ubnd tỉnh QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ
Về Chức năng,
Nhiệm vụ, Quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.
Căn cứ Thông tư số 07 TTLB ngày 24/4/1 996 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Chức năng, Nhiệrn vụ, Quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
A. Chức năng: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
B. Nhiệm vụ, Quyền hạn của Sở:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn; Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng; Quản lý tài nguyên nước; xây dựng, khai thác công trình thuỷ lợi, công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều; Quản lý nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn thuộc trách nhiệm được giao; Quản lý Nhà nước các hoạt động dịch vụ thuộc ngành được giao, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đồng thời tổ chức thực hiện tốt những chương trình, kế hoạch đã được duyệt.
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác quản 1ý giống cây trồng, vật nuôi; tổ chức chỉ đạo công tác khu vực nông, khuyến ngư, khuyến lâm.
3.Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.
4. Tổ chức quản lý chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, chất lượng nông lâm sản hàng hoá; quản lý an toàn các công trình đê đập, phòng chống dịch bệnh động thực vật, quản lý việc sử dụng các hoá chất trong sản xuất và bảo quản nông sản, thực phẩm... theo quy định của Pháp luật.
5. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong ngành do Sở quản lý theo luật doanh nghiệp Nhà nước.
6. Thực hiện công tác thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành.
7. Tổ chức và chỉ đạo công tác thú y, công tác bảo vệ và kiểm dịch động vật, thực vật, bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều và các dòng sông trên địa bàn tỉnh.
8. Tổ chức, quản lý việc hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Sở do UBND tỉnh giao.
9. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của tỉnh.
10. Quản lý và cấp, thu hồi các giấy phép thuộc các lĩnh vực do Sở phụ trách theo quy định của pháp luật.
11. Tổ chức chỉ đạo công tác phân bổ lao động dân cư, phát triển vùng kinh tế mới và định canh, định cư trên địa bàn tỉnh.
12. Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức trong ngành phù hợp với quy hoạch của tỉnh và nhiệm vụ của ngành.
Điều 2: Tổ chức bộ máy của Sở gồm có:
- Giám đốc, các phó Giám đốc.
- Có 8 phòng chuyên môn.
1. Phòng Nông nghiệp.
2. Phòng Lâm nghiệp.
3. Phòng Thủy lợi.
4. Phòng Tổ chức cán bộ.
5. Phòng chính sách Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
6. Phòng Kế hoạch và đầu tư.
7. Thanh tra Sở.
8. Phòng Hành chính.
Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thủ trưởng các Sở Ban Ngành, Chủ tịch UBND các huyện thành thị căn cứ quyết định thi hành./.