lập, xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa (gọi chung là cải thiện nhà ở) so với mức trung bình của cộng đồng nơi người có công với Cách mạng đang cư trú đối với vùng nông thôn và dưới mức nhà cấp 4 đối với vùng đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn).

Điều 2: Nguyên tắc hỗ trợ:

1- Phù hợp với tình hình và khả năng kinh tế xã hội của địa phương.

2- Căn cứ vào công lao của từng người và hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình người có công.

3- Không hỗ trợ đồng loạt hoặc bình quân cho tất cả các đối tượng và trong từng loại đối tượng.

4- Việc hỗ trợ người có công với Cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình mà người có công trực tiếp sống và chỉ áp dụng 1 trong các hình thức hỗ trợ nói tại điểm 1, điều 2 Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hoả hoạn... gây ra).

5- Trường hợp một người thuộc nhiều diện ưu đãi được xét hỗ trợ cải thiện nhà ở thì căn cứ vào mức ưu đãi cao nhất mà người có công với Cách mạng được hưởng để xét hỗ trợ.

6- Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được ưu đãi về nhà ở nếu được xét hỗ trợ cải thiện nhà ở thì được cộng mức ưu đãi của từng người thành mức ưu đãi của cả hộ, nhưng tổng mức hỗ trợ tối đa không vượt quá mức hỗ trợ cao nhất cho một đối tượng trong bản quy định này.

7- Trường hợp người có công với Cách mạng nói ở điểm 1, điều 1 Quyết định số 118/TTg đã mất mà thân nhân chủ yếu của họ (bố, mẹ, vợ, chồng, con hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp) thực sự có khó khăn về nhà ở thì xem xét hỗ trợ cải thiện nhà ở theo chính sách hiện hành.

Điều 3: Hình thức và nguồn lực hỗ trợ:

1- Hình thức hỗ trợ:

- Tặng nhà tình nghĩa

- Hỗ trợ kinh phí

- Hỗ trợ toàn bộ hay một phần tiền sử dụng đất (theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hoặc khi được giao đất làm nhà ở.

Các hình thức hỗ trợ khác như: Vận động ủng hộ, giúp đỡ bằng tiền, vật liệu, ngày công... của các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân để cải thiện nhà ở.

2- Nguồn lực hỗ trợ: Nguồn lực hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở bao gồm:

- Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

- Trích một phần ngân sách các cấp trong kế hoạch hàng năm. Riêng ngân sách tỉnh không trực tiếp chi hỗ trợ cho người có công, mà tuỳ theo số lượng đối tượng người có công ở từng huyện, thành, thị, hàng năm sẽ cân đối hỗ trợ ngân sách huyện để xem xét chi hỗ trợ.

- Các nguồn đóng góp, ủng hộ bằng kinh phí hoặc hiện vật của các tổ chức kinh tế - xã hội hoặc cá nhân.

- Hỗ trợ giá trị quyền sử dụng đất theo điều 6 của qui định này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Tặng nhà tình nghĩa:

1- Người có công với Cách mạng có hoàn cảnh thực sự khó khăn, không thể lự tạo lập được nhà ở, chưa được thuê nhà của Nhà nước, hiện tại không có nhà đang phải ở nhờ nhà của người khác không phải là thân nhân chủ yếu của họ hoặc đã có nhà nhưng quá dột nát không có khả năng cải tạo, bị mất nhà do thiên tai, hoả hoạn được xét tặng nhà tình nghĩa.

2- Nhà tình nghĩa được xây dựng tuỳ theo điều kiện và khả năng của địa phương, nhưng tối thiểu phải đạt mức trung bình về nhà ở so với cộng đồng nơi người có công với Cách mạng đang cư trú như nói tại điều 1 bản quy định này.

- Diện tích sử dụng từ l8m2 đến 36m2 tuỳ theo số nhân khẩu trong gia đình.

- Đơn giá xây dựng nhà tình nghĩa được tính theo đơn giá xây dựng nhà cấp 4 tại thời điểm hỗ trợ.

- Đất để xây dựng nhà tình nghĩa theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được miễn nộp tiền sử dụng đất.

3- Việc xét tặng nhà tình nghĩa phải đảm bảo đúng đối tượng và làm đầy đủ các thủ tục về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho người có công với Cách mạng.

Điều 5:

Hỗ trợ kinh phí để cải tạo hoặc sửa chữa nhà ở.

Người có công với Cách mạng đã có nhà thuộc sở hữu của mình nhưng quá dột nát, chật chội không đảm bảo điều kiện về nhà ở so với mức trung bình nơi họ cư trú (vùng đô thị mức trung bình tính theo nhà cấp 4) mà không có khả năng tự khắc phục thì tuỳ theo điều kiện và khả năng cửa địa phương, công lao và hoàn cảnh cụ thể của từng người và mức độ cải tạo hoặc sửa chữa để xét hỗ trợ kinh phí. Diện tích nhà để tính mức hỗ trợ cải tạo hoặc sửa chữa thực hiện theo điểm 2, điều 4. Mức hỗ trợ được tính tỷ lệ phần trăm so với mức hỗ trợ xây dựng mới nhà tình nghĩa theo các mức sau đây:

1- Cải tạo nhà ở:

a- Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8/1945, Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt nam anh hùng, Anh hùng lao động, thân nhân liệt sỹ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên được xét hỗ trợ tối đa 50%.

b- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% - 80% được xét hỗ trợ tổi đa 45%.

c- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 41% - 60% được xét hỗ trợ tối đa 40%.

d- Thân nhân liệt sỹ, người có công giúp đỡ Cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% - 50% được xét hỗ trợ tối đa 35%.

e- Người hoạt động Cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc hoặc làm nghĩa vụ Quốc tế được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất hoặc Huân chương Chiến thắng hạng nhất được xét hỗ trợ tối đa 30%.

2- Sửa chữa nhà ở:

- Đối tượng nói ở khoản a, điểm 1, điều này được xét hỗ trợ tối đa 30%

- Đối tượng nói ở khoản b, điểm 1, điều này được xét hỗ trợ tối đa 25%

- Đối tượng nói ở khoản c, điểm 1, điều này được xét hỗ trợ tối đa 20%

- Đối tượng nói ở khoản d, điểm 1, điều này được xét hỗ trợ tối đa 15%

- Đối tượng nói ở khoản e, điểm 1, điều này được xét hỗ trợ tối đa 10%

Điều 6: Hỗ trợ tiền sử dụng đất:

1- Người có công với Cách mạng nếu mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hoặc được giao đất làm nhà ở thì được xét hỗ trợ tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản c, điểm 2, điều 2 Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

2- Mức hỗ trợ tiền sử dụng đất tính theo diện tích thực tế được giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở cho một hộ do UBND tỉnh quy định cho từng vùng và theo bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành.

- Đối với vùng đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn) mức hỗ trợ tiền sử dụng đất tối đa không vượt quá mức tính theo giá đất ở vị trí trung bình của đô thị. Nếu diện tích đất được giao thực tế ở vị trí có giá thấp hơn so với giá ở vị trí trung bình thì mức hỗ trợ tính theo giá ở vị trí thực tế được giao đó.

- Đối với vùng nông thôn mức hỗ trợ được tính theo giá tại vị trí thực tế được giao.

3- Đối với đất được quy hoạch để đấu giá thì không xét hỗ trợ tiền sử dụng đất.

Điều 7: Hồ sơ, thủ tục và trình tự xét duyệt:

1- Hồ sơ xét duyệt:

a)- Đối với người có công với cách mạng:

- Đơn đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ở (theo mẫu quy định chung)

- Giấy chứng nhận người có công với Cách mạng (bản sao có xác nhận của công chứng Nhà nước hoặc của UBND huyện, thành, thị).

b)- Hồ sơ của UBND xã, phường trình UBND huyện, thành, thị:

- Hồ sơ nói tại điểm a, điều này.

- Biên bản hợp xét hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở. Thủ tục về đất theo quy định hiện hành (trong trường hợp giao đất nói tại điều 3).

- Danh sách đề nghị của UBND xã, phường (theo mẫu số 1 kèm theo bản quy định này).

c)- Hồ sơ của UBND huyện, thành, thị báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

- Hồ sơ nói tại điểm b điều này và ý kiến đồng ý xét duyệt của UBND huyện, thành, thị ở danh sách đề nghị của UBND xã, phường. (UBND huyện chịu trách nhiệm xét duyệt).

- Công văn đề nghị UBND tỉnh ký duyệt của UBND huyện, thành, thị và biểu tổng hợp (theo mẫu số 2 kèm bản quy định này).

2- Trình tự và thời gian xét duyệt:

- UBND xã, phường, thị trấn tiếp nhận hồ sơ của đối tượng, tổ chức hội nghị tập thể UBND và đại diện MTTQ, có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nhân dân bình xét, lập biên bản và danh sách đề nghị UBND huyện, thành, thị xét duyệt hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở. Thời hạn xem xét và báo cáo cấp trên chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của người có công.

- UBND huyện, thành, thị sau khi nhận được hồ sơ do UBND xã, phường, thị trấn báo cáo, căn cứ vào điều kiện khả năng kinh tế, tiến hành xem xét từng trường hợp, có ý kiến vào bản danh sách đề nghị của xã, phường, thị trấn, đồng thời có công văn đề nghị UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội) ra quyết định hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở. Thời hạn xét duyệt và gửi lên UBND tỉnh chậm nhất trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị của xã, phường, thị trấn.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội rà soát về thủ tục hồ sơ của UBND huyện, thành, thị, dự thảo quyết định trình UBND tỉnh ra quyết định hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở. Thời hạn rà soát và trình UBND tỉnh ký duyệt quyết định trong vòng 5 ngày (kể cả trường hợp có hỗ trợ giá trị quyền sử dụng đất). Sau khi UBND tỉnh ký duyệt xong, chuyển lại cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội để Sở chuyển ngay về cho các huyện, thành, thị thông báo kết quả cho UBND các xã, phường, thị trấn và chỉ đạo để tổ chức thực hiện.

- Thời gian xét hỗ trợ người có công với Cách mạng: Mỗi quý xét 1 lần; Thời điểm nhận hồ sơ và xem xét từ cơ sở lên do UBND huyện, thành, thị quy định cụ thể.

Điều 8: Trách nhiệm của các cấp, các ngành:

- Trong tổng mức hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở, phân ngân sách các cấp (xã, huyện) đảm nhận theo tỷ lệ như sau: (Ngân sách huyện bao gồm cả ngân sách tỉnh cấp cho huyện, thành, thị):

- Vùng miền núi: Ngân sách xã 10%, ngân sách huyện 90%.

- Vùng trung du: Ngân sách xã 20%, ngân sách huyện 80%.

- Vùng đồng bằng và đô thị: Ngân sách xã, phường 30%, ngân sách huyện, thành, thị 70%.

- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thống kê, nắm chắc tình hình nhà ở của người có công với Cách mạng, phân loại theo thực trạng nhà ở, hoàn cảnh và công lao của từng người để có căn cứ lập kế hoạch hàng năm đưa vào diện xem xét đề nghị hỗ trợ, đảm bảo các nguyên tắc nói tại điều 2. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ.

- UBND huyện, thành, thị chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện bản quy định này theo sự hướng dẫn thống nhất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Địa chính (về thủ tục đất đai). Đồng thời tổ chức chỉ đạo vận động các cấp, các ngành, các tổ chức Kinh tế- xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân tham gia phong trào xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ, giúp đỡ bằng tiền và hiện vật... góp phần cùng Nhà nước hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở. Định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo UBND tỉnh về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra thường xuyên việc thực hiện bản quy định này và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai, kết quả thực hiện hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh.

- Sở Địa chính có trách nhiệm hướng dẫn làm thủ tục về giao quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, đảm bảo đúng quy hoạch dân cư được duyệt.

- Sở Tài chính Vật giá đưa vào cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm cho ngân sách huyện, thành, thị để có nguồn chi hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở.

- Sở Xây dựng và các ngành có liên quan theo chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện bản Quy định này.

 

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9: Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện, thành, thị trong việc hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền và giải thích nội dung bản quy định này.

Điều 10: Khen thưởng và xử lý vi phạm.

Tổ chức hoặc cá nhân làm tốt công tác hỗ trợ người có công với Cách mạng thực sự có khó khăn về nhà ở cải thiện nhà ở được Nhà nước xét khen thưởng theo quy định, nếu có hành vi vi phạm trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở, lập hồ sơ sai sự thật để được hưởng mức hỗ trợ theo bản quy định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo pháp luật hiện hành.


Nguồn: vbpl.vn/phutho/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5277&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận