QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
Về việc ban hành Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Thủysản
BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN
Căn cứ Nghị định số15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 củaChính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơquan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số501/CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứcbộ máy của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số11/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chếlàm việc của Chính phủ;
Theo đề nghị củaChánh Văn phòng Bộvà Vụ trưởngVụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Thủy sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lựcsau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quy chế này đềubãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởngcác Vụ, Cục, Thanh tra, các đơn vị có liên quan trong ngành thủy sản chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN BỘ THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 839/2001/ QĐ-BTS ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích.
Quy chế này nhằm củngcố, nâng cao hiệu quả làm việc, tạo ra những chuyển biến tích cực và nền nếptrong hoạt động của Bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nướccủa Bộ, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
Quy chế này quy địnhlề lối làm việc của cơ quan Bộ Thủysản (sau đây gọi là Bộ), áp dụng trong cơ quan Bộ.
Quy chế này áp dụngđối với:
Bộ trưởng và các Thứtrưởng (sau đây gọi là Lãnh đạo Bộ);
Lãnh đạo và cán bộ,công chức các đơn vị thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước (sau đâygọi là đơn vị thuộc Bộ);
Lãnh đạo và cán bộ,công chức các đơn vị sự nghiệp khi có các hoạt động thực hiện chức năng quản lýnhà nước, bao gồm: Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệsinh thủy sản, Trung tâm Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế thủy sản.
CHƯƠNG II
PHẠM VI VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
Điều 3. Phạm vi giải quyết công việccủa Lãnh đạo Bộ.
1. Những công việc sauđây Lãnh đạo Bộ thảo luận tập thể trước khi Bộ trưởng quyết định:
a) Chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển ngành: Dài hạn, trung hạn và hàng năm; phân bổ vàđiều chỉnh nguồn vốn ngân sách hàng năm; các chương trình, dự án và công trìnhtrọng điểm của ngành;
b) Kế hoạch của ngànhtriển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách quan trọngcủa Đảng và Chính phủ;
c) Chương trình côngtác hàng năm của Bộ;
d) Quy hoạch đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ, ngành theo thẩm quyền; các vấn đề thuộccông tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Bộ theo quy định;
e) Các báo cáo hàngnăm về tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước và kiểm điểm sự chỉ đạo,điều hành của Lãnh đạo Bộ;
f) Những vấn đề khácmà Bộ trưởng thấy cần thiết phải đưara thảo luận.
2. Đối với những vấnđề quy định tại khoản 1 Điều này, nếu là các việc đột xuất và trong những trườnghợp thật đặc biệt, không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạocủa Bộ trưởng, đơn vị chủ trì đề án phối hợp với Văn phòng Bộ lấy ý kiến cácThứ trưởng, trình Bộ trưởng quyết định.
Điều 4. Phạm vi giải quyết công việccủa Bộ trưởng.
1. Bộ trưởng chịu trách nhiệm trướcQuốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của cơ quan Bộ,của ngành. Bộ trưởng trực tiếp giải quyết cáccông việc sau đây:
a) Những việc thuộcthẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và cácvăn bản pháp luật khác;
b) Những việc đượcChính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và phân cấp ;
c) Phân công, ủy quyềncho các Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực công tác; điều chỉnh lại sự phân côngcông tác giữa các Thứ trưởng khi cần thiết;
d) Những việc liênquan đến từ hai Thứ trưởng trở lên nhưng các Thứ trưởng còn có ý kiến khácnhau;
e) Một số công việc đãphân công cho Thứ trưởng. Trong trường hợp này Bộ trưởng tham khảo ý kiến củaThứ trưởng phụ trách về công việc đó trước khi quyết định. Nếu Thứ trưởng phụtrách công việc đó đi vắng, Văn phòng Bộ có trách nhiệm thông báo lại quyết định của Bộ trưởng cho Thứ trưởngphụ trách;
f) Quyết định nội dung, thời gian,thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Bộ.
2. Chỉ đạo thực hiệnQuy chế Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bộ.
3. Hàng tuần, Bộ trưởng họp giao ban với các Thứtrưởng để thống nhất biện pháp chỉ đạo, điều hành công việc thường xuyên củaBộ.
Hàng tháng, trướcphiên họp Chính phủ, Bộtrưởng họp Lãnhđạo Bộ để thảo luận về các việc cần báo cáo Chính phủ và những vấn đề khác khicó liên quan.
4. Đối với những vấnđề quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì Bộ trưởng có thể ra quyết địnhthành lập các bộ phận công tác phối hợp, các Hội đồng tư vấn (gọi tắt là tổchức) để giúp Bộ trưởng nghiên cứu triển khai hoặc tư vấn giải quyết.
Nhiệm vụ phương thứchoạt động, thành phần và thời gian hoạt động của các tổ chức này được quy địnhtrong văn bản thành lập.
5. Bộ trưởng chịutrách nhiệm về các quyết định giải quyết công việc của các Thứ trưởng trong khithực hiện các nhiệm vụ được Bộ trưởng phân công.
6. Trong trường hợpvắng mặt tại cơ quan Bộtừ 1 ngày làm việctrở lên, Bộ trưởng ủy quyền cho một Thứ trưởnggiải quyết công việc của Bộ.
Thứ trưởng được ủyquyền có trách nhiệm báo cáo bầng văn bản các công việc đã giải quyết trongthời gian Bộ trưởng vắng mặt.
Điều 5. Phạm vi giải quyết công việccủa Thứ trưởng.
1. Mỗi Thứ trưởng đượcBộ trưởng phân công phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác hoặcđịa bàn (khi cần thiết) và thực hiện nhiệm vụ theo nguyên tắc:
a) Thay mặt Bộ trưởng và chịu trách nhiệm trướcBộ trưởng giải quyết những côngviệc thuộc lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;
b) Khi giải quyết côngviệc, nếu có liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Thứ trưởng khác thì trực tiếpphối hợp với Thứ trưởng đó để cùng giải quyết. Trường hợp các Thứ trưởng còn cóý kiến khác nhau thì báo cáo Bộ trưởng quyết định.
2. Trong phạm vi lĩnhvực công tác được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, kiểm tra,đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, thuộc ngành thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
b) Phối hợp với các cơquan hữu quan ở Trung ương và cơ quan chức năngở địa phương trong quá trình thựchiện nhiệm vụ được phân công.
c) Báo cáo Bộ trưởngđể xứ lý các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền.
3. Trường hợp Thứ trưởngphụ trách lĩnh vực chuyên môn đi vắng phải ban giao công việc đang giải quyết ở cơ quan để Bộ trưởng hoặc một Thứ trưởng khácgiải quyết kịp thời những công việc thuộc lĩnh vực do mình phụ trách. Văn phòngBộ có trách nhiệm báo cáo lại về nội dung những công việc đã giải quyết chođồng chí Thứ trưởng đi vắng biết.
Điều 6. Phạm vi giải quyết công việc củaThủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc.
1. Thủ trưởng các đơnvị thuộc Bộ và đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm về toàn bộcông việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình; đề xuất với Lãnh đạo Bộgiải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền hay vì lý do khách quan không chophép thực hiện được; báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực quản lý, công táccủa đơn vị mình.
2. Phối hợp, tham giaý kiến với Thủ trưởng các đơn vị hữu quan của Bộ xử lý những vấn đề có liênquan đến các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để thực hiệnnhiệm vụ chung của Bộ.
3. Thực hiện các nhiệmvụ đột xuất do Bộtrưởng giao.
4. Phân công công táccho cấp Phó và cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình.
5. Thủ trưởng các đơnvị vắng mặt ở cơ quan từ 1 ngày làm việc trởlên phải báo cáo với Bộtrưởng bằng vănbản và phải phân công, ủy quyền người quản lý, điều hành đơn vị. Người được ủyquyền có trách nhiệm và đủ quyền hạn thực hiện nhiệm vụ và báo cáo về tình hìnhcủa đơn vị với Thủ trưởng đơn vị trong thời gian được ủy quyền.
6. Thủ trưởng đơn vịcó trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu của Lãnh đạo Bộ khi Lãnh đạo Bộ có chươngtrình làm việc với đơn vị hoặc trường hợp chuẩn bị nội dung được phân công báocác trong các cuộc họp do Lãnh đạo Bộ chủ trì.
Điều 7. Phạm vi giải quyết công việccủa Chánh Văn phòng Bộ
Chánh Văn phòng Bộ ngoài các nhiệm vụ nói tại Điều6 Quy chế này còn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Tổng hợp trình Lãnhđạo Bộ thông qua các chương trình công tác của Bộ; theo dõi, đôn đốc các đơn vịliên quan thực hiện các chương trình công tác; chuẩn bị các báo cáo công táctuần, tháng, dự thảo báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ và các văn bản khác được Bộ trưởng giao chuẩn bị.
2. Thông báo đến cácđơn vị biết về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách của các Thứ trưởng;báo cáo kịp thời để Bộtrưởng và các Thứtrưởng biết về hoạt động, điều hành và các quyết định giải quyết công việc củatừng Thứ trưởng.
3. Kiểm tra về thủtục, thể thức các văn bản trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký; quản lý thống nhấtcông tác hành chính - lưu trữ của Bộ và các đơn vị trong ngành.
4. Kiểm tra việc chuẩnbị, tập hợp tài liệu trước các phiên họp, tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ các vănbản đến trong tuần, tổ chức ghi biên bản các cuộc họp và làm việc của Lãnh đạoBộ khi có yêu cầu; thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ hoặc ýkiến kết luận của các cuộc họp do Thủ trưởng các đơn vì thừa ủy quyền Bộ trưởngchủ trì, thời hạn chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ khi kết thúc cuộc họp.
5. Chủ tài khoản ngânsách quản lý hành chính của Bộ.
6. Bảo đảm điều kiệnlàm việc theo chế độ của Nhà nước cho các hoạt động chung của Bộ.
Điều 8. Quan hệ phối hợp giải quyếtcông việc giữa Thủ trưởng các đơn vị:
1. Thủ trưởng các đơnvị khi giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khácphải trao đổi ý kiến với Thủ trưởng các đơn vị đó.
Trường hợp các vấn đềcần giải quyết phải thể hiện bằng văn bản thì nhất thiết phải trao đổi ý kiếnbằng văn bản thủ trưởng các đơn vị có liên quan được hỏi ý kiến có trách nhiệmtrả lời bằng văn bản trong thời hạn do đơn vị chủ trì ấn định.
Nếu quá thời hạn màkhông có ý kiến trả lời thì được xem như hoàn toàn đồng ý với cách giải quyếtcủa đơn vị chủ
2. Đối với những vấnđề vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ khả năng, điều kiện thực hiện,Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
3. Các đơn vị theochức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp thực hiện các dự án, chương trìnhcủa Bộ.
4. Việc lấy ý kiến cácđơn vị tham gia xảy dựng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định củaQuy chế Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Thủy sản.
Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, côngchức.
1. Cán bộ, công chứcchấp hành sự phân công công tác, chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị và có tráchnhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, quy định của cơ quan đối vớicán bộ, công chức; thực hiện các quy định tại Quy chế Thực hiện dân chủ tronghoạt động của cơ quan Bộ.
2. Cán bộ, công chứccó trách nhiệm giải quyết công việc đúng thời gian, đảm bảo chất lượng và chịutrách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về kết quả thực hiện công việc được giao;thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Thẩm quyền ký, ban hành vănbản của Lãnh đạo Bộ.
1. Bộ trưởng ký banhành các văn bản sau đây:
a) Các văn bản của Bộ trình lên cấp trên, một số vănbản gửi các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Các văn bản quyphạm pháp luật do Bộban hành;
c) Các văn bản về chỉđạo công tác chung của Bộ, của ngành;
d) Các quyết định vềtổ chức, nhân sự của Bộ
2. Thứ trưởng ký thayBộ trưởng các văn bản thuộc lĩnhvực được Bộ trưởng phân công phụ trách vànhững văn bản được Bộ trưởng giao.
Trường hợp ký thay Bộ trưởng các văn bản có những nộidung phải thảo luận tập thể Lãnh đạo Bộ, những kiến nghị, đề xuất của Bộ với cấp trên hoặc nội dung khácvới những quy định hiện hành của Bộ phải báo cáo Bộ trưởng trước khi ký banhành.
Điều 11. Thẩm quyền ký thừa lệnh, thừaủy quyền Bộ trưởng.
1. Thủ trưởng các đơnvị thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực chuyên môn được ký thừa lệnh Bộtrưởng các loại văn bản sau:
a) Công văn liên quanvề chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị mình gửi các Sở Thủy sản và các cơ quan cóquản lý thủy sản ởđịa phương, cácđơn vị trực thuộc Bộ, đôn đốc các địa phương, các đơn vị thực hiện chủ trương,kế hoạch công tác của Bộ, ngành thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị mình:
b) Giấy giới thiệuliên hệ công tác, Giấy đi đường cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình; nhữngvăn bản liên quan đến công tác quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vịmình; sao lục các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thuộc phạm vi phụ trách của đơnvị mình;
c) Công văn gửi cácđơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Thủy sản, các cơ quan có quản lý thủy sản ở địa phươngvà các cơ quan liên quan để lấy ý kiến tham gia dự thảo văn bản do đơn vị mìnhsoạn thảo;
d) Các báo cáo theolĩnh vực công tác chuyên môn.
2. Chánh Văn phòngngoài việc ký thừa lệnh Bộ trưởng các loại văn bản nói tại các điểm a, b, c, dkhoản 1 của Điều này, còn được ký thừa lệnh Bộ trưởng các loại văn bản sao lục,sao y các văn bản của các cơ quan nhà nước và của Bộ ban hành, thông báo ý kiếnchỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, thông báo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ tới các đơn vị, địa phương, cơsở; ký duyệt fax, điện báo, ký công văn triệu tập hội nghị sơ kết, tổng kếtngành và các bội nghị khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Trong trường hợp khẩncấp mà Lãnh đạo đơn vị chuyên môn đi vắng thì Chánh Văn phòng thừa lệnh Bộ trưởngký những văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị đó.
Chánh Văn phòng theoquyền hạn ký và đóng dấu của Văn phòng các báo cáo đột xuất nội bộ, báo cáohàng tuần, thông báo hội nghị, chương trình công tác lưu hành trong nội bộ cơquan Bộ, các văn bản giao dịch với các cơ quan hữu quan.
Chánh Văn phòng ký hợpđồng lao động làm việc tại các đơn vị trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các đơnvị sử dụng lao động có sự thống nhất của Vụ Tổ chức Cán bộ - Lao động.
3. Vụ trưởng Vụ Tổchức cán bộ - Lao động ngoài việc ký thừa lệnh Bộ trưởng các loại văn bản nóitại các điểm a, b, c, d khoản 1 của Điều này, còn được ký thừa lệnh Bộ trưởng xác nhận hồ sơ lý lịchcho cán bộ, công chức của Bộ, các giấy giới thiệu Liên quan đến công tác cánbộ, ký thừa ủy quyền Bộtrưởng các quyếtđịnh về nhân sự theo phân công, phân cấp thẩm quyền của Bộ.
4. Vụ trưởng Vụ Tàichính Kế toán ngoài việc ký thừa lệnh Bộ trưởng các loại văn bản nói tại các điểm a, b, c, d khoản 1 củaĐiều này, còn được ký thừa lệnh Bộ trưởng các thông báo phân bổ ngân sách sự nghiệp, duyệt dự toán chingân sách sự nghiệp và quyết toán đối với nguồn vốn ngân sách của các đơn vịthuộc Bộ, đơn vị trực thuộc Bộ.
5. Vụ trưởng Vụ Kếhoạch và Đầu tư ngoài việc ký thừa lệnh Bộ trưởng các loại văn bản nói tại cácđiểm a, b, c, d khoản 1 của Điều này, còn được ký thừa lệnh Bộ trưởng các thông báo vốn đầu tưxây dựng cơ bản, các văn bản hướng dẫn liên quan đến thủ tục quản lý đầu tư xâydựng cơ bản đã được quy định.
6. Chánh Thanh tra Bộ ngoài việc ký thừa lệnh Bộ trưởng các loại văn bản nói tạicác điểm a, b, c, d khoản 1 của Điều này, còn được ký và đóng dấu của thanh tratrong hoạt động nghiệp vụ thanh tra như hướng dẫn nghiệp vụ, chuyển đơn thư,trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo, báo cáo kết luận thanh tra, các văn bản kháctrong hoạt động của Đoàn thanh tra.
7. Cục trưởng chỉ đượcký thừa lệnh Bộ trưởng các loại văn bản được Bộtrưởng ủy nhiệm; ký, đóng đấu của Cục các văn bản khác thuộc chức năng, nhiệmvụ của Cục.
8. Thủ trưởng các đơnvị thuộc Bộ được ký thừa ủy quyền Bộ trưởngmột số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được Bộ trưởngủy quyền.
Điều 12. Thủ tục gửi văn bản trình giảiquyết công việc.
1. Văn bản trình Lãnhđạo Bộ do Thủ trưởng các đơn vị thuộcBộ ký trình. Tờ trình phải thuyết minh rõ nội dung công việc cần giải quyết cácvấn đề còn có ý kiến khác nhau, kiến nghị hướng giải quyết, các hồ sơ tài liệuliên quan kèm theo và bản tổng hợp ý kiến của các đơn vị có liên quan. Thủ trưởngđơn vị chủ trì chịu trách nhiệm về nội dung trình ký.
Việc trình ký các vănbản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ hoặc của cấp trên thựchiện theo quy định của Quy chế Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Bộ Thủy sản.
2. Hồ sơ trình ký gửivề Văn phòng Bộ để kiểm tra về thủ tục và thểthức văn bản. Trường hợp văn bản trình không đủ thủ tục hoặc thể thức văn bảnchưa đúng, Văn phòng Bộ chuyển trả lại đơn vị chủ trì soạn thảo để bổ sung,hoàn thiện trong thời hạn 1 ngày làm việc (hoặc không quá 3 ngày làm việc nếuvấn đề cần trình có nội dung phức tạp cần thời gian để xử lý). Văn phòng Bộ có trách nhiệm ký nhận, vào sổ,kiểm tra thủ tục, thể thức, khi đã đủ điều kiện, Chánh Văn phòng phải trìnhLãnh đạo Bộ trong thời gian không quá 1ngày làm việc.
3. Các văn bản do Thủtrưởng các đơn vị thuộc Bộ trình giải quyết công việc phải trình đúng Lãnh đạoBộ được phân công phụ trách lĩnh vực.
4. Thủ tục gửi văn bảnmật các mức độ khác nhau trình Lãnh đạo Bộ được thực hiện qua bộ phận bảo mật Phòng Hành chính - lưu trữ (Quychế Bảo vệ bí mật nhà nước cơ quan Bộ Thủy sản).
5. Thủ tục gửi văn bảntrình giải quyết công việc về tổ chức và nhân sự thực hiện qua bộ phận bảo mậtPhòng Hành chính - lưu trữ (Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước cơ quan Bộ Thủysản).
6. Văn bản trình giảiquyết công việc do các đơn vị trực thuộc Bộ soạn thảo khi trình lãnh đạo Bộ phải thông qua Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có chức năng, nhiệmvụ được giao ký trình.
7. Văn bản trình giảiquyết công việc do các tổ chức nêu ở khoản 4 Điều 4 soạn thảo khi trình Lãnh đạo Bộ phải thông qua Thủ trưởng cácđơn vị thuộc Bộ có chức năng, nhiệm vụ được giao ký trình.
Điều 13. Xử lý văn bản trình và thôngbáo kết qủa.
1. Các văn bản khẩn,thượng khẩn, hỏa tốc đến và đi phải được giải quyết ngay theo đúng quy định củaQuy chế Tiếp nhận, ban hành, xử lý lưu trữ văn bản.
2. Các văn bản"đến" có ghi rõ yêu cầu thời hạn phải được xử lý theo đúng yêu cầucủa thời hạn ghi trên văn bản. Trường hợp vì lý do khách quan không thể xử lýđúng thời hạn quy định, đơn vị chủ trì phải báo cáo rõ lý do cho đồng chí Lãnhđạo Bộ phụ trách.
3. Đối với những côngviệc thuộc phạm vi giải quyết thường xuyên thu không quá 2 ngày làm việc kể từkhi Văn phòng Bộ trình, Lãnh đạo Bộ có ý kiến chính thức vào vănbản trình.
4. Đối với các vấn đềtrình có nội dung quan trọng, đòi hỏi nhiều thời gian xử lý, nếu Lãnh đạo Bộ cần tham khảo ý kiến các chuyêngia hoặc yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo và các đơn vị liên quan làm rõ thêmtrước khi quyết định thì Văn phòng Bộ thông báo đơn vị chủ trì chuẩn bị nội dung và tổ chức để Lãnh đạoBộ làm việc.
Thời gian Lãnh đạo Bộ có quyết định xử lý cuối cùngtrong trường hợp này không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Bộ trình.
5. Đối với các vấn đềtrình cần có sự thảo luận tập thể trong Lãnh đạo Bộ thì thời gian Lãnh đạo Bộcó quyết định xử lý cuối cùng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòngBộ trình.
6. Sau 15 ngày làmviệc kể từ khi Văn phòng Bộ trình,nếu chưa có quyết định xử lý của Lãnh đạo Bộ, Văn phòng Bộ phải thông báo bằng văn bản chođơn vị trình biết rõ lý do.
CHƯƠNG III
LẬP CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC, TỔCHỨC
CÁC CUỘC HỌP, HỘI NGHỊ
Điều 14. Các loại chương trình côngtác.
1. Bộ có chương trìnhcông tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng do Văn phòng Bộ xây dựng trên cơ sở chươngtrình của Chính phủ và tổng hợp dự kiến chương trình công tác của các đơn vị đượcBộ trưởng phê duyệt.
2. Lãnh đạo Bộ có chươngtrình công tác tuần, chương trình này được gửi đến các đơn vị để chuẩn bị nộidung làm việc.
Điều 15. Trình tự và cách thức lập chươngtrình, kế hoạch công tác.
1. Chương trình côngtác năm:
Các đơn vị lập chươngtrình công tác hàng năm của đơn vị mình trình Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực cho ý kiếnchỉ đạo thống nhất vào tháng 7 năm trước để phù hợp với kế hoạch tài chính.
Sau đó các đơn vị tiếptục hoàn chỉnh, chậm nhất vào ngày 25 tháng 10 gửi chương trình công tác nămsau của đơn vị mình về Văn phòng Bộ để tổng hợp. Chương trình công tác này cầnthể hiện tổng quát những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện và xác định danh mục đềán, văn bản và các nhiệm vụ khác của đơn vị dự kiến thực hiện theo mẫu do Vănphòng Bộ quy định. Sau khi xử lý, tổng hợp, Văn phòng dự thảo chương trình côngtác năm của Bộ gửi các đơn vị liên quan thamgia ý kiến; sau đó tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo trình Lãnh đạo Bộ thông qua trước ngày 10 tháng11 để gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 theo đúng quy định củaChính phủ.
Chương trình công táchàng năm sau khi Bộtrưởng phê duyệt đượcgửi đến các đơn vị để triển khai thực hiện.
Việc lập chương trìnhxây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của Quy chế Xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Thủy sản.
2. Chương trình côngtác quý, tháng: Trong tháng cuối mỗi quý, các đơn vị phải đánh giá tình hìnhthực hiện công tác quý đó, rà soát việc thực hiện các đề án, văn bản, nhiệm vụtrong quý và có kế hoạch triển khai các đề án, văn bản, nhiệm vụ của quý tiếp theo;xem xét các vấn đề mới phát sinh để điều chỉnh chương trình công tác cho quýsau. Các đơn vị lập chương trình công tác quý của đơn vị mình trình Lãnh đạo Bộphụ trách lĩnh vực để cho ý kiến chỉ đạo. Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuốiquý, các đơn vị gửi dự kiến chương trình công tác quý sau về Văn phòng Bộ đểtổng hợp trình Lãnh đạo Bộ. Quá thời hạn này coi như đơn vị không có nhu cầuđiều chỉnh chương trình công tác quý sau. Trước ngày 20 của tháng cuối quý, Bộ trưởng phê duyệt chương trìnhcông tác quý sau.
Hàng tháng, các đơn vịcăn cứ chương trình công tác quý, xem xét những nhiệm vụ chưa thực hiện xong vàmới phát sinh để đề nghị điều chỉnh chương trình công tác cho tháng sau và báocáo Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực cho ý kiếnchỉ đạo thống nhất. Đề nghị của các đơn vị phải gửi về Văn phòng Bộ trước ngày 20 hàng tháng đểtổng hợp. Quá thời hạn coi như đơn vị không có nhu cầu điều chỉnh chương trìnhcông tác tháng sau. Trước ngày 23 hàng tháng Bộ trưởng phê duyệt chương trình công tác tháng sau.
Văn phòng Bộ gửi chương trình công tác quý,tháng sau đến Văn phòng Chính phủ, đồng thời gửi các đơn vị liên quan biết đểthực hiện.
3. Chương trình côngtác tuần:
Căn cứ chương trìnhcông tác tháng và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Văn phòng phối hợp với các đơn vịxây dựng chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ.
Thứ năm hàng tuần, cácđơn vị gửi đăng ký nội dung cần làm việc trong tuần sau với Lãnh đạo Bộ về Văn phòng Bộ để xây dựng chương trình côngtác tuần của Lãnh đạo Bộ, sắp xếp lịch và địa điểm làm việc. Chương trình nàysẽ chính thức thông qua tại cuộc họp giao ban Lãnh đạo Bộ vào ngày thứ sáu hàng tuần vàthông báo tại cuộc họp giao ban tuần đó. Trường hợp có công việc đột xuất thìLãnh đạo đơn vị đề nghị Văn phòng bố trí thời gian và địa điểm để làm việc.
4. Khi chương trìnhcông tác có thay đổi đột xuất, Văn phòng Bộ phải thông báo kịp thời cho Lãnh đạo Bộ và Thủ trưởng đơn vị liênquan biết.
5. Đối với kế hoạchtài chính:
Các đơn vị phải lập kếhoạch hàng năm về tài chính và xây dựng các chương trình, dự án trình Lãnh đạoBộ phụ trách phê duyệt. Sau đó gửivề Văn phòng Bộ và Vụ Tài chính kế toán để tổng hợp trước ngày 15 tháng 8 nămtrước.
Trong xây dựng kếhoạch hàng tháng, các đơn vị phải lập dự toán tài chính phục vụ các hoạt độnggửi Văn phòng Bộ để triển khai thực hiện.
Điều 16. Các cuộc họp của Bộ.
1. Lãnh đạo Bộ chủ trì các cuộc họp của Bộ.
2. Hội nghị chuyên đềthuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị nào do Lãnh đạo đơn vị đó chủ trì.
Đối với hội nghịchuyên đề có nội dung liên quan đến nhiều đơn vị thuộc Bộ, đơn vị chủ trì chuẩnbị về nội dung, thời gian, thành phần hội nghị và báo cáo Lãnh đạo Bộ phêduyệt, sau đó làm việc với Văn phòng Bộ trước 15 ngày để Văn phòng phát giấy triệu tập; phối hợp với Vănphòng tổ chức hội nghị. Sau hội nghị, đơn vị chủ trì báo cáo kết quả với Lãnhđạo Bộ. Trường hợp cần phải thông báo những kết luận, kết quả của hội nghị đếncác đơn vị có liên quan thì đơn vị chủ trì hội nghị có trách nhiệm phối hợp vớiVăn phòng soạn thảo thông báo trình Lãnh đạo Bộ chủ trì hội nghị thông qua, sauđó Văn phòng Bộ ký phát hành.
3. Các cuộc họp, làmviệc do Lãnh đạo Bộ chủ trì, đơn vị được phân công chuẩn bị về nội dung, tàiliệu, thành phần, thời gian, địa điểm và đăng ký với Văn phòng để xếp lịch làmviệc.
4. Đối với hội nghị, hộithảo quốc tế thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ.
CHƯƠNG IV
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA LÃNH ĐẠO BỘ VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
VÀ BAN THANH TRA NHÂN DÂN CƠ QUAN BỘ
Điều 17. Quan hệ với Ban cán sự Đảng BộThủy sản.
Lãnh đạo Bộ Thủy sản thực hiện các Nghịquyết của Ban cán sự Đảng theo quy định của Bộ Chính trị và Quy chế làm việc của Ban cán sự Đảng BộThủy sản.
Điều 18. Quan hệ với Đảng ủy cơ quanBộ.
Lãnh đạo Bộ phối hợpthường xuyên, chặt chẽ với Đảng ủy cơ quan Bộ trong công tác xây dựng Đảng vềcác mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ, đời sống, quản lý cán bộ đảngviên.
Định kỳ hàng quý Bộ trưởng làm việc với Thường vụĐảng ủy cơ quan Bộvào tháng cuốiquý.
Điều 19. Quan hệ với Công đoàn Thủysản Việt Nam.
1. Lãnh đạo Bộ lấy ý kiến của Công đoàn Thủysản Việt Nam tham gia vào việc xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển ngành,các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngườilao động.
Lãnh đạo Bộ tạo mọiđiều kiện thuận lợi để Công đoàn Thủy sản Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền hạnvà nhiệm vụ của mình.
2. Lãnh đạo Bộ phối hợp với Công đoàn Thủy sảnViệt Nam thực hiện các công việc:
a) Phát động và tổchức thực hiện phong trào thi đua lao động sản xuất của Bộ, ngành; xét thi đuakhen thưởng;
b) Kiểm tra việc thựchiện pháp luật, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyềnlợi và nghĩa vụ của người lao động của Bộ, ngành;
c) Định kỳ 6 tháng mộtlần Lãnh đạo Bộ làm việc với Thường vụ Côngđoàn Thủy sản Việt Nam.
Điều 20. Quan hệ với Công đoàn, ĐoànThanh niên và Ban Thanh tra nhân dân cơ quan Bộ.
Lãnh đạo Bộ tạo mọi điều kiện cho Côngđoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ban Thanh tra nhân dân cơ quan Bộ thực hiện đầy đủ quyền hạn vànhiệm vụ của tổ chức mình; thực hiện phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa chínhquyền với tổ chức đoàn thể cơ quan Bộ.
Công đoàn và ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Bộ được mời tham dự họp bàn về nhữngvấn đề có liên quan.
Lãnh đạo Bộ phối hợp với Công đoàn cơ quanBộ tổ chức hội nghị cán bộ, côngchức hàng năm.
Điều 21. Quan hệ với các Hội, Hiệp hộinghề nghiệp của ngành.
Quan hệ Lãnh đạo Bộ và Ban chấp hành các Hội, Hiệphội nghề nghiệp của ngành theo quy định của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ tạo môi trường và các điều kiệnthuận lợi phát huy dân chủ và các nguồn lực của các thành phần kinh tế tham giasản xuất kinh doanh thủy sản.
Định kỳ hàng năm vàkhi có vấn đề nảy sinh đột xuất, Bộ trưởng làm việc với các Hội, Hiệp hội nghềnghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và giải quyết kiến nghị của cácHội, Hiệp hội nghề nghiệp.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Điều khoản thi hành.
1. Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm đôn đốc, kiểmtra và báo cáo việc thực hiện Quy chế này trong cơ quan Bộ.
2. Thủ trưởng các đơnvị có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện Quy chế này củađơn vị mình.
3. Cán bộ, công chứccủa Bộ có trách nhiệm thực hiện nghiêmchỉnh Quy chế này.
Cán bộ, công chức viphạm Quy chế thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật.
Trong quá trình thựchiện Quy chế, cán bộ, công chức nếu phát hiện những quy định còn chưa phù hợp,thông qua Văn phòng Bộcần kịp thời báocáo, đề xuất với Bộ trưởng để bổ sung, sửa đổi./.