ubnd tỉnh QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ
Về Chức năng,
Nhiệm vụ, Quyền hạn và tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.
Căn cứ Thông tư số 18/TT-LB ngày 29/6/1996 của Liên Bộ Công nghiệp, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp.
Xét đề nghị của Sở Công nghiệp, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Chức năng, Nhiệm vụ, Quyền hạn của Sở Công nghiệp:
A. Chức năng: Sở Công nghiệp là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có chức năng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về ngành Công nghiệp bao gồm: cơ khí, luyện kim, điện tử, tin học, hoá chất, địa chất, tài nguyên khoáng sản, mỏ (bao gồm cả than, dầu mỏ, khí đết và đá quý) Công nghiệp thực phẩm, điện và công nghiệp tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công nghiệp.
B. Nhiệm vụ, Quyền hạn của Sở:
1. Xây dựng quy hoạch ngành trên cơ sở quy hoạch tổng thể của địa phương trình UBND tỉnh xét duyệt và hướng dẫn thực hiện. Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch, biện pháp phát triển ngành về dài hạn, ngắn hạn (cả quốc doanh, ngoài quốc doanh).
2. Tham mưu giúp UBND tỉnh cụ thể hoá các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực quản lý sản xuất, công nghiệp thành văn bản pháp qui của tỉnh. Đồng thời hướng dẫn các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế trong tỉnh thực hiện.
3. Giúp UBND tỉnh quản lý việc khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo luật khoáng sản và các quy định của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp.
4. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện theo các nội dung: Xây dựng quy hoạch phát triển điện thuộc tỉnh, thực hiện công tác giám định điện năng theo quy định của nhà nước và theo phân cấp của Bộ Công nghiệp, quản lý và phát triển các dạng năng lượng mới, thanh tra an toàn về điện.
5. Xây dựng các chương trình, kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng thời cụ thể hoá các quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật để áp dụng trong ngành ở địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành.
6. Quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của chính phủ, Bộ khoa học công nghệ và môi trường và UBND tỉnh.
7. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định việc thành lập doanh nghiệp và sắp xếp lại các doanh nghiệp trong ngành theo phân cấp của UBND tỉnh.
8. Thực hiện chức năng quyền hạn thanh tra, kiểm tra các cơ quan, đơn vị sản xuất kể cả ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh trong việc chấp hành các chính sách, chế độ Nhà nước, các quy định của UBND tỉnh trên các lĩnh vực Sở được phân công. Qua kiểm tra phát hiện những vi phạm Sở được quyền yêu cầu cơ quan đơn vị đình hoãn, sửa đổi hoặc bãi bỏ việc làm sau đó, đồng thời báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
9. Cấp và thu hồi các loại giấy phép thuộc lĩnh vực Sở quản lý theo quy định của Pháp luật và uỷ quyền của UBND tỉnh.
10. Chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với phòng công nghiệp huyện, thành, thị.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp thuộc Sở do UBND tỉnh giao.
12. Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong ngành phù hợp với quy hoạch của tỉnh và nhiệm vụ của ngành.
13. Quản lý và quyết định công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh.
Điều 2: Tổ chức bộ máy của Sở gồm có:
- Giám đốc, các phó Giám đốc.
- Có 6 phòng chuyên môn nghiệp vụ
1. Phòng Kế hoạch.
2. Phòng Tổ chức cán bộ.
3. Phòng Quản lý Công nghiệp ngoài quốc doanh.
4. Phòng Quản lý Tài nguyên khoáng sản.
5. Phòng Kỹ thuật và quản lý điện năng.
6. Thanh tra.
7. Phòng Hành chính Tổng hợp.
Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, thủ trưởng các Sở Ban Ngành, Chủ tịch UBND các huyện thành thị căn cứ quyết định thi hành.