quyết định của UBND tỉnh Nghệ AnQUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ và công chức Nhà nước
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ "Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước";
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ.TU ngày 05/01/1997 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) "Về công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 1996 - 2000 và sau năm 2000";
Xét đề nghị của ông Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
: Mục tiêu và đối tượng của việc đào tạo bỗi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước trong giai đoạn hiện nay:
1. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước thành thạo chuyên môn nghiệp vụ trung thành với chế độ XHCN, tận tụy với công cụ, quản lý tốt đáp ứng yêu cầu kiện toàn và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở.
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý đã được Nhà nước ban hành nhằm khắc phục cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay, tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cấp các ngành.
3. Hàng năm các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã phải bố trí cho cán bộ và công chức hành chính, cán bộ xã, phường, thị trấn đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính, quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao.
4. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ và công chức Nhà nước, trước mắt tập trung các đối tượng chủ yếu là cán bộ quản lý và công chức hành chính và cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn.
Điều 2: Những nội dung cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
1. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng phẩm chất, tư tưởng tốt...
2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính Nhà nước, kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ, công chức trước yêu cầu nhiệm vụ mới.
3. Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi về năng lực xây dựng và hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình dự án của Nhà nước có hiệu quả đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Đầo tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Nhà nước để tăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn. Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin học từng bước hiện đại hóa quản lý nền hành chính Nhà nước.
5. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu cho cán bộ xã, phường, thị trấn là: Lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những kiến thức cơ bản về pháp luật và hành chính Nhà nước.
Điều 3: Giao cho các cơ quan sau đây có trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
1. Ban tổ chức chính quyền tỉnh là đầu mối quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước có trách nhiệm:
- Tổng hợp và xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước của các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành và các đoàn thể cấp tỉnh (nếu có nhu cầu), trình UBND tỉnh duyệt; đồng thời báo cáo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt cho Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ.
Phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước hàng năm cho các huyện, thành phố, thị xã và các Sở, ban, ngành cấp tỉnh khi đã được UBND tỉnh duyệt.
- Chọn, cử cán bộ và công chức các huyện, thành phố, thị xã và các sở ban ngành thuộc tỉnh quản lý đi học các trường trong và ngoài nước theo nội dung quy định và chỉ tiêu của Trung ương giao. Phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh (trường chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyên...) tổ chức các lớp học tại tỉnh theo kế hoạch được giao.
- Phối hợp cùng với Sở Tài chính - Vật giá xây dựng chế độ chính sách cho người học và người dạy trình UBND tỉnh duyệt. Cùng với Sở Tài chính phân chỉ tiêu kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành theo kế hoạch đã được tỉnh duyệt.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác đào tạo cán bộ và công chức Nhà nước: Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện quy chế tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo cán bộ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm quản lý Nhà nước về nguồn tài chính dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước. Chủ trì phối hợp cùng các ban tổ chức chính quyền phân chỉ tiêu cấp phát kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước cho các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành kèm theo chỉ tiêu kế hoạch đã được tỉnh duyệt và cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức theo kế hoạch mở lớp, theo định mức kinh phí của Bộ tài chính và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ quy định. Đồng thời theo dõi chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện, thành phố, thị xã và các Sở, ban, ngành.
- Chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền thanh quyết toán các lớp theo chi tiêu kinh phí được phân cho các huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền xây dựng trình UBND tỉnh về chế độ, chính sách cho người học và người dạy đồng thời hướng dẫn huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành và các Sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức thực hiện.
4. Các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước: Trường chính trị, Trung tâm giáo dục thường xuyên.
4.1. Trường chính trị tỉnh có nhiệm vụ mở các lớp học theo thiết kế đã được UBND tỉnh duyệt bao gồm các nội dung:
- Ký hợp đồng về nội dung, giáo viên giảng dạy, chế độ chính sách đối với các lớp đào tạo đại học, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế. Theo phân cấp nội dung đào tạo, đồng thời tổ chức chuẩn bị điều kiện để mở các lớp đào tạo trung cấp và các lớp bồi dưỡng theo quy định.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết và dự toán kinh phí cho việc mở lớp.
- Làm cầu nối giữa tỉnh và các cơ quan Trung ương trong việc thực hiện hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng; quản lý học viên trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng ở trường.
- Giúp các huyện, thành phố, thị xã trong công tác bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở đồng thời bồi dưỡng giáo viên cho các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố, thị xã.
4.2. Trung tâm giáo dục thường xuyên là đầu mối về đào tạo đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hệ tại chức tập trung cho đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước và cán bộ cơ sở theo quy hoạch và kế hoạch được giao.
- Ký hợp đồng về nội dung, giáo viên giảng dạy, chế độ chính sách đối với các lớp đào tạo.
- Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết và dự toán kinh phí cho việc mở lớp. Làm cầu nối giữa tỉnh và các cơ quan trung ương trong việc thực hiện hợp đồng đào tạo, quản lý học viên trong thời gian đào tạo ở trung tâm.
- Cùng các cơ sở lập kế hoạch chiêu sinh trình UBND tỉnh duyệt (qua ban tổ chức chính quyền).
Điều 4: Hệ thống tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước:
- Thành lập bộ phận đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc ban tổ chức chính quyền tỉnh.
Các huyện, thành phố, thị xã, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh bố trí một tổ hoặc chuyên viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc phòng tổ chức chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để giúp đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước theo phân công.
Điều 5: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã, Giám đốc trường chính trị, Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.